Những giờ phút cuối cùng của quyền lực

 Cuối tuần này, đáng lẻ đang leo núi Mount Whitney nhưng tiểu bang Cali ra lệnh đóng cửa các công viên quốc gia và tiểu bang vì sợ cháy rừng nên toán của tụi này phải hoãn lại cuộc leo núi nhưng chưa biết lúc nào sẽ leo lại. Hy vọng tháng 10 năm nay sẽ xin được giấp phép nếu không sẽ bị tuyết, nguy hiểm hơn. Buồn đời ngồi nhà xem hai cuốn phim đức ngữ nói về hai nhân vật quan trọng trong lịch sử hiện đại của xứ xở này. Một thời nổi đình nổi đám khi mình ở Pháp và 1 khi mình ở Hoa Kỳ.

Phim đầu tiên; Die Stille nach dem  Schuss: nói về Inge Viett, được xem là một trong những người trẻ, làm khủng bố ở đức cùng thời với tiểu đoàn Hồng quân (red brigade army) mà Andreas Baader và Meinhof  là chúa trùm. Các người trẻ ở Tây Đức dạo ấy, mê hoạt thuyết cộng sản chủ nghĩa, đứng lên cướp ngân hàng, làm cách mạng chống lại bọn tư bản dãy chết. Họ được xem là khủng bố vì không thành công vì nếu thành công thì họ sẽ được gọi là anh hùng lập quốc đủ trò.

Dạo ấy mình ở bên Pháp, lâu lâu lại nghe mấy nhóm này ở Đức quốc bắn phá, bắt con tin đủ trò, ở Pháp quốc có một toán tự gọi là Action Directe cũng bắn phá đủ trò, chưa kể nhóm khủng bố Palestine “tháng 9 đen” (Black september) để tưởng nhớ ngày ông vua xứ Jordan đánh đuổi các người Palestine tỵ nạn ra khỏi xứ này. Hay bên Nhật Bản cũng có một đám khủng bố mang tên HỒng Quân. Các nhóm này liên kết với nhau, đánh phá các xã hội tây phương. 

Mình đoán là có bàn tay của KGB nhúng tay vào. Sau này, có xem phim Carlos, một tên khủng bố hay muốn làm cách mạng nổi tiếng một thời khi mình ở Pháp. Hình như mình có kể về anh chàng này như Che Guevara, đi làm cách mạng, bắn phá, giết bọ tư bản dãy chết.

Phim này kể lại công an mật vụ của đông Đức STASI, giúp đỡ và huấn luyện các phần tử “khủng bố” muốn đánh đổ chế đô tư bản, bốc lột giai cấp công nhân. Mặt khác họ lại ký tên trong các văn bảng quốc tế, dẫn độ các khủng bố của các nước tây phương.

Sau khi được huấn luyện quân sự, mấy người này được cho trở về Đức quốc để tiếp tục con đường cách mạng đấu tranh, phá hoại xã hội tư bản và họ có thể chọn ở lại Đông đức. Nếu ở lại thì họ phải làm công nhân. Trong số này có hai cô chọn ở lại thiên đường cộng sản, đem hết tâm huyết sức trẻ để phụng sự xã hội, xây dựng một thiên dường mới cho nhân loại. 

Họ phải đổi tên và lý lịch. Lúc này mới thấy sự khác biệt của những người sinh ra tại Tây Đức và mê chủ nghĩa cộng sản và những người đang sống trong chế độ cộng sản. Mấy người kia thì từ từ bị bắn chết hết, còn đám Andreas Baader thì được chính phủ giúp tự tử trong tù. Hết phim

Phim có chiếu cảnh các nữ công nhân Đông đức được kêu gọi đóng góp cho kháng chiến nhân dân Nicaragua thì cô Viett, cúng nhiều tiền khiến mấy nữ công nhân khác la làng, tiền này sẽ vào túi các đảng viên cấp lớn. Cô này hăng hái làm việc nhưng sau đó có cô bạn công nhân nhà máy, phát hiện cô ta trên đài truyền Tây đức, gọi là khủng bố nên được công an Đông Đức đổi tên họ đưa đến một thị trấn khác gần bờ biển.

Tại đây, cô ta làm quen và yêu một tên người nga, lại có bầu. Cuối cùng cô ta thú thật với tên người nga thì hắn sảng hồn, kêu cô ta phá thai và bỏ chạy. Tình yêu ở thiên đường cộng sản không đủ lớn để vượt qua lý lịch giai cấp tư sản.

Trong một buổi hoà nhạc, tình cờ cô Rita gặp lại một đồng chí khi đấu tranh ở Tây Đức, cũng xin ở lại Đông Đức để sống thiên đường cộng sản, hát trong một ca đoàn. Hai người nói chuyện, cô đồng chí cũ nay đã có con nhưng không thích thiên đường cộng sản, phản tỉnh sự mê muội của tuổi trẻ.

Đúng vào lúc ấy, Đông Đức lâm vào tình trạng nợ nần, không trả được nên bị Tây Đức kêu phải trao trả các khủng bố đang ẩn nấu tại đông Đức. Cô đồng chí kia bị bắt, bỏ lại chồng con, giao cho Tây Đức còn cô Rita thì lái xe mô-tô chạy trốn. Khi cô ta chạy trốn, cảnh sát công lộ pháp chạy theo đuổi bắt, ngược lại cảnh sát công lộ đông đức bắn AK 47 khiến cô ta ngã lăn ra chết và toại nguyện, được chết tại thiên đường cộng sản mà nhà văn Dương Thu Hương gọi là Thiên Đường Mù.

Phim thứ 2 nói về ngày 9 tháng 11 năm 1989, khởi đầu sự sụp đổ của đế chế Liên Xô.  Kể vụ hải quan biên giới đông Đức cho người đông đức qua Tây Bá Linh, đưa đến sự sụp đỗ của chế độ công an đông Đức, khét tiếng STASI. Phim này được thực hiện qua cuốn sách của ông Harald Jäger, người trưởng toán công an biên phòng tại một trong 6 cửa cổng của Đông Bá Linh, kể lại sự việc ngày hôm ấy.

Ngày nay, người ta được biết sự sụp đỗ của bức tường Bá Linh là một sự tình cờ, ngẫu nhiên. Vào đầu tháng 11, các biên giới Đông Đức giáp ranh với Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi đã được cho phép người dân Đông Đức xuất cảnh. Trước đó thì có màn các người dân đông đức leo trèo qua tường rào để vào các toà đại sứ của Tiệp Khắc, Hung gia lợi vì các nước này bắt đầu muốn dành lại độc lập trong khối Liên Xô. Dạo ấy, mình đang làm việc tại Nữu Ước, ngày nào đi làm về, cũng trố mắt vào đài truyền hình để xem hình ảnh sụp đỗ của một chế độ từ năm 1917.

 Ngày hôm ấy, 9 tháng 11, có nhiều người dân Đông Đức xuống đường đòi hỏi thay đổi như Gorbachov. Cộng sản đông đức muốn làm êm dịu tình hình nên tuyên bố sẽ cởi mở cho phép người ta đi lại, nhưng vẫn cẩn thận với những điều khoản an ninh quốc gia để ngăn chận làn sóng muốn xuất cảnh. Nói chung là không có vụ mở cửa, mở bức tường ô nhục Bá Linh ngày 9 tháng 11 nam 1989.

Ông Jaeger, một đảng viên trung thành, đã ra lệnh cho người dân Đông Đức xuất cảnh vào đêm 9 tháng 11 năm 1989

Tối hôm đó, Guenter Schabowski, một thành viên trong uỷ ban trung ương Đông Đức, phát ngôn viên của đảng cộng sản Đông Đức có một cuộc họp báo. Trước cuộc họp báo, ông ta nhận được một bản văn của cuộc họp uỷ ban trung ương mà ông ta không có mặt, nói về những điều khoản cho phép xuất cảnh và không có thời gian để đọc. Ông Tom Brokaw của đài truyền hình Mỹ, có mặt lúc ấy, cho rằng buổi họp báo rất cộng sản. Chán Mớ Đời.

Cuối cuộc họp báo một phóng viên Ý Đại Lợi hỏi ông Schabowski về các điều khoản mới cho việc xuất cảnh, khiến ông ta nhớ đến tờ giấy mới nhận hồi chiều nhưng chưa có dịp đọc nên khi ông ta tìm cách để giải thích những điều khoảng mới và ông ta nói lộn xộn như “ uỷ ban trung ương vừa họp hôm nay và đã quyết định về việc xuất cảnh, cho mọi công dân của đông đức,..”

Một phóng viên hỏi bắt đầu lúc nào thì ông thần này, buồn đời kêu ngay lập tức. Trong phim cho xem cảnh các người lính biên phòng đông đức xem cuộc họp báo này qua đài truyền hình Tây Đức, chửi thề đủ trò. Nhiều tên kể chúng ta xây dựng bức tường này từ năm 1961 để xây dựng thiên đường cộng sản, nay mấy tên uỷ viên đảng khùng khùng đòi bỏ hết là thế nào. 28 năm. Kinh

Kẻ bị trị thì muốn rời khỏi thiên đường mù, để sống ở xứ tư bản dãy chết còn đảng viên thì vẫn tin tuyệt đối vào đảng sáng lòng họ.

Ông Schabowski biết là bị hớ nên nói là NATO phải tự giải giới nhưng đã trễ, ông ta nghĩ chắc cũng không có gì thay đổi tối hôm đó. Nhưng các điện báo quốc tế cho biết là biên giới của bức tường Berlin đã được mở cửa từ 7:03 tối hôm ấy. Các đài truyền hình của Tây Đức đã thông báo vào 10:42 tối sau trận đấu túc cầu, đều truyền tin là biên giới Đông Đức được mở cửa bắt đầu từ hôm đó.

Nhân dân đông đức xem đài truyền hình Tây Đức và tin những gì phát ngôn viên uỷ ban trung ương đông đức là đúng nên họ rời nhà, đến 6 địa điểm cửa khẩu ở ĐÔng BÁ LInh để xem xét tình hình. Ở cửa khẩu Bornholmer Strasse, ông Harald Jäger, làm việc từ năm 1964, là trưởng nhóm, xem đài truyền hình thấy Schabowski. Ông ta kêu điên khùng, và gọi cấp trên, được biết là vẫn chận không cho xuất cảnh. Phim chiếu cảnh họ lấy súng AK 47 thậm chí có người muốn lấy đại liên để bảo vệ chế độ vô sản chuyên chính.

Lúc đầu ông ta cho người có sổ thông hành đi qua nhưng sau đó những người không có thông hành la hét, đòi đi luôn nên cuối cùng ông ta ra lệnh cho mọi người được đi qua Tây Bá Linh vào lúc 11:30 tối. Thời điểm lịch sử được xem là bức tường Bá Linh được xây cất để phòng ngừa người dân Đông Bá Linh trốn khỏi thiên đường mù.

Thật ra thì bức tường sẽ bị phá bỏ nhưng chắc không theo trường hợp này một cách vô tình, ngẫu nhiên. Các uỷ viên trung ương của đảng cộng sản đang hội thảo nhưng chưa được chỉ thị của Liên Xô vì thời gian, lúc đó giờ Nga Sô là khuya, đã ngủ rồi. Ông Gorbachov không muốn sử dụng vũ lực. Nếu các tướng Liên Xô quản thúc ông ta, và làm cuộc đảo chánh như dự định thì chắc lịch sử sẽ đi theo một chiều hướng khác nhưng tại Mạc Tư Khoa, ông Yeltsin đã tranh đấu cùng dân chúng, khiến các chiến xa không nổ súng như mùa xuân Prague.

Dân chúng Đông Bá Linh nhảy qua bức tường ô nhục Bá Linh, đưa đến sự sụp đỗ của Liên Xô.

Trong phim có thêm mắm muối khi quay các người dân muốn vượt qua bức màn sắt như một bà già nói chỉ muốn đi thăm con gái dù chỉ có 1 tiếng đồng hồ, hứa sẽ trở về nhưng các tên công an biên phòng đóng rất hay. Họ muốn đem súng ra bắn để củng cố chế độ, đúng hơn là quyền lợi của Đảng viên. Có tên đi kiếm đại liên để bắn hết các phần tử phản loạn, chống lại chế độ.

Ông trưởng toán biên phòng, cứ gọi ông đồng chí đại tá để xin chỉ thị, rồi ông xếp gọi xin chỉ thị cấp trên. Có lúc ông Jaegger lấy điện thoại đưa ra cửa sổ để cho xếp mình và các uỷ viên trung ương nghe tiếng nhân dân đòi tự do xuất cảnh, là điểm hay nhất. Sau 25 năm sống tỏng thiên đàng mù, họ muốn xổ lòng đê r đi đến một nơi khác để so sánh. Nếu là thiên đường thì cứ đê người dân đi và sẽ trở lại.

Mình thích nhất là lúc ông ta trả lời cho một tên công an biên phòng khác, tên này bực mình vì bị ông ta xin bánh biscuit hoài. Ông ta trả lời: “Kommunismus ist Kolektivismus”. Tạm dịch chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa tập thể, phải chia sẻ. Thua non.

Có xem phim mới thấy các đảng viên cộng sản, có quyền lợi nên tìm cách bám víu lấy quyền lực của họ. Cuối cùng thì nước tức vỡ bờ. Người cộng sản huấn luyện các nhóm trẻ tây phương mê say, đam mê thuyết cộng sản, để phá hoại những xã hội tư bản này. Nói như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.

Họ quay cảnh các nữ công nhân Đông Đức chới với, không tin vào thiên đường cộng sản trong khi cô gái từ Tây Đức mê thiên đường cộng sản, tình nguyện ở lại để sống ở thiên đường mù. Chán Mớ Đời 

Đảng viên thì trung kiên vì quyền lợi cho bản thân, có đời sống sung túc hơn giới vô sản khác. Cô gái ngây thơ đến từ Tây Đức, tin vào chủ nghĩa đại đồng, đi ăn cướp ngân hàng để làm cách mạng nhưng khi thấy mật vụ đông đức dạy các phần tử cách mạng bắn B40 thì cô ta hoảng sợ.

Hôm nào hứng mình sẽ kể vụ bức tường Bá Linh này từ ngày ông Kennedy tuyên bố: “Ich bein Ein Berliner” đến ông Reagan kêu ông Gorbachov, phá bỏ bức tường. Thế hệ mình chứng kiến những sự kiện này với Mậu Thân và 30/4/75.

Nguyễn Hoàng Sơn