Cứ tháng 9, rằm tháng 8, Trung Thu là mình nhớ đến ngày tựu trường khi xưa. Mình có kiếm được vài tấm ảnh của mái trường xưa tại Đàlạt nên tải về đây. Bác nào còn nhớ những địa điểm này thì cho em biết.
Trường Ấu Việt là trường mình học lớp Mẫu giáo. Dạo ấy nhà mình ở ấp Ánh Sáng, chỉ nhớ chị người làm, sáng dẫn mình đi học, đi qua cầu Bá Hộ Chúc, rẽ vào đường Đoàn Thị Điểm, rồi đến trường, bên tay phải là con suối Cam Ly với bông Quỳ đầy đặt. Dạo ấy thấy nhà trường lớn, nay về Đàlạt, ghé lại thấy nhỏ bé. Mình nhớ có học chung với hai anh em Tăng Trung và Tăng Hiếu ở đây, nay định cư tại Gia Nã Đại. Sau này khám phá ra chị em Chử Nhất Anh cũng học tại đây nhưng tấm ảnh nhỏ quá nên không biết đâu mà lần. Có nhắc đến cây trứng cá đầy sâu, thêm cô Anh Thi tiệm thuốc tây Minh Tâm, đường Duy tân cũng học tại đây. Tấm ảnh trên do cô nàng gửi. Đố mấy bác em đang đứng ở đâu? Mình có về Đàlạt, đi lại nơi đây thì như Lưu Nguyễn về quê xưa. Em có kể cô bé Hoàng Yến, cho em ăn bánh biscuit ở đây. Bác nào nhận ra mình thì cho hay nhé.Có người đọc bài này, chụp phía sau tấm ảnh và gửi đến. Do Tuyết Nhung, ngày 25-4-1962 khi mình chưa đầy 6 tuổi. Chắc họ chung với mình, co Sh tể khác lớp vì có lớp chương trình pháp và lớp chương trình Việt. Năm này mình thi và vào Yersin năm 1963, học chung với con Tôn Thất Đính,… Kinh
Trường này, toạ lạc trên đường Đoàn Thị Điểm, khởi đầu từ đường Bà Triệu, ngay cầu Bá Hộ Chúc, đi dọc con suối Cam Ly rồi quẹo trái sang đường Yersin, đụng đường Phạm Phú Thứ gần trường Yersin, có nhà thờ gì đó, không nhớ tên, hình như Thánh Tâm mà năm Mậu Thân, Việt Cộng chạy lại đánh nhau bị bắn chết 30 mạng, nằm la liệt trên con đường mang tên Đoàn Thị Điểm để hát cung oán ngâm khúc.
Nhìn hình này thì mình nhận ra thằng Tùng, khi xưa chạy nhanh hơn mình nhưng đá banh thì thua. Cô giáo dạy mình là cô đứng thứ nhì từ bên trái sang. Không nhớ tên. Hình như có ai còm là em gái của tên Tùng này nhưng không thấy liên lạc.
Đây là hình ảnh đầu tiên, khi mình đi với bố mình từ trường Ấu Việt, từ đường Đoàn Thị Điểm, đến trường này để thi khảo sát vào trường. Khúc này khi xưa gọi là đường Yersin. Ông tây chỉ cái vòng tròn, hỏi “qu’est ce que c’est ? » Em trả lời: “ xe lơ cái mâm “, bị ông cụ la quá cở thợ mộc trên đường về. Không hiểu sao ông hiệu trưởng lại cho em đậu, vào học trường tây để rồi 60 năm sau, em lại làm nông dân. Chán Mớ Đời
Khuôn viên các lớp học phía trước, phía sau thì có nơi để chào cờ. Trời mưa thì đứng trong Preau, còn nắng thì đúng dưới sân đá thì phải. Các lớp học dãy trên thì chơi phía trên còn lớp dưới này thì chơi phía khu rừng thông, giáp với đường Hùng Vương. Còn phía sau nữa là khu nội trú. Thấy cầu thang đi lên văn phòng hiệu trưởng mà hàng năm có trò chụp hình chung cho cả lớp. Hình như bố một tên bạn là phó nhòm hàng năm. Phải tìm ra tên này thì mò mới ra những hình ảnh xưa. Quên tên hắn rồi.
Đây là nơi xếp hàng trước khi vào lớp và ra chơi nếu trời mưa. Hình này chụp xưa lắm vì thấy toàn là tây con và đầm con. Mình được chơi ở đây được 5 năm. 2 năm buổi sáng và 3 năm buổi chiều.
Hình thực dân dẫn con đến đây nhập học nội trú. Chụp từ chỗ cầu thang văn phòng hiệu trưởng. Thấy tây đầm bận áo manteau, chắc đón con đi học về vào mùa giáng sinh.
Chụp từ sân đá banh, phía sau các cây thông là các lớp học, nơi mình học lớp 9ème và 8ème
Hình ảnh tây con và đầm con được thầy giáo dẫn đi dã ngoại gần đó.
Chỗ này khi ra chơi, năm mình học 9ème và 8ème. Lớp mình nằm bên phải, còn dãy nhà đối diện là nơi dân nội trú. Hình như họ đang lợp ngói
Đây là cũng nằm phía sau, toàn là đầm con, thấy một tên annamite đứng chơi vơi một mình. Phía sau là dẫy nhà nội trú. Thời này con nít cũng ở nội trú vì đường xá di chuyển khó khăn, toàn con nhà giàu học nên ở nội trú.
Trong một lớp học về khoa học
Khu nội trú, chỗ nhà ăn, phía sau
Đây là hình năm em học 10ème với bà đầm. Có gặp lại Phù Du CHương, Lê Nam Sơn, Đinh Anh Quốc, Huỳnh Quốc hÙng, Phạm Ngọc Liên, Trần Bảo Sơn, Tuấn nay ở Seattle, Phạm Công Bình, Lê Việt Quốc.Theo bảng đồ thời tây thì đường Hùng Vương, được gọi là Route Camly, còn Huỳnh Thúc Kháng là đường mang tên ông thị trưởng đầu tiên cua Đà Lạt Champoudry. Thấy sau nhà thờ chính toà, COn Gà có nghĩa trang.
Tìm thấy bản hoạ đồ của trường Petit Lycee nhưng theo mình thì khi xây cất thì khác hẳn. Không thấy con đường từ Lê Quý Đôn chạy thẳng vào trường như bản thiết kế. Sau 75 họ làm theo kiểu này và chạy thẳng qua trường vô tới đường Pasteur.
Đây là hình ảnh đầu tiên, khi mình đi với bố mình từ trường Ấu Việt, từ đường Đoàn Thị Điểm, đến trường này để thi khảo sát vào trường. Khúc này khi xưa gọi là đường Yersin. Ông tây chỉ cái vòng tròn, hỏi “qu’est ce que c’est ? » Em trả lời: “ xe lơ cái mâm “, bị ông cụ la quá cở thợ mộc trên đường về. Không hiểu sao ông hiệu trưởng lại cho em đậu, vào học trường tây để rồi 60 năm sau, em lại làm nông dân. Chán Mớ Đời
Đây là hình ảnh đầu tiên con đường dẫn đến trường tiểu học Yersin, chỗ cái khúc cua vào trường. Mình đang học ở Ấu việt thì bố mình đến, dẫn mình đi theo đường Đoàn Thị Điểm, đem đến đây để thi vào trường này. Rẽ trái là vô trường, bên phải là nhà của hiệu trưởng, cạnh cổng trường là nhà của gác dan, ông tây đen. Mình nhớ lúc mình đi học thì có hai nhà dù làm bằng cây thông và lợp mái bằng lá thông. Hình này chụp chắc trước khi mình vào học.
Nhớ lại thì dạo ấy còn bé mà ông cụ dắt đi bộ đến tường, độ 1, 2 cây số nên oải quá, ông tây khảo sát đành kêu: “c’est le cái mâm”. Chán Mớ Đời
Từ đường chính Hùng Vương và Lê Quý Đôn, có con đường mòn đi tắt vào trường. Chỗ này hai tên học chung lớp tên Nguyễn Văn Khoa và Lê Tuấn Trung hay đánh nhau ở đây. Mình nhớ tên Trung lấy dao đâm thằng Khoa còn tên Khoa thì lấy cái cặp đỡ. Sau này, nghe Tuấn Trung chết vì sì-ke trước 75, còn tên Khoa thì mình có đi kiếm hắn khi về Đàlạt nhưng không ra tông tích. Khi xưa, mình hay đá banh với hắn. Chán Mớ Đời
Bên trái còn đường vào trường, khi mình đi học thì có một mấy cây long tu to lớn. Con đường này, mình nhớ tên Từ Lê Bình và tên Tuấn Trung cũng hay đánh nhau. Có lần mình đang đi với tên Tuấn Trung, thì anh em Từ Lê BÌnh, chạy xe gắn máy bắn súng đinh hay gì vào tên Tuấn Trung nhưng hụt. Từ Lê BÌnh, nay định cư ở Pháp, mình có liên lạc với hắn nhưng hắn không nhớ mình.
Trước cổng vào trường, xe nhà binh của mấy ông lớn kêu tài xế đi đón con họ. Nhìn tấm ảnh không khỏi Bùi ngùi những năm tháng học trường tây.Trước cổng trường, có ông tây đen gác dan. Đi trễ là cổng đóng, phải vào văn phòng xin giấy phép vào lớp. Tây đen ở pháp thì chả ra thể thống gì, nhưng sang Việt Nam thì dân mít mình sợ ra phết. Chán Mớ Đời nghe nói hình này do ông chủ tiệm photo Hồng Châu chụp.
Khi đi qua cổng thì sẽ thấy bên trái dẫy lớp, mình học năm 9ème và 8ème ở đây vào buổi chiều. Cuối ảnh thấy hành lang dẫn đến văn phòng hiệu trưởng. Mình bị ông Tây Didier đuổi ra cửa một lần, bị ông hiệu trưởng tây bò đến bợt tai vài cái khiến mình căm thù thực dân từ đấy. Còn đường bên trái sẽ dẫn lên khu nội trú, phía sau Preau, còn bên phải thì dẫn đến dãy lớp học. Xem hình dưới
Phía bên phải là dẫy lớp mình học năm 11ème và 10ème ở đây vào buổi sáng, ra chơi thì phía bên phải gần đường Hùng Vương.trước cửa lớp đều có hành lang, để học sinh đứng xếp hàng nếu trời mưa, còn không thì xếp hàng ngoài trời. Hình như có trưởng lớp (chef de classe) để kêu gọi cả lớp đứng ngay ngắn. Không có trò quàng khăn đỏ.
Không ảnh cho thấy rừng thông xung quanh khuôn viên của trường Petit Lycee. Phía trái từ cổng đi vào là hai dẫy lớp, sau đến một khu cột cờ, gồm préau , đối diện là khu phòng y tế và bên phải là khu nội trú, cho dân nội trú và bán nội trú ăn trưa và ngủ. Phía trên là sân vận động, cho các sinh hoạt thể thao như chạy bộ, chơi giựt cờ toàn độ. Mình có chạy bộ ở đây vài lần, bị thằng Tùng chạy nhanh hơn.Khi đi qua cổng thì sẽ thấy bên trái dẫy lớp, mình học năm 9ème và 8ème ở đây vào buổi chiều. Cuối ảnh thấy hành lang dẫn đến văn phòng hiệu trưởng. Mình bị ông Tây Didier đuổi ra cửa một lần, bị ông hiệu trưởng tây bò đến bợt tai vài cái khiến mình căm thù thực dân từ đấy. Còn đường bên trái sẽ dẫn lên khu nội trú, phía sau Preau, còn bên phải thì dẫn đến dãy lớp học. Xem hình dưới
Phía bên phải là dẫy lớp mình học năm 11ème và 10ème ở đây vào buổi sáng, ra chơi thì phía bên phải gần đường Hùng Vương.trước cửa lớp đều có hành lang, để học sinh đứng xếp hàng nếu trời mưa, còn không thì xếp hàng ngoài trời. Hình như có trưởng lớp (chef de classe) để kêu gọi cả lớp đứng ngay ngắn. Không có trò quàng khăn đỏ.
Khuôn viên các lớp học phía trước, phía sau thì có nơi để chào cờ. Trời mưa thì đứng trong Preau, còn nắng thì đúng dưới sân đá thì phải. Các lớp học dãy trên thì chơi phía trên còn lớp dưới này thì chơi phía khu rừng thông, giáp với đường Hùng Vương. Còn phía sau nữa là khu nội trú. Thấy cầu thang đi lên văn phòng hiệu trưởng mà hàng năm có trò chụp hình chung cho cả lớp. Hình như bố một tên bạn là phó nhòm hàng năm. Phải tìm ra tên này thì mò mới ra những hình ảnh xưa. Quên tên hắn rồi.
Đây là nơi xếp hàng trước khi vào lớp và ra chơi nếu trời mưa. Hình này chụp xưa lắm vì thấy toàn là tây con và đầm con. Mình được chơi ở đây được 5 năm. 2 năm buổi sáng và 3 năm buổi chiều.
Hình thực dân dẫn con đến đây nhập học nội trú. Chụp từ chỗ cầu thang văn phòng hiệu trưởng. Thấy tây đầm bận áo manteau, chắc đón con đi học về vào mùa giáng sinh.
Chụp từ sân đá banh, phía sau các cây thông là các lớp học, nơi mình học lớp 9ème và 8ème
Hình ảnh tây con và đầm con được thầy giáo dẫn đi dã ngoại gần đó.
Chỗ này khi ra chơi, năm mình học 9ème và 8ème. Lớp mình nằm bên phải, còn dãy nhà đối diện là nơi dân nội trú. Hình như họ đang lợp ngói
Đây là cũng nằm phía sau, toàn là đầm con, thấy một tên annamite đứng chơi vơi một mình. Phía sau là dẫy nhà nội trú. Thời này con nít cũng ở nội trú vì đường xá di chuyển khó khăn, toàn con nhà giàu học nên ở nội trú.
Trong một lớp học về khoa học
Khu nội trú, chỗ nhà ăn, phía sau
Tìm thấy bản hoạ đồ của trường Petit Lycee nhưng theo mình thì khi xây cất thì khác hẳn. Không thấy con đường từ Lê Quý Đôn chạy thẳng vào trường như bản thiết kế. Sau 75 họ làm theo kiểu này và chạy thẳng qua trường vô tới đường Pasteur.
Lần sau sẽ kể về Grand Lycee. Xong om
Nguyễn Hoàng Sơn