Apache, huyền thoại bộ đội bắn tỉa


Trong cuộc chiến Việt Nam, có một tên bắn tỉa Mỹ, tên Carlos Hathcock, nghe đâu bắn hạ 93 Việt Cộng tại chiến trường, được ghi nhận với nhân chứng, ngoài ra nghe ông ta kể hạ sát đến hơn 300 người. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình, ông Hathcock, có kể hạ một tay bắn tỉa Việt Cộng mà lính Mỹ gọi “Apache”.


Họ kêu tên bắn xẻ này rất tàn bạo như người thuộc bộ lạc Apache vì lột da, tra tấn tù binh. Họ kể là khi lính Mỹ đi tuần thì bị bắn tỉa chết nên ngại ra khỏi trại. Để nhử người Mỹ ra khỏi đồn thì Apache, đem lính Mỹ tù binh ra tra tấn để tiếng hét đau đớn, đến tai của lính Mỹ. Cuối cùng thiến tù binh rồi thả về để gây hoang mang trong giới binh sĩ Mỹ.


Quân đội Mỹ điều tên bắn tỉa Carlos về vùng này để tìm cách hạ sát Apache. Ông này kể, một hôm đi săn lùng Apache thì thấy một toán Việt Cộng đang di chuyển nên nằm quan sát. Ông nhận ra Apache vì dân tay nghề bắn sẻ mới nhận ra nhau. Khi cô này đi tiểu, ngồi chòm hòm là đùng. Hạ ngay.

Mình mò mò trên báo Hà Nội thì không thấy họ ca ngợi nữ anh hùng bắn tỉa này. Ngược lại có một nhà xã hội học Mỹ cho rằng nhân vật Apache đã được bịa ra. Chắc đã được đài truyền hình dựa trên cuốn sách, được đạo diễn người Anh quốc tên Stanley Kubrick dàn dựng thành cuốn phim cuối cùng của ông.

Mình mê đạo diễn Kubrick nên có đi xem phim này tại New York. Rất tàn khốc. Có cảnh cô gái Việt Cộng bắn tỉa, giết chết mấy binh sĩ Mỹ. Kinh


Mình đoán đài truyền hình thường thêm mắm muối nên có lẻ họ dựng thêm chuyện Apache qua cuốn truyện và phim Full Metal Jacket để câu like. Nhiều người Mỹ kêu không có tài liệu, ghi chép gì lính Mỹ bị giết, tra tấn bởi nhân vật apache bộ đội tại chiến trường gần Đà Nẵng. Đọc trên mạng thì có một số người Mỹ thấy hả dạ khi đọc về nhân vật Apache bị bắn tỉa chết.  

Có ông thần xã hội học nào của Mỹ kêu phụ nữ trong hàng ngủ Việt Cộng, không chiến đấu, cho rằng Apache không có thật. Rồi kêu theo tâm lý học này nọ. Mình đoán là đài truyền hình Mỹ thêm nhân vật Apache này vì cuốn sách và cuốn phim của Stanley Kubrick, có nói về một nữ Việt Cộng bắn tỉa, gian ác. Sau này quân đội Mỹ chặt đầu, đá vòng vòng. Cuốn phim này đưa lên màn ảnh sự tàn bạo của chiến tranh.

Còn vụ ông thiện xạ Mỹ bắn chết tên bắn tỉa bộ đội, được mệnh danh Cobra, được xem là kỳ phùng địch thủ. Họ vờn nhau rồi thay đổi chỗ núp đến khi Cobra, hướng về mặt trời nên khi ông ta đưa súng lên nhắm thì cái ống nhòm đã bị ánh sáng mặt trời rọi chiếu nên tay thiện xạ Mỹ thấy được và bắn. Sau đó khám phá ra viên đạn bay thẳng ngay ống kính của Cobra. Nghe nói ông ta vẫn giữ cây súng của tay bắn tỉa Cobra.


Có 1 đoạn nói về viên đạn vô hình khi ông Hathcock đi trinh sát, trước khi lính Mỹ được đưa ra khỏi đồn để đi tuần. Ông ta thấy một nhóm Việt Cộng di chuyển, chắc để chuẩn bị phục kích đêm nay. Ông nằm chờ đời, quan sát. Khi thấy nhận ra cấp chỉ huy vì mang súng lục thì ông ta bắt đầu bắn vào bụng để ông này không chết liền. Ông này ngã xuống thì có người khác chạy lại là bị bắn chết tại chỗ khiến không ai nhúc nhích. Từ từ có Việt Cộng bò lại là bị bắn sau đó thì cả bọn rút lui để lại 3 xác chết. Thế là tối nay lính Mỹ không sợ bị phục kích.


Có lẻ ông Carlos thực hiện được một vụ ám sát tướng của Hà Nội rất để đời. Vụ này thì mình có đọc báo chí Hà Nội nói đến. Ông ta đi một mình, bò been hông suốt mấy cây số để khỏi gây tiếng động và làm cỏ di động khiến bị lộ. Sau nằm đợi một thời gian, thấy một vị chỉ huy Hà Nội đi ra, bắn cái đùng. Chết. Rồi bò về lại nơi để trực thăng bốc. Sau này, ông ta nghĩ không nên làm. Lý do là Hà Nội trả thù nên đánh phá căn cứ của Mỹ khiến nhiều binh lính Mỹ tử thương.


Ông này sau này, giải ngủ có vấn đề tinh thần, hậu chứng chiến tranh. Bắn chết biết bao nhiêu người, nhất là nhìn trong ống kính thấy rõ ràng thì khó mà ngủ ngon trong đêm dài của đời mình.


Chiến tranh bên nào cũng phải giết nếu không sẽ bị giết như trong phim Saving Private Ryan, có một anh lính sợ không bắn để rồi cuối cùng bị bắn. Tốt nhất là đừng gây chiến tranh vì bên nào cũng bị bể trán, bể đầu để rồi nhận ra cái ngu. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn