Hôm trước, tình cờ thấy trên mạng hình của thầy Lê Phỉ, hiệu trưởng trường Việt Anh, Đàlạt xưa, khiến mình nhớ lại vài kỷ niệm với trường này. Mình không phải học sinh chính của trường, chỉ học các lớp ngoại khoá, lớp Nhật ngữ và Hội Việt Mỹ ở trường này được hai năm. Theo một giáo sư của trường này thì thầy Lê Phỉ, dạo ấy mang cấp bậc Đại Uý, thuộc trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Năm nay độ 94 tuổi.
Dạo ấy, ông Kỳ không cho sinh viên Việt Nam Cộng Hoà du học ở Pháp và Bỉ nữa, ra lệnh đóng cửa trường tây cho rằng sang đấy, nghe Việt Cộng dụ dỗ theo cộng sản chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Dạo ấy bằng Tú tài Việt Nam Cộng Hoà được công nhận tương đương tại âu châu, không phải qua một kỳ thi khảo sát nào khác để vào học đại học.
Qua tây thì mới khám phá ra ông Kỳ, trong một chuyến công du, tuyên bố rất cảm phục sự thu hút của Hitler, tên đồ tể mà mọi người ở âu châu ghê tởm nên bị báo chí ngoại quốc đánh tơ bời nên ông ghét tây, ra lệnh đóng cửa trường tây, đưa đến trung tâm giáo dục HÙng Vương ra đời. Grand Lycee, it học sinh dời về Petit Lycee.
Mình đoán là anh ngữ của ông ta không giỏi nên khi tuyên bố bằng anh ngữ sẽ gặp khó khăn để diễn đạt ý của ông ta cho chính xác. Tốt nhất là nói tiếng Việt để thông dịch viên nói lại, để khỏi thất lạc khi chuyển ngữ. Theo mình thì ông Thiệu giỏi anh ngữ hơn ông Kỳ. Mình có nhớ nghe ông ta đọc diễn văn khi công du Hoa Kỳ. Không hiểu lý do phải đọc anh ngữ, thay vì tiếng Việt. Có thông dịch viên thì cần gì phải nghĩ nát óc tiếng anh.
Thầy Lê Phỉ trong bộ đồng phục hướng đạo Lâm Viên của Đàlạt xưa. Mình có ông cậu bà con tên Đằng, lái chiếc xe Lambretta, huynh trưởng hướng đạo Lâm Viên, ở cạnh nhà ông bà Nguyễn Đình Thừa ở đường Phan Đình Phùng.Hình này mình đoán thầy Phỉ chụp với hai cô học trò cũ hay hướng đạo sinh Lâm Viên. Bận đồng phục hướng đạo Lâm Viên, bị Việt Cộng dẹp sau 75, nghe nói nay cho hoạt động trở lại.
Thầy xem mấy tấm ảnh, mình đoán là do thầy chụp lấy. Mình có mấy tấm ảnh này nhưng không biết tác giả, nay xem tấm ảnh này mơi rõ, tải lên mạng cho người Đàlạt xem. Khi xưa, thầy có đam mê chụp hình vì thấy nhiều tấm trên mạng về Đàlạt, ghi tên Lê Phỉ.
Tấm này mình có thấy chú thích là của thầy Lê Phỉ chụp. Thiên hạ ngang nhiên ghép tên tuổi của họ vào. Nay mình mới hiểu khi xem ảnh người Việt chụp ngày nay, tên của họ ký trên tấm ảnh còn to hơn tấm ảnh. Chán Mớ Đời
Mình đoán là chụp chung với vợ thầy.
Vụ ra lệnh cấm không cho du học ở các nước pháp ngữ ở âu châu, thiên hạ muốn đi du học thì quay qua học đức ngữ, nhật ngữ và Ý ngữ để du học tại các nước như Tây Đức, Ý Đại Lợi và Nhật Bản. Thiên hạ đua nhau đi học tiếng Nhật. Mình thấy anh Vui, con bác Cháu, bán mắm ở ngoài chợ, nhà ở ấp Ánh Sáng đi du học ở Nhật Bản nên cũng mò, ghi tên học nhật ngữ.
Ở Đàlạt dạo ấy, trường Việt Anh có mở lớp nhật ngữ do một ông đạo sĩ, hình như tên Trang, du học bên Nhật Bản về dạy nên thiên hạ rủ nhau đi học đông lắm. Mình cũng đi học thử tiếng của xứ Samurai. Trong lớp có mấy ông thầy dạy trường Việt Anh, ngay ông Nghiêm Phú Phát cũng đi học,…vào lớp nhật ngữ, là đồng môn với mình, vào lớp hè làm thầy mình. Chán Mớ Đời
Mình học hội việt mỹ, xem như vào các buổi chiều tối, đi học sinh ngữ cả tuần, rồi Đức ngữ với ông cha Leahy ở Giáo Hoàng Học Viện. Rốt cuộc mình chả thông tiếng nào cả. Qua Nhật Bản lần đầu tiên, mình xổ tiếng nhật, vợ con lác mắt đến khi taxi đưa đi lạc gần cả tiếng, trả cuốc xe gần $100, cách đây 10 năm, bị vợ chửi thối đầu. Chán Mớ Đời
Mình chưa bao giờ nói chuyện với thầy Lê Phỉ, chỉ nhớ là người Huế, thấp thấp người. Thầy quen mẹ mình và bác Hoè, vô địch bóng bàn Đàlạt một thời, có văn phòng bán bảo hiểm Rồng Vàng ở cuối đường Minh Mạng, ngay cái đốc lên đường Hàm Nghi, ngay Phở Tùng. Hay hát ở đài phát thanh Huế và Đàlạt xưa.
Năm mình sang Văn Học, mấy ông thầy dạy thêm ở Văn Học, được thầy Lê Phỉ mời qua Việt ANh dạy khiến một số đông học sinh của Văn Học, bỏ trường chạy qua Việt Anh như tên Phạm Anh Tuấn, nhà ở xóm ông BA Tây, nơi mình hay đến xách nước.
Hình này do ông Lê Huy Cầm tải lên, mới để ý đến tấm bảng treo trước văn phòng. Hình chụp các thầy cô của trường Việt Anh. Mình nhận ra một thầy dạy mình hoá học lớp hè, học Nhật Ngữ với mình nhưng không nhớ tên, người Nam. Mình chưa bao giờ thấy tấm bảng này, khi đi học ngoại ngữ ở trường này, chỉ nhìn toàn là mấy nữ sinh không. Nói chung các cô mà siêng học ngoại ngữ, đa số không đẹp lắm. Mấy năm học hội việt mỹ, chả thấy cô nào xinh cả. Chán Mớ ĐờiHình chụp từ sân trường ra phía chỗ ra vào, thấy văn phòng và lớp dạy nhật ngữ mà mình theo học khi xưa. Mình đoán là đang chào cờ hay chi đó mà thấy thầy cô đứng dưới mái hiên. Bảng hiệu trường, theo mình được ghép từ tấm hình phía dưới.
Hình chụp từ cổng ra vào, thấy phía sau là lớp học nhật ngữ mà mình theo học năm xưa. Nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Dạo ấy đi học nhật ngữ, toàn là người lớn tuổi. Thím Tâm, tiệm thuốc tây Mình Tâm cũng thấy có mặt. Hình như bà con chi với ông đaọ sĩ Trang.Hình này, chụp ở đường Hải Thượng, trước cổng trường Việt Anh. Mình có một kỷ niệm ở đây. Dạo ấy, học lớp 11, bắt đầu tập lái xe Jeep của ông cụ. Sau cơm trưa, mình đưa mấy người em đi học ở Hùng Vương, trên đường về, chạy ngang đây. Trong trường, có chiếc xe con cóc của vợ thầy Phạm Kế Viêm, chị chồng của người dì bà con mình, tiệm thuốc tây Hiệp Thạnh ở đường Duy Tân, chạy từ trong trường chạy ra cái ào ra. Đụng xe mình. Xe cô bị móp còn xe Jeep ông cụ không bị gì. Cô Viêm, chạy vào trường, lúc sau thầy Viêm đi ra, gặp mình, kêu đi đi. Hình như cô đưa thầy Viêm đi dạy. Hú vía. Sau này có người gửi cho mình bài viết của cô nói rằng dạo ấy chưa có bằng lái xe. Chán Mớ Đời Thầy Phạm Kế Viêm dạy toán lớp hè ở Việt ANh và thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng trường Trần Hưng đạo, có dạy mình anh ngữ ở Văn Học mấy tháng. Thầy có vợ rất đẹp.
Theo mình được biết thì trường Việt ANh, lúc đầu do con ông Võ Đình Dung xây cất, làm hiệu trưởng sau này thầy Lê Phỉ mướn lại, đổi tên thành trường Việt Anh. Không ảnh cho thấy khuôn viên của trường Việt ANh khi xưa, chụp năm 1969, nơi tiếp các đồng bào chạy giặc năm Mậu Thân. Phía sau là đường Hai Bà Trưng. Nếu nhìn rỏ sẽ thấy con suối từ số 6 chạy về, rồi qua Hoàng Diệu, về Cam Ly.
Dãy lớp đối diện văn phòng là nơi mình học hội việt mỹ ban đêm, sau Mậu thân, khi phi thuyền Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng, họ cho mấy cái nút đeo cổ áo, truyền đơn đủ trò. Lớp nhật ngữ thì căn đầu tiên bên phải từ cổng. Văn phòng Hội Việt Mỹ ở đường Yersin, cạnh thư viện Đàlạt, có bác làm thư ký, rất đẹp, sau này có gặp bác tại SAP-VN nhưng không biết là người Đàlạt, không bao giờ nói chuyện. Sau khi bác qua đời thì mới gặp lại con gái của bác.
Căn nhà bên kia đường Hai Bà Trưng, số 5, của gia đình Ngọc Bích, học Yersin, dưới mình 1 hay 2 lớp, nơi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đi xe đạp với người em, Vinh Kennedy đến tán cô vợ từ Sàigòn lên ở trọ, học đại học Đàlạt, tên Hồng thì phải. Khu vực này đều thuộc gia đình Võ Đình Dung khi xưa cả. Nhà của gia đình Bích cũng mướn của ông bà Võ Đình Dung. Mấy vườn rau từ đây chạy lên Mã Thánh đều của ông Võ Đình Dung. Có thể xem ông ta là giàu nhất Đàlạt, sau đó mới đến ông Võ Quang Tiềm.
Mình có tấm ảnh chụp ngược lại từ cầu Cẩm Đô nhưng để khi nào rảnh lục ra rồi bỏ lên đây. Nghe nói thầy Lê Phỉ còn sống tại Đàlạt, chắc trên 90 tuổi, vì lớn tuổi hơn mẹ mình. Có lần về Đàlạt, anh bạn chở mình đi ngang nhà của Thầy ở Hai Bà Trưng, trước viện kiểm sát chi đó.
Về Đàlạt, thấy các trường tư thục xưa đều bị phá bỏ, xây nhà cửa. Không biết có phải chính sách của Hà Nội xoá bỏ các dấu tích của chế độ cũ, vẫn thấy buồn vì vào Grand Lycee Yersin không được, trường Văn Học, Việt Anh đều bị xoá bỏ hết. 12 năm học tập tại những nơi này đều bị xoá bỏ, chỉ còn lại hoài niệm của một thời.
Hôm nay, nhận được cáo phó của nhóm thân hữu Đàlạt gửi, báo tin một đồng hương, cựu học sinh trường Trần Hưng đạo đã qua đời tại vùng này, tải lên đây cho ai đã từng là bạn học của anh Ân, biết tin. Mình không biết ông này, đồng hương nên chuyển cáo phó cho ai biết để liên lạc với tang quyến.
Cám ơn Sơn. TRong bài Lữ quán của minh, đọc lại thấy có chỗ sai, nếu Sơn sửa lại giùm thì rất tốt. Đó là : đường Phan Bội Châu thay vì Phan Châu Trinh,
Những hình mới nhất. Có người cho thầy Lê phỉ đã 104 tuổi. Chắc họ nói hơi nhiều vì cùng thế hệ với ông cụ mình, chắc độ 94-97 tuổi
Chú biết Thiên Sư Lê Trung Trang day tiếng Nhật trường Việt Anh
Là anh ruột thiểu Tướng Lê Trung Tường ) sư đoàn trưởng sư đoàn 23 .. nam 75.,)
Thiền Sư Trang ở khoản phải nhà chu (
31 Quang Trung Dalat).. do khi thím TÂM học tiếng Nhật gặp Thiêm Sû không chỗ ở nên
Chú lập một Cốc để Thiền tu 73..
đen 75.. vc
Cướp miền Nam Ong mang CÔC về Chua.. cuối cùng ông o chua Linh Son ĐaLat và qua đời chôn tai` Nghĩa địa
Du Sinh. Mộ thiền sư rất đẹp do
Hoi Thiền VN lập mộ..
đến thắp hương
Mo bia khác chữ Hán uy nghi..
2/
Theo chú biết thầy Phỉ gặp chú 2019 thay ông dạy châm cứu tại nhà và chưa binh nếu có ai rước..
Đại uý Lễ Phỉ và đại uý Mân cùng tốt nghiệp trường sĩ quan thời Pháp nên an ninh quân đội nghi liệt vào phòng nhì nên bị giải ngủ.. lập trường Việt Anh. Thầy rất dễ thường..
Mới khi về VN chu ghé thăm..
Góp ý nhõ với Son và khích lệ Sơn tiếp tục..
Chú Phan
Nguyễn Hoàng Sơn