Thấy trên báo Việt Nam, có đăng tấm ảnh về Đà Lạt ngày nay khiến mình thất kinh. Mò tìm một tấm không ảnh trước 1975 tại cùng địa điểm khiến mình ngỡ ngàng.
Tấm không ảnh này chụp Đà Lạt ngày nay, thấy dinh tỉnh trưởng bé nhỏ. Không còn nhiều không gian xanh nữa. Xung quanh dinh tỉnh trưởng, nhà thờ Tin lành, còn lác đác vào cây thông. Tương tự cạnh trường Couvent des oiseaux, chỗ nhà thương Đà Lạt khi xưa, ngoài ra thì nhà cửa phủ đầy. Thấy phi trường Cam Ly đàng xa.
Đọc lại tài liệu của người Pháp, thấy bản thiết kế của kiến trúc sư Hébrard, dự đoán cho 300,000 người dân tại Đà Lạt. Chia rõ ràng các vùng thiết lập ra sao nhưng không hiểu sao lại ra nông nổi.
Khi xưa, thủ tướng Anh quốc Winston Churchill, rất giỏi động viên toàn dân Anh quốc, có công rất lớn chống giặc trong thời chiến tranh. Khi hoà bình đến thì người ta dẹp ông ta qua một bên. Đánh giặc khác với phát triển, tái thiết đất nước. Người ta cần các chuyên gia tài giỏi, có viễn kiến để quy hoạch, kỹ thuật, tái thiết và phát triển.
Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, dưới thời ông Trần Văn Phước làm thị trưởng, Đà Lạt được phát triển rất hay, các công trình lớn như Chợ Mới Đà Lạt, sửa sang lại Khu Hoà BÌnh, đại học Đà Lạt, giáo hoàng học viện, trung tâm nguyên tử lực, thao trường, sân vận động Cộng Hoà,… sau khi ông Diệm bị giết hại, mấy người tự xưng là hội đồng quân nhân cách mạng, cách chức ông Phước, điều tra. Cuối cùng không tìm ra dấu vết của sự tham nhũng gì cả, dù là 1 đồng.
Ông này, dám đứng ra ký giấy mượn nợ để xây chợ, sau đó thì bán các sập, hàng trong chợ để lấy vốn lại. Nay, mình về thấy họ xây hai cái chợ to đùng ở đường Phan Bội Châu, màu nâu đen xì, chắc là màu “Đà” theo tên của thị xã. Họ làm mấy chợ như ở các xứ trời lạnh ở ngoại quốc.
Khi xưa, ở Anh quốc, mình có thiết kế hai trung tâm mua sắm. Ngày xưa, lối mua sắm khác, nay với Internet thì lại khác nên phải thay đổi nếu không là mệt. Mình có cô em, bỏ buôn bán ở chợ vì người ta mua trên mạng nhiều. Nếu muốn thu hút du khách thì phải thiết kế theo các thành phố du lịch ở trên thế giới. Cứ xây như 2 toà nhà, thương xá màu đà như ở Phan Bội Châu là hỏng.
Ngày nay, họ không xây các trung tâm mua sắm khác với xưa. Các thương xá, ngày nay được thiết kế xây theo kiểu The Block hay Terra Bella như ở Quận Cam. Người ta không xây theo kiểu kín mít nữa mà để người đi mua sắm đi ngoài trời. Thường xá thành phố Westminster như chùa bà Đanh, không hợp thời nữa.
Bù lại, họ nhận tiền hối lộ của nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu, người thầu xây cất chợ mới Đà Lạt, để làm ngơ trước sự việc, ông này xây khách sạn Mộng Đẹp, cao hơn một tầng mà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉ định, khiến khách sạn của ông ta, che mất quang cảnh của thị dân từ khu Hoà Bình, nhìn về hồ Xuân Hương.
Sau 1965, chiến sự gia tăng tột điểm, người dân từ các vùng quê, bỏ chạy vào Đà Lạt cùng với các thương phế binh, theo chương trình Người Cày Có Ruộng, họ kêu Phế Binh có nhà. Mấy ông không có nhà nên họ cắm dùi đủ nơi để xây nhà lộn xộn. Mình nhớ đường Hai Bà Trưng, cạnh cư xá Địa Dư, chủ đất, cho ủi bằng miếng đất để xây nhà theo bản thiết kế của Tây để lại. Nơi mình hay đến đây đá banh với đám con nít ở xóm Địa Dư.
Đùng một cái, thương phế binh chiếm đất, xây nhà rồi dân thường cũng a-dua chiếm luôn. Dạo ấy đi đâu cũng thấy xây nhà, tiếng búa cóc cóc,.. Khu Cường Để cũng bị xâm chiếm, cắm dùi hay khu chỗ Am Sohier, Cô Bảy.
Trong xóm mình thì khởi đầu, anh Bình cắm dùi miếng đất phía sau cầu tiêu công cộng của cư xá, xây căn nhà gỗ, rồi đến bà Vinh, chiếm luôn miếng đất giữa nhà bà ta và cầu tiêu xây nhà, chừa lại một mét để thiên hạ đi cầu.
Trên đường Thi Sách, ông Rị và hàng xóm, cũng cắm dùi, xây nhà, xây chuồng heo,.. phía nhà mình thì có bà Hành, bà Phúc, bà Thới chiếm đất xây nhà quán. Mẹ mình mua hụt căn nhà số 13 Duy Tân, nên bỏ tiền ra xây căn nhà nhỏ hai tầng trên miếng đất bên cạnh.
Bổng chốc, các bụi hoa quỳ, bìm bịt maù vàng màu tím, biến mất, thay vào đó những căn nhà gỗ xây tạm xây vội. Có lẻ vì vậy mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cho ra đời một bản nhạc:”tình tôi, con dốc nhỏ”, để ghi lại những căn nhà lụp xụp, được xây cất vội vã sau Mậu Thân.
Nói chung là xây cất không xin phép, hay có bản vẽ gì cả. Người giàu thì mướn kiến trúc sư vẽ biệt thự còn bình thường thì cứ làm đại. Nhà mình được xây do ông cụ thiết kế. Hơn 50 năm mà mình vẫn thấy sai vì cái nhà tắm được chiếm vào phòng khách thay vì cho vào phía phòng ngủ. Không gia phòng khác, khúc bị nhà tắm lấn chiếm, không sử dụng được gì ngoài để xe gắn máy. Chán Mớ Đời
Tấm hình chụp vào năm 1968-1969, của người Mỹ chụp từ trực thăng, chắc do ông Bill Robie chụp.
Hình cho thấy dinh tỉnh trưởng Đà Lạt Tuyên Đức nằm trên ngọn đồi cao nhất, hình như cao độ là 1,600 mét, vì mặt đường chỗ bồn binh Đinh Tiên Hoàng là 1,500 mét cao độ. Từ đó lên dốc Phan Bội Châu rồi dinh tỉnh trưởng là 100 mét.
Bên trái, phía dưới có một khúc đường Võ Tánh, xưa kia họ tên khác thì phải. Đi lên bên trái là khu Chợ Mới. Hai dãy phố bên hông chợ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. (Xem bài mình viết về chợ Đà Lạt, có bản vẽ). Thấy chiếc cầu nối từ Chợ Trên Đà Lạt đến Khu Hoà Bình, chỗ dãy phố photo Hồng Châu, đến dãy phố ông Đội Có, bến xe Đà Lạt khi xưa.
Từ đó, chạy vòng vèo đường Hàm Nghi, chỉ nhớ có Phở Bằng ở đây, với tiệm hớt tóc mà ông cụ hay dẫn ra đây cắt tóc. Hình như nhà may Tân Tân cũng nằm trên đường ngày vì có cô con gái học chung. Một cô nữa, gốc người Hoa, mình có gặp lại tại Bolsa, nay làm bác sĩ có đến nhà mình ăn uống. Thấy nhà thờ Tin Lành. Không hiểu họ ủi đất nơi đồi để làm gì, chắc làm nhà. Dinh tỉnh trưởng, nằm chình ìn trên đồi, bao quanh các cây thông để chắn gió. Trời Đà Lạt khi mưa bão, gió thổi tàn canh khói lửa.
Đây là bản vẽ thiết kế đô thị của người Pháp cho thủ đô Đông Dương. Màu xanh là vòng đai để bảo vệ rừng, màu vàng là vùng không được xây dựng.
Trong vòng 8 năm năm ngắn ngủi, đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã sử dụng người tài giỏi để quy hoạch Đà Lạt, đã tạo ra nhiều dấu ấn đẹp, hài hoà với thiên nhiên. Người dân lên Đà Lạt sống khá đông.
Mình có mấy mẫu đất, tính để xây mấy căn hộ. Thành phố cho phép xây 75 căn nhưng mình tìm cách để xây cho bằng được 128 căn. Đó là tư bản! May là thành phố có những quy luật, vùng nào được xây bao nhiêu, cao thấp,…nên cũng đỡ. Nếu không thì các nhà đầu tư sẽ làm tan hoang hết.
Mình thấy tấm ảnh này trên mạng về Đà Lạt, không nhớ của ai tải lên. Thấy dán nhãn hiệu người Đà Lạt. Hoá ra miếng đất ủi để xây lữ quán thanh niên
Hình như mình có viết về tấm ảnh này rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình. Chán Mớ Đời
Có ông nào, mấy tuần trước có tải lên mạng, những hình ảnh thời đệ nhất cộng hoà, chính quyền Ngô ĐÌnh Diệm, khuyến khích người dân Đà Lạt, trồng cây. Nhờ đó mà khi mình lớn lên mới thấy nhiều cây cối ở Đà Lạt. Những cây ANh Đào, từ hồ lên đường Lê Đại Hành, trên sân cù đầy thông,..
Những hình ảnh cũ thời tây, ít thấy bóng cây trên đồi ở Đà Lạt.
Nguyễn Hoàng Sơn