Mình nghe bà cụ mình kể là khu Hoà Bình xưa là cái chợ mà người ta hay gọi Chợ Gỗ vì làm bằng gỗ, sau bị cháy nên người ta làm lại bằng xi-măng gạch, bê tông. Nghe kể nhưng mình cũng không hình dùng trong đầu đến khi thấy ai bỏ tấm ảnh hình như ông Đào Trọng Ân hay An lên mạng những tấm hình rất cổ từ 1932 nên bắt đầu hiểu những gì bà cụ kể nên ghi lại đây. Ai có tin tức gì thì cứ cho em biết để cập nhật hoá cho đúng hơn.
Đây là bản vẽ sơ đồ tỷ lệ 1/1000 của khu Hoà Bình khi xưa vào năm 1932. Cho thấy vị trí chợ, lúc thằng phố mới được thành lập. Hình ảnh quá nhỏ để thấy rõ chữ nhưng theo mình hiểu thì các dãy nhà hiện đã được xây cất và trú ngụ.
Các dãy nhà được tô màu đen theo bản hoạ đồ sẽ được giữ lại (dãy phố có cà phê Tùng, phở Bắc Hương, tiệm may Parismode, nhà sách Thiên Thanh, tiệm vàng Bùi Thị Hiếu,..), tương tự dãy phố của nhà Nam Trân, Trần thị Anh Đào mà phía sau là bến xe Minh Trung. Dãy phố của tiệm chụp hình Hồng Châu (ngay cầu thang chợ sau này) và tiệm bác Cháu, bán xe gắn máy nhìn ra đường Phan Bội Châu, được giữ lại.
Dãy phố tô màu nâu sẽ được phá bỏ cũng như Chợ Gỗ nằm ở giữa. Dãy phố Vĩnh Chấn, tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, nhà hàng Chic Shanghai chưa được xây. Theo hình ảnh cũ thì mình thấy xây bằng gỗ nên cũng dễ dời bỏ.
Thấy cái trạm biến điện nằm vị trí tiệm bánh mì Vĩnh Chấn sau này. Chữ mờ quá không đọc được nhưng mình thấy hình cái trạm biến điện, sau này được dời vào cạnh trường Đoàn Thị Điểm. Nếu ai có tài liệu này rõ hơn thì cho biết. Cảm ơn trước.
Có 2 lô đất trống cạnh tiệm Bùi Thị Hiếu, góc Tăng Bạt Hổ, có con đường nhưng sau này họ xây mấy căn phố trên lô đất 1 gồm các tiệm như nhà hàng Mekong, tiệm Việt Hoa. Mình lại thấy dãy này đã được xây trước bằng gỗ tương tự bên kia đường. Có lẻ xây sau này. Mình thắc mắc lý do tại sao họ không xây lô phía sau đối diện tiệm Hiệp Tam Kỳ, nhưng sau nghe kể vụ ông bà Võ Đình Dung suýt bị hại nên sau đó ông bà không muốn làm ăn xây cất nữa, chỉ lo xây chùa và tu hành. Xem hình dưới đây (2)
Hình vẽ này cho thấy có dãy phố khúc Vĩnh Chấn, nhà hàng Chic Shanghai, nhà thuốc tây Nguyễn VĂn An,.. nối dài đường Thành Thái.
Dãy phố Vĩnh Hoà, Lưu Hội Ký, nằm giữa đường Minh Mạng và Duy Tân (Maréchal Foch)
Khu vực tô màu vàng có lẻ bản vẽ nói đến bản đồ xây cất khu tiệm Đức Xương Long, Việt Hoa, nhà hàng Mekong, đối diện qua đường Tăng Bạt Hổ, chỉ khác là sau lưng nhà hàng Mekông thì họ không cho xây vùng đất đối diện tiệm Hiệp Tam Kỳ, có con học chung với mình khi xưa. Hình như là chỗ sửa xe hơi dạo đó, thấy xe đậu nhiều.
Mình đọc đâu đó lâu rồi, họ kể là các dãy phố xung quanh khu Hoà Bình là của ông Võ Đình Dung xây cất, sau này bán lại cho mấy tiểu thương Đàlạt. Ông này thầu xây nhà ga Đàlạt. Được xem dạo ấy giàu nhất Đàlạt.
Bà cụ mình kể là một hôm ông Võ Đình Dung đi thâu tiền về, và tối đó bà Võ Đình Dung nằm mơ thấy ai về mách có kẻ gian hãm hại nên giựt mình thức giấc, lấy tiền của ông Võ Đình Dung đem về hồi tối thì khám phá toàn là bạc giả nên đem đốt. Sáng hôm sau, Phú lít tây đến xét nhà không tìm ra bạc giả.
Sau đó, vợ chồng ông thầu khoán này cho ông sư nào miếng đất để xây chùa Linh Sơn sau này. Có thấy mấy tấm ảnh chùa Linh Sơn, hôm nào mình kể về chùa này, đây kỷ niệm thời con nít. Hình như sau vụ này hai vợ chồng ông Võ Đình Dung không chú tâm vào làm tiền mà tu hành. Có lẻ vì vậy mà họ không xây nhà phố ở lô đất #2, nằm sau dãy nhà hàng Mekong, Việt Hoa.
Tấm ảnh này chụp góc đường, trước cà phê Tùng sau này, từ đường Hàm Nghi đi lại.(hôm nào rảnh mình sẽ ghi chú trên bản đồ, địa điểm chụp, dạo này lo chuẩn bị, sửa chữa ống nước để heat wave sắp đến và giúp chương tình Masks Save Lives nên bận). Cùng dãy tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, nhìn ra Chợ Gỗ ở xa xa có hai mái để thoát hơi trên mái nhà, rồi chợ được nối dài ra qua dãy mái tôn lụp xụp kiểu chợ quê, bên tay trái. Chỗ này ngày nay du khách hay đến để chụp ảnh Quán Quay Gió, tường vàng khè hay chi đó.
Bên tay trái, chỗ ông nào bận đồ trắng đứng, sau này là tiệm sách Hoà Bình hay Lâm Viên, bên cạnh có tiệm bánh Thanh Nhàn của gia đình bác Bửu Ngự, hàng xóm mình. Tết bà cụ mình làm mức và bác Ngự đến lấy bỏ hộp bán.
Bên tay trái, chỗ ông nào bận đồ trắng đứng, sau này là tiệm sách Hoà Bình hay Lâm Viên, bên cạnh có tiệm bánh Thanh Nhàn của gia đình bác Bửu Ngự, hàng xóm mình. Tết bà cụ mình làm mức và bác Ngự đến lấy bỏ hộp bán.
Hình này, đoán là chụp từ dãy nhà Nam Trân, Anh Đào, trên lầu cho thấy dãy phố bên tay phải, có đường Tăng Bạt Hổ, tiệm vàng Bùi Thị Hiếu và dãy phố nhà hàng Mekông, Việt Hoa thì làm bằng gỗ sau này được xây lại bằng xi măng gạch. Cuối dãy phố bên phải thấy cái trạm biến điện, sau này được dời vào cạnh trường Đoàn Thị Điểm.
Phía dãy phố bánh mì Vĩnh Chấn, tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, nhà ông bà Võ Quang Tiềm, Chic Shanghai.. chưa được xây cất. Xa xa là đồi Trương Vĩnh Ký,...Tấm ảnh này mới mới thấy lần đầu. Chụp ở chợ cũ. Bên tay trái là dãy nhà Bùi Thị HIếu. Còn phía sau là dãy nhà Đội Có, sau lưng dãy này là đồi dinh tỉnh trưởng. Mỗi nhà 2 tầng, đều có bên hông. Sau này dãy nhà này và dãy Bùi Thị Hiếu đều được xây cất lại bằng gạch. Ngay góc Hàm Nghi đối diện cà phê Tùng, có tiệm thuốc tây Hoàng Huy Thuần, bố của nhà thơ Hoàng ANh Tuấn. Dãy phố Đội Có chưa được xây lại, vẫn làm bằng gỗ như các khu phố khác. Có lẻ sau vụ cháy chợ nên người Pháp mới quy hoạch bắt buộc các dãy phố người Việt phải xây bằng gạch hay hắc lô.
Phía dãy phố bánh mì Vĩnh Chấn, tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, nhà ông bà Võ Quang Tiềm, Chic Shanghai.. chưa được xây cất. Xa xa là đồi Trương Vĩnh Ký,...Tấm ảnh này mới mới thấy lần đầu. Chụp ở chợ cũ. Bên tay trái là dãy nhà Bùi Thị HIếu. Còn phía sau là dãy nhà Đội Có, sau lưng dãy này là đồi dinh tỉnh trưởng. Mỗi nhà 2 tầng, đều có bên hông. Sau này dãy nhà này và dãy Bùi Thị Hiếu đều được xây cất lại bằng gạch. Ngay góc Hàm Nghi đối diện cà phê Tùng, có tiệm thuốc tây Hoàng Huy Thuần, bố của nhà thơ Hoàng ANh Tuấn. Dãy phố Đội Có chưa được xây lại, vẫn làm bằng gỗ như các khu phố khác. Có lẻ sau vụ cháy chợ nên người Pháp mới quy hoạch bắt buộc các dãy phố người Việt phải xây bằng gạch hay hắc lô.
Ta thấy chợ Gỗ nhỏ xíu và mấy quán ăn bên tay phải và dãy phố đâu lưng về phía Chợ Mới sau này, sẽ bị giải toả để lấy đất để xây khu Hoà Bình. Mình nhận thấy xung quanh chợ toàn là các hàng quán, cửa tiệm viết chữ Hán, chắc là do mấy anh ba tàu thầu hết như các gia đình Vĩnh Chấn, Lưu Hội Ký,.... Cho thấy người Hoa chuyên làm thương mại nhưng họ lại dạy người Việt “sĩ nông công thương” để người Việt làm kẻ sĩ, chỉ lo học chữ thánh hiền, còn tiền bạc, buôn bán để họ lo.
Ít người Việt nào mà dạy con phải buôn bán, làm ăn, chỉ kêu con học cho giỏi để đi làm công cho thiên hạ rồi mua đồ giúp người Tàu làm giàu. Thầy Hà Mai Phương dạy sử mình, bài trừ gian thương tàu cực đỉnh. Thầy bảo tao đi mua ở tiệm người Việt dù đắt hơn thằng tàu nhưng để giúp người Việt sống, không để thằng tàu làm phá sản. Chán Mớ Đời
Ít người Việt nào mà dạy con phải buôn bán, làm ăn, chỉ kêu con học cho giỏi để đi làm công cho thiên hạ rồi mua đồ giúp người Tàu làm giàu. Thầy Hà Mai Phương dạy sử mình, bài trừ gian thương tàu cực đỉnh. Thầy bảo tao đi mua ở tiệm người Việt dù đắt hơn thằng tàu nhưng để giúp người Việt sống, không để thằng tàu làm phá sản. Chán Mớ Đời
Đi đến một tí thì thấy rõ bên tay phải, tiệm vàng Bùi Thị Hiếu sau này, có chữ Coiffeur, tiệm cắt tóc. Dãy phố nhà hàng Mekông thì làm bằng gỗ, có thể bị cháy khi chợ gỗ bị cháy. Thấy lợp tôn vá víu nên cháy là tan hoang hết.
Hình này, chụp ngược lại từ chợ, trước là các hàng rong, bên tay trái, tiệm vàng Bùi Thị Hiếu sau này, góc đường Tăng Bạt Hổ, nhà hàng Mekông bằng gỗ 2 tầng, sau này được xây cất lại. Phía sau cái mái Chợ Gỗ cho thấy mái nhà của dãy phố nhà của Nam Trân và Trần thị Anh Đào. Mình thấy tấm ảnh này từ lâu nhưng cứ tưởng là con đường Phan Bội Châu khi Chợ Gỗ bị cháy thì chợ được mở tại khu vực đường Phan Bội Châu, trong lúc đợi họ xây Chợ ở khu Hoà Bình.
Hình ảnh này, cho thấy họ đang xây Chợ Cũ (Chợ Mới là chợ được xây năm 1961 phía dưới cầu thang chợ). Ai biết chợ cũ được xây cất từ năm nào thì cho em xin. Xem lại tấm ảnh dưới có ghi chú bằng pháp ngữ vào những năm 1940. Khi xưa mình có đọc đâu đó nhưng không nghĩ sẽ có ngày kể lại chuyện đời xưa nên không ghi lại.
Thấy dàn giáo để xây cái tháp chuông, và véranda trước mặt tiền chợ CŨ.
Thấy dàn giáo để xây cái tháp chuông, và véranda trước mặt tiền chợ CŨ.
Đây là hình Chợ Cũ sau khi hoàn thành, chắc chụp ở khách sạn Thuỷ Tiên, trên lầu. Bến xe nằm ngay trước bồn binh chợ. Chợ này vừa xây xong thì cũng đúng lúc mẹ mình ra đây buôn bán, ngay góc đồng hồ Tiến Đạt sau này.
Mình thích tấm ảnh này vì mẹ mình kể là đầu góc (đồng hồ Tiến Đạt) là hàng của mẹ mình. Nhiều khi người ngồi bận áo trắng đội nón lá là mẹ mình. Chắc sẽ nhờ mấy cô em ở Đàlạt hỏi dùm. Có hai chiếc xe ngựa mà khi còn bé, mình nhớ có thấy mấy xe này đến khi lớn lên thì mất tiêu. Người lớn kêu là xe thổ mộ chi đó.
Không ảnh này chụp trước khi họ xây Chợ Mới. Mình đoán là hình chụp vào buổi sáng vì chợ được nới ra đường với các gánh hàng rong. Sau lưng nhà hàng Mekong có bãi đất mà đáng ra đã xây nhà nhưng không thực hiện, chắc không có người mua để xây. Cũng có thể lúc này, ông bà Võ Đình Dung ngưng làm ăn nên đất để không. Ông có cho thiên hạ như ông Ba Đà mướn đất làm vườn, hay Ấp Mỹ Lộc,... chỉ tiếc khi xưa, không gặp được ông bà này, chỉ gặp Ôn Mệ Võ Quang Tiềm thôi vì bà con nên sau này chỉ mua nhà.
Bên tay trái, có dãy nhà, được bỏ trống một khoản, chắc là cái hẻm đi bộ xuống vườn rau xà lách phía dưới, sau này họ xây Chợ Mới. Xem hình tiếp theo phía bên phải có một góc của dãy này mà sau này, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, cho phá để có cái nhìn từ khu Hoà BÌnh ra hồ Xuân Hương nhưng chủ nhân khách sạn Mộng Đẹp chơi cha, xây thêm một tầng nên choáng mất Quang cảnh. Chán Mớ Đời
Khách sạn Mộng Đẹp xây lậu thêm một tầng hay 2 tầng lầu làm choáng quang cảnh của hồ Xuân Hương, nhìn từ phố Hoà Bình. Đặc biệt là chiếc xe Jee màu xanh da trời là của ông cụ mình vì dạo ấy chỉ có được nhất một chiếc xe Sơn màu này tại Đàlạt. Mình tự học lái xe hơi với chiếc xe này. Nhiều kỷ niệm như bị xe vợ của thầy Phạm Kế Viêm tông vào. Có dịp sẽ kể.
Khách sạn Mộng Đẹp xây lậu thêm một tầng hay 2 tầng lầu làm choáng quang cảnh của hồ Xuân Hương, nhìn từ phố Hoà Bình. Đặc biệt là chiếc xe Jee màu xanh da trời là của ông cụ mình vì dạo ấy chỉ có được nhất một chiếc xe Sơn màu này tại Đàlạt. Mình tự học lái xe hơi với chiếc xe này. Nhiều kỷ niệm như bị xe vợ của thầy Phạm Kế Viêm tông vào. Có dịp sẽ kể.
Hình trên là hoạ đồ của bản vẽ mà mình đoán là không thực hiện vì rất cao Đến 4, 5 tầng lầu. Có thể là 1 trong những họa đồ vẽ sau này khi xây rạp hát Hoà Bình. Có thể là một thương xá vì theo bản vẽ mặt tiền có độ hổng độ 1 mét với bức tường cầu thang. Tường bên ngoài làm bằng kính.
Bên phải có dãy phố nhìn ra hướng Tây nên có dãy “arches” Cho người bộ hành như bên Tây, làm bằng đá, mái nhà như vùng Normandie. Sau này bị phá bỏ để bỏ vào mấy kiosque. Xem hình dưới.
Bên phải có dãy phố nhìn ra hướng Tây nên có dãy “arches” Cho người bộ hành như bên Tây, làm bằng đá, mái nhà như vùng Normandie. Sau này bị phá bỏ để bỏ vào mấy kiosque. Xem hình dưới.
Hình 1 cho thấy dãy phố kiểu Tây được dẹp để bù vào mấy cái kiosque bán hàng cho du khách. Mình đoán là được thiết kế theo kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, để mấy kiosque bán quà lưu niệm du khách. Không hiểu sao sau này bị dẹp, chắc đắt không ai thuê. Mình thấy dưới Chợ Mới, ngay bùng binh cũng có mấy cái bàn làm bằng xi-măng để dù, bán hàng lưu niệm nhưng ít ai mướn để bán. Trời Đàlạt mưa gió mà đứng ngoài trời kiểu này chỉ có chết sớm.
Hình 2 được chụp từ đường Tăng Bạt Hổ nhìn lên khu Hoà Bình, có dãy phố chỗ tiệm chụp hình Hồng Châu phía sau Chợ Cũ.
Hình 2 được chụp từ đường Tăng Bạt Hổ nhìn lên khu Hoà Bình, có dãy phố chỗ tiệm chụp hình Hồng Châu phía sau Chợ Cũ.
Dãy phố có “arches” bên tay trái, sau này bị dời bỏ. Mình cho đó là một loại kiến trúc đặc thù của Đàlạt, chỉ tiếc bị đập bỏ để làm mấy kiosque rồi cũng bị phá bỏ vì quá đắt. Ta thấy bên phải là Chợ Cũ, có lẻ chụp vào buổi sáng, thiên hạ bán chợ hàng rong.
Em ngừng ở đây. Nếu mấy bác thích thì em kể tiếp khi họ dời chợ cũ qua chợ mới rồi khu Hoà Bình được làm lại với rạp xi nê hoà Bình,... Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà ra sao, rạp Hoà Bình chiếu phim đầu tiên là Tần Thuỷ Hoàng,...
Dạo này em đang giúp mấy người bạn chương trình “Masks Save Lives” nên hơi bận với họ. Hôm nay xếp được 1,500 khẩu trang được các thiện nguyện viên may từ mấy tuần qua, và 134 bộ đồ bảo hộ y tế rồi gửi đi cho các bệnh viện ở New York,...
Ai muốn tìm hiểu thêm hay giúp đỡ về chương trình này thì vào www.luaviet.org
We are at our best when we serve others. Be civilized.
- Ira Byock.
Nhs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét