Hôm trước, có tên mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, tải lên tấm ảnh sân vận động Đàlạt khi xưa do hắn chụp khiến nhiều kỷ niệm từ xưa liên quan đến sân vận động này, từ đâu ụp về.
Có lần, ông cụ mình hỏi đi xem đá banh thì mình nhất trí. Thế là hai bố con dẫn nhau đến trường học Thăng Long hay Hiếu Học, tiền thân của trường Văn Học Đàlạt. Ông cụ mình mượn chiếc xe gắn máy của người bạn rồi kêu mình leo lên yên xe phía sau. Mình ngồi và đưa hai chân ra ngoài để tránh dính chân vào bánh xe. Xe chạy ra tới đường Cường Để chỗ quán ăn Ninh Hoà sau này. Dạo ấy, đường Cường Để không có ma nào ở cả đến sau Mậu Thân, các thương phế bình, chiếm đất, cắm dùi nên mới mọc ra hai tiệm ăn trên đường ngày, Ninh Hoà và một tiệm bán mì quảng hay chi đó. Mình nhớ quán Ninh Hoà vì trước khi đi tây, bà cụ có dẫn ra đây ăn thịt bò mấy món đó, ngon cực.
Mỏi chân quá nên mình hạ chân xuống thì kẹt vào bánh xe đang chạy, mình la ái ái khiến ông cụ ngừng xe lại. Mình nhớ gót chân bị cắt một đường, chảy máu, ông cụ chở về nhà băng bó. Đó là kỷ niệm đi xe gắn máy lần đầu tiên trong đời. Sau này, có xe gắn mấy, chở tên bạn học chung lớp, ông thần này buồn đời, thọt chân vào bánh xe khiến mình phải chở nó lên nhà thương mỗi tuần để băng bó vết thương. Chán Mớ Đời
Hình này do ông Bill Robie, phi công mỹ chụp sau Mậu Thân, thời gian ông ta đi lính tại Đàlạt. Ông này rất mê Đàlạt, nhất là xe lửa, có nghiên cứu về đường rày từ Phan Rang lên Đàlạt. Ông ta chụp hình Đàlạt rất nhiều, có gây quỹ để giúp học sinh nghèo của trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo. Sau này ông có trở lại Đàlạt và tìm gặp một trong hai cô học sinh Bùi Thị Xuân, ở đâu gần Nha Trang.
Theo hình này, thì khán đài danh dự nằm bên trái, chỉ thấy có một phần, rồi có mấy miếng đất bằng để khán giả đứng xem, giữa khán đài và Thao trường.
Hình này chụp từ chỗ Thao Trường, cho thấy có hàng rào bằng gỗ và cổng, chắc được chụp từ thời Bảo Đại vì thời Ngô tổng thống thì họ cho xây cổng và tường bằng hắc-lô. Nhìn bức ảnh này mới nhớ sực bãi đất bên tay phải của sân vận động, mình hay ghé lại đây ngồi nhìn hồ. Nhiều khi đi xem đá banh nhưng phải mua vé vào cửa nhưng không có tiền nên mình với mấy tên hàng xóm, ghé lại đây chơi đá banh.Cuộc thi hoa hậu thiếu nữ Đàlạt thời tây thực dân. Đẹp chán dưới ngọn cờ tam tài. Gái Đà Lạt khi xưa đã khêu gợi, chỉ tiếc sau này họ bắt bận áo len. Chán Mớ ĐờiLần đầu tiên mình đi xem đá banh ở sân vận động là trận đấu giữa 2 đội tuyển Việt Nam A và B tranh tài. Phải mua vé để vào. Lần này, thì ông cụ không mượn xe mà hai cha con dẫn nhau đi bộ từ Hai Bà Trưng đến sân vận động. Ông cụ mua vé đứng trên khán đài bên tay trái của khán đài danh dự.
Mình nghe thiên hạ bàn tán là Đỗ Thới Vinh, lừa banh như Pele, đầu hói vì quảng cáo gội đầu bằng xà bông Cô Ba. Trung phong Chiêu,…Dạo ấy mình nghe đá banh hơn là xem đá banh vì có biết gì đâu. Mình thấy ông thủ môn Đực 1, ôm banh đá cái vèo qua bên sân kia rồi thủ môn Đực 2, chụp banh đá cái vèo qua sân bên kia, dường như hai ông thủ môn này muốn khán giả Đàlạt biết sức mạnh của cái chân của họ thay vì đưa banh cho tiền đạo của mình. Chán Mớ Đời
Sau này lớn lên thì mình hay ra đây đá banh với đám Kho Bạc, học sinh Việt Anh và Văn Học vào buổi chiều đến khi biết ngắm gái thì ngưng.
Sân vận động cũng là nơi tập trung các cuộc diễn hành đại hội thể thao cũng như lễ quốc khánh, hồi còn bé thì không nhớ ngày nào, chắc là ngày Ngô tổng thống về nước, còn sau 1/11/1963 là ngày cách mạng chi đó.
Hình này cho thấy cuộc diễn hành trong ngày lễ quốc khánh trước khi họ xây Thao Trường. Xa xa thấy khách sạn Palace. Phái đoàn học sinh trường Lasan Adran.Phái đoàn học sinh Lasan Adran tập hợp trên sân vận động. Bận đồ vét trong khi các đoàn khác thì áo may-dô quần short . Adran dạo ấy toàn là đực rựa, sau Mậu Thân mới nhận thêm nữ sinh.
Hình này chụp từ bên kia hồ, có bức tường chạy dọc đường Thống Nhất, có cổng vào lấy tiền. Mình đoán là phần đất đỏ là nơi họ đang bang đất để xây khán đài.
Từ đó mình bắt đầu lấy mấy tờ tuần báo thể thao của ông cụ, như Thao Trường,.. làm Collection dưới cái đi-văn. Hè là mình đọc nát hết mấy cuốn này, độ trên ngàn tờ. Từ túc cầu đến xe đạp với tay đua Trần Văn Nên, đến quyền anh với võ sĩ Minh Cảnh,… Kinh
Đây là thao trường nơi các cuộc tranh tài như bóng bàn, nhu đạo, quyền anh,…được xây dựng thời đệ I Việt Nam Cộng Hoà . Có lần mình có xem chương trình đại hội nhạc trẻ tại Đàlạt, được tổ chức tại đây. Mình nhớ có ban nhạc CBC từ Sàigòn lên trình diễn, và ban Rolling Wheels mà có lần tay trống của ban nhạc có còm trên bờ lốc của mình. Sau này Việt Cộng phá bỏ các di tích lịch sử của chế độ cũ và xây lại một cơ sở tương tự nhưng xấu xí, ít ai sử dụng. Mình có ghé lại đây thấy vắng tanh như chùa Bà Đanh.Thao trường nhìn phía sau, bên hông. Chỗ này có lần được sử dụng làm nơi thanh lọc cho chiến dịch Phượng Hoàng. Bao nhiêu con trai đều bị bắt, đem vô đây để điều tra lý lịch. Mình còn nhỏ nhưng cũng trốn ở nhà cho qua dịch Phụng Hoàng.
Thao trường chụp từ Hồ Xuân Hương. Theo mình là một trong những cấu trúc đẹp của Việt Nam Cộng Hoà tại Đàlạt. Nay Việt Cộng phá bỏ, xây lại cái xấu gấp 100 lần. Chán Mớ Đời
Altius- Citus- Fortius- Vòng Olympic. Đứng trước Thao trường là Ông Đốc công Công Chánh Võ Chí Hiếu ( Ảnh gia đình bà xã tui ). Vài dòng bố sung! Thanks! (Trần Công Hoà)
Không ảnh do ông Bill Robie chụp trong thời gian tham chiến tại Đàlạt. Cũng may người Mỹ chụp hình nên Đàlạt mới có những tấm ảnh xưa.
Ngày nay, chỗ mình hay đứng xem đá banh hồi nhỏ. Họ phá tường hết, xây siêu thị Big C ở dưới.
Đây là hình ảnh ngày nay của sân vận động xưa của Đàlạt . Chán Mớ Đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét