Phụ nữ Mỹ bị phạt vì bận quần tây

Mình đọc trên mạng, có ông giáo sư bên Úc, đăng tấm ảnh ở Việt Nam cho thấy mấy bà, mấy cô đứng xếp hàng để đi xin gạo còn đàn ông việt hình như trốn ở đâu, không thấy ra đứng xếp hàng. Có lẻ họ mắc cở nên đùn đẩy vợ ra đường đứng xin gạo. Khiến mình nhớ khi xưa, ở chợ Đà Lạt, cũng ít bóng dáng đàn ông hay đi xách nước chỉ thấy mấy bà, mấy cô đi gánh nước cho mấy ông chồng ở nhà dùng. Mình đi xách nước rất châm. Hồi nhỏ chỉ xách được hai thùng nước, làm bằng thùng dầu ăn của nhân dân Hoa Kỳ thân tặng rồi mấy ông lớn, đem ra bán cho dân. Dần dần tăng thêm lên nữa thùng thiết,… không dám lấy đầy vì đi đường, nước xóc bay ra ngoài.


Ngược lại tại Hoa Kỳ thì phụ nữ ở nhà, đàn ông lo hết chuyện ngoài đường. Thậm chí ngày nay, giặt áo quần, rữa chén bát, đàn ông cũng phải làm. Lý do là khi rữa chén, mấy bà cứ thảy đồ vào bồn nước rồi mở máy xay nghiền rác, làm nghẹt cái máy xay rác. Thà mất công 15 phút rữa chén còn hơn mất mấy tiếng đồng hồ, tháo máy xay rác ra.

Em như một người chồng, ăn rồi lại nằm

Anh như người vợ hiền, tề gia và tùng quyền

Nấu cơm với rữa chén, giặt quần áo cho em

Rồi bọc tã cho con

Buồn


 Do đó sự đấu tranh của phụ nữ để được quyền tham gia các hoạt động ngoài xã hội, hay có quyền bầu cử rất châm, mới gần 100 năm nay. Hôm trước, con gái mình đang làm việc tại New York, gọi điện thoại than. Lý do là còn trẻ nhưng được cất nhất lên làm trưởng toán nên mấy đồng nghiệp nam, nhất là Mỹ trắng không phục, gây khó dễ. Mình trả lời, ở xứ này, nếu con là người da màu thì phải làm việc gấp 2 người Mỹ trắng, còn là thiểu số và phụ nữ thì phải làm việc gấp 3 lần người Mỹ trắng để được chấp thuận.

Hai chị em Van Buren trên đường xuyên bang với thiết mã năm 1916

Bên Anh quốc, có bà nào, không nhớ tên, chạy bộ đua lần đầu tiên với đàn ông, bị phát giác khiến mấy ông ăng lê, chạy theo xô đẩy khá phủ phàng. Xem phim tài liệu thấy kinh. Khiến mình nhớ có chạy bộ đua khi ở Luân Đôn. Mấy tên đồng nghiệp rủ mình ghi danh chạy với đội của sở làm. Tụi nó chạy một bước mình phải chạy 3 bước. Chúng nó về sớm cả tiếng, đứng cổ vũ mình Chán Mớ Đời. Ở Nữu Ước tương tự, chạy oải người hay Torino, Ý Đại Lợi, có Stratorino. Nay già nên hết chạy, chỉ dám đi bộ.


Hôm qua nghe đài France Culture, cho biết, ở Ba Tư, phụ nữ ngày nay, ra đường không đội khăn, che mặt khiến đàn ông ca tụng, cảm ơn rối rít. Kêu đời nhìn em che mặt thì như nhìn mặt Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen. Chán Mớ Đời  Đi Dubai, phụ nữ che mặt hết đâu có thấy gì, khiến đời chả còn gì dễ thương nên họ tuyên truyền đặt mìn tự cho nổ banh xác, sẽ lên thiên đàng gặp 72 trinh nữ, không bận quần áo khiến thanh niên ghi danh rất nhiều.


Bên Hoa Kỳ, có câu chuyện về hai chị em dòng họ Van Buren, hậu duệ của tổng thống Martin Van Buren. Hai chị em này làm chuyến du hành bằng xe mô tô xuyên bang Hoa Kỳ. Từ Nữu Ước đến Cali.


Mình cũng muốn lái xe xuyên bang Hoa Kỳ nhưng mụ vợ không muốn nên đành chỉ là giấc mơ thôi. Hai chị em Augusta 32 tuổi, và Adeline 26 tuổi muốn tham gia chiến trường đệ nhất thế chiến, với đội mô tô của quân đội Hoa Kỳ nhưng bị từ chối. Cả hai bèn muốn chứng tỏ 100 đàn ông không bằng 1 cái lông đàn bà, họ có thể đảm nhận chức vụ lái mô tô cho quân đội nên lên xe phóng mô tô chạy xuyên bang Hoa Kỳ.


Họ khởi đầu tại Time squares, ngày 4/7/1916, nhân ngày lễ độc lập Hoa Kỳ với điểm đến San Francisco. Họ sử dụng xe mô tô hiệu Indian Power, giá $275 thời đó. Nhiều nơi không có đường hay bản đồ như phía tây của Mississippi. Mưa làm đường trơn trợt khiến họ bị té xe, không có mũ bảo hiểm, chỉ có kính mắt và cái Mũ, che gió không bay tóc làm dơ tóc.

Hai chị em bị bắt và bị phạt về tội bận quần tây không như ngày nay, bận quần mà còn phải cắt từng lỗ để làm như mình nghèo. Xứng danh con cháu xã hội chủ nghĩa


Ngày nay, mình leo núi, có bản đồ các đường mòn, đi tới đâu là chỉ trên bản đồ. Đi ra khỏi lộ trình lập tức đồng hồ đeo tay báo ngay. Họ kể đến Chicago, bị cảnh sát chận và phạt vì bận quần, thay vì bận váy. Thời ấy, phụ nữ không được bận quần tây như đàn ông. Hình như mình có kể vụ này rồi. Hai chị em bà này lại bận đồ lính và áo da như easy rider nên bị bắt, phạt tiền. Hai chị em Van Buren rất giỏi, bản đồ không có mà tìm được đường để đi trong khi ngày nay, máy định vị chỉ quẹo trái, mụ vợ mình ngồi bên cạnh, kêu quẹo phải. Nội chiến từng ngày tỏng khói lửa. Chán Mớ Đời 


Khi đến vùng Colorado thì rất khó khăn vì đồi núi, trời lạnh, mưa bão nên họ tính bỏ cuộc nhưng nhờ các thợ làm hầm mỏ, giúp đỡ nên tiếp tục. Khi chạy đến vùng Utah thì hai chị em thiếu nước uống nhưng may mắn, gặp người chạy đến giúp họ, tiếp tục. Ngày 2 tháng 9 năm 1916, hai chị em đến San Francisco sau khi chạy 5,500 dậm và 8 tháng 9 chạy đến đích cuối cùng là Lós Angeles. Rồi chạy qua biên giới Mexico-Hoa Kỳ.


Báo chí chả ai nói đến thành tích của hai chị em, báo mô tô thì nói đến xe, có nhiều nhà báo lên án hai chị em, không chịu ở nhà, bỏ đi nghỉ hè. Đau buồn nhất là chính phủ Hoa Kỳ từ chối tuyển lựa hai chị em vào quân đội. Họ bị từ chối vào quân đội nên muốn đi chuyến xuyên bang để cho quân đội biết đàn ông làm gì thì họ vẫn có thể làm được.


Hai chị em vẫn không nản chí. Một người tiếp tục học để thành luật sư còn cô kia thì trở thành phi công lái máy bay. Kinh


Cho thấy xã hội khi xưa, phụ nữ xây tổ ấm còn đàn ông xây nhà. Ngày nay, vợ chồng phải đi làm hết. Trước kia một người đi làm có thể nuôi cả gia đình. Nay thì khó lắm, ngoài trừ những ai làm chức vụ, lương cao. Đưa đến 50% hôn nhân tại Hoa Kỳ đều kết thúc sớm hơn lời thề trước quan viên hai họ.

Đi Nam Cực mới khám phá ra có một phụ nữ, cải trang như Hoa Mộc Lan để lên tàu đi Nam Cực. Cho thấy nam nữ bình đẳng như ngày nay, là hệ quả của sự đấu tranh của nhiều thế hệ đi trước, giúp phụ nữ đi học đại học, có thể làm hay thực hiện những ước mơ của họ thay vì chỉ học nấu ăn, lấy chồng đẻ con rồi.


Hậu quả là ngày nay, thiên hạ ít đẻ vì không có thì giờ chăm sóc con cái, hay tập trung vào nghề nghiệp nhiều hơn. Cần thì nuôi chó mèo. Mình cũng không biết là điều này hay dỡ. Chỉ biết không sinh con đẻ cái, nuôi chó thì tương lại Hoa Kỳ sẽ có ít người và nhiều chó. Theo thống kê thì 90.5 triệu gia đình Mỹ có nuôi chó và 45 triệu nuôi mèo. Có nhiều nhà nuôi đến 2, 3 con chó hay 2, 3 con mèo. Xem chó mèo tính trung bình bằng 35% hay hơn dân số Hoa Kỳ. Một ngày nào đó 50% rồi lên nữa. Ra đường đạp kít chó như ở Paris. Đám trẻ ngày nay, thích nuôi chó nhưng không thích lượm cứt chó. Hôm trước, đến nhà chị bạn, hôi mùi mèo kinh hoàng của con chị ta nuôi. Mình chỉ muốn bỏ chạy về nhưng đồng chí gái bắt ở lại. May quá chỉ một đêm. Từ ngày làm vườn đến nay, khứu giác mình trở lại bình thường, phụ nữ với ba đồ kem thoa mặt, nước hoa nên khứu giác của họ có vấn đề. Mình có thể nghĩ được mùi mấy con thú như Scunt ở xa, đầu ngọn gió, mùi thơm của hoa bưởi xa từ 100 thước.

Thế hệ người Mỹ xưa thì họ chú trọng, dẫn chó đi ỉa thì họ hốt kít chó trong khi thế hệ trẻ ngày nay, thì dắt chó đi ỉa rồi sợ dơ tay nên cứ để mìn Claymore đó. Hôm trước, đi lên núi ở Oregon, thấy bảng cấm chó nhưng đám trẻ cứ dắt lên, thậm chí không cột dây. Trên đường cứ thấy cứt chó, phải báo cho đồng chí gái đi sau. Đường núi thì hẹp, lỡ con chó đòi táp mình vì khi xưa có ăn thịt chó. Bằng chứng là khi về Việt Nam, chạy xe gắn máy, vừa ra khỏi nhà nghỉ là chó hai bên dường rượt theo, phải dơ chân lên cao. kinh


Dạo này hết nhưng có lần, sáng ra trước sân là thấy bãi cứt chó. Trên vườn thì thôi đầy, dạo này bớt. Hồi chiều, thợ đánh chết con rắn nên bỏ trên đường để dân đi lậu vào vườn mình cho chó ỉa, sợ một tí. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn