Chợ Cây (chợ gỗ) Đàlạt

 Thấy mấy tấm ảnh của Chợ Cũ Đàlạt khiến mình nhớ mại mại, không gian thời bé nhất là lúc ông cụ đi diễn hanh với đoàn Thanh niên Cộng Hoà của Ngô tổng thống ở quảng trường Hoà Bình. Ông cụ đi ngoài, ngậm cái còi huýt ét ét trong khi thiên hạ đi hàng 4, một hai một hai. Ai nấy cũng bận bộ đồ kaki màu xanh. Mình có viết nhiều về khu Hoà Bình rồi, đây chỉ tải lên mấy tấm ảnh, tìm được sau này.

Đây là Chợ Cũ Đàlạt, còn được gọi là Chợ Cây vì mấy cái đà làm bằng gỗ. Phía ngoài thì tô xi măng.
Mẹ mình bán ở phía tay phải của 3 cửa sổ thông hơi, sau này là chỗ tiệm đồng hồ Tiến Đạt
Người Đàlạt gọi là Chợ Cây hay Chợ Gỗ vì mấy cái đà làm bằng gỗ theo hình vòm, rất hiện đại về kỹ thuật vào thời đó, nhất là tại Đàlạt. Tây mới bắt đầu xây cất các toà nhà bằng gỗ ép. Hình chụp năm 1937, thấy mấy bà ngồi chồm hổm trên sập. Kiến trúc sư người Pháp tên Louis Georges Pineau thiết kế.

Mấy cái sập dựng trên mấy cái chân, tối thì dọn mấy thùng đựng đồ bán dưới sập rồi lấy bao bố trùm lại và buộc dây thừng.
Bưu thiếp nhìn từ tiệm thuốc bắc Con Cua, thấy quảng cáo rạp Eden, tiền thân rạp Ngọc Lan, chiếu phim Victor. Sau này, họ nới đường Duy Tân thành hai chiều thì cột trụ điện bên phải được dời đi.
Toàn dân đoàn kết ủng hộ Ngô tổng thống. Kinh chỗ này là nơi thiên hạ đi diễn hành khi xưa đi xuống đường Lê Đại Hành. Mình nhớ rõ như hôm qua, ông cụ bận bộ đồ xanh của Thanh Niên Cộng hoà, đi diễn hành từ đây xuống sân vận động Cộng Hoà.
Thấy tây toàn quyền bận đồ trắng thêm vài chức sắc người Việt, áo dài khăn đóng. Ngày lễ chi của tây, chắc lễ “cặt to ru dê”
Không ảnh cho thấy chợ tràn Lan ra ngoài luôn. Dãy phố dọc bên dãy photo Hồng Châu, che gió cho họp chợ. Sau này, họ phá bỏ, theo mình là điểm sai lầm vì tây thiết kế rất đúng về thiết kế đô thị và chắn gió. Sau này họ phá vỡ, khu này te tua, chỉ có phía bên dãy phố Việt Hoa, nhà hàng Mekong là nhộn nhịp. Xem hình dưới 


Dãy phố bên phải làm không gian của Chợ Cũ rất gọn gàng, sau phá bỏ Chán Mớ Đời 
Chỗ này mình chứng kiến ông cụ đi một hai một hai. Cựu ngự lâm quân của Bảo Đại nên đi đẹp . Nghe kể, không ai tập mọi người đi đúng nhịp nên họ kêu ông cụ làm. Mình đoán làm cái bùng binh nhỏ sau khi phá bỏ dãy phố bên phải. Lúc này Photo Hồng Châu chưa lên lầu. Nếu để ý thì bên trái của Chợ Cũ, có vẻ Randa dài ra để che nắng vì hướng Tây.
Thấy xe kéo ở Đàlạt, lên dốc chắc chết quá. Đây là hình ảnh vào những năm 1940, khi họ xây các kiosk bên phải. Sau đó lại phá bỏ để xây dãy phố bằng đá, có vòm như ở trên.

Họp chợ ở ngoài trời thấy nhộn nhịp. Chợ cũng trống như sau này họ xây Chợ Mới.
Tương tự
Chợ khoảng cuối thập niên 30
Tây thực dân đi ắt ê. Chắc hình chụp trong ngày lễ mẫu quốc hay toàn quyền lên viếng thăm Đàlạt. Thấy cả hướng đạo sinh
Xe thổ mộ, mình nhớ có đi một lần từ đây lên ấp Xuân An. Mình tiếc nhất là dãy phố xây bằng đá ong bên phải bị đập bỏ sau 1960.

Chợ đang xây thập niên 30. Xây bàng hắc lô, thấy chất đầy xe tải sau gia đình nào đứng chụp hình
Cảnh tượng với dãy phố bên phải mà sau này họ đập bỏ. Chán Mớ Đời 

Theo mình phá bỏ dãy phố bên phải là một sai lầm lớn trong thiết kế đô thị. Không biết ai ra lệnh dẹp bỏ. Theo mình đấy phố này đẹp nhất của khu phố này.

Nguyễn Hoàng Sơn