Paris có gì lạ 2 *

Năm 1975 mình vào học năm đầu ở trường cao đẳng quốc gia Mỹ thuật (école nationale supérieure des Beaux Arts) Paris, thường được gọi tắt là ENSBA. Trường này tọa lạc ở khu La Tinh (quartier latin) trên đường Bonaparte. Người ta gọi "khu La tinh" vì khu này có nhiều đại học mà khi xưa thì tiếng La-tinh là ngôn ngữ chính được dùng để dạy và nói trong đại học cho nên ra đường nghe các sinh viên nói với nhau bằng tiếng La-tinh nên dân địa phương gọi là khu La tinh. Tương tự các công lễ khi xưa được rao giảng bằng tiếng La-tinh sau này thờ chuyển qua dùng phương ngữ nên tiếng La-tinh biến thành cổ ngữ, tử ngữ (langue morte) như tiếng Hy-Lạp.
Từ Đà Lạt sang Paris là mình bị sốc về văn hoá, cách sống,.. nhưng khi vào học thì coi như khám phá ra một thế giới khác vì trường Mỹ thuật rất khác lạ, ngay cả đối với dân Tây cũng xem như một huyền thoại, không biết gì nhiều. Có lúc đi chơi gặp đầm, nói mình là dân Beaux Arts thì họ bám lấy mình để hỏi về những huyền thoại của trường này hơn là vì mình. Từ một tên ngu lâu dốt sớm, sinh trưởng tại Đà Lạt, trường này biến mình thành một tên quái quái rất khác lạ với dân VN.

Trường dạy ba môn chính là hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc. Các môn chính như toán, lịch sử nghệ thuật,.. thì các sinh viên học chung ở các lớp chung của trường còn về học vẽ, điêu khắc, kiến trúc thì sinh viên học riêng ở các atelier. Atelier tạm gọi là Lò, đứng đầu bởi một giáo sư chủ nhiệm và hai phụ tá. Giáo sư đứng đầu atelier thường là Kiến trúc sư có tiếng, khôi nguyên của Grand Prix de Rome như ông dượng của mình, Ngô Viết Thụ. Sau cách mạng Văn hoá năm 1968 (Mai 68) thì có một số giáo sư thiên tả mở các atelier để hướng dẫn sinh viên về xã hội hơn thì sinh viên theo học rất giỏi về chính trị nhưng lại không giỏi về vẽ.

Mỗi người có một quan niệm riêng về cách phát hoạ, thiết kế về kiến trúc nên sinh viên được tự do chọn thầy chủ nhiệm cho nên có atelier đông sinh viên hơn atelier khác. Mình thuộc dạng ngu lâu, đâu biết ai là ai đâu nên thò đầu vô một atelier để hỏi thì gặp tên trưởng atelier gốc Ý tên Taravella nói chuyện nên ghi tên sau này vào học mới hiểu mình chọn giáo sư chính là Arsene Henry, khôi nguyên La Mã, kiến trúc sư chính về thiết kế đô thị của thành phố Bordeaux, cố vấn cho ông Chaban Delmas, thị trưởng của thành phố này, có thời làm thủ tướng cho chính phủ Để Gaulle. Sau này mình có đi làm cho hãng ông ta khi còn đi học. Cái lợi làm giáo sư là trong lớp có học trò giỏi là đem vô hãng mình làm, lại trả công rẽ. Có dịp mình sẽ kể thêm.

Kỷ niệm không bao giờ quên khi học ở trường Mỹ thuật là ngày lễ nhập môn và các Pince-fesses (bal) mà mình tham dự trong suốt 7 năm ở trường. Các sinh viên mới được gọi là ma mới (nouveau) còn năm thứ 3 trở lên là đàn anh (ancien). Mỗi năm thì atelier có tổ chức lễ nhập môn cho các ma mới vào tháng 11 nên trời bắt đầu lạnh. Mình không nhớ rõ nhưng có rất nhiều atelier ngoài khung viên của trường vì trường nhỏ nên phải mướn các phòng ốc xung quanh trường và khi xưa mỗi lần nộp bản vẽ thì có chiếc xe ngựa đi vòng vòng các atelier để sinh viên nộp bản vẽ đem về trường chấm điểm nên có danh từ "charrette" để nói khi các sinh viên thức sáng đêm mấy ngày không ngủ để vẽ cho kịp nộp bản vẽ. Thường lệ thì cứ 6 tuần là có nộp đồ án thì trong atelier đàn anh và đàn em xúm lại giúp nhóm phải nộp đồ án cho nên lớp đàn em thì được đàn anh dạy cách vẽ, sơn màu hay thiết kế các ý tưởng.

Thường thường thì ai cũng đi làm thêm ngoài nhóm ma mới hai năm đầu cho nên tới giờ chót nộp bản vẽ của đồ án, là năn nỉ đàn anh, đàn em vẽ giúp. Phải bao tụi nó đi ăn, nhiều đứa say mèm chả vẽ cái gì cả nên thường thức nguyên đêm để vẽ tới 12 giờ trưa. Nộp xong là về nhà ngũ đến sáng mai vào trình bày đồ án trước hội đồng giám khảo. Có nhiều tên vô trước mình mấy năm mà đồ án bị đánh rớt hoài nên có tên khi mình ra trường vẫn còn lê lết nhiều người không chịu nổi thì đổi trường sang nhóm xã hội nhân văn thì viết, nghiên cứu về xã hội chủ nghĩa nhiều hơn thì được chấm đậu ra trường. Mình may là ra trường ở atelier này cho nên sau này đi khắp thế giới ai cũng mướn vẽ hết.

Một hôm đang ngồi vẽ trong atelier thì nghe tiếng kèn của ban nhạc kèn đồng (fanfare) thì cả atelier bỏ chạy ra ngoài đường xem. Mình tò mò chạy ra thì thấy một đám Tây đầm ở lổ, bị dính sơn tùm lum, run run cằm cặp vì lạnh, đang chạy ngoài đường trong khi ban nhạc chạy theo vừa thổi kèn nên chả hiểu gì nên hỏi một tên đàn anh thì nó bảo là lễ nhập môn của atelier nào đó, tuần sau là lễ rữa tội của mày khiến mình bắt đầu run vì ông bà cụ mình mà biết mình sa vào chốn này chắc không dám cho mình đi Tây.

Cả tuần tụi đàn anh bắt nhóm ma mới 16 đứa, 10 gái 6 trai phải trang hoàng trong atelier theo đề tài năm đó nên chả học hành gì cả. Đến ngày thì tụi đàn anh chở đâu mấy thùng rượu đỏ vào. Tới giờ thì ma mới phải hoá trang theo đề tài của năm đó mà mình không nhớ lắm vì lần đó mình uống rượu lần đầu trong đời nên say nên không còn nhớ gì cả. Mình chỉ nhớ mang máng là cả đám ma mới bị nhốt trong có một cái phòng và hoá trang thành dân Nô lệ mà trong lòng đứa nào cũng run và lo sợ vì ở ngoài nghe mấy tên đàn anh la hét kêu réo, đem nô lệ ra... lúc họ kêu ra thì phải bò qua một cái lổ. Mình vừa mới bò ra là bị mưa pháo của cá thối, trứng gà, đủ loại nên không còn nhìn thấy gì cả vì cái kính cận mình bị dính đủ thứ.

Mình thấy cái bàn dài có đám đàn anh ngồi, bận đồ hoá trang mấy tên KKK lại tối om với vài cây nến trong khi mình là nô lệ bị đem ra đấu giá. Lần lược , con trai được đưa lên Mezzanine và cởi cái khố ra cho đám đàn anh đàn chị xem con chim để chấm chim nào to và hoành tráng nhất và con gái thì quay người lại cho đàn anh xem mông để chấm cô nào có mông đẹp nhất. Sau đó nhập tiệc thì bọn đàn em con trai phải đi đổ rượu cho đàn anh còn con gái thì phải múa bụng trong khi đội kèn chơi. Nói thật thì không khí rất là điên dại, tụi đàn anh bắt mình uống rượu nên không dám cãi sau đó mình không biết làm sao về nhà được đêm đó. Chỉ biết là tối đó tên có chim to nhất được một đàn chị dẫn về nhà ngủ với cô ta. Nghe nói là truyền thống của atelier.

Sau này mình làm trưởng atelier thì làm về đề tài La Mã cũng vui lắm. Mình ở atelier có con gái nên đỡ chớ có nhiều atelier không nhận con gái thì nghe nói còn kinh hồn hơn cho nên khi các atelier đánh nhau thì atelier toàn con trai đánh hăng lắm sau này có mình vào thì atelier mình không bị ăn hiếp nữa vì tụi Tây tưởng mình là Lý Tiểu Long, võ nghệ cao cường. Thật ra dân mỹ thuật rất hiền, không sát máu như các trường về xã hội nhân văn, chuyên lo biểu tình, đánh nhau với cảnh sát.

Ngoài lễ nhập môn ra thì hàng năm atelier có tổ chức truyền thống lễ nhảy đầm được gọi là Pince-fesse, béo mông vì trong tối dân Mỹ thuật hay béo mông mấy cô hay là truyền thống mình cũng không biết. Chỉ biết là cả tháng trước, có concours về tấm affiche của năm. Ai vẽ thắng thì sẽ được dùng làm affiche dán khắc nơi trong khu La tinh. Atelier mình nổi tiếng về tổ chức pincefesse nên có khoản trung bình 500 người dự mà mình lại được lãnh nhiệm vụ giữ cửa không cho côn đồ vào phá phách. Mình cầm cái Nonchaku, đeo nơi cổ cứ như Lý Tiểu Long nên tây không dám lộn xộn.
Cả tuần lớp chả học hành gì cả, lo trang hoàng atelier lại, màn đen che cửa sổ đầy theo chủ đề của năm ấy. Chả có đồ ăn gì cả chỉ có bốn thùng tonneau rượu đỏ. Lần lược thiên hạ tứ xứ kéo nhau vào, đa số là dân trong trường nhưng có nhiều con đầm nghe tiếng Dạ Vũ của trường Mỹ thuật cũng ráng xin vào. Đi vào thì phải qua một hang động tối nên cứ nghe mấy cô đầm kêu ái ái như tủm tỉm cười. Đi vòng vòng béo mông mấy cô đầm cũng vui, con nào cười lại thì nhảy đầm với nó trong khi các ban nhạc kèn đồng (fanfare) của các atelier thay phiên nhau lên chơi cho bà con nhảy. Nói chung là sau đó là ai cũng say cả, nhiều cặp ôm nhau làm tình ngay trong atelier, nhiều cặp còn tỉnh táo thì ôm nhau về nhà. Đứa thì ói đầy sàn nhà khiến bọn đàn em sáng hôm sau phải vào atelier quét dọn. Đúng là thác loạn!
Tuần nào cũng có pincefesse vì các atelier thay phiên tổ chức cho nên học kiến trúc rất khó ra trường. Năm mình vào thì cùng khoá có 16 tên nhưng khi ra trường chỉ còn 2 tên vì thầy chủ nhiệm atelier mình rất khó nên ít ai được điểm cao nên đổi qua atelier khác thiên tả thì dễ có điểm ra trường cho nên dạo đó các công ty kiến trúc chỉ mướn sinh viên của những atelier như của mình vì biết vẽ thay vì giỏi lý thuyết về xã hội chủ nghĩa. Đa số đi làm cho các công ty kiến trúc rồi có tiền nên tiêu xài nên trung bình là 10 năm mới ra trường hay không bao giờ.

Lâu lâu sinh viên buồn không biết làm gì thì mua bao nilon về lấy nước, pha màu rồi bỏ trong bịch nilon. Ai đi ngang trường thì từ lầu 4 quăn xuống, trúng người thì ít nhưng trúng các cửa hàng dính đầy sơn hay atelier này bao vây atelier kia rồi quăn bịt nilon làm cản trở lưu thông mà cảnh sát thì không được phép vào trường nên cũng vui. Ngẫm lại thì nhiều tên học chung khá điên điên lại sinh hoạt trong một môi trường hơi quái quái nên tạo ra những kỷ niệm khá vui.

Mình không hiểu lí do ông thầy mến mình nên kêu vẽ cho công ty ông ta nên cũng có tiền vô rồi mỗi lần nộp các đồ án thì ông ta binh vực mình hết mình nên hay được điểm cao nên thường thường được cho thêm tín chỉ. Thí dụ đồ án là 3 Tín chỉ thì mình được thêm một Tín chỉ coi là 4 cho nên thay vì 6 năm mình chỉ học có 5 năm sau đó chạy qua Ý đi làm một năm rồi về mất một năm làm luận án ra trường.

Mình nhớ lần đầu tập vẽ khỏa thân thì sau ăn cơm đi vào lớp thì thấy một con đầm ở lổ ngồi trên cái bục nên lấy làm lạ nên tập vẽ loã thể lần đầu rất khó khăn vì khó tập trung. Có lần tên Tây cùng niên khoá sau này ra trường cùng năm với mình, nhà ở miền Nam, đánh bài thua hết tiền nên phải ngồi khỏa thân cho cả đám vẽ lấy tiền thì có con Paulette, năm mới vào rất ngây thơ cứ bị thằng Jeff tốc váy lên xem culotte vì con đầm này rất là bảo thủ, không bận xì líp, thơ ngây bước vào thì thấy thằng Jeff cởi trần, con nhỏ la toán lên chạy ra cửa. Vài tháng sau là cô này đều có mặt ở các pincefesse, hết đi với tên này đến tên khác. Thằng Jeff coi lại thì cô nàng hết bận culotte. Chán Mớ Đời

Có lần thằng con nói với mình là nó nhận xét mình rất khác với những người đàn ông Việt khác như cha của mấy đứa bạn gốc Việt. Mình trả lời tại họ chưa bao giờ trải qua 7 năm ở Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật của Paris. Nhiều khi nghĩ lại nếu mình không học trường này thì ngày nay cá tính mình ra sao?

Lâu lâu đồng chí gái kêu mình đi múa kép ở Bôn Sa khiến mình chán mớ đời vì không có vui như thời ở bên Tây đi học. Ở đây thấy mấy người sàn qua sàn lại, quơ tay quơ cẳng như múa rối. Thời sinh viên, đi Bal vui như ngày hội, đây thiên hạ ngồi như đám ma nên kẹt lắm mình mới đi. Vào ngồi ngủ cho qua thời giờ nên sau này vợ Chán Mớ Đời nên hết còn bắt mình đi nhảy đầm múa đôi gì nữa.

Sơn đen (còn tiếp)