Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt

 Khi người Pháp khởi đầu xây dựng thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt cho người Pháp, sinh sống, làm ăn hay công chức tại Đông Dương. Việc đầu tiên là họ cho xây dinh toàn quyền và khách sạn LangBian, hai dấu ấn của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Dinh toàn quyền, chỉ để dành cho toàn quyền cư ngụ, còn thị trưởng thì ở cạnh toà thị chính, trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ sau khi tây về nước, dinh toàn quyền, mới được sử dụng cho thị trưởng kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức ở. Mình có kể lịch sử xây cất mấy dinh thự này rồi. Ai tò mò thì vào bờ lốc mình mà đọc. Tìm trên laptop hay iPad vì trên điện thoại thì không có phần tìm kiếm bài.

 Nay chỉ đưa lên vài tấm ảnh để nhắc về một nơi mà trong tương lai gần đây, sẽ bị xoá bỏ trong tương lai. Thật ra, người Pháp có dự án xây dinh toàn quyền rất lớn vào những năm 1939, vì người Pháp muốn Đà Lạt trở thành một thủ đô của Đông dương. 

Sau 1945, khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, chiến tranh dành độc lập của người Việt đưa đến thất trận tại Điện Biên Phủ. người Pháp bỏ Đông Dương, dự án này do 3 kiến trúc sư tây nổi tiếng ở Đông Dương thiết kế, được dẹp bỏ. Đến thời ông Diệm, ông ta không muốn Đà Lạt trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà, mà ở Sàigòn. Có lẻ không muốn được xem là một con cờ của người Pháp.

Hình này, mình đoán rất xưa vì con đường Hàm Nghi, chưa được xây cất gì cả. Mình đoán tấm ảnh được chụp trên đồi, chỗ trường Bồ Đề trước 75. Thấy bên phải, dãy nhà của Lãnh Địa Đức Bà (domaine de Marie), chỗ đường Thi Sách, góc nhà Tuấn Cao nhìn lên. Xa xa là bệnh viện Đà Lạt. Dinh toàn quyền được xây cất trên ngọn đồi cao nhất thành phố Đà Lạt (1,600mét). Xa xa thấy ngọn núi phía Cam Ly. Lác đác vài cây thông, sau này thì mọc nhiều hơn, che phủ cả khu vực dinh toàn quyền.

Hình này, có thể được chụp thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, cho thấy đường Hàm Nghi, cũng chưa được xây cất nhiều, ngược lại LỮ Quán Thanh Niên và trường bán công Quang Trung đã được xây cất. Phía tay phải thấy 1 đoạn đường Hàm Nghi, đi xuống ngã ba Chùa và cái dốc đi lên chùa Linh Sơn. Hình như thấy nóc nhà của CBMT khi xưa.

Bản đồ sơ khai của Đà Lạt khi mới được thành lập. Lúc đó, họ chỉ gọi châlet du gouvernement, dinh tỉnh trưởng, nằm trên ngọn đồi cao nhất Đà Lạt. Có phần “caserne en construction”, trại lính đang được xây cất, xem như bảo vệ dinh toàn quyền. Sau này, họ biến trại lính thành nhà lao, nơi mẹ mình bị bắt nhốt tại đây 6 tháng trời. Từ hồ Lớn (Grand Lac) có con đường Đinh Tiên Hoàng, chạy về Dankia, và đường Võ Tánh và đường Phan Bội CHâu. Dạo đó khu Hoà BÌnh chưa được xây cất.

Thấy chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Con đường vừa là cái đập chắn nước lại cho Hồ Lớn (Grand LAc) bên tay phải bên trai là Hồ Nhỏ (Petit Lac) ít nước. Chỉ mùa mưa thì họ xã bớt nước đến ngày 14 tháng 5, 1932 thì bão lụt to, đã phá vỡ cái đê này, cuốn nhà cửa của khu người Việt phía tay trái, làm thiệt mạng 17 người Việt. người Pháp cho dời khu người Việt lên khu Hoà Bình, lúc đầu được dành cho người Pháp .

Nhìn từ đường Trần Quốc Toản khi xưa. Thấy con đường đê, có chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, vừa là cái đập chận hồ Lớn (Grand Lac), qua đến bên kia hồ, gặp đường Võ Tánh, chạy lên Phan Bội CHâu, trên cao là đỉnh của dinh tỉnh trưởng. Hình như địa dinh tỉnh trưởng ở cao độ 1,600 mét. Từ hồ Xuân Hương đi lên dinh, mất 100 mét cao độ.

Hình chụp dinh tỉnh trưởng nhìn từ bên hông thấy có terrace và balcon thuộc phía nam. Hình này đoán được chụp vào buổi sáng.
Mình đoán chụp từ đường chạy vào dinh tỉnh trưởng. Thấy 2 cầu thang. Chưa bao giờ được vào đây
Hình chụp phía mặt chính, có hai cầu thang đi lên xuống, cột cờ. Mình đoán hướng đông, còn bên tay trái có terrace, để gia đình tỉnh trưởng ăn uống ngoài trời như bên Tây là hướng Nam, nhìn về thị xã Đà Lạt.
Nhà được xây 3 tầng. Tầng lầu 2 để ngủ, còn tầng trệt để nấu ăn,…còn tầng dưới để làm hầm chứa rượu thức ăn hay trốn bom.
Mặt tiền chính của dinh tỉnh trưởng. Hình như ngói bị bay hết trên cầu thang đi vào. Các tường được xây bằng đá tổ ong, rất công phu.
Hình chụp ảnh phía sau, hướng tây nơi xe chạy lên đậu để quan khách đến hay gia đình tỉnh trưởng sử dụng.
Bản vẽ tầng 2, chắc để tân trang lại. Cho thấy mấy phòng ngủ chính của tỉnh trưởng, có balcon đi ra, chỗ hai cầu thang đi vào.

Mình thấy đâu trên bờ lốc của một anh kiến trúc sư, đoán là gốc Đà Lạt. Có một số hình ảnh của dinh tỉnh trưởng nên đem về đây. Mình đọc lâu quá rồi, nên không nhớ tên anh này. Hình như Trần Công Hoà thì phải. Nếu sai thì cho mình biết để chỉnh lại. Cảm ơn trước. Không biết sức khoẻ anh ta ra sao, vì lâu nay không thấy anh ta cập nhật hoá bờ lốc của anh ta.

Hình như vào năm 1994, mình có gặp anh ta và các kiến trúc sư Đà Lạt, trong đó có 1 anh là tác giả căn nhà 100 nóc và chị Nga, con gái của ông Trường Chính tại nhà của gia đình Tăng Trung, Tăng Hiếu, ở cạnh lò súc sinh (abattoirs). Sau này, mình thấy họ dời hội kiến trúc sư Đà Lạt ra đường Lê Quý Đôn, gần cái cầu.

Hình trên là bản vẽ lại khi ai đó sửa chửa lại thời Việt Nam Cộng Hoà. Bản vẽ lầu 2, nơi gia đình tỉnh trưởng ngủ. Người cuối cùng là ông Nguyễn Hợp Đoàn. Lầu 2, mình đoán căn phòng chính giữa và phòng tắm là phòng của tỉnh trưởng, có balcon đi ra ngoài. Khi xưa, ông cụ mình có nhiệm vụ phải bơm nước lên bồn nước tại đây, nơi cao nhất Đà Lạt. Ông cụ đợi 9:00 tối, cúp nước của dân tỏng vùng này để dùng hết áp suất, bơm nước lên château d’eau ở đây. Ông Đoàn thích ông cụ lắm vì mấy ông trước, không biết cách, chỉ cho đem xe chở nước lên bơm vào château d’eau.

Hình chụp cho thấy lầu 2 có cái balcon để gia đình tỉnh trưởng sử dụng. Bên tay phải là phòng ngủ chính, dành cho tỉnh trưởng. Mình chỉ đoán vì phần bên tay trái là hướng nam, lại không được vẽ rõ lắm.
Đây là bản đồ định vị, tây gọi Plan de Situation, cho thấy nhà toàn quyền mà người Pháp tính xây dựng cho thủ đô Đông Dương.có một khu dành cho nhân viên,… từ đường Võ Tánh chạy lên, được chia ra một qua đường Phan Bội Châu và đường lên dinh. Thấy cái rondpoint hình ellipse để xe hơi chạy vào đại sảnh. Có khu vực danh cho nhân viên sinh hoạt.
Bản đồ mà người Pháp tính thành lập Đà Lạt thành thủ đô Đông dương, ta thấy khu vực nguyên tử lực, được dự tính xây phi trường. Bản vẽ của kiến trúc sư J. Lagisquet
Bản vẽ tổng thể nương theo các contours của sườn đồi. Có đường chính mang tên toàn quyền Paul Doumer . Có cổng gác rồi xe vào chạy lên theo con đường cong theo ngọn đồi.
Bản vẽ cho thấy mặt tiền và phía trong nội thất. Rất to như dinh tổng thống. Do 3 kiến trúc sư nổi tiếng nhất Đông Dương thời ấy thiết kế.
Họa đồ, cho thấy có hồ nước. Hơi mờ nhưng mình cũng đoán được phần nào. Dinh toàn quyền.

Mặt tiền của đồ án , 2 tầng lầu.


Có lẻ họ sử dụng béton trắng, loại được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sử dụng cho dinh Độc Lập

Đại sảnh phía trong khá bị ảnh hưởng của Art Nouveau.

Mặt tiền nhưng chữ mờ quá nên không biết từ hướng nào.phần này là từ phía bên trong đại sảnh. Khá phù hợp với kiến trúc thời đại đó. Ảnh hương của futurismo của Ý Đại Lợi.

Ngày nay, Chán Mớ Đời 

Xem hình này mình đoán các château d’eau cũ mà ông cụ mình cho bơm nước lên đây để gia đình ông  tỉnh trưởng dùng. Nay họ xây cái lớn hơn bằng thiếc bên cạnh to gấp hai.

Ngày xưa, mình học lịch sử cho rằng, thực dân pháp đô hộ dân ta,…khiến mình căm thù người Pháp đến khi sang tây thì thấy người Pháp không đến nổi tệ như sử sách nói. Mình lại thấy họ đem lại văn minh cho người Việt. Họ xây đường quốc lộ nối liền Bắc Trung Nam, đường xe lửa. Đồng ý, họ bốc lột đủ trò. 

Mình chỉ tiếc là đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà chỉ tồn tại có 8 năm trời. Trong mấy năm trời, Đà Lạt phát triển rất nhanh, nhưng có quy cũ, kế hoạch rõ ràng, tiếp tục theo kế hoạch của người Pháp. Đến thời đệ nhị cộng hoà thì chiến tranh lan rộng.

Năm 1992, mình về Đà Lạt, thành phố vẫn như xưa, chỉ có nghèo hơn, cũ kỹ hơn. Nay về thì không nhận ra. Đà Lạt phát triển không có quy trình, đúng hơn là bạ đâu vá đó, không có kế hoạch lâu dài như người Pháp. 

Dạo này, mình đang đọc lại các chương trình xây dựng, phát triển Đà Lạt của người Pháp, thấy tiếc cho Đà Lạt. Ai muốn biết thì cho mình biết, sẽ kể cho nghe. Chương tình dành cho 300,000 người dân tại Đà Lạt, một thủ đô của Đông Dương pháp, rất uy nghi, đẹp. Không hiểu sao lại nên nổi ngày hôm nay.

Người Pháp vạch định, muốn biến Đà Lạt thành thủ đô của Đông Dương nên họ muốn Bảo Lộc là thành phố hành chính, thương mại như Genevre, Zurich còn Đà Lạt chỉ là một thành phố nhỏ như Berne của Thuỵ Sỹ.

Nếu người ta khôn thì để cho một người giỏi quy hoạch còn để nhóm lợi ích quy hoạch thì phá nát hết. Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, ông thị trưởng Trần Văn Phước đã đứng ra vay vốn, xây dựng rất nhiều nơi của Đà Lạt.  Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn