Hôm trước, mình thất kinh khi thấy tấm ảnh Am Cô Bảy mà người Đàlạt xưa thường gọi là Am Sohier, vì nằm ngay trước mặt trung tâm điều dưỡng của ông bác sĩ người tây này. Người ta hay gọi ngã ba Sohier, chỗ đại lộ Thống Nhất, đường Bà Huyện Thanh Quan, chạy quanh hồ và đường Nguyễn Trãi chạy về phía ga xe lửa.
Lúc đầu, ai đó làm cái trang nơi cây thông, rồi từ từ thiên hạ cúng dường, xây to ra thêm, rồi có ông Pháp Râu, lái xe cho ty Công Chánh, người Huế, trở thành ông Từ của am này, rồi dọn đến ở. Nay con cháu cũng ở tại đây, hình như còn cái bàn thờ trong nhà.
Ở Cali, lâu lâu chạy ngang những nơi có xẩy ra tai nạn xe cộ, gây chết người, đều thấy có cái am nhỏ với cây thánh giá, đoán là có người Mễ nào chết tai nạn giao thông, họ cũng thờ như ở Việt Nam. Người mỹ thì lúc đầu, chỉ đem hoa đến chỗ tai nạn, dần dần thì hết dấu vết.
Mình nhớ lần đầu gặp ông Pháp Râu ở ty Công Chánh, cạnh viện Pasteur . Số là mình bị con chó Berger của nhà bà Quán, hàng xóm cắn nên phải lên viện Pasteur chích thuốc chống chó dại, hình như chích ở bụng. Sáng đi với ông cụ. Ông cụ nhờ ông nào làm chung viết chữ đẹp, bắt mình ngồi nơi bàn, để đồ và viết lại chữ của ông ta. Đến giờ thì bố mình dẫn qua viện Pasteur, làm một phát. Chỉ nhớ là cái kim dài kinh hoàng.
Pasteur, nằm bên trái của ty Công Chánh, nơi mình đến chích ngừa chó dại khi xưaCó hôm, ông cụ hỏi ăn chè không, mình nghe ăn là gật đầu, không hỏi chè gì như mấy đứa con sau này. Ông cụ dẫn ra phía bên hông ty Công Chánh, và viện Pasteur. Thấy một đám đàn ông đứng xung quanh bà bán chè hàng rong, bà gánh nồi chè đi trên con đường Pasteur, ghé vào mấy sở và biệt thự để bán. Mình thấy một ông người Huế, to béo, có râu như hộ pháp, đang ngồi ăn chè trong khi bà bán hàng rong, đang múc mấy chén bỏ lên mâm.
Hoá ra, họ đang cá cược với ông Pháp râu, ăn hết nồi chè hay không. Thiên hạ đang đưa tiền ra để cá độ, ông Pháp râu thì má đỏ phừng phừng, ngồi nơi cái đòn, đang múc từng muỗng chè bỏ vào mồm, nuốt. Mình nhìn ông cụ, như hỏi sao không mua chè. Ông cụ nói người ta đã mua hết chè. Mình ghét ông này lúc đó vì thấy ông ta tham ăn, ăn hết nồi chè trong khi mình chỉ cần một chén nhỏ. Chán Mớ Đời
Mình nghe người ta nói am Cô 7 này thiêng lắm nên khi chạy ngang chỗ này, mình đều cởi mũ ra, chạy chậm lại, kính cẩn với Cô 7. Mình nhớ thằng BẢo, con ông Nhị, cạnh nhà ông Lào, lái xe Honda đi học ở Grand Lycee, bị té xe, băng bột mất mấy tháng. Không hiểu tại sao họ gọi Cô 7 vì có nhiều Cô, thường họ gọi Cô 7 hay Ông 9 về, trường hợp mình thì Ông 9 về, cỏng mình mình tỏng cái gù Mọi.
Hình như mình có kể về rước Thánh Mẫu hàng năm tại Đàlạt khi xưa, từ Đình Tổ Tiên Chính Giáo ở số 2 Cường Để về các đền thờ ở Đàlạt. Để hôm nào, mình kể thêm về Tổ Tiên CHính Giáo, mà ông bà cụ theo, sau Việt Cộng cấm tiệt, tịch thu cái đền tổ ở đường Cường Để. Nay lên đồng lên bóng khắp Việt Nam. Ở Bolsa cũng có vài chỗ, lên đồng.
Đây là chỗ ngã ba am Sohier, (am Cô 7), người bận áo vàng là thiết vương Trương Kim Hùng, lên Đàlạt tập luyện để đi thi thế vận hội ở Mễ Tây Cơ năm 1968.Sau này, mình nhận ra ông Pháp râu khi ông ta lặn xuống hồ Xuân Hương để cứu một đứa bé chết đuối. Mình chạy xe hồ Xuân Hương với tên bạn, bổng thấy thiên hạ la hét nơi chỗ lữ quán hướng đạo Lâm Viên, nên bò lại xem. Hoá ra có ai bị chết đuối rồi có chiếc xe gắn máy, đậu lại cái kịch, ông Pháp Râu bước xuống. Lấy chai nước mắm, tu một ngụm như uống rượu tây, cởi áo nhảy xuống hồ. Các người đi biển đánh cá cũng đem theo nước mắm để tu cho ấm người, vì có muối sodium.
Một hồi sau, ông nổi lên, lấy chai nước mắm, tu thêm một cái nữa rồi lặn tiếp. Một lúc sau, thấy ông trồi đầu ra, đi lên bờ, bồng theo thằng bé. Lên đường, ông ta vắt 2 chân thằng bé trước ngực, còn đầu và thân mình để thòng ra sau lưng ông ta. Ông chạy vòng vòng thì nước bắt đầu ọc ra từ miệng thằng bé, khiến thiên hạ la hò. Thằng bé chết từ đời nào. Từ dạo đó mình mến ông Pháp Râu này. Ông quen thân với bà cụ mình.
Con nít khi xưa, đi bơi ở hồ này, hay bị chết đuối. Không biết có tên nào trong ảnh này bị chết đuối hay không.Sau này, lớn lên, mình đi đón mấy đứa em học trung tâm giáo dục Hùng Vương, hay thấy ông Pháp Râu, trù trì tại am CÔ 7 này. Mấy ngày rằm, thiên hạ đến cúng đầy, hương khói đầy ngập khu vực này. Dần dần người Đàlạt cúng tiền, xây cái am lớn hơn, rồi ông Pháp Râu, dọn về đây, cắm dùi bên cạnh để tiện việc làm ông từ của cái Am.
Dần dần, thiên hạ đi cúng cái Am này nhiều hơn am Mệ Cai ở ấp Thánh Mẫu, đường Nguyễn Công Trứ, nơi vía mình được ký bán cho mấy Cô Cậu ở đây. Nghe người lớn kể, hồi nhỏ mình hay bị đau nên ông Phúng, tiệm Hiệp Thạnh, kêu bán vía mình cho thần thánh ở am Mệ Cai để ma quỷ không dám phá mình.
Có ông Chín, bỏ mình trong cái gù Thượng, rồi nhảy múa lên đồng, vui lắm. Say này, có con mình hay cổng chúng múa cà xình cà xàng như Cậu 9 ngày xưa khiến chúng cười như mình dạo nào. Mỗi lần mình đau, ông Phúng chạy xe ra ngoài am Mệ Cai, chở mệ vào nhà để chích lể cho mình, xoa dầu. Ông Phúng xem như ông Ngoại Nuôi vì ôn mệ mình ngoài Huế. Hồi nhỏ vào nhà, ông thương mình lắm nên sau này về Đàlạt, mình có viếng thăm mộ của ông bà. Có lần mình lên lầu, vào một cái phòng, thấy hai cái hòm để song song khiến mình rợn tóc gáy. Hoá ra khi xưa, người lớn tuổi, hay cho đóng hòm trước để lỡ qua đời thì có hòm mà chôn.
Sau này, mỗi khi đau, mình hay nhờ bác Tước, hàng xóm chích lể, chỉ tiếc là không học được nghề của bác. Hỏi con gái bác, có học nghề gia truyền không, để lần tới về, ghé lại học nghề thì cô nàng kêu không, Chán Mớ Đời
Thời buổi chiến tranh nên không biết được ngày mai. Mệ mình kể có mấy ông cậu chết trong thời kháng chiến chống pháp, không có hòm, phải bó chiếu đi chôn. Sau khi Việt Cộng vào, đói quá, ông bà qua đời, may có hòm đóng sẵn nên cũng đỡ, nếu không chắc phải bó chiếu. Sau này Việt Cộng giải toả Mã Thánh nên mình không biết có dời mộ phần về đâu. Mình có thấy mộ của ông bà Võ Quang Tiềm, hình như do dượng Ngô Viết Thụ thiết kế, tròn, mình có chụp hình. Ông Phúng là một tỏng những người đứng ra kêu gọi xây Am Mệ Cai và rước Thánh Mẫu, hình như có cái nhà họ trên Số 4 mà hàng năm họ hàng người làng An Lưu, tụ họp để đi chạp mộ. Mình đi bên làng Dưỡng Mong, quê ôn ngoại mình còn phía bên mệ ngoại mình thì ít khi đi.
Vía mình được bán ở am Mệ Cai nên rằm là phải lên đây cúng, ăn xôi chè, thấy nhạc sỹ Vĩnh Tường, sau này lấy dì Mến, làm cho ông bà Phúng. Mình nhớ có mấy ông ngồi trên chiếc chiếu, đánh đàn cò, đàn gáo, có bà nào hát chi mà cứ ơ ơ ơ ơ trong khi mấy bà khác, bận đồ sang lắm, xanh có , vàng có, đội khăn đóng, cầm gươm, múa hét hay cầm mấy đèn hoa sen mà người ta hay thả xuống hồ Xuân Hương. Có lẻ vì vậy mà nay mình thích nghe nhạc cải lương, hát bội hơn là tân nhạc.
Năm mình thi tú tài, mẹ mình hỏi phiếu báo danh, mình hỏi làm chi, mẹ nói đem xuống am Cô 7 cúng để thi đậu. Mình không chịu, mẹ mình lấy khi mình đang ngủ rồi đội mưa đi xuống am Cô 7 để cúng. Nhờ vậy mình mới đậu và được đi du học. kinh
Hình ông bác sỹ tây, Sohier, có cái nhà đẹp nhất Đàlạt, trên cái đồi nhìn ra hồ đẹp cực đỉnh. Ông ta làm trung tâm nghỉ dưỡng cho ai bệnh, lên Đàlạt chữa bệnh, chụp với nhân viên của ông ta. Hồi nhỏ, mình mơ đi tây về, sẽ mua lại căn nhà này ở Đàlạt, thị dân sẽ gọi Am Sơn Đen thay vì Am Sohier nhưng Việt Cộng vào thì hết mơ.Trước khi đi Tây, mình có ghé am Mệ Cai để vái mấy Cô mấy Cậu để đi, nghe bà giữ am nói; mẹ mình có xuống đây cúng nên mình mới đậu, còn bà nào không cúng đường nên con bà rớt đi lính. Hú vía.
Mệ Cai Thỏ có người con trai út tên Châu, có tiệm giặt ủi Châu, ở đường Minh Mạng, ngay góc Tăng Bạt Hổ, đối diện quán chè Vọng Nguyệt Lầu. Hồi nhỏ mình thấy cậu Châu, làm trọng tài đá banh, sau này có đánh quần vợt ở câu lạc bộ thể thao cạnh tiệm Đào Nguyên. Dạo mình về Đàlạt lần đầu đi ngang thấy tiệm karaoke. Thời bao cấp không có ăn nên không có vụ giặt ủi.
Sau này, khu dọc cái am Cô 7, mọc đầy nhà, chả thấy am đâu nữa. Nghe nói còn bàn thờ trong nhà con ông Pháp râu. Xong om
Nguyễn Hoàng Sơn