Begpackers, ăn mày du lịch

 Đi Thái Lan kỳ rồi, tại Vọng Các, nơi bến tàu, mình thấy có một tên da trắng, đứng xin tiền đi du lịch khiến mình thấy lạ. Một tên da trắng từ một nước giàu có, đến một xứ nghèo, mà họ xem thường, đứng xin tiền những người nghèo hơn họ hay cha mẹ họ, để đi du lịch.

Du lịch là một đặc ân, đi đây đi đó để khám phá những gì mới lạ. Thực hiện giấc mơ của họ. Nhiều người phải để dành một số tiền lớn để thỏa mãn giấc mơ của họ. Khi đi Antarctica, mình có nói chuyện với một ông Tây. Ông ta cho biết là giấc mơ của ông ta, khi xưa, đọc sách về Jacques Charcot, nhà thám hiểm pháp nên để dành tiền. Nay về hưu mới thực hiện được chuyến đi.

Cô này muốn đi du lịch khắp thế giới, xin thiên hạ giúp đỡ. Help us nghĩa là có ít ra 2 người. Không biết người thứ 2 đâu. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, còn sinh viên, nghèo, đi giang hồ tứ xứ khắp Âu châu. Mình đi bằng mọi cách, hitchhiking, xe lửa, xe đò nhưng tuyệt đối không có màn đi ăn mày để được ăn và ngủ khách sạn. Nói chung, mình gặp nhiều du khách đến từ Đức quốc, đúng hơn là Tây Đức, Anh quốc, Úc Đại Lợi, Thuỵ Điển, Bỉ,… tuyệt nhiên mình chưa bao giờ thấy giới trẻ khi xưa, đi ăn mày để có tiền đi du lịch tiếp. Có gặp vài người cầm đàn đánh hát, thiên hạ bu lại xem và nghe. Có vài người cho tiền nhưng họ chỉ muốn được hát trước công chúng hơn là vì tiền.


Dạo mình còn sinh viên, trước trung tâm văn hoá Pompidou, mỗi cuối tuần, đều thấy một nhóm thanh niên Lào, tụ lại để đánh đàn hát nhạc Beatles,… thiên hạ cho tiền nhưng chắc chỉ đủ để mua chai rượu để nhậu. Họ thích hát hơn là để xin tiền.

Tên Tây con, kêu mọi người hãy giúp hắn thực hiện giấc mơ đến đảo Phi Phi.

Mình gặp một cô từ Úc đại lợi, kêu đi chung với một cô bạn nhưng rồi bị thất lạc nhau nên phải đi một mình. Tới đâu cũng để nhắn tin lại, trường hợp cô bạn, có ghé lại lữ quán thanh niên thì sẽ biết cô ta đi về đâu. Nhiều trường hợp lắm nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy ai, ngồi ngoài đường ăn xin. người Mỹ kêu “Begpacker” do 2 từ Beg và Packer gộp lại. Beg là xin xỏ còn Packer là dân đi bụi đeo ba lô.


Tò mò mình lên mạng tra gú gồ thì thất kinh khi thấy hiện tượng này xẩy ra khắp Á châu, tuyệt nhiên không thấy ở Âu châu và phi châu. Nói chung dân á châu rất ghét nhóm này. Nhất là xứ Nam Hàn, có anh chàng còm trên mạng, thấy một cô gái tóc vàng ngồi xin tiền đi bụi. Anh ta báo cảnh sát nhưng cảnh sát cũng chẳng biết làm gì vì cô ta có chiếu khán miễn phí dành cho người âu châu. Ngược lại nghe kể người Việt giàu có đi Nam Hàn phải xin chiếu khán đủ trò.


Nghe nói khi vào hải quan Thái Lan, họ hỏi mấy người tây trắng có đủ tiền để du lịch hay không, nhưng chắc chắn, họ sẽ đưa vài ngàn Euro cho thấy nhưng rồi đi ăn xin. Chắc là cái nghiệp. Kiếp trước họ làm thực dân đến á châu, xâm chiếm, lấy tiền bạc của thiên hạ nên kiếp này đứng đường xin tiền lại.


Dạo ấy, giới trẻ ở âu châu vào mùa hè, họ đi làm vớ vẩn rồi trước khi đi học lại, rủ nhau đi bụi, viếng mấy xứ xung quanh. Mình khởi đầu như vậy. Hè năm đầu tiên, mình đi làm cho một ngân hàng, lương SMIC, dạo ấy 1,800 quan một tháng, 2 tháng được 3,600 nhưng cũng tiêu xài một ít. Cuối tuần đi làm bồi cho tiệm ăn Việt Nam, tiền boa và tiền lương thì để dành gửi cho bà cụ, một chút quà cho quê hương như ông Việt Dũng hát.


Lên năm thứ 3 thì đi chơi ở Normandie, ngồi vẽ thì có bà đầm chạy ra hỏi mua. Mình hơi tiếc nhưng thấy bà ta đưa 200 quan thì như thằng Bờm gặp phú Ông đưa nắm xôi Sơn cười. Từ đó mình bắt đầu vẽ bán, không vì nghệ thuật nữa.

Thẻ lữ quán thanh niên quốc tế, làm sau khi ra trường, để đi chơi 6 tháng ở âu châu. Cô em dọn nhà ở Paris thấy thẻ này. Kinh

Trước khi đi, mình làm một cái thẻ auberge de jeunesse, lữ quán thanh niên quốc tế nên có thể ghé lại các lữ quán thanh niên này ngủ qua đêm. Mình không biết nay ra sao nhưng khi xưa, đa số các lữ quán thanh niên đều do các cựu hippie đảm trách. Sau cuộc cách mạng văn hoá năm 1968, họ Chán Mớ Đời, không thích đời sống đi làm công nên về quê, hay chỗ nào hơi xa thành phố, mua cái nhà rồi mỗi phòng nhét 2 cái giường đôi, chồng chất lên. Mỗi ngày có 10 người trẻ ghé lại ăn ở. Thường trưa thì họ không nấu cơm, nhưng tối và ăn sáng. Tối ghé lại ăn cơm với họ, gặp đám du lịch như mình nói chuyện khá vui. Có nhiều người mình vẫn còn liên lạc đến nay, con cháu học sang Hoa Kỳ ở nhà mình học anh ngữ với tên mít.


Sinh viên không tiền nhưng đi làm hè, để dành đi du lịch. Có người ngủ tại các nơi cắm trại. Mình có vào một lần nhưng thấy xa thành phố, phải vác thêm lều chỏng nặng lắm. Lý do là mình vác theo bản vẽ, để vẽ tranh bán cho dân địa phương và du khách. Do đó mình chỉ ngủ tại lữ quán thanh niên hay nhà nghỉ rẻ.


Đi đường, mình hay ghé lại các nơi nổi tiếng, các dinh thự được học trong lịch sử nghệ thuật ở trường nên phải ngồi vẽ. Vẽ xong thường thiên hạ dành nhau mua, theo giá cả kiểu auction. Thường dạo ấy mình bán $50/ tấm. Lúc đầu mình bán có 200 quan hay tương đương hối đoái. 

Tấm ảnh này ở gần hồ Hoàn Kiếm, Việt Nam 

Năm thứ nhì, mình rành hơn nên ra phố Tàu, làm một con triện khắc tên mình bằng chữ tàu, lấy hộp sơn đỏ chói ra ịn một cái là lên đến 50 đô. Dạo đó, mình theo cuốn hướng dẫn du lịch Les Routards của pháp nên mỗi ngày tốn $10. Mỗi ngày bán được 1 tấm, tối thiểu là một xem như $50/ ngày, tiêu xài $10 nên còn lại $40. Một tháng vẽ được 20 ngày, $1,000 đô hay 7,000 quan pháp. Bằng 2 tháng mình làm việc tại ngân hàng. Nên từ đó, hè mình đi tứ xứ với giá vẽ và ba lô, làm Sơn Ba Lô. Kinh


Ngu lâu dốt sớm như mình nên năm sau, mình không làm việc cho ngân hàng nữa mà bò đi du lịch bụi.


Con gái mình đi học đại học theo chương trình 4 năm 3 quốc gia, 3 đại học. Ra trường được 3 bằng đại học. Trong 4 năm, mình tính ra nó đi đến 14 nước. Cứ lâu lâu nó nhắn tin, cuối tuần này con đi Barcelona, hay Budapest, hoặc Osaka, hay Manila, Bali, Việt Nam,… vấn đề là mình trả tiền máy bay, cho nó bay,… ở Hongkong, nó có đi làm chui thêm. Bên âu châu thì không được phải có giấy tờ. Hè thì bay qua Thái Lan đi thực tập, ăn ở tại lữ quán thanh niên rồi ăn ngoài đường $1/ bữa cơm.


Khi xưa mình đi du lịch bụi thì có gặp nhiều người địa phương, thấy lạ, gặp tên mít da vàng lần đầu tiên trong đời nên tò mò hỏi han. Có người mời về nhà cho ăn một bữa cơm, thậm chí cho ngủ lại qua đêm. Nhớ nhất là khi đi HY Lạp, có một gia đình rất tốt, mời lại nhà ngủ qua đêm. Họ nghèo nên có căn phòng cạnh chuồng dê, nên đêm cứ nghe tiếng dê be he be he.

Cô đầm này ngồi thiền để xin tiền trong khi người dân sở tại đi kiếm tiền mệt thở. Nghịch lý cuộc đời. Tư duy tây á khác nhau. Khi xưa, thực dân sang á châu, ngồi chơi xơi nước, bắt đám da vàng làm việc nên nay cũng nghĩ như vậy.

Hiện tượng người da trắng đi du lịch bụi, ăn mày để kiếm tiền đi du lịch là một tinh thần khá lạ. Người ta nghĩ có lẻ thế hệ trẻ ngày nay, không muốn làm việc. Ở âu châu được xem xã hội chủ nghĩa, nhà nước lo hết. Đi học ra, không có việc, xin thất nghiệp hay buồn đời đi du lịch rồi cứ đứng đường xin tiền để đi tiếp.


Vấn đề là họ có tiền để mua vé khứ hồi đến các xứ Á Châu. Họ có thể kiếm tiền bằng cách dạy anh ngữ, đức ngữ cho người sở tại, kiếm tiền rồi đi tiếp. Một thằng da trắng không  bằng cấp dạy tiếng anh vẫn được nhiều tiền hơn người địa phương có bằng cấp. Một cô tàu  người Mỹ kể cho mình hay là về Trung Cộng, dạy anh ngữ thì khám phá ra sự việc này.

Cô đầm đứng kêu bà con muốn ôm cô ta miễn phí nhưng bỏ chút tiền để giúp cô ta đi du lịch tiếp. Chán Mớ Đời 

Tại sao họ đi ăn xin tiền. Đó là nghịch lý. Dân địa phương rất ghét đám ăn xin da trắng nhất là nghe kể họ ăn bận rất tươm tất, có iPhone đời mới, thậm chí MacBook,… chắc kiếp trước, tham nhũng nên kiếp này phải đứng đường ăn mày.


Có thể thế hệ da trắng ngày nay thuộc dạng “entitled”, không biết tiếng Việt gọi là gì. Xem truyền hình, thấy quảng cáo kêu là it’s my money, I want it now. Nhưng tiền gì? Họ mượn tiền đi học rồi bây giờ được ông Biden hứa hẹn sẽ xoá nợ dùm nên bỏ phiếu. Nay vẫn lừng khừng vì tiền đâu ra.


Âu châu khi xưa, người họ thích sáng tạo, học hỏi tạo dựng được một nền văn minh cao, nay thế hệ ngày nay, chơi sì ke, ma tuý, không thích làm việc. Phần rất quan trọng, không chịu đẻ. Dân Đức quốc và Ý Đại Lợi sinh sản chỉ có tỷ lệ là 1.1.


Trong chuyến leo núi Kilimanjaro, mình có nói chuyện với một cặp Thụy sĩ trẻ. Họ cho biết sống chung nhưng không muốn làm đám cưới, có con vì quá đắt. Thêm họ muốn khám phá, chỉ muốn làm những gì cho mình còn mọi việc khác đều có chính phủ lo. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn