Phim cao bồi spaghetti

 Mấy hôm nay, mình xem phim cao bồi Ý Đại Lợi mà người tây phương gọi “Spaghetti Western”. Loại phim cao bồi do các đạo diễn Ý Đại Lợi thực hiện vào những thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Các loại phim này gây ảnh hưởng rất nhiều cho điện ảnh ngày nay. Bạo lực.

Mình nhớ mấy tài tử như Giuliano Gemma, Franco Nero, của Ý Đại Lợi, nổi tiếng nhất là tài tử mỹ như Clint Eastwood, Lee Van Cleef. Có một phim gồm các tài tử Nhật Bản, mỹ và pháp mang tên “mặt trời hồng” (Soleil rouge) mà mình có xem tại rạp xi-nê Ngọc Lan, hay phim Once upon in the west có Henry Fonda và Charles Bronson và cô đào bốc lửa Claudia Cardinal đóng. Charles Bronson, thổi khẩu cầm, bắn Henry Fonda để trả thù cho người anh.

Mình thích nhất ông thần Lee Van Cleef, có lỗ mũi khá đặc thù. Đóng vai ác, kép độc, luôn luôn bận đồ ủi thẳng tưng, bắn súng loại quái quái. Chỉ có tội là ông ta chết về sau.

Franco Nero có đóng cuốn phim, mà mình xem tại rạp Ngọc Lan. Ông thần kéo cái hòm đi lòng vòng, rồi đánh lộn, bắn nhau, cuối cùng, mở cái hòm, lấy khẩu đại liên ra bắn người chết như rạ. Các phim cao bổi thường được xem là khởi đầu các phim đấm đá, loại phim hành động sau này. Bên Hương Cảng, họ cũng ra mấy phim đánh võ như Vương Vũ, từ đầu phim cứ đấm đá, chả hiểu lý do vì sao.

Có lần mình mua cuốn Thuỷ Hử bằng anh ngữ cho thằng con đọc. Nó kêu sao người Tàu cứ gặp mặt là đám đá, chém giết nhau vô cớ.

Clint Eastwood, nổi tiếng qua mấy phim cao bồi. Sau này rất thành công trong vai đạo diễn.

Dạo này, bên Pháp họ đang tổ chức festival phim cao bồi spaghetti. Nghe nói có trên 500 phim, loại này. Đa số do Ý Đại Lợi thực hiện nhưng các nước khác như đức, pháp có làm loại này. Hình như do Alain Delon đóng, và Johnny Halliday. Phim loại thể này được thực hiện rất nhiều trong những thập niên 60-70 như phim “pour une poignet de dollars “ của đạo diễn Sergio Leone, được xem là 1 trong 10 phim thu hoạch nhiều tài chánh nhất trên thế giới.

Sau phim này, ông ta làm thêm 2 phim khác cũng do Lee Van Cleef, Client Eastwood, Gian MAria Volonte thủ vai. Từ ngày rời Việt Nam, không biết bao lần mình xem lại 3 phim này mà không chán. Khi mình còn sinh viên, ở Paris, có một rạp xi-nê rẻ tiền, ở khu Montparnasse, toàn chiếu phim cao bồi. Mình đi xem rất nhiều phim cao bồi loại thể này. Có mấy tài tử như Terence Hill rất vui trong phim “mon nom est Personne ” , đóng với Henry Fonda. Sau này ông ta hay đóng chung Bud Spencer.

Mình thích nhất tài tử Giuliano Gemma, đóng rất nhiều phim cao bồi. Có lần ông ta đóng trong “l’homme de Marrakech”, mình xem tại rạp Ngọc Lan.

Mấy phim xi-nê cao bồi của Hoa Kỳ thì thấy toàn anh hùng như John Wayne, John Ford, Gary Cooper, đánh mọi da đỏ, bắn chết mấy tên thảo khấu, gian tà. Trong khi phim cao bồi macaroni, thì không thấy anh hùng, Client Eastwood thì râu không cạo, Lee Van Cleef, không biết gian hay tà. Đóng những vai đi bắt hay bắn chết những kẻ bị truy nã, để lấy tiền thưởng, hay đấu súng. Mấy truyện cao bồi Lucky Luke đều được viết theo các phim cao bồi spaghetti. Chúng ta không biết rỏ chính tà của các nhân vật trong phim.

Franco Nero, mình nhớ ông ta kéo cái hòm, đấm đá như điên. Xem tại rạp Ngọc Lan

Nhưng mê nhất là nhạc phim của Ennio Moricone, được lồng vào mấy phim này. Các phim này tả lại các cảnh người Mỹ da trắng, chiếm đất người da đỏ. Phim cao bồi spaghetti cũng lấy cốt truyện từ mấy phim của đạo diễn Nhật Bản, Akira Kurosawa như phim “7 tên giết mướn” từ 7 hiệp sĩ đạo (7 samurai) hay Django với phim Yojimbo mà đạo diễn nổi tiếng Quentin Tarantino sau này làm lại phim Django Unchained.

Phim 7 tên giết mướn với các tài tử nổi tiếng như Yul Bruner, ông này người gốc Nga, phải đổi tên cho có vẻ Anh quốc một tí để được đóng phim, James Coburn, Charles Bronson, Horst Buchold,… mình xem tại rạp Hoà Bình.

Dạo mình ở Pháp, đài truyền hình Pháp hay chiếu các bộ phim “căn nhà ở đồng quê”, Gunsmoke, Bonanza,… dân tây đầm rất thích phim cao bồi nhưng dần dần cuộc cách mạng văn hoá năm 1968, đã thay đổi các chương trình thực tế hơn. Từ đó các phim cao bồi ít được sản xuất.

Các phim cao bồi spaghetti nói về Mễ Tây Cơ tại Hoa Kỳ nhiều hơn. Người Mỹ da trắng đuổi họ về nước, chiếm đất khi các tiểu bang như Texas, Cali trực thuộc Hoa Kỳ,…

Điểm lạ, theo mình là các phim cao bồi spaghetti được thực hiện vì nhu cầu của dạo áy. âu châu đang trải qua giai đoạn khủng hoảng văn hoá nên các phim nói rất nhiều về cuộc cách mạng tại Mễ Tây Cơ. Những cảnh, đại chủ bị cách mạng về bắn chết, tịch thâu đất dai. Chỉ khác là không có màn đáu tố. Cách mạng chỉ đem ra bắn chết dù là cùng dòng máu, người Mễ.

Dần dần, sau năm 1968, cuộc văn hoá nổi dậy tại các nước âu châu và Hoa Kỳ, khiến khán giả, bớt đi xem phim cao bồi. Phim cao bồi spaghetti, khởi đầu cho mấy phim hành động, bạo lực sau này như mấy phim về các tay buôn bán thuốc phiện, đám đá, tra tấn rất nhiều. Có lẻ mạnh bạo hơn khi xưa. Đạo diễn bao lực Quentin Tarantino, đã làm lại phim Django. Ông tuyên bố rất bị ảnh hưởng của các phim cao bồi spaghetti. 

Xem phim cao bồi mỹ thì đọa kết kẻ chính (người Mỹ da trắng) thắng còn kẻ tà thì bị treo cổ, bắn chết. Có những cảnh chiếu người Tàu như để chọc cười khán giả vì họ ngây ngô, nói giọng á châu. Người da đỏ thì được xem như gian ác vì bắn tên vào các đoàn di dân. Ngày nay thì lịch sử cho biết chính các người da trắng đã cướp đất và có chiến lược diệt chủng bằng cách giết bò rừng, một loại thịt mà người da đỏ sinh sống từ bao nhiều thế kỷ tước đây. Cuối cùng được đẩy vào các vùng tự trị dành riêng cho họ, đẻ bảo tồn văn hoá của họ.

Nguyễn Hoàng Sơn