Hồi nhỏ nghe người lớn nói đô la xanh, đôla đỏ, nhưng chưa bao giờ thấy mặt đồng tiền mỹ đến khi gần đi mỹ, mẹ mình nhờ ông Tư, anh của mệ ngoại, ở Sàigòn đổi dùm được $200 để mang theo khi lên máy bay, đi tây. Mình đi tây nên chỉ được đổi tiền pháp là Phật Lăng (Franc), đâu 1,800 quan pháp, thêm mẹ mình làm một cái lắc đeo tay một lượng vàng, để khi nào mình hết tiền thì lấy vàng đem bán mua baguette ăn. Đó là của hồi môn của mẹ mình cho mình $500 khi lên đường đi tây lập nghiệp.
Dạo ấy Việt Nam Cộng Hoà thiếu ngoại tệ, Hoa Kỳ viện trợ nhỏ giọt nên đi du học, không được đổi tiền ngoại quốc nhiều. Sang Tây mình cất kỷ 200 đô la đến khi đi du lịch Hoa Kỳ. Sau này không dám cất ngoại tệ nữa vì mình có một số tiền pesos của Mễ còn dư vì có dạo năm nào cũng đi Mễ, sau họ đổi tiền mà không biết nên mình ngọng. Mất gần $1,000 đôla tiền pesos. Chán Mớ Đời
Khi quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, có lúc đến gần 500,000 quân sĩ, so với 17 triệu dân tại miền nam nên họ tránh sử dụng tiền đô la xanh, có thể làm lũng đoạn nền kinh tế nhỏ bé của Việt Nam Cộng Hoà. Thật ra họ đã sử dụng đô la đỏ trong thế chiến thứ 2, gọi là “Military Payment Certificate” (MPC). Tại Việt Nam thì họ in màu đỏ nên người Việt hay gọi là đô la đỏ. Một loại tiền phát hành cho bình sĩ mỹ xài. Họ lãnh được lương rồi đổi ra đô la đỏ để xài trong căn cứ, khu quân sự Hoa Kỳ để mua đồ tại các gian hàng PX (Post Exchange), nơi của quân đội mỹ, còn Base Exchange (BX) tại các căn cứ không quân, hay Navy Exchange (NEX) …
Quân đội Hoa Kỳ sử dụng tiền đô la đỏ vì giá chợ đen, đổi đô la ra tiền địa phương, tiền đồng của Việt Nam Cộng Hoà lời hơn là đổi giá chính thức từ chính phủ, quân đội mỹ hay ngân hàng. Ngày nay, về Việt Nam, vẫn có vấn đề này, đổi đôla ở chợ đen thay vì tại phi trường hay ngân hàng.
Mình nhớ về Đàlạt , lần đầu tiên, tình cờ gặp chị hàng xóm khi xưa, học sinh Văn Học, buôn bán chui tại khu Hoà BÌnh, chị ta hỏi có đô la đổi cho chị, thấy khá hơn là đổi tại phi trường hay ngân hàng. Nay nghe nói chị ta đã qua đời. Cứ gặp người quen là họ hỏi muốn đổi đô la. Chán Mớ Đời
Chỉ được đổi đô la xanh ra đô la đỏ nhưng không được đổi lại tiền đô la xanh để tránh trường hợp gian lận từ người Việt, móc nối với binh sĩ mỹ, buôn bán đổi chác. Nói chung thì người Việt cũng nhận tiền đô la đỏ rồi nhờ binh sĩ mỹ mua đồ của PX cho họ để họ bán lại. Mấy cô gái cặp lính mỹ, nhờ mua đồ PX, để bán lại cho người Việt kiếm tiền.
Nói chung người Mỹ vào Việt Nam, bơm tiền vào nền kinh tế Việt Nam Cộng Hoà, tạo ra kinh tế chợ đen chạy rất mạnh, thiên hạ lo làm giàu, quên mấy ông kẹ đang ngoài rừng, muốn vào thành phố để làm giàu như mọi người. Á PHủ Hãn cũng lâm vào tình trạng của Việt Nam như xưa. Quân đội mỹ vào, dân địa phương lo làm giàu đến khi mỹ kêu rút lui, mấy ông kẹ Taliban bò vào thành phố như bộ đội khi xưa, đi bộ vô nam, thấy cái chi đội về . Chán Mớ Đời
Kinh tế, đồng bạc Việt Nam Cộng Hoà mất giá rất nhanh nhất là trong thời gian kiệm ước, vật giá leo thang kinh hoàng. Mẹ mình mới mua dầu ăn, gạo đường, trữ để bán lại. 2 tuần sau lên giá gấp đôi. Cho thấy tàu gian thương ở Chợ Lớn, họ làm giàu trên xương máu người Việt. Do đó người Việt có tiền hay trữ đô la của Mỹ vì tiền mỹ ổn định hơn.
Bình sĩ mỹ được trả lương bằng đô la xanh, khi đổi ra tiền Việt Nam Cộng Hoà ở chợ đen thì có rất nhiều tiền, sẽ làm nguy hại đến nền kinh tế sở tại. Do đó họ phải in tiền đô la đỏ để binh sĩ mỹ đổi ra để xài, tránh các vụ buôn bán chợ đen.
Mình đọc tài liệu Việt Cộng, cho thấy họ cũng trữ đô la xanh để mua nhu yếu phẩm cho bộ đội vào chiến trường miền nam. Có mấy tên làm kinh tài cho Việt Cộng, qua Hồng Kông, Paris, để đổi tiền cho Việt Cộng, mua thực phẩm. Đại đội trinh sát 302, có lần bắn chết kinh tài của Việt Cộng, thấy trong túi đựng đến nữa triệu đôla , đem phát cho nhau. Cũng nghe tin bộ đội đi hành quân chỉ đem vàng theo để mua thực phẩm, do đó vàng tràn ngập thị trường miền nam khi xưa. Vàng do Liên Xô , có mõ vàng viện trợ.
Quân đội Hoa Kỳ cho in đô la đỏ dưới dạng 5 cents , 10 Cents, 25 Cents, 50 Cents, 1 đôla, 5 đôla, 10 đôla và sau đó là 20 đôla. Tiền này do bộ quốc phòng phát hành nên không được đổi lại tiền đô la xanh do ngân khố Hoa Kỳ phát hành.
Để tránh trường hợp đầu cơ tích trữ đô la đỏ, lâu lâu quân đội Hoa Kỳ ra lệnh đổi tiền khiến các nhà đầu cơ ngọng, mất trắng tay như Việt Cộng làm sau 75. Họ gọi ngày đổi tiền là “C-day” (conversion day), những ngày này thường ít được báo trước. Ngày đó họ ra lệnh cắm trại 100% để cho binh sĩ mỹ có cơ hội đổi tiền.
Điển hình vào những năm chiến tranh, một binh sĩ mỹ được gia đình gửi $100 qua bưu điện cho anh ta. Lính đi quân dịch ít lương. Tại căn cứ, anh ta đổi ra $180 MPC, rồi đổi ra tiền đồng của Việt Nam Cộng Hoà nhiều hơn hồi giá chính thức. Anh binh sĩ mỹ có thể đem đổi thẳng $100 ở chợ đen ra tiền Việt Nam Cộng Hoà thì giá cao hơn tùy nơi, chắc chắn là cao hơn hối đoái của MPX, xài thoải mái ở thị trường Việt Nam Cộng Hoà. Tờ $100 sẽ được tên tài phiệt nào đó đổi và gửi ở ngân hàng ngoại quốc cho chắc ăn, hoặc chuyển vào một trương mục của Hà Nội ở âu châu. Để mình lục lại tài liệu Hà Nội kể vụ chuyển tiền, đổi đôla.
Tiền phát hành bởi ngân hàng quốc gia Việt Nam Cộng Hoà trong thời kỳ chiến tranh Đoàn xe tiếp vận từ bắc việt vào nam qua ngõ đường mòn Hochiminh, được ngụy trang để tránh phi cơ quan sát của Việt Nam Cộng Hoà
Ông Mai Hữu Ích (phía trước) và ông Lữ Minh Châu trong thời kỳ các đơn vị B.29 và N.2683 bắt đầu phối hợp vận chuyển tiền bằng phương pháp FM năm 1966 (ảnh chụp lại từ tư liệu của đơn vị N.2683)Hình ảnh lấy trên báo chí Hà Nội về các cán bộ của ngân hàng chi viện cho chiến trường miền nam. Theo tài liệu Hà Nội thì ông Phạm Hùng được xem là người coi về tiền bạc cho chiến trường miền nam, có nhiều tay đắc lực xem hình trên, móc nối với các tay đại xì thầu Chợ Lớn để đổi tiền đôla, chi viện cho cộng quân ở chiến trường miền nam để mua nhu yếu phẩm cho quân đội của họ. Ai tò mò thì đọc link này. Còn nhiều bài khác nói về vụ này, mới hiểu rõ tại sao miền nam thua trận.
Miền nam thì có nhiều người nằm vùng, ham lợi sẵn sàng buôn bán cho Việt Cộng, làm giàu. Sau 75 được tuyên dương công trạng như tư sản dân tộc nhưng rồi cũng cuốn gói sau đó bỏ chạy ra nước ngoài, trong căm hận. Chán Mớ Đời
Nguyễn Hoàng Sơn