Tặng tiền đại học hay làm thương mại

 Tuần này, người Việt khắp nơi bàn tán về vụ tỷ phú người Việt, Nguyễn thị Phương Thảo, chủ tịch hãng hàng không Vietjet, đã hiến tặng trường đại học Linacre của viện đại học Oxford, Anh quốc, 155 triệu bản Anh. Để đáp lại thiện tình, trường đại học này sẽ được đổi tên thành Thao University (đại học Thảo).

Đa số người Việt cho rằng, tiền này nên để tặng cho các đại học tại Việt Nam. Người Anh quốc thì cho rằng đổi tên một khoa học gia người Anh thành một người khác vì số tiền cúng dường là không tốt. Nhóm của bà Thảo đã tuyên bố đến năm 2050, công ty của họ sẽ hoàn tất chỉ tiêu “zero emission “. 

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên tên một đại học được đặt tên lại với tên người hảo tâm. Phải biết là số tiền do bà Thảo tặng là cao nhất từ khi trường được thành lập 500 năm qua.


Điển hình đại học Manchester College, được đổi tên thành Harris Manchester College vào năm 1996 khi thương gia Lord Harris tặng tiền. Tương tự đại học Said Business School, được mang tên người tài phiệt Wafic Said khi ông ta tặng 70 triệu bản Anh hay trường Blavatnik School do người Anh gốc Ukraine tên Len Blavatnik tặng. Cho thấy có nhiều người ngoại quốc tặng tiền cho đại học danh tiếng này.

Số tiền do bà Phương Thảo tặng đại học Oxford, lớn hơn số tiền 150 triệu bản anh của tỷ phú Stephen Schwarzman 2 năm trước để giúp thành lập một trung tâm được gọi là Schwarzman Centre.

Viện đại học Oxford, từ mấy trăm năm qua đã đaò tạo biết bao nhiêu khoa hoc gia, chính trị gia, thiên tài cho thế giới. Nếu mình có tiền, mình cũng cho đại học này như bà Thảo.

Sau này sẽ có bảng tên trường là Thao College.

Nói là người Việt thì phải giúp người Việt. Theo tin tức mình đọc trên báo tại Việt Nam, do Hà Nội kiểm soát thì các đại học, có giáo sư mua bằng giả, thậm chí viện trưởng đại học… Mỗi năm, Reuters cho in tên 3,500 người có ảnh hưởng trên thế giới, đóng góp cho khoa học thì chỉ có 3 người gốc Việt Nam. 2 người ở hải ngoại và một người tại Việt Nam, từng du học ở ngoại quốc về.

Việt Nam nói có trên 20,000 tiến sĩ mà không có đóng góp gì cho nhân loại.

Khi xưa, người Việt hay chê nước Lào. Nay họ xây đường xe lửa cao tốc chạy từ Trung Cộng sang mấy trăm cây số và đã hoàn tất, rẻ hơn đường xe Cát Linh, chỉ có mấy cây số chưa làm xong. Cho tiền các đại học tại Việt Nam thì 50% vào túi các lãnh đạo hết để mua bằng giả. Rồi lại bán bằng giả cho các cán bộ. Có nên dung túng, giúp các đại học tiếp tục bán bằng giả. Học sinh thi đậu vào đại học được 30 điểm lại bị loại trong khi con cán bộ ít điểm hơn lại được vào học.

1 dược sĩ cho biết đi theo phái đoàn y tế về Việt Nam. Có một ông trưởng trung tâm y tế vùng đó, mà cầm lọ thuốc cảm sốt, không biết loại gì.

Họ có thể đặt tên rồi lâu lâu đòi thêm tiền nếu không thì đổi tên người khác. Xong om  

Đọc tiểu sử của bà Thảo thấy khá đặc biệt. Chắc là con của Đảng viên nên mới được đi học tại Liên Xô. Khi còn sinh viên, bà ta đã bắt đầu buôn bán, nhập cảng đồ từ Việt Nam, và xuất cảng về Việt Nam các mặt hàng cần thiết. Sau khi tốt nghiệp, bà ta đã trở thành triệu phú. Gia đình chắc cũng làm lớn nên mới để hàng nhập cảnh Việt Nam êm xuôi. Mình nghe kể nhiều người du học sang Liên Xô chỉ lo buôn bán về Việt Nam, nay giàu nức nở. Học thì có bằng hữu nghị xong om.

Ngày nay, bà ta là tỷ phú. Người ta ước lượng gia tài độ $2.7 tỷ hay 2 tỷ bản anh. Bà ta giàu lên nhờ thành lập công ty hàng không VietJet, với những nhà cao tầng và khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Số tiền 155 triệu bản anh, sẽ được công ty Sovico chuyển giao. Theo báo chí Anh quốc, công ty Soveco là thương hiệu mẹ, kiểm soát VietJet. Sovico lại có nhiều cổ phần nhất của HDBank, mà bà Thảo làm phó chủ tịch. HDBank này là ngân hàng chính của Vietnam National Petrolum Group, do nhà nước Việt Nam làm chủ. Hôm ký giấy tờ tặng tiền cho đại học Oxford có mặt thủ tướng Việt Nam, tham dự hội nghị về môi trường COP 26. Nay mình mới hiểu lý do nào bà ta có thể mượn tiền để mua máy bay mới của Hoa Kỳ và âu châu. Mình nhớ cách đây mấy năm có nghe nói VietJet ký giấy mua mấy trăm chiếc máy bay. Tuần này, ViêtJet đã ký giấy tờ mua máy của Roll Royce đâu 400 triệu và Airbus.

Theo mình, thì cuộc tặng tiền cho đại học Oxford là từ Hà Nội. Để làm gì, được lợi buôn bán với Anh quốc hay chi đó mình không biết. Sự hiện diện của thủ tướng Hà Nội, đã nói lên sự việc. Không biết có liên quan gì đến vụ mấy chục người Việt di dân chết trong xe tải đồ lạnh hay không. Chắc không vì 30 người Việt chết chả làm dân Anh quốc khóc cả.

Người ta cho biết bà ta có tài sản độ 2 tỷ bản anh, hay 2,000,000,000. Lấy 155 triệu mà bà ta hiến tặng cho, chia với 2 tỷ, là 8% tài sản của bà ta. Lấy thí dụ một người Mỹ gốc Việt, tại cali có tài sản độ 1 triệu (một căn nhà trung bình ở Cali là 1 triệu đô) là $77,500. Mình thấy nhiều người Việt, làm nail tặng cho Lua Viet Youth Organization mỗi năm $20,000 từ 20 năm qua để giúp dỡ người Việt tại quê nhà về y tế, giáo dục,… do đó so với tài sản của bà ta có, thì 8% tài sản không nhiều lắm. Bà ta lại được chính phủ Anh quốc tạo điều kiện để làm ăn, cho VietJet bay đến Anh quốc,… thuế má sẽ được trừ trong vòng vài năm.

Ở tây phương, người ta tặng tiền cho đại học, y tế, các hoạt động xã hội để trừ thuế. Nhờ đó mà giúp xã hội họ khá hơn. Điển hình, mình là hội viên của Lions International từ 25 năm nay. Các thương gia trong thành phố họp mặt để gây quỹ để giúp các hội bảo về phụ nữ bị bạo hành, các hội ung thư, con nít nghèo đi học,…

Thư viện Việt Nam tại Cali được các mạnh thường quân người Việt tại Little Sàigòn tặng tiền để quảng cáo thương hiệu của họ nhưng nay họ về Việt Nam làm ăn nên ít ai cho tiền thư viện Việt Nam nên không biết khi nào sẽ đóng cửa khi các thành viên đều lên bàn thờ.

Mình thấy không nên lên án bà Thảo vì không biết đằng sau vụ hiến tặng này có những thương lượng gì khác để giúp cho bà ta kinh doanh tại Anh quốc hay đem lại sự thân thiện với Việt Nam. Có thể vài ngày nữa báo chí Anh quốc sẽ xì ra sự thật. Chán Mớ Đời 

Nếu mình không lầm là công ty VietJet Air do bà Nguyễn Thành Hà làm chủ tịch. Bà này là con gái của tướng Nguyễn Chí Thanh, có người em là là tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng công an. Cho nên có thể công ty này chỉ do bà Thảo đứng tên còn người nắm quyền hành, chủ thật sự là hai người con của Nguyễn Chí Thanh, chết trong chiến tranh Việt Nam.

Nên nhớ là Anh quốc đã rời cộng đồng âu châu, do đó Việt Nam phải thương lượng lại làm thương mại với Anh quốc. Nếu muốn có quốc tịch Anh quốc thì chỉ đóng độ, một vài triệu.

Nguyễn Hoàng Sơn