For English or French reading, please switch to English or French or any language on your right.
Dạo này, xem mấy phim đức, Nga để xem họ nói gì về phía họ trong đại thế chiến thứ 2. Từ xưa đến nay, mình chỉ xem phim tây về kháng chiến chống đức quốc xã hay phim mỹ thấy họ đánh quân đức te tua khi đổ bộ tại bờ biển Normandie. Coi phim người đức làm về cuộc tham gia thế chiến của họ thì hiểu thêm một chiều khác của cuộc chiến tương tự phim Nga thì thấy họ đánh nhau cũng dữ, nhưng tuyền truyền cũng nhiều. Coi cả hai bên để tìm một chỗ đứng trung lập nhìn về cuộc chiến thay vì nghe một bên.
Dạo này, OPEP hạn chế dầu, sẽ khiến giá dầu tăng. Dân tình ở Đức quốc, xuống đường đủ trò. Hoa Kỳ cho người nhái phá tung ống đẫn dầu, ga cho Đức quốc ở Bắc Hải khiến ông đức không còn đường thối lui, phải bỏ ra 100 tỷ đô để cho ngân sách quốc phòng. Ông thần Putin lại kêu nhất trí, nga sẽ giảm bơm dầu. Putin bán dầu rẻ cho Trung Cộng nên chả thấy ông nga bị lộn xộn gì cả. Bộ trưởng và thứ trưởng bộ quốc phòng tham nhũng nên bị cách chức và 1 ông bị giết, rớt máy bay. Ukraine chưa chắc đã thắng như báo chí phương tây tuyên truyền. Chán Mớ Đời
Ông thần họ Tập, đứng ra hòa giải Ba Tư và Saudi Ârabia, giúp hai bên bắt tay khiến Hoa Kỳ chới với. Mình đi nhiều nước vừa qua, thấy Trung Cộng đầu tư rất nhiều trên thế giới. Hoa Kỳ thay vì cứ gửi quân đi xâm lăng các nước, để tiền đó đầu tư vào nước trên thết giới thì nay được thiên hạ yêu thích như tàu. Xứ nào thấy mình họ cũng hỏi tàu à? Kêu tốt. Mỹ không tốt. Chán Mớ Đời
Từ từ đám nga, tàu, ấn độ,…sẽ hợp nhau làm ăn, tây phương bị ra rìa. Trong phim Saving Private Ryan, có cảnh tên bắn tỉa ở trên nóc chuông bắn chết thiên hạ. Cuối cùng, bị xe tăng thưởng cho một quả đại bác. Kinh
Dép râu được làm bằng vỏ xe hơiMình không đi lính nên không biết có vụ xạ thủ bắn tỉa đến khi xem phim “Save Private Ryan”, mới thấy trong quân đội, có các xạ thủ bắn tỉa, làm mất tinh thần địch thủ.
Phim Nga cho thấy có một nữ xạ thủ bắn tỉa, tên Lyudmila Pavlichenko, bắn chết đâu 379 lính đức trong thế chiến thứ 2. Mình lại nghe người Nga, kêu là bố láo, chỉ là tuyên truyền. 4 năm chiến tranh, chia làm 4, là xem gần 100 mạng cho mỗi năm. Khá nhiều. Mình không biết mấy người lính khi xưa ra trận, chắc chắn có người đã từng tận mắt bắn kẻ đối thủ, không biết sau này có bị ám ảnh như mấy người lính Mỹ trở về từ các chiến trường bị hội chứng. Mấy người bắn tỉa khi thấy qua ống nhắm đối thủ mình lãnh một một viên đạn từ khẩu súng của mình. Có ông xạ thủ bắn tỉa của quân đội Mỹ tên Kyle thì phải, nghe họ tuyên truyền là ông ta bắn chết đâu trên 400 người. Cuối cùng bị tên nào tìm gặp ở Hoa Kỳ rồi bắn cái đùng.
Nói đến bắn tỉa thì trong chiến tranh Việt Nam, vào giai đoạn 1966, có một nữ bộ đội, không biết tên việt là gì nhưng lính mỹ đặt cho biệt danh là “Apache” vì cô này rất tàn bạo như người bộ lạc Apache. Xem phim cao bồi khi xưa, nghe kể người bộ lạc Apache, hay xẻo tóc vàng của người Mỹ da trắng để đội như ngày nay người ta đội tóc giả cho có vẻ da đỏ tóc vàng. Khi bắt được lính mỹ là cô ta lấy dao xẻo thịt khiến họ la ầm trời để khiến lính mỹ, bạn của nạn nhân chịu không được bò ra khỏi hầm trú là bị bắn tỉa. Cuối cùng thì cô nàng thiến mấy tên lính mỹ luôn. Mình đoán là cô ta kêu đồng đội làm chuyện này trong khi cô ta nhìn ống ngắm sẵn sàng bóp cò.
Thủy quân lục chiến mỹ mới điệu một tay xạ thủ bắn tỉa tên Carlos Hathcock về khu vực này để đi săn tìm sát thủ “Apache”. Cuộc săn lùng giữa hai xạ thủ này khá hấp dẫn. Cuối cùng thì Carlos Hathcock đã hạ sát được cô bộ đội bác hồ, trước khi chết vẫn kêu vang dội “bác hồ muôn năm”, từ từ nằm xuống, máu đỏ thắm ngọn cờ hồng, như ông Trịnh Công Sơn đã diễn tả: “nằm chết như mơ”. Viết theo kiểu báo chí tuyên truyền của Việt Cộng. Tên Carlos kể đi mò trong rừng vài ngày thì không thấy gì cả, đang tính rút về căn cứ thì thấy một toán Việt Cộng di chuyển qua ống nhòm.
Mình đọc tài liệu của Hà Nội thì được biết họ có tin là quân đội Hoa Kỳ điều ông Hathcock về nên họ cũng điều về khu vực đồi 55 này một tổ bắn tỉa để tìm cách hạ sát ông Hathcock. Mình đoán là để tuyên truyền.
“Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi. Một trung đội 25 người được giao nhiệm vụ. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu, cấp trên sẽ điều một tổ bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ 1km.Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội đến, đã vào vị trí. Năm tay bắn tỉa với 5 khẩu súng Hungary vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bộ đội đào công sự dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai hoang. Ngày đầu tiên ra quân thắng lợi, nhưng đạn pháo Mỹ rải “liên thanh” không ngừng.” (Trích. Hồi Ký Quảng Trị-Quân sự VN.Net)
Vấn đề là phải nhận định ai là Apache nên ông ta thận trọng quan sát và từ từ hiểu ra ai là xạ thủ nhân dân ưu tú, anh hùng bộ đội. Cô ta phạm lỗi là kiếm chỗ để ngồi xổm xuống xả xú bắp khiến ông ta nhận ra vì đàn ông thì đứng đái. Chỉ có các tay bắn tỉa mới nhận ra hành vi, thói quen nhau. Đồng đội của ông Carlos gọi pháo binh ở căn cứ nhắm toạ độ của toán Việt Cộng để pháo kích. Lúc đó, thấy Apache chạy lên đồi để núp, trong khi đồng đội ngăn cản. Quá muộn! Ông ta đã thấy cô bộ đội bác hồ nên bắn 2 phát cho chắc ăn.
Nói đến tên xạ thủ bắn tỉa Carlos Hathcock, 1 huyền thoại của quân đội Hoa Kỳ, Việt Cộng gọi hắn là “lông trắng” White Feather (mình dịch Bạch Lông Vũ cho có vẻ Kim Dung ) vì ông ta hay gắn cái lông trắng nơi mũ của mình. Việt Cộng cho săn tìm Lông Trắng nên các xạ thủ bắn tỉa khác, đều đeo cái lông trắng để bảo vệ ông ta. Mình đọc tài liệu hai bên và xem video phỏng vấn ông Hathcock để không thiên vị nhiều về phía Hoa Kỳ. Theo tài liệu của Hà Nội thì họ điệu về khu vực này một tổ bắn tỉa để hạ sát cô gái miền Quảng Trị nhưng không thấy nói đến sau này, toán này có tìm cách hạ sát ông Hathcock. Hơi lạ. Chắc họ thêm bớt.
Phải nói đến một điệp vụ thành công đã gây nên huyền thoại của tay xạ thủ BẠch Lông Vũ này. Ám sát một tướng của Hà Nội tại căn cứ của ông này. Mình đoán là ông Nguyễn Chí Thanh vì dạo ấy nghe tin ông ta bị B 52 dập nhưng mình nghĩ không đúng. Có tin là Hà Nội muốn giết ông ta chi đó, ai biết hay có tài liệu về vụ này thì cho em hay.
Tay xạ thủ bắn tỉa Carlos HathcockTên xạ thủ được thả bằng trực thăng gần mật khu của Việt Cộng. Trong 4 ngày 3 đêm trời, ông ta chỉ trườn người bên hông để tránh để lại dấu vết, ít hơn là bò xấp, chỉ bò trong 2 cây số. Chỉ dám bò khi gió thổi để Việt Cộng canh gác không phát hiện. Ông ta kể trong cuộc phỏng vấn đài truyền hình, có lần bộ đội suýt đạp vào người ông ta vì ông ta hoá trang, núp trong rừng. Vụ này thì ông Al Cornett, cố vấn cho đại đội trinh sát 302 Đà Lạt, trong cuốn sách “Gone Native” có kể là vào rừng, nằm núp thì cán binh Việt Cộng, đứng tè lên người ông ta.
Al Cornett, cố vấn đại đội trinh sát 302, về thăm Đà Lạt. Hình chụp trên đường Duy TânKhi bò gần đến 700 thước, ông ta thấy ông tướng đi ra thì bắn một phát rồi rút lui như khi đến. Nghĩa là bò lui từ từ để không tạo ra dấu rồi khi đến rừng già thì bỏ chạy mất dép. May là bộ đội, chỉ phong toả khu vực, không đuổi theo nên ông ta thoát, đến điểm hẹn để trực thăng bốc về căn cứ. Trong một cuộc phảng vấn, ông ta kể là không nên giết ông tướng vì Hà Nội tức giận trả thù đánh phá các căn cứ quân đội Mỹ khiến nhiều binh sĩ Hoa Kỳ bị giết. Ông này sau này bị hội chứng hậu chiến tranh.
Một vụ khác, có một tay xạ thủ bắn tỉa rất cừ của Việt Cộng mà lính mỹ đặt cho biệt danh là “Cobra”, rắn hổ mang. Tên này rất cừ và gan dạ, bò lại gần căn cứ mỹ để bắn hạ, khiêu khích tên Carlos để trả thù cho Apache. Hắn và một đồng đội quan sát viên, bò ra rừng tìm kiếm Cobra. May sao, số hắn chưa chết trên ngọn đồi 55, hắn vấp cái rễ cây nên bị loạng choạng thì đúng lúc đó viên đạn của Cobra bắn trúng bình nước. Theo tài liệu Mỹ thì ngọn đồi 55 nằm gần Đức Phổ, vùng Quảng Ngải.
Cobra bỏ chạy, Carlos và đồng đội rượt vây, cuối cùng thì họ đổi vị thế. Cobra lại hướng về mặt trời nên ống ngắm bị mặt trời phản chiếu ánh sáng khiến Carlos nhận ra và bắn ngay cùng lúc Cobra cũng định bắn. Đến xem xác của Cobra thì họ khám phá ra là viên đạn bắn thủng cái ống ngắm xuyên qua đầu của Cobra. Từ đó, Việt Cộng ra giá ai lấy đầu được của Carlos thì được thưởng 30,000. Kinh
Mình đọc tài liệu của Hà Nội thì họ lại cộng vụ Apache và Cobra này với nhau, họ cho rằng sau khi hạ thủ, ông Hathcock đến xem sát của nữ bộ đội bắn tỉa thì thấy viên đạn bắn qua ống ngắm của Apache. Mình có kể vụ bắn tỉa bộ đội Apache là một chuyện bựa do truyền thông Mỹ làm nên, dựa trên cuốn sách và phim của đạo diễn Stanley Kubrick nói về chiến tranh Việt Nam “Full Metal Jacket” được trình chiếu năm 1987, có cảnh một nữ bộ đội bắn tỉa, đã giết nhiều binh sĩ Mỹ sau này cô ta bị bắn chết, lính Mỹ chặt đầu cô ta rồi chơi đá banh với cái đầu của cô ta. https://www.muctimsonden.com/2023/04/apache-huyen-thoai-bo-oi-ban-tia.html
Ông ta trở về Hoa Kỳ sau khi mãn hạn quân dịch. Có lẻ không hoà nhập lại được vào xã hội Hoa Kỳ lúc ấy nên ông ta xin trở lại Việt Nam. Lần này thì ông ta bị phục kích, và để cứu 7 binh sĩ mỹ khác, ông ta bị phỏng nặng nên được trả về Hoa Kỳ. Ông ta dạy lính bắn sẻ ở quân trường nhưng sau đó bị bệnh MS nên được giải ngủ, 5 tháng trước kỳ hạn 20 năm, có thể nhận hưu lương của quân đội khiến ông ta bị trầm cảm, nghiện rượu,… ông ta chết sớm.
Khi người ta điều tra vụ ám sát tổng thống Kennedy, người ta có dựng lại vụ ám sát nơi Lee Harley Oswald bắn chết JFK. Có cho ông Carlos Hathcock, đứng bắn thử thì ông ta cho biết không thể bắn xa như vậy. Vụ ám sát tổng thống Kennedy, là do một sát thủ khác bắn. Hồ sơ giải mật cho biết, có một cựu tổng thống Hoa Kỳ liên quan đến vụ này nhưng không dám kể rỏ. Ai tò mò thì mò trên Netflix, sẽ rỏ.
Theo mình hiểu thì binh sĩ trở về đời sống dân sự rất khó, khi họ đã trải qua những ngày tháng đồng hành với chết chóc. Nhất là một xạ thủ bắn chết địch thủ mà mình thấy rõ ràng trong ống nhắm. Có tay bắn tỉa Mỹ ở chiến trường Iraq, nghe nói bắn chết mấy trăm, có phim nói về ông ta, sau bị bắn chết ở nơi tập bắn tại Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời
Mình mới tìm được tài liệu về cô bộ đội xạ thủ này. Để hôm nào rảnh kể lại.
Mình rất ghét chiến tranh, không đem lại gì cả ngoại hận thù.
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét