Vệ Đường Hoa Đà Lạt

 Dạo này, thấy dân Đà Lạt chụp hình Hoa Quỳ, bỏ lên mạng nhiều nên đoán đến mùa hoa Quỳ nở, báo hiệu Đà Lạt vào đông. Chuẩn bị cho những cơn lạnh sắp đến vào mùa giáng sinh. Khi xưa, mình chỉ nghe người Đà Lạt gọi là “bông Quỳ”, một loại hoa dại mọc đầy Đà Lạt. Sau lưng nhà mình, chúng mọc đầy, cứ phải lấy cái rựa phác hoài. 

Nay về Đà Lạt, không thấy mấy bụi hoa này trong thành phố. Nói cho ngay cây cối ở Đà Lạt, đều được chặt bỏ hết. Thay vào đó là nhà và hàng quán. Họ đặt tên loại hoa này với một cái tên mỹ miều “Dã Quỳ”. Trong thi văn, họ gọi là “Vệ Đường Hoa”.

Đà Lạt có một loại hoa khá đặc trưng khác tên Mimosa nhưng ngày nay, ít nghe người Đà Lạt nói đến. Khi xưa, nhà mình có cây Mimosa phía trước sân, sau nhà thì mấy bụi hoa Quỳ, mọc đầy làm hàng rào thiên nhiên.

Cô Vi Khuê, hiệu trưởng trường trung học Văn Khoa, có làm bài thơ về bông Quỳ. Cô ta đặt tên Vệ đường Hoa. Có lẻ hoa quỳ, mọc hoang bên đường. Lạ ! Đọc tài liệu Tây, chả thấy họ nói đến hoa Quỳ. Cô viết về loài hoa đặc thù của Đà Lạt. Cô thương nhớ về Đà Lạt, thậm chí đến cả Vệ Đường Hoa.

Mà Thương Đến cả Vệ Đường Hoa

Vi Khuê

Gởi Người Dalat, xưa, sau 

Trái đất có lẽ sẽ phải nổ 

lúc ấy rồi ta cũng tiếc thôi 

tiếc sao những buổi rong chơi phố 

những buổi nhìn mây, buổi ngó trời... 

Xuân này ở Mỹ sao mà lạ 

bỗng rộn ràng lên chuyện tiếc thương 

và nhớ, và yêu Đà Lạt quá 

yêu, ồ yêu nhỉ! nhớ, sao không? 

Nhớ đồi Cù mướt xanh trong gió 

biệt thự hồ bên đứng ngắm xa 

ngựa trắng, tóc hoe vàng, trước ngõ 

nàng công chúa Thượng áo hoa cà... 

Lên đồi. Lên đồi. Lên đồi cao 

những cô con gái má hồng au 

những chàng trai gắn Alpha đỏ 

Đà Lạt mù sương một sớm nao! 

Ai tặng cô em một nhánh đào 

một nụ hồng lá thắm xôn xao 

và ai âu yếm cài lên tóc 

để đến nay cô nhớ ngọt ngào? 

Bùi thị Xuân còn thơm giấc mơ 

thì người cứ dệt gấm thêu thơ 

còn ai thiếu phụ chiều nay mộng 

hãy nhớ sân trường Đại học xưa. 

Và rừng. Và thác. Và thung lũng 

và gió từng cơn buốt thịt da 

Đà Lạt. Trời ơi! Giờ ấm lạnh? 

Mà thương đến cả Vệ Đường Hoa! 

Vi Khuê - 1994

Hoa Quỳ Đà Lạt 

Kỳ này về Đàlạt, nghe anh bạn kể về một cuộc tình một cặp trai gái gốc Huế. Người từ bỏ Huế vào Đàlạt. Người đi Hoa Kỳ rồi về Đàlạt. Họ gặp nhau bên vệ đường đầy hoa Quỳ. Tác giả kể về mối tình đầu ở Huế là một cựu giáo sư trường Bùi Thị Xuân Đàlạt. Xin dấu tên. Từng ở trọ tại số 48 đường Võ Tánh, Đà Lạt.

 

Câu chuyện kể ông giáo sư, mồ côi, ở Viện Dục Anh, Huế. Du côn như bao đứa con ở viện mồ côi, phát hiện ra mối tình hữu nghị của một nữ sinh Đồng Khánh, ông ta chịu khó học hành, học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm và đậu thủ khoa, trường đại học Huế. Bố mẹ cô gái, thành phần tư sản, chê thân mồ côi, lý lịch không trong sáng của ông nên không chấp nhận, phủ quyết hợp thức hoá mối tình hữu nghị Đồng Khánh - Quốc Học.


Cho thấy chế độ Việt Nam Cộng Hoà cũng có phân chia lý lịch. Ngược lại, họ cho học bổng con cháu Việt Cộng. Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường khoe, khi xưa ông nhận được học bổng của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều quá ăn xài không hết. Chán đời, hay thất tình chi đó, ông ta lên núi rồi Mậu Thân, về Huế, xơi tái biết bao nhiêu người.


Bố mẹ cô nữ sinh Đồng Khánh giàu có, không chấp nhận cuộc tình không cùng lý lịch nhân thân, nhân thích, giai cấp 3 đời dọc ngang. Thế là ông tân thủ khoa xin lên Đàlạt dạy ở trường Bùi Thị Xuân để quên đi mối tình đầu. 

 

Rồi tháng 4 1975 đến thì cả hai mất tin tức nhau. Vài năm sau ông thầy nhận được thiệp hồng của cô nữ sinh Đồng Khánh. Chấm dứt những hoài mong. Mình thắc mắc chỗ này vì ông ta vào Đà Lạt, lâu rồi mà sau 75, cô này mới lấy chồng. Khi xưa, gái 18-20 là a lê hấp lên xe hoa. Có lẻ người ta bựa thêm cho có màu vị bún bò Mụ Rớt.


Lâu lâu đọc báo Việt Nam, kể chuyện khó tin lắm. Họ bựa chuyện rất nhiều. Điển hình; họ viết về anh chồng học giỏi, bị bệnh nên về quê. Cô vợ buôn bán nuôi chồng như vợ ông Tú Xương khi xưa, rồi ông chồng hết bệnh, được đại học ngoại quốc mời sang giảng dạy. Ngày nào, cô vợ cũng từ dưới quê, chạy xe Honda ra phi trường Tân Sân Nhất, đóng tiền mãi lộ, xe đi vào phi trường để đón chồng. Một hôm, ông chồng đi phép, không báo tin cho vợ, ngạc nhiên khi thấy vợ đón mình ở phi trường. Người viết không hiểu là khi đại học ngoại quốc mướn giáo sư thì họ cho đem vợ con sang luôn.


Mình có anh bạn gốc đại hàn. Bố anh ta là giáo sư đại học Hoa Kỳ, được chính phủ Nam Hàn mời về giảng dạy tại Nam Hàn cách đây cũng 35 năm. Họ trả lương cho ông ta gấp đôi bên mỹ, cấp nhà ở. Do đó có nhiều người Nam Hàn về lại xứ họ. Nhờ đó mà họ tiến xa, giàu có.


Trên 20,000 tiến sĩ ở Việt Nam, Reuters cho biết có một người Việt duy nhất tại Việt Nam, có ảnh hưởng đến công nghệ thế giới. Báo chí Hà Nội kể đại học ngoại quốc thèm khát tiến sĩ Việt Nam. Kinh


Sau 75, ai di tản sang Hoa Kỳ, không liên lạc được với Việt Nam cả mấy năm trời. Mấy người Đà Lạt, nhờ mình, dạo ấy học bên Tây gửi thư về Đà Lạt dùm họ rồi gia đình họ nhờ mình chuyển lại thư họ qua Hoa Kỳ. Mình mất liên lạc với Đà Lạt đến hơn 2, 3 năm mới được phép viết thư liên lạc với gia đình.


Sau 75, ông thầy bỏ nghề giáo, làm nghề sửa xe hơi. Một hôm, có một chiếc xe ô-tô con ngừng trước cửa tiệm sửa xe. Thiên hạ bu lại xem chiếc xe ô-tô con cực đỉnh. Ông giáo nghe loáng thoáng ông Việt kiều, nói tiếng Huế pha tiếng mỹ, như ăn bún bò HUế, xịt thêm ketchup nên cố gắng hiểu ông Việt kiều nói gì về tình trạng chiếc xe. 


Bổng nhiên, ông giáo nhìn lên thì bắt gặp đôi mắt người xưa, phía sau là đám hoa Quỳ. Ông ta ngại ngùng vì áo quần lem dầu nhớt,… cô Việt kiều hỏi địa chỉ để đến thăm nhưng ông ta ừ ừ. Cô này cũng may, rời được Việt Nam, chớ ở lại Việt Nam thì chắc cũng hát như mọi người đàn bà còn ở lại: “ngày xưa, em bán sữa đậu nành, đạp chiếc xe màu xanh”.

 

Cuộc hội ngộ bất ngờ khiến ông ta hoá thành con chim đa đa, nỉ non; tình cờ tôi gặp lại em bên vệ đường hoa, sao em không lấy chồng sửa xe ô tô con mà đi lấy chồng xa. Đối tượng một thời, giới thiệu ông giáo cho chồng là người quen khi xưa ở Huế. Sau khi sửa chửa xong chiếc xe, ông giáo nhận tiền công do người tình xưa đưa, lặng yên, nhìn theo chiếc xe biến mất sau đám hoa Quỳ. 

 

Chán Mớ Đời, Ông giáo khe khẽ, bắt chước ông Vũ Thành An: “này em hởi, con đường hoa Quỳ em đi đó rất đúng em ơi”. Ông giáo đổi tên hoa Quỳ thành Vệ Đường Hoa để nhớ về cuộc gặp gỡ người tình sau nhiều năm bên vệ đường như nhắc nhở người tình năm xưa là một đóa hoa bên đường mà mình không bao giờ có thể làm chủ, để rồi như hạnh phúc vuột khỏi tầm tay một lần nữa như bài thơ của Christy Brown. 

 

Lines of Leaving

 

I am losing you again

all again

as if you were ever mine to lose.

The pain is as deep

beyond formal possession

beyond the fierce frivolity of tears.

Absurdly you came into my world

my time-wrecked world

a quiet laugh below the thunder.

Absurdly you leave it now

As I always foreknew you would.

I lived on an alien joy.

Your gentleness disarmed me

wine in my desert

peace across impassable seas

path of light in my jungle.

Now uncatchable as the wind you go

beyond the wind

and there is nothing in my world

save the straw of salvation in the amber dream.

 

The absurdity of that vast improbable joy.

The absurdity of you gone.

-        Christy Brown


May mắn, mình không bị lâm vào trường hợp này. Mình chỉ suýt té ghế khi xem video, đồng chí vợ chỉ ra đối tượng một thời khi cô nàng đi chung chuyến phái đoàn y tế về Việt Nam với thằng con.


 Người đàn bà nào không lấy mình là một cái Phước lớn. Lấy về bà ta đì có thể nhiều hơn mụ vợ. Cho nên không nên nghĩ vớ vẩn. Mình gặp lại đối tượng của tên bạn Huỳnh Kim Sang ở Hà Nội khiến mình chới với.  Hải hùng lắm.


Bác nào có phải hát 20 năm tình cũ như ông Trần Quảng Nam thì cho em hay.


Nghe cái tựa đề là giật mình vì tác giả ( học truoc mình 3 lớp  ở DHSP Huế) đưa mình đọc khi về dạy cùng trường ,cùng tổ ,ở cùng cư xá gv).Nhân vật nử là bạn học cùng lớp ở DK và DHSP Huế.  Câu chuyện anh ấy viết đúng phần đầu còn phần sau anh ấy hư cấu. Cô ấy không hề để ý anh này vì hoàn cảnh hai nhà khác nhau .Họ  chưa hề có hẹn hò ,gặp gở riêng tư chi cả vì anh này vì tuy học giỏi nhưng gv ..nghèo,vả lại mẹ cô ấy chỉ thích gã con cho bs và kết cuộc cô ấy lấy một bs YK Hue. Sau cô qua Bỉ theo diện chị bảo lãnh và qua Mỹ với một diện khác..Anh này mê cô ấy lắm lắm ,nên khi mình đi Mỹ nhắn gửi tìm cách nối liện lạc hai người.Hai người đều là bạn mình nên dễ ...họ bắt đầu liên lạc qua email vài lần và hẹn ngày anh qua Mỹ thăm.Chưa thực hiện được điều này thì anh mất. Mình có nhờ người đem dùm hoa viếng của cô ấy cùng một lá thư cô ấy tỏ lòng cám ơn mối chân tình của anh khi còn sống đến mộ anh ở Dalat.  Vì chuyện ni mà cô vợ hai của anh nớ chửi mình quá sá rồi còn nhờ người quen thả email bom  liên tục nó mình phá hoại hạnh phúc gia đình   khi anh đã mất!!! khiếp quá ...blocked luôn . Đây là mối tình đơn phương của 1 sv Huế nghèo đối với 1 cô gái đẹp con nhà giàu có. Cô ấy vẫn còn ở Cali..Tên con gái của anh ấy là có tên cô ấy .


Nguyễn Hoàng Sơn