Tư bản thế kỷ 21

 Nói chuyện người Mỹ lớn tuổi, đã từng trải nghiệm thời đại suy thoái kinh tế (great depression), họ cho biết dạo ấy kinh tế te tua nhưng họ vẫn còn hy vọng vào tương lai nhưng ngày nay thì họ không còn một tia hy vọng nào. Đa số chạy theo ảo vọng của các chính trị gia hứa cuội để được đắc cử.

Hoa Kỳ, trong tương lai ở thế kỷ 21, sẽ không còn là một quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ như ở thế kỷ 20. Chúng ta đang tiến dần vào một cuộc cách mạng công nghệ về thông minh nhân tạo mà Trung Cộng đã dẫn đầu về các chip điện tử mà chúng ta thấy trong đại dịch vừa qua, máy móc phương tây, xe cộ đều sử dụng bởi các chip điện tử bị đình trệ.


Hoa Kỳ tìm cách làm đình trệ Trung Cộng phát triển hệ thống 5G. Họ lên án Trung Cộng tóm hết các dữ liệu cá nhân trong khi các công ty như Google, Facebook,…đều lấy dữ liệu của chúng ta rồi bán quảng cáo,.. một bên thì họ có quyền làm đủ trò và một bên chỉ làm âm thầm. Thậm chí họ đi đêm với nhau như Facebook đã thảo thuận với Hà Nội và Bắc Kinh,…để được bán quảng cáo.

Ông Snowden bị quy tội phản quốc vì làm lộ các chương trình chính phủ Hoa Kỳ, thu thập dữ kiện cá nhân người Mỹ tương tự chế độ cộng sản như Trung Cộng,… ông Julian Paul Assange thành lập nhóm Wikileaks cho mọi người biết tin tức cá nhân của những chính trị gia thì bị lên án, phải trốn trong toà đại sứ Peru trong khi các công ty như Facebook, Google, Apple bán tin tức cá nhân của khách hàng thì họ được bình yên. Thậm chí họ còn bắt tay với các chế độ độc tài để ngăn cản các tin tức chống đối nhà nước độc tài trên mạng xã hội của họ.

Theo lịch sử từ khi con người bỏ nghề săn bắn, dừng chân thành lập xã hội, cộng đồng thì tên mạnh nhất hưởng được nhiều quyền lợi nhất và củng cố quyền lực của họ và gia đình họ cho đến đời sau qua những vương quốc và giai cấp quý tộc. Các người yếu, thì tiếp tục đời này sang đời khác làm tá điền, đóng thuế cho các địa chủ quanh năm suốt tháng.

Người dân muốn thoát ra cảnh nghèo hèn, phải lên tàu vượt biển sang Mỹ châu để làm lại cuộc đời. Sách báo về lịch sử co rằng người Anh quốc bỏ trốn sang Mỹ Châu vì bị đàn áp tôn giáo. Trên thực tế chỉ có một thiểu số nhưng đa số các người gốc Ái Nhĩ Lan, Anh quốc, Tây BAn Nha và Bồ Đào Nha, di cư sang Mỹ châu để làm giàu, làm chủ ông. Họ khai thác các nô lệ bị bắt cóc từ Phi Châu, làm việc không công cho họ,.. kẻ giàu lúc nào cũng được nhà thờ bảo vệ.

Họ bắt cóc các người da đỏ, đem về âu châu làm nô lệ.


Khi con người nghèo khổ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Kinh Thánh cho rằng ai cũng là con của Chúa nhưng có người nghèo người giàu, không phải một đời mà cả mấy thế hệ là thế nào. Chúa không thương đồng đều con của chúa nên họ bắt đầu có những tư tưởng phản động, không tin lời kinh thánh nên bị đàn áp.

Đến khi người Anh quốc di dân tại Mỹ Châu, ly khai khỏi đế chế Anh quốc mà ngày nay họ gọi là cách mạng Hoa Kỳ, đưa đến cuộc cách mạng tại Pháp quốc vào năm 1789. Họ chặt đầu ông vua Louis 16 và bà vợ, tượng trưng cho cuộc thay đổi chế độ. Giai cấp quý tộc không quản lý xã hội, kinh tế nữa mà là các kỹ nghệ gia trong kỹ nguyên cách mạng kỹ nghệ.

Trong cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta thấy sự bốc lột con người trong các nhà máy, mõ than,.. mà các nhà văn như Balzac, Emile Zola,…đã kể trong các truyện của họ. Karl Marx và Engel đã nhận thấy sự bốc lột, đàn áp dã man các công nhân nhà máy. 

Điển hình các công nhân làm cho các hãng thép của ông Andrew Carnegie, bị đàn áp dã man, chính quyền làm ngơ vì đã bị mua chuộc. Sau này, họ khuếch trương qua hệ thống xe hoả,… các công nhân gốc tầu bị bốc lột thêm đạo luật cấm người Tàu,…

Đầu thế kỷ 20, Lenin đã làm cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ quân chủ Sa-hoàng, để thành lập một xã hội công bằng. Lịch sử cho thấy ở thời nào, người đã nắm quyền hành, luôn luôn muốn bảo vệ những quyền lợi, đặc ân cho họ nên ra tay đàn áp các kẻ chống đối. Ai không tin chủ nghĩa cộng sản được đưa vào bệnh viện tâm thần, không khác chi khi xưa Copernic hay Gallileo đặt lại những câu hỏi đã được dạy trong kinh thánh. Họ còn ra luật bôi xấu lãnh đạo là đi tù. Lúc nào cũng vinh danh lãnh đạo sáng suốt muôn năm.

Mình ưa chuộng chủ nghĩa tư bản nhưng các kinh tế gia cho biết chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ đã thay đổi. Cách mạng công nghệ thông tin đã giúp một số người tạo dựng tài sản, sự nghiệp qua các viễn kiến của họ như Bill Gates, Amazon, Facebook, Tesla,… họ đã trở thành tỷ phú nhờ khai thác các thông tin thương mại,…

Ông chủ hãng Tesla tuyên bố: tôi không học đại học Harvard, các người tốt nghiệp đại học này làm việc cho tôi. Có anh bạn kể, có người bạn làm cho một công ty lớn. Anh ta giỏi, có mấy bằng sáng chế. Tinh thần khoả bảng của người Việt vẫn ray rức nên nói ông chủ là muốn đi học MBA. Ông chủ hỏi mày muốn mấy thằng có bằng MBA? Tao mướn cho.

Aristote khi xưa công nhận giai cấp nô lệ, tương tự ông Madison, một trong những nhà lập quốc cũng đã bày tỏ các quản ngại về giới bị trị, nên không cho quyền bầu cử cho người da đen, phụ nữ. Họ muốn củng cố quyền lợi của các địa chủ. Họ kêu gọi dân chủ nhưng vẫn giữ mấy chục triệu người nô lệ da đen, làm việc không công cho họ. Hoa Kỳ hùng mạnh như ngày nay là nhờ vào đám nô lệ làm việc không công trên các cánh đồng phì nhiêu của Hoa Kỳ.

Ông Madison lo ngại là Dân Chủ sẽ cho đa số người Mỹ, họp nhau lại để chiếm lấy của cải của người Mỹ giàu có. Do đó trong hiến pháp vẫn còn mập mờ, sau đó người ta mới thêm các tu chính án. Trong cuốn The Wealth of Nations, ông Adam Smith có nói rỏ ràng về vấn đề nhân lực, nhân công để giúp sản xuất.

Trong thời đại canh nông, có những đạo luật ra đời giúp các vương tước giữ gìn đất đai của họ, cha truyền con nối. Họ truyền lại gia tài cho người con trưởng, các người con thứ vẫn tiếp tục hưởng các lợi tức từ các cánh đồng cho tá điền mướn. Nếu họ đem chia gia tài thì phân lô nhỏ lại thì đời này sang đời sau sẽ mất dần đất đai, sẽ không trồng trọt có lợi nhiều.

Đến thời cách mạng kỹ nghệ, tá điền bỏ ra thành phố để làm trong các xưởng. Họ sử dụng giáo dục của Bismack, huấn luyện các nhân công và chuyên viên để làm giàu cho các tư bản mới. Một nền giáo dục huấn luyện con người trở thành các nô lệ cho chủ nhân. Chúng ta được dạy học cho giỏi rồi làm cho một công ty, nói trắng ra học một cái nghề đi làm công cho thiên hạ dù với chức tước kỹ sư, cán sự,…

Nền giáo dục chỉ huấn luyện chúng ta trở thành nô lệ cho chủ nhân, chỉ có những người có đầu óc khai phá như Bill Gates, Steve Jobs,..mới bỏ học, mở công ty làm giàu với ý của mình. IBM là công ty lớn về điện toán, lại bị bỏ xa về máy điện toán cá nhân. Thật ra là công ty Compaq hay Xerox đã có thử nghiệm về máy điện toán cá nhân nhưng họ không cho phát triển hơn vì sợ lấy mất khách hàng của những sản phẩm đang bán chạy. Tương tự, Kodak đã cho ra đời máy chụp hình digital nhưng họ say mê trên chiến thắng bán phim nên phải phá sản sau này. Nay bắt đầu khôn  hơn nên có lẻ khá lại.

Dạo này, đảng Dân Chủ đang kêu gọi đánh thuế các tỷ phú Hoa Kỳ. Trên thực tế thì đánh thêm thuế người Mỹ. Một khi họ đánh thuế tỷ phú, sau đó sẽ tuyên bố: cho công bằng đánh luôn các người khác.

Họ kêu gào bãi bỏ chế độ nô lệ, tạo ra cuộc nội chiến. Trên thực tế, các tiểu bang miền Bắc đang bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, cần nhân công nên kêu gọi bãi bỏ chế độ nô lệ để có người da đen lên miền Bắc làm việc cho họ. Đó là nguyên nhân chính cho cuộc nội chiến.nguo da trắng đâu có màng đến người da đen.


Sau khi miền Bắc chiến thắng, thì người da đen ở miền Bắc cũng đâu được họ chiêu đãi, sống trong những khu nghèo nàn, không được mua nhà ở khu da trắng sang trọng. Theo tiến sĩ Thomas Sowell, người da đen cho rằng luật phá thai mà dạo này tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang bàn cải nhằm hạn chết sinh sản người da đen. Còn người da đen ở miền nam thì sống trong chế độ kỳ thị chủng tộc, không chung đụng và bị treo cổ, đốt cháy bởi nhóm người chủ nghĩa da trắng độc tôn như Ku Klux Klan,…đến khi bà Rosa PArk không chịu nhường chỗ cho người da trắng mới dấy lên phòng trào bình đẳng.

Sau thế chiến thứ 2, khi các binh sĩ mỹ trở về, đạo luật G.I., ra đời nhằm giúp các cựu chiến binh hội nhập lại đời sống dân sư. Được đi học lại hay vay tiền để mua nhà. Trên thực tế chỉ có 5% người da đen được hưởng các quyền lợi của đạo luật này, miền nam thì chỉ có 1%. Đạo luật này giúp người da trắng vượt lên trong các tầng lớp giàu có của Hoa Kỳ trong khi người da đen vẫn lục đục như trước đây.

Chỉ có đến những năm 60 của thế kỷ 20 thì xã hội Hoa Kỳ bắt đầu có những biến động xã hội. Chúng ta thấy ông Robert Kennedy, ngồi nói chuyện, khuyên ông Martin Luther King Jr., ngưng tuyệt thực. Cuối cùng thì cả hai đều bị bắn chết vì có thể phương hại đến quyền lợi của người da trắng.

Chúng ta thấy lần đầu tiên, người mỹ xuống đường chống chiến tranh Việt Nam, 2 triệu người tuần hành ở Hoa Thịnh Đốn, kêu gọi Quyền Dân Sự (Civil Rights). Người Mỹ không chịu nghe chính phủ, họ đứng lên chống lại sự đàn áp. Bên âu châu, tương tự thanh niên xuống đường chống chiến tranh, dấy lên phong trào cách mạng văn hoá, đình công bãi thị, mà các sử gia gọi Mai 68, khiến tổng thống De Gaulle phải lên đài truyền hình, kêu gọi giải tán biểu tình, và ông ta sẽ cải tổ nền hành chánh và chính trị của Pháp. Ở Pháp, lần đầu thanh niên lên tiếng ủng hộ Hà Nội, một nước nhược tiểu, chống lại quân đội mỹ. Tinh thần thực dân của cha ông họ đã vĩnh viễn cáo chung.

Điển hình thượng nghị sĩ Sanders xuống đường biểu tình cho quyền lợi người da đen. Cựu Thượng nghị sĩ, cựu bộ trưởng ngoại giao John Kerry, đi quân dịch tại Việt Nam về, tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. 


Ở đây, chúng ta chỉ nói đến phương diện lịch sử, còn vấn đề lý do mất miền Nam thì không bàn. Lần đầu tiên, chúng ta thấy bà tài tử Jane Fonda, đến Hà Nội rồi ngồi trên pháo đài hoả tiễn SAM, đã hạ không biết bao nhiêu phi cơ của Hoa Kỳ. Mỗi lần mình đến họp mặt ở câu lạc bộ LIONS thì trong cầu tiêu, họ dán cái nhãn hiệu bà tài tử Jane Fonda nơi bể đi tiểu, để mọi người nhắm cô nàng mà ria nước tiểu.

Sau vụ Mai 68, các chính phủ tây phương, tìm phương cách để phòng chống các cuộc nổi dậy tương tự. Họ đưa ra chủ nghĩa tiêu thụ. Họ quảng cáo hàng hoá, cho chúng ta mượn tiền bằng tín dụng để mua sắm. Khi chúng ta lo làm tiền, tiêu thụ và trả nợ, sẽ quên đến chống đối.

Ngày nay, sự khoảnh cách người giàu và người nghèo quá cách biệt nhưng không ai dám lên tiếng vì họ nợ chồng chất khiến họ chỉ muốn kiếm tiền đẻ trả nợ. Hay lên mạng xã hội tạo dáng, câu Like. Bao nhiêu người để ý đến các người vô gia cư/  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn