Hẹn hò thời Tây

Dạo này cách giãn xã hội, xã trét bổng nhiên nhớ thời ở tây. Mình có thằng bạn tây, tên Dominique Proslier, học y khoa, hay đá banh với mình mỗi chủ nhật. Tên này lạ lắm, đi ăn cơm tiệm Việt Nam, hắn ăn cơm không được nên chạy đi mua ổ baguette, chạy về tiệm, ăn chả Giò nhét trong baguette chấm nước mắm và không bao giờ đi ăn cơm mít lần thứ 2. 

Thằng tây này, học gần trường mình. Một hôm, hắn ghé atelier của mình nói có hẹn uống cà phê với cô đầm nào nhưng ngại đi một mình nên kêu mình đi theo, rồi nếu thấy tình hình khả quan thì viện cớ đi về trước. Thằng này có cái bệnh nhát gái như mình nhưng tìm không ra thằng bạn nào ở gần chỗ hẹn nên đành ghé kêu mình đi làm bảo vệ cho nó. 

Nó thích một cô đầm tên Gertrude, học chung trường nhưng nhát nên kêu mình đi theo cho đỡ sợ khiến mình cũng run. Ghé tiệm Balto gần Atelier của mình, mình ngồi sớ rớ chả biết làm gì, thấy chân thằng bạn run như người bị bệnh sốt rét, chân run run dưới bàn.

Ông cụ mình đi lính khi xưa nên bị bệnh sốt rét, khi cơn bệnh phát lên là ông cụ run, mình phải lấy quinine cho ông cụ uống. Sau này ở trại cải tạo 15 năm, không biết còn bị hay không.

Mấy quán cà phê (bistrot) bên tây nhỏ thêm bàn ghế bên tây nhỏ xíu, không to đùng như bên mỹ. Cái bàn thì nhỏ độ 50 cm x 50 cm, được kê cạnh cửa sổ, nhìn ra góc đường Jacques Callot, Mazarine. Đường này có nhiều kỷ niệm. Lâu lâu, đám sinh viên trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật, hứng lên thì sai bọn ma mới, năm thứ nhất (Nouveaux), đi mua bao nylon về, rồi pha chế sơn đủ màu, đổ vào bao nylon, rồi mở cửa sổ, đứng xếp hàng, quăn bịch ni lon đựng sơn xuống đường.

Bịch nylon chạm đường, bể ra bắn toé sơn dính vào bộ hành đi qua hay xe cộ, chạy ngang gây kẹt xe cả vùng. Nhiều chiếc xe bị bom Sơn dính đầy, chủ xe bước ra chửi “merde” là bị dính thêm một cái. Bỏ xe chạy vào trường thì bọn đàn em đã khóa cửa trước cuộc pháo kích. Cảnh sát chỉ biết đứng nhìn vì luật không cho phép vào khuôn viên đại học.

Năm đầu tiên, có hôm mình vừa đi ăn ở quán cơm đại học về thì nghe kèn trống âm ầm nên tò mò chạy về thì thấy một đám tây đầm ở truồng, sơn đỗ tùm lum từ đầu xuống chân, chạy lon ton phía sau trong khi đám thổi kèn đánh trống mà chúng gọi là ban nhạc fanfare. Mình đực ra vì thấy là lạ, hỏi mấy đứa đàn anh thì chúng kêu atelier làm bisutage, lễ ra mắt rửa tội sinh viên năm 1, khiến mình run vì tuần sau là đến phiên atelier mình làm vụ này. Hình như mình có kể vụ này rồi, ai muốn hiểu về văn hoá đặc thù của sinh viên cao đẳng quốc gia Mỹ thuật Paris thì vào muctimsonden.com. Trở lại thằng bạn tây đi hẹn hò với đầm. 

Bà chủ tiệm tên Madeleine, đến hỏi ăn uống gì, hai đứa tây kêu cà phê còn mình kêu chai nước suối. Bà chủ tiệm vừa đặt 2 ly cà phế xuống, thằng Dominique với tay lấy mấy cục đường. Bên Tây, dạo đó uống cà phê thì cứ bỏ 1 cục hay 2, 3 cục đường hình khối độ 1cm còn bên mỹ thì mình thấy toàn là mấy gói đường.

Rầm! Tách cà phê đỗ ngay xuống bàn, bắn vào cô đầm Gertrude. Cô này nhảy như khỉ đỏ đít, miệng không ngừng kêu Merde rồi Putain, t’es con ou quoi? Hoá ra chân nó run quá nên khi với tay lấy đường thì chân nó đụng cái rầm vào cái chân bàn làm cái bàn như cái chợ sau khi Võ Thị Sáu thảy trái lựu đạn giết hụt thằng tây lai. Cô đầm bị ướt váy, chạy vào phòng vệ sinh sau đó chạy luôn. Sau này, gặp tên bạn này, cứ kể lại chuyện này là cả bọn cười ra nước mắt luôn.

Tên bạn học xong về làm nội trú ở bệnh viện Montpellier, lấy vợ làm y tá trong nhà thương. Cô vợ không đẹp như Gertrude nhưng có vợ là vui. Xong om một đời giai. Có lần hắn liên lạc với một phòng triển lãm tranh, rồi kêu mình gửi tranh xuống cho hắn, bán được một số đủ sống cho cả năm. Từ ngày rời Tây thì hết còn liên lạc vì đổi địa chỉ.

Khi làm việc ở Nữu Ước, mình có một tên bạn, được xem là Khổng Minh, cố vấn tình cảm cho mấy tên đực rực ế nguyên thuỷ. Mỗi lần cả nhóm đực rựa ngồi ăn uống là hắn đem Freud ra để giải thích tâm lý phụ nữ như thế này, như thế nọ, rồi libido là như vậy, từ từ như kia nên cả đám đực rựa bái phục hắn lắm vì chả ai biết ông tây Freud là ai trong thực đơn ở tiệm tàu. 

Một hôm, mình nhận được 1 lá thư mời đi tham dự lễ phát bằng ra trường dược khoa của một cô mít nhưng mình không biết là ai. Nằm vắt tay lên trán để đoán là ai nhưng chịu. Mình mới đến New York độ 4 tháng nên cũng ít quen người Việt. Đành gọi điện thoại cho tên bạn Khổng Minh. Hắn cũng không biết tên người gửi dù ở vùng này từ khi sang Hoa Kỳ đến nay.

Cuối cùng, hắn kêu mày phải mạnh dạn lên, “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử" khiến mình ngơ ngác, hỏi cái gì. Tao đã dốt tiếng Việt mà mày còn chơi chữ tàu thì thua non. Hắn chửi thề kêu phải nói thế, gái mới sợ, nghĩa là “không vào hang thì làm sao bắt được cọp con”. Hắn kêu mình trả lời là chấp nhận đi để biết cô dược sĩ mới ra trường là ai. Cột đi tìm trâu là chuyện lạ ở thời đại này. Biết đâu kiếm được vợ, giải phóng cuộc đời trai ế nguyên thủy.

Cố vấn ái tình kêu mình viết thư trả lời là chấp nhận đưa cô nàng đi dự lễ ra trường phát bằng hành nghề tại tiểu bang New Jersey. Đúng ngày, đi làm ra, mình đi mướn xe, chạy qua Holland Tunnel. Lần đầu tiên chạy xe từ khi qua mỹ, run chết bỏ nhưng muốn tìm ra cô gái bí ẩn đành chạy. May quá cũng đến nơi. Gõ cửa vào nhà thì mới khám phá ra cô gái. Hoá ra là hai chị em sinh đôi, có gặp khi đi trại hè vừa rồi. Năm ngoái về Virginia, đi viếng chùa thì tình cờ gặp lại cô này, lấy bạn một tên bạn học cũ Đàlạt ngày xưa.


Qua New York, mình làm việc ná thở, làm ngày chưa đủ tranh thủ làm đêm để chủ vui lòng vì họ tốn khá bộn, mướn đám luật sư di trú để làm giấy tờ cho mình ở lại Hoa Kỳ. Thêm nữa mình đang cuốc đất để dấp mộ một cuộc đầu tiên trong đời, nên không muốn tìm kiếm thêm kẻ nội thù, để lành vết thương lòng rồi tính sau. Mình ở khu Tribecca, dạo ấy te tua, không được tân trang lại như ngày nay. Chỗ này nằm cạnh Phố Tàu nên mỗi ngày mình đi xe điện ngầm ở đường Canal St.

Một hôm đi bộ về nhà thì thấy dán ở cột điện 1 tờ giấy, kêu gọi tham gia hội thanh thiếu niên Việt Nam tại New York nên tò mò, mình bò lại cuối tuần. Họ với một đám khác ở New Jersey tổ chức trại hè nên mình xung phong vào ban tổ chức tổ chức trại hè trong khuôn viên nhà dòng Don Bosco  ở New Jersey.

Mình nằm trong ban tổ chức trại hè nên cũng bận rộn, không có thời gian đi thả thính mấy ngày trại. Chỉ nhớ có gặp hai chị em này trong đêm lửa trại nhưng không nói chuyện. Cô tân dược sĩ cũng xinh, hiền. Mình chở cô nàng đi đến trường để nhận lãnh bằng, sau đó chở về. Cô nàng ở Mỹ nên quen, chỉ mình chạy tùm lùm để về nhà. Đến khi mình trở về New York là ngọng.

Từ ngày sang Tây thì mình chỉ có lái xe khi du lịch vòng quanh xứ Hy Lạp. Mình và cô bạn mướn xe chạy cả tháng còn bên Mỹ thì chưa biết ra sao, tối tối, cận thị chạy lộn, cuối cùng khuya mới bò về nhà được. Sợ luôn hết dám lái xe ở vùng New York. 

Dạo ấy mình mới bị cô sinh viên ở Boston đá giò lái đau quá, ôm mối hận Trương Chi nên chưa dám đả thông tư tưởng ai hết. Cô nàng kêu mình sang Hoa Kỳ làm việc, tính chuyện thề non hẹn biển. Khi mình kiếm được việc rồi, cô ta kêu ông bố gọi mình kêu hát tặng “Adieu Jolie Candy”  con gái ông ta. Lý do đó ở trại hè mình không thả thính gì cả, đến khi gặp đồng chí gái sau này.

Tên bạn cố vấn ái tình, đệ tử ruột của Freud thì có một số phận khá vui. Anh ta đi nhà thờ thì phát hiện một đối tượng đã có chồng, có con rồi nhưng sang Mỹ thì ông chồng lăn ra chết sớm. Hắn nói xinh lắm, điện nước đầy đủ hèn gì thằng chồng chết sớm là đúng rồi nhắm mắt say sưa nhìn về khung trời nào đó, nụ cười tỏa nắng. Mình hỏi dám cô ta có số sát phu, mày chui đầu vào có thể bay đầu như không.

Hắn vỗ vai, nhìn mình rồi từ từ nói, mày không biết Freud đã nói là  "It is as if you envy them maintenance of state of happiness, one undestructible state of libido which we abandoned long time ago." Rồi hắn thao thao bất tuyệt nói về Freud như thế này, Freud như thế nọ khiến mình đực ra như ngỗng ị. Hắn kể người quen ở nhà thờ muốn giới thiệu, làm mai cho hắn để tiếp thu nghiệp vụ, chức năng làm chồng làm cha cho cô ta. Tuần tới sau thánh lễ, sẽ đưa cô nàng đi chơi để đả thông tư tưởng xem có vững lập trường thiên chúa giáo hay không, có cần học thêm bí tích hôn nhân,…

Chủ Nhật tuần sau, hắn gọi mình trễ kêu ra phố tàu ăn cơm, mình kêu ăn rồi nhưng lại tò mò vụ hẹn hò với cô gái một đời chồng ra sao nên chạy ra phố tàu. Hắn kêu bia rồi tu cái ực hết chai bia rồi khè khà kể. 

Tao tưởng em có hai con thì không sao, lấy về “Buy 1 get 2 Free”, lấy về khỏi cần đẻ , đây em nói có đến 5 con. Ở đảo lâu quá, không có ai bảo lãnh đến khi nhà thờ ở Bronx ra tay cứu giúp, nên mỗi năm cho ra ràng 1 đứa, chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Em xinh nhưng thằng chồng cày 3 job nên đuối quá chết non.

Mình hỏi thế có tính đăng ký quản lý đời em không. Freud đã nói women are more inclined to narcissistic type of choice, seeking in man narcissistic ideal they wanted to acomplish, while men tend more to anaclictic type of choice, looking for a mother in a woman.” Mày đã nói người đàn ông đi tìm người mẹ trong người đàn bà họ yêu mà lị. Hắn có vẻ say nên kêu Freud đếch phải đi làm 3 job nên có thể nói cương được.

Sau này mình dọn qua Cali, chuẩn bị lấy vợ nên mất liên lạc từ đó. Nghe nói cuối cùng hắn vẫn đi học bí tích hôn nhân, theo chủ nghĩa con em là con anh, cũng “mua mẹ được khuyến mãi 5 con”. Lời to.

Xong om
Nhs


Tình yêu thời A-còng

Từ bé mình có tật hay hóng chuyện người lớn, khi nhà có khách, mình hay ngồi sớ rớ gần phòng khách để nghe người lớn nói chuyện từ năm Thìn qua Tết Canh Ngọ. Có lẻ thời ấy không có đài truyền hình hay game điện tử nên buồn không có gì chơi. Nghe người lớn nói chuyện giúp mình biết được vài điều lạ như trang giấy trắng đầu đời, được tô vẽ vớ vẩn đây đó vài chấm màu đủ loại nên hay thắc mắc. 

Mình có cái bệnh là hay xỏ mồm vô hỏi khi nghe người lớn nói có cái gì không đúng lắm thì hay bị chửi “mày ăn cơm hớp” rồi đuổi cổ ra nhà sau. Lớn lên mới hiểu cái bệnh “nổ trường kỳ” do ăn đặc sản Quảng Trị của dân an nam ta khiến mình dù bé vẫn thấy có gì không hợp lý lắm nên hỏi lại thì hay bị chửi sao mày ngu thế. Người Việt mình sống về cảm tính nhiều hơn nên những người thông minh thì cảm nhận ngay, còn không có cảm tính như mình thì phải hỏi cho ra nguyên cớ nên hay bị kêu ngu. Chán Mớ Đời 

Cái tật ”hóng thiên hạ sự” này theo mình đến nay, lâu lâu ra bôn-sa hóng chuyện thiên hạ. Ngồi ăn phở, hay bún bò cũng lắng tai nghe bàn bên cạnh to nhỏ ra sao. Tuần này, đi ăn bánh xèo thì có 1 cặp lớn tuổi ngồi bàn bên cạnh, vừa húp cháo đậu, vừa đả thông tư tưởng với nhau xem chừng như chưa thống nhất, biểu quyết vài vấn đề. Nghe hấp dẫn nên mình gọi thêm 1 suất bánh tôm CỔ Ngư để tiếp tục hóng chuyện vì đôi mắt của bà chủ không mấy thân thiện lắm khi mình ngồi một bàn (4 chỗ) mà thiên hạ xếp hàng cách giãn đồng hương đợi vào.

Bà lão hỏi tại sao ông muốn ly dị, bộ ông muốn ăn gian Oe phe như vợ chồng bà 8, ly dị rồi mà vẫn ở chung, thêm được $500 tiền già mỗi tháng và chính phủ gửi 2 người đến lau dọn, phục vụ. Ông lão kêu không, tui đâu có muốn chuyện đó, người Mỹ họ cho mình sang đây, sống thoải mái là đủ rồi, không cần ăn nhiều, cả hết đức cho con cháu sau này. Bà vợ kêu vậy tại sao ông muốn ly dị, bộ có thế lực thù địch nào, diễn biến hoà bình, rũ rê khiến ông mất lập trường đạo đức cách mạng. Ông lão đưa cốc nước trà lạt thi thoảng mùi nước xà phòng rửa chén, đầy mùi clorine lên uống cái ực rồi thở dài, tại vì bà kêu tui suy thoái, làm mất mặt nên tui chịu hết nổi những yêu sách vô cớ, như tụi Trung Cộng cứ đâm vào thuyền đánh cá người Việt rồi kêu bắt chước công an, kêu là tàu tự đụng vào tàu của tàu, như người dân vô tội cố tình đụng công an hình sự để tự vận.

Bà già rồi mà đòi hỏi nhiều quá làm sao tui chịu nổi. Bà vợ rống lên, đưa tay đang cầm cái tăm xỉa răng, kéo ngang rẹt rẹt, xâm xỉa, rồi búng cái tăm cho văng đi miếng dồi đang mắc răng sắp rụng rồi tru lên; đòi cái gì, ông hỏng nghe tên nhạc sĩ gì đó trên 70 mấy tuổi, già hơn ông mà về Việt Nam lấy vợ thua 4, 5 chục tuổi mà vẫn sinh con đẻ cái được. Thấy báo chí chụp hình, con mới mấy tháng chi đó.

Ông chồng cũng không vừa, kêu có vợ thua mấy chục tuổi thì chắc chắn không suy thoái còn nhìn bà khiến gà tui hết dám ra đá, mất quan điểm, lập trường cách mạng ngay. Bà cho tui về Việt Nam đi, thua tui 10, 20 tuổi cũng được còn bà thì cứ như quần áo giặt sấy mà chưa ủi, nhìn mà Chán Mớ Đời.

Nghe tới đây, mình thấy ông ta nói có lý nên gật đầu, như Lưu Bị khi xưa, luận bàn chuyện anh hùng thiên hạ với Tào Tháo. Rồi như để phân bua, ông ta quay qua, hỏi mình cậu nghĩ có đúng không khiến mình phải nhất trí ngay khiến bà vợ nhìn mình với đôi mắt hình viên đạn, như tiếng sấm chớp khiến mình hoảng đánh rớt chiếc đũa như Lưu Bị khi nghe Tào Thào kêu anh hùng là tên bán chiếu. Kinh

Như tìm được đồng minh, ông ta kể tui lấy bà này mấy chục năm rồi, tưởng sống đến răng long đầu bạc mà nay bà cứ đòi hỏi chuyện ấy mỗi đêm thì làm sao tui chịu được. Tui đi bộ mà bác sĩ bắt tui phải chống gậy, sợ ngã còn bã thì bắt tui uống viagra hoài, sớm muộn gì cũng bị lột dên. 

Bà ấy nghe ai uống mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa chi đó của tên bán bơ trên vùng Riverside, để mọc tóc lại, tóc không mọc nhưng chỉ thấy lông rừng U Minh mọc và động viên tôi phục vụ mỗi đêm thì sức già như tui làm sao mà chịu nổi. U chau hay hè, mật ong và phấn hoa hèn gì đài phát thanh ở vùng bôn sa này cứ ra rã như cái loa phường, mỗi lần mở là nghe họ kêu mua cái này.

Như sợ mình nói cái gì, mất cơ hội tâm sự khi gặp đồng minh, ông ta kể tui gặp bã khi mấy thằng trên núi về, ở rừng lâu năm, về làng thấy con gái là nhảy cởi lên, đè bà ta xuống, lột quần. Bã la bãi bãi, kêu Đả đảo Việt Cộng, Ngô tổng thống muôn năm, muôn năm. Tui ở trong xóm, 15 tuổi mới được thầy dạy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nên liều mạng cầm cái gậy, chạy ra đạp hai thằng nhảy núi dâm loạn trong xóm chạy có cờ. 

Nói vậy thôi chớ hai thằng đó làm bậy với bà cũng đúng vì bà ta đẹp mà điện nước đầy đủ, thuộc loại hàng hiếm trong làng xã. Cậu biết gái 17 bẻ sừng trâu cũng gãy. Từ đó hai nhà biết chuyện nên gả bà ấy cho tui, rồi hai đứa dẫn nhau lên Sàigòn sinh sống, sợ đám nhảy núi về giết tui. Tui cống hiến tuổi thanh xuân, trọn đời tui cho bà với lời thề của Phạm Lãi khi tiễn Tây Thi qua đất Ngô, sông có cạn núi còn mòn, em có làm vợ Phù Sai nhưng mối tình hữu nghị của chúng ta sẽ không phai diệt…. Thấy câu chuyện đang được định hướng đến mức độ bế tắc như xa lộ 91 vào chiều thứ 6 nên mình đứng dậy, ra quầy trả tiền rồi dọt. Hú vía.

Trên đường về, mình bổng nhớ đến những câu châm ngôn về tình yêu đôi lứa đã đọc đâu đó, diễn đạt về tình yêu, một loại thuốc độc mà thiên hạ từ ngày ăn có trái bơ của vườn Sơn đen, bị thượng đế đuổi xuống trần gian, đến nay vẫn đi tìm cái ba sườn.

Ái tình là một chứng bệnh gồm có 3 giai đoạn: khát khao, chiếm đoạt và chán chường như mấy tên bợm nhậu hay kháo nhau tình yêu theo từng giai đoạn màu trái cây: lúc mới yêu nhau thì tình yêu được xem là “màu nho”(mò nhau) rồi đến “màu pha lê” (phê rồi la) cuối cùng già màu ”đọt chuối” (đuối quá nhưng phải chọt) hay câu dao thời A Còng.

Ngày xưa xung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa lớn khỏe hơn chồi
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa hùng hục như trâu
Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai.

Mình khoái nhất câu: “Người ta yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, rồi sau đó lại thở dài nuối tiếc sao ngày xưa không nhìn kỹ thêm lần nữa.” Như bài hát nào khi xưa “để rồi khóc hận về sau…

Người ta hay nói : “Yêu nhau trong sáng…mà phang nhau thì trong tối!” Như hai vợ chồng già ở Bôn Sa, choảng nhau bên cạnh mình giữa tiệm ăn cho thấy người Việt lớn tuổi cũng đã ”a-còng-hoá” chuyện tình cảm của họ để vượt qua thử thách. 


Về nhà mới nhớ là mãi hóng chuyện thiên hạ sự, quên mua thức ăn cho vợ. Đeo khẩu trang vào để khỏi phải trả lời khi bị tố. Chán Mớ Đời 

Nhs

Linh tinh phố Bolsa thời đại dịch

Hôm qua mình lên vườn hái bưởi, quít, bơ và cam để chuẩn bị giỗ ông cụ mình và Mệ Ngoại cùng ngày. Sáng nay chợt nhớ ông cậu, quên không hỏi thăm từ dạo lo sửa chửa ống nước trong vườn và hái bơ nên gọi thăm, hỏi có kỵ mệ ngoại không thì ông cậu kêu chắc không vì không đi đâu được. 

Thời đại cô rô la khiến ông bà cũng đói meo râu, con cháu tự cách ly, cách giãn xã hội, cách giãn gia đình, tự cúng ở nhà hay lai chiêm. Không biết mấy người làm hàng mã, có làm khẩu trang để gửi qua bên kia thế giới cho ông bà hay không. Nếu có thì đừng có đốt cồn rửa tay nhé.

Từ vụ tự cấm cung, mình chưa ra Bolsa nên hôm nay chạy ra, ghé lại ông cậu đưa trái cây để cúng bàn thờ Mệ Ngoại, tính mua phở gà cho cậu mợ nhưng thứ 2, họ kêu không mở vì ít người mua, thứ 5 mới mở đến chủ nhật nên ghé mua bánh mì gà cho cậu mợ. 

Hoá ra, tiệm bánh mì có lẻ được việc trong mùa dịch này nên không đóng cửa. Mở từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Khách cũng ít, cách giãn xã hội đứng xa xa kiểu ”cách giãn đồng hương“ . Chạy lòng vòng Bolsa thấy vắng tanh, lác đác vài người vô gia cư nằm dưới hiên. Tội nghiệp mùa dịch thêm trời mưa như chưa bao giờ mưa ở Nam Cali, Phước Lộc Thọ hình như đóng cửa, ít người đi chợ búa để cho tiền. Thấy có ông nằm hút thuốc, phì phà khói như một thi sĩ thời đại dịch. Có hai vợ chồng Mễ, đeo khẩu trang dắt đứa con đi bộ lang thang, bị 2 xe cảnh sát chận lại. Mùa dịch cấm ra đường ngoại trừ có việc đi chợ búa,… Sáng nay, chính phủ Guatemala yêu cầu Hoa Kỳ đừng gửi trả công dân của họ ở lậu bên Mỹ vì quá tải.

Chợt nhớ anh bạn có nhờ đem lại cho bà chị bình mật ong, nên nhắn tin hỏi địa chỉ. Mình tưởng chị ta bị cô lập nên mua thêm một ổ bánh mì. Đến nơi thấy có một cô trẻ vừa lái xe ra, mình đoán con cháu gì đấy, vừa đến tiếp tế cho bà chị nên cảm thấy ổ bánh mì của mình vô duyên quá, vì tính mua phở cho cậu mợ rồi luôn thể mua cho chị ấy một tô lấy thảo nên đặt bình mật ong ngoài cửa rồi chạy.

Nhân dịp mỹ lo chống cô-rô-la-19 thì nhóm buôn ma tuý từ Columbia, hợp tác với chính phủ Venezuela, cho mượn phi trường để chuyển ma tuý vào Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ doạ dẫm đủ trò. Nhắc lại là Trung Cộng làm thuốc Fentanyl, đưa cho bọn buôn ma tuý Mễ để chuyển vào Hoa Kỳ để trả thù khi xưa, cha ông họ mua thuốc phiện do người tây phương đem lại qua ngõ Ấn Độ.

Tiệm bán súng gần nhà, thấy một đám người đứng chờ để mua súng từ sớm. Đọc trên mạng, các chiến sĩ bàn phiếm như Sơn đen, không hiểu biết gì về quốc phòng, bị vợ ức chế nên hô hào chửi rủa đủ trò vì trước khi tuyên bố thiết quân luật, chính phủ liên bang và tiểu bang, cần phải đưa vệ binh quốc gia về các thành phố lớn để tránh bị loạn xã hội, cướp bóc. Do đó mới có vụ súng ống bán nhiều nhất trong mùa đại dịch, xem hình ảnh thiên hạ đeo mấy cây súng mà khiếp.

Chỉ mong đại dịch sẽ hết mau vì càng lâu dài, người dân nổi điên lên, không tiền, không công ăn việc sẽ làm bậy, đi cướp bóc. Mình nhớ vụ ông da đen Rodney King, bị cảnh sát đánh đập dã man, được tha bổng khiến người da đen tấn công đốt phá khu phố Đại Hàn dù chả ăn nhập gì vào vụ cảnh sát da trắng đánh người dân da đen này cả. Khu người da trắng thì da đen đâu dám tới vì ăn đạn nên giận Da trắng chém da vàng, kéo nhau đến đập phá khu da vàng. Mai mốt chúng xúi da Mễ đến Phước Lộc Thọ đập phá là khốn cả lũ, lúc đó hận thù Obama-Trump đã ăn sâu vào tim gan của người Việt. Xong phim

Truyền hình chiếu người đại hàn leo lên mái nhà cầm súng bắn như điên để tự vệ. Nhóm nổi loạn đốt phá các tiệm người đại hàn, với tình hình này, người Mỹ rất kỳ thị mấy ông ba tàu, nếu kéo dài thêm, họ nổi điên lên chắc đi kiếm Little Sàigòn, Korea town China Town,… để đập phá. Cho nên cũng cẩn thận. Ở nhà là chắc ăn.

Nay bắt chước người Mỹ chửi nhau bú xua la mua đến khi hữu sự, da trắng đến đập phá rồi bắn người Mỹ gốc việt thì ai giúp ai để tự vệ. Lúc đó hồn ai nấy giữ là ngọng. Chán Mớ Đời 

Thời mình ở Tây, báo chí truyền hình chiếu New York bị cúp điện, dân chúng đập phá cướp bóc đủ trò. 

Làm gì để chống đại dịch, chính phủ cũng phải cần thời gian để điều động binh sĩ để bảo vệ trị an cho dân chúng. Do đó chúng ta cần bình tỉnh, đừng để mấy tờ báo bán quảng cáo đưa tin giật gân rồi nhảy ra chửi bới cho đỡ buồn vì bị cách ly. Ngồi nhà, tham gia đoàn quân bàn phiếm, lên mạng chửi bới đủ trò. Chả có ích lợi gì cho lúc này khi chúng ta cần bình tỉnh để chống lại kẻ thù vô hình trong không khí. Thật ra cũng nên chửi vì số người kêu sô 911 về tự tử gia tăng rất nhiều từ khi bị cô lập.

Chỉ có là sau vụ này thì người Mỹ da trắng sẽ ghét dân tàu hay hiểu lầm dân á đông ra mặt. Lúc đó mít cuồng Obama hay mít cuồng Trump đều bị liệt kê là người Tàu, ra đường lạng quạng là bị đòn sẽ giác ngộ là mít thì nên đoàn kết để tranh đấu cho quyền lợi của mình ở xứ đa chủng tộc này thay vì thay vì a dua da trắng.

Người da đen, bị bắt đến đây làm nô lệ từ thời lập quốc mà còn bị kỳ thị huống chi da vàng. Nên nhớ có đạo luật cấm người Tàu vào quốc tịch, hay bảo lãnh thân nhân qua mỹ, để giữ xứ này là da trắng gốc Anglo-saxon thậm chí dân Ý Đại Lợi di cư còn bị kỳ thị.

Hãy giúp đỡ nhau, tham gia các nhóm may khẩu trang, để tặng các chuyên viên y tế hay các tài xế xe buýt vì thành phố Riverside nói có 2 tài xế bị nhiễm cô-rô-la 19. Hay nấu ăn giúp người nghèo,…. Như vậy sẽ giúp người Mỹ có cái nhìn thiện cảm với người á châu sau đại dịch thay vì các video quay người Tàu đi khạc nhổ trong siêu thị bị bắt.

Việt Nam nói không thiếu khẩu trang, dư nhưng có lẻ bị áp lực của Trung Cộng nên không chịu xuất khẩu hay may thêm cho nhân công may có tiền, nhân tiện đánh bóng hình ảnh Việt Nam trong mùa đại dịch thì sau này người ta sẽ đầu tư vào Việt Nam, giúp người dân có công ăn việc làm. 

Tối qua, có cô bạn nhắn tin, nói là hôm nay đi thử nghiệm vì có triệu chứng cô rô la. Mình cầu nguyện cho cô ta tai qua nạn khỏi, mới nghe đụng xe nay lại ho đủ trò.

Tuần này, trời mưa như thượng đế đang khóc cho dân tình Cali, được cái là khi mình ngừng xe thì tạnh. Nghe lời vợ dặn, đeo khẩu trang, mang găng tay đi vào tiệm lấy bánh mì rồi chạy đi đưa cho ông cậu với trái cây để cúng bàn thờ Mệ ngoại. Cậu cháu lâu lâu gặp mặt nhưng nay chỉ đứng ngoài cửa, nói vọng vào vài câu rồi chạy. 

Găng tay mình thường mua để làm vườn có $.99, hôm qua vào home Depot thấy một đôi $4.97. Thấy mấy bộ độ bảo hộ dùng khi sơn hay sửa chửa nhà giá $8.97 nên mua 4 bộ cho chắc ăn.

Được cái là trong đại dịch, lại nở ra những loại “hoa nhân ái” khác, nhiều người vô danh, thức đêm may khẩu trang để tặng các chiến sĩ ở đầu trận tuyến chống lại đại dịch. Nhiều người bỏ công việc, tự chế các khẩu trang cho chuyên viên y tế, bác sĩ, che hết mắt mũi tai họng vì đeo khẩu trang nhưng vi khuẩn vẫn có thể bám vào mũi tai Mắt hay trên mặt của mình.

Nhà thờ, chùa như chùa Điệu Ngự, cho các gia đình Phật tử ra tặng thực phẩm, khẩu trang cho những ai cần. Nhiều người nhắn tin riêng cho mình, hỏi có thể giúp đỡ những gì, để mình nói lại với các anh chị em Bút Nhóm Lửa Việt. Điểm lạ là mình chỉ biết mặt vài người trong nhóm lo giúp vụ này. Có người 30 năm nay mới thấy mặt lại. Hôm chủ nhật gọi FaceTime lần đầu tiên, mình mới thấy mặt những người khác mà mấy lâu nay, liên lạc qua tin nhắn.

Tuyệt nhiên mình không thấy mấy người dành nhau tổ chức diễn hành Tết vừa qua, may khẩu trang hay đóng góp gì cả trong mùa đại dịch. Mấy người chủ tịch cộng đồng nào đó, 2, 3 cộng đồng nhưng biến mất đâu hết. Thậm chí có lần mình nhận email của một nhóm người tự xưng là tổng thống, chính phủ chi đó, không thấy lên tiếng giúp đỡ người Việt. Lúc này không đi làm Neo, Làm Lông là đói, chả thấy tổng thống tự xướng, nói vài câu với quốc dân đồng bào. Chán Mớ Đời   

Bơ đã hái hết trước mùa dịch, không sợ bị ăn cắp nên tuần này mưa ở nhà đóng thuế. Cuộc đời rất lạ! Tháng 1 vừa rồi, tên đại diện công ty mua bơ của vườn mình, mời đi ăn cơm. Ông ta nói là vào tháng 4, 5 bơ từ Mễ Tây Cơ và Peru sẽ được nhập cảng cùng lúc nên giá sẽ xuống. Mình kêu thợ hái từ từ cuối tháng 1 để bán cho Super Bowl và hái từ từ hết đầu tháng 3, tuy hơi tiếc vì trái còn nhỏ.

Thường thì bắt đầu hái vào tháng 3, 4, lúc đó trái to, bán được nhiều hơn nay thì những ai chưa hái bán là ngọng vì giá xuống 30% mà cũng ít ai mua vì chợ đò đều đóng cửa. Thợ không đi làm thì không hái được. Nếu kéo dài thì vào tháng 5 là rụng hết. Trái bơ để lâu thì chất dầu ra nhiều, sẽ chảy xuống đáy của trái, làm đen nên có bán cũng như không vì công ty buôn sĩ sẽ quăn dù trái to.

Mình cận thị nên khi đeo khẩu trang là hơi thở bốc lên kính nên thấy anh bạn làm khẩu trang bằng giấy kính trong cho các chuyên gia y tế nhà thương nên mình chế lại, lấy cái mũ làm vườn, dán băng keo hai đầu. Về nhà vợ có la hét bên tai, thì nước bọt không bay vào mặt như mọi lần. Chán Mớ Đời 

Chúc các bác vui vẻ, ở nhà. Mưa kiểu này thì hai tuần nữa mới lên vườn lại, đúng theo chính phủ khuyến cáo không nên đến chợ, nhà thuốc tây,…

Xong om

Nhs

Túc cầu thời cô rô la vi rút

Mỗi tuần mình xem đá banh 2 trận vào cuối tuần hay trong tuần nếu có giải âu châu nay họ ngừng thi đấu vì đại dịch nên đành xem mấy phim các giải túc cầu thế giới từ khi có phim đến giờ.

Có 2 phim mà mình đã xem khi còn ở Đàlạt tại rạp xi-nê Ngọc Lan; phim giải túc cầu 1966 tại Anh Quốc, và năm 1970 tại Mễ Tây Cơ. Phim năm 1966 thì mình xem với ông cụ khiến mình mơ một ngày được xem túc cầu tại Anh Quốc ở vận động trường Wembley, to lớn hùng vĩ. 12 năm sau, mình đã thực hiện được giấc mơ này khi đi xem hai đội Liverpool và Arsenal đấu giải “Community Shield”. 

Dạo còn sinh viên mỗi lần đến thành phố nào đều đi xem đá banh để quan sát mấy vận động trường vì biết đâu sẽ có ngày vẽ một cái, như sân San Bernabeu của đội Real Madrid hơn 100,000 chỗ, Juventus, Roma…. Mình đang kể về sân vận động Đàlạt ngày xưa với những trận đấu mà mình đã xem khi còn nhỏ. Hôm nào hứng sẽ tải lên đây.

Phim năm 1966 tại Anh Quốc thì họ chiếu sơ sơ không nhớ lắm nhưng chỉ nhớ có đội tuyển Bắc Hàn, đại diện cho Châu Á tham dự, đá bại đội Ý Đại Lợi. Trong trận kế tiếp, 30 phút đầu tiên, họ dẫn trước đội tuyển Bồ Đào Nha 3-0 khiến thiên hạ ngơ ngác, một xứ mà chả ai biết gì cả vì thiên đường cộng sản, chỉ dành riêng cho một số người, bổng xuất hiện, đá bại Ý Đại Lợi, một nước đã từng vô địch rồi ôm nhau hát như có bác Kim trong ngày vui đại thắng.

May thay có con báo Phi châu, cầu thủ Eusébio da Silva Ferreira thường được gọi là ”con báo đen” (black Panther), sinh tại thuộc địa Bồ Đào Nha ở Phi Châu, đá banh giỏi nên mang quốc tịch Bồ Đào Nha, xem như người gốc phi châu đầu tiên, đá cho một đội tuyển âu châu da trắng. Sau này, xem mấy đội tuyển của Pháp quốc có đến 80% thậm chí Ý Đại Lợi vẫn có người gốc phi châu.

Trong trận này, ông ta đá lọt đâu 4 bàn, loại Bắc Triều Tiên và phải đợi 40-50 năm sau, Bắc Triều Tiên mới được tham dự lại, thua đậm Bồ Đào Nha của Ronaldo, nhất là trận này được trực tiếp về Bắc Triều Tiên, nghe nói huấn luyện viên bị đấu tố rồi bị tử hình sau khi trở về thiên đường công sản. 
Mỗi cầu thủ đều có giấc mơ tham dự giải túc cầu thế giới nhưng nếu quốc gia, nơi họ sinh ra, không có khả năng tham dự thì họ có thể thay đổi quốc tịch để thỏa mãn ước mơ của mình. Ngay thế vận hội, cũng có nhiều tuyển thủ thay đổi quốc tịch.

Ông cụ mình có một “Collection” về báo thể thao ngày xưa “Thao Trường”, và “Nguồn sống” mấy năm trời, xếp đầy dưới một divan nên hè mình lấy đọc, học tiếng Việt, bàn về các trận đấu, giải túc cầu nên mình nghe đến những tên như Raymond Kopa, Just Fontaine của Pháp, Pele, Toastao, Garincha, Di Stephano, Eusebio,…

Sau này dọn nhà nặng quá nên đành lấy ra bán ve chai. Bà mua ve chai phải gánh đến 5, 6 lần mới hết. Qua âu châu đi chơi, gặp bố của mấy cô bạn thì mình có dịp tiếp chuyện khi nói về đá banh, nói đến cầu thủ ở thời của họ khiến họ khoái lắm, nói đến thần tượng của họ.

Trận chung kết năm 1966 diễn ra giữa hai đội tuyển Đức và Anh Quốc nhiều kịch tính. Anh Quốc dẫn 2-1 thì 30 giây cuối cùng, đội tuyển đức gỡ huề. Phải đá thêm 30 phút. Lúc đó mới hiểu tinh thần chiến đấu của người Anh Quốc (british fighting spirit) và tinh thần kỹ luật chiến đấu của người đức. Mình nhớ phim cứ chiếu đi chiếu lại vụ bàn thắng thứ 3 của Anh Quốc. Trung phong Hurst đá banh trúng sà ngang, dội xuống đất ngày làn vôi biên rồi bật ra ngoài nhưng trọng tài biên, người Nga (đội Liên Sô bị đức loại ở tứ kết), kêu là đã quá làn biên nên đức thua rồi trung phong Hurst làm bàn thêm quả thứ 4. Ông này là người đầu tiên đá lọt 3 bàn tròn (hat trick) ở một trận chung kết giàu túc cầu thế giới. 

Nhờ xem phim này, mình thích hai đội tuyển Anh Quốc và Đức quốc nên sau này sang tây là mình cổ vũ hai đội tuyển này dù sinh sống tại Pháp quốc. Mình có ấn tượng ông cầu thủ Anh Quốc, tên Bobby Charlton, một trong những người sống sót của đội Manchester United trong chuyến bay định mệnh từ Munich về Manchester, sau một trận đấu giải âu châu. Từ đó mình là cổ động viên cho Liverpool, Mờ U của Anh Quốc, còn ở Tây thì vẫn PSG, Ý Đại Lợi thì Roma,…

Coi mấy phim này mới thấy sự thay đổi về môn túc cầu. Thật ra mình thấy Messi hay Ronaldo đá giỏi hơn Pele, Puskas, Eusebio, Kopa, Fontaine,.. Mà mình đọc trên mấy ngàn tờ báo Thao Trường khi còn bé. Đọc báo nên mình hay tưởng tượng thêm nhưng khi xem phim thì thấy cũng thường, không như các cấu thủ ngày nay, chạy như điên suốt 90 phút của trận đấu. 

Cầu thủ ngày xưa còn phì phà hút thuốc lá đủ trò nhưng tả biên Garrincha của đội tuyển Ba-Tây vẫn hay. Ông này chân có tật, đi cà khỏng cà khổ nhưng chỉ biết một chiêu mà tất cả hậu vệ trên thế giới đều bị qua mặt. Sau này chết nghèo khổ vì nát rượu, chơi bời nên gái lấy hết tiền, vợ con đói khổ. (Còn tiếp)

Nhs

Cô giáo ngày xưa

Mình may mắn vẫn còn liên lạc được với một cô giáo thời cấp 2 và hai ông thầy thời cấp 3. Hai người ở bên Mỹ còn một người ở Việt Nam. Cứ qua lại qua email, lâu lâu có gọi điện thoại hỏi thăm còn cô giáo thì chít chát trên Facebook. Có điều cô nay đã lớn tuổi mà sống một mình, nên mình hơi lo nhất là vụ covid-19, không chịu ở gần con cháu, lâu lâu gặp con của cô, cứ rên với mình; Mẹ em thế này mẹ em thế kia, không chịu ở gần đứa nào cả. 

Mình nói cô về Cali sống cho vui. Bán nhà ở Ohio, về đây thuê một căn hộ, ngay Bôn sa, con có phòng mạch ở bôn sa, ngày ngày ghé thăm nhưng lại than: “lực bất tòng tâm”.

Năm ngoái, mình đưa mẹ mình đi viếng Nhật Bản, cô thấy thích quá nên kêu mình rủ bà cụ đi Tây với cô, mong ước nhìn lại khung trời của thời sinh viên, học sinh. Con của cô đồng ý mua vé đi Tây nhưng cô không chịu đi. Mỗi lần nói đến đề tài gì thì cô hay kêu: “lực bất tòng tâm” khiến mình buồn cười vì khi xưa cô ta cho mình 0 điểm khi học về câu của ông giáo Nguyễn Bá Học; “Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Lý do là khi xưa, học giờ việt văn với cô, mình ngồi cuối lớp nên hay hóng tin mấy tên ngồi gần, đa số là dân học cực ngu như mình. Không thằng nào theo dõi những gì cô nói, có thằng đến giờ cô là đói, lấy gói mì gói ra, bỏ miệng nhai mì gói khô nghe rào rào nhức nhối lỗ tai mấy thằng ngồi bên, đưa tay ra xin như ăn mày ở cầu thang chợ Đàlạt.

Bổng cô kêu tên mình, hỏi mình lập lại câu thành ngữ của ông Nguyễn Bá Học mà mình cứ đinh ninh là Nguyễn Thái Học, anh hùng Yên Bái chi đó. Ông này có câu “không thành công thì cũng thành nhân”, khiến mình bị ăn zero nhớ đời. Mình thắc mắc khi một ông thầy khác dạy việt văn nói câu này, khi kể về 13 người hùng Yên Bái trong đó có Cô Giang, Ấp mang tên cô này, nơi mình hay cúp cua đá banh với thằng Khoa và tụi trong lớp. Mình không hiểu tây đem máy chém thời cách mạng của họ, xem như phế liệu sang nước mình, chém 13 anh hùng Yên Bái chết thì làm sao họ làm người (thành nhân) được. Mình nghe chết thành ma chớ có bao giờ nghe chết thành người, hỏi ông thầy, thì thầy lắc đầu kêu sao dốt thế, cho 0 điểm.

Mình có tật khi thầy cô hỏi mà mình không biết trả lời thì tự nhiên mình bị cà lăm. Mình cố gắng để trả lời nhưng cứ bị cà lăm. Nghe mấy đứa bên cạnh nhắc tuồng nên mình nghe chữ được chữ không, trả lời khó khăn lắm mới trả lời hết: “đường ..đi khó ...vì ngăn... sông.. cách.. núi... và ...lòng.. người... ngại núi.. e.. sông”Thế là bị cô cho điểm xấu, 0 điểm, còn phê trong học bạ là nói chuyện trong lớp chi đó.

Hôm trước, cô lại đem chuyện ông Ban Siêu bên tàu ra để viện cớ chi đó, không nhớ khiến mình trả lời; ngày xưa cô dạy em “đường đi KHó,….” khiến cô cười nức nở. Cuộc đời không biết được mai sau, gặp mấy tên học trò chuyên chính ngu lâu dốt sớm như sơn đen, còn nhớ được điểm xấu  Mà thầy cô cho ngày xưa, nay đem ra đấu tố. He he he

Theo mình hiểu cô giáo ngày xưa rất cá tính, độc lập. 16 tuổi đã đi du học ở bên Tây, xa quê hương, xa gia đình từ bé nên thích tự lập, ý chí rất mạnh, lại không muốn làm phiền con cháu nên thích sống một mình.

Nếu mình không lầm thì thành ngữ “lực bất tòng tâm” được mấy ông thầy đồ khi xưa, kể lại chuyện ông Ban Siêu. Ông này được vua phái đi Tây vực. Ông ta làm quan đâu gần 30 năm nên muốn về cố quận nhưng xứ Tây Vực thì không có thằng quan nào muốn đi tới đó nên vua không có người bổ nhiệm nên lờ đi. Sau em gái của ông ta viết thư cho vua, kể rằng ông ta nay đã già, đi đâu phải chống gậy, nếu có loạn xẩy ra thì không thể cáng đáng được thì uổng công thành quả của các bậc trung thần, xây dựng từ mấy chục năm nay. Nhà vua nghe thấy chí lí nên cho ông ta về quê, chưa đầy một tháng thì đi theo hầu tiên đế luôn. Từ đó người ta hay dùng “lực bất tòng tâm để nói lên những việc muốn làm mà sức khoẻ không cho phép.

Sau này đi hướng đạo, tập hát mấy bài ca sinh hoạt, mới hiểu ý nghĩa của câu ông Nguyễn Bá Học. Khi xưa, ngồi lớp mãi mê nghe tiếng nhai rào rào mì gói của thằng Hiển nên chả hấp thụ gì của cô giáo ngày xưa. Kể ra sợ cô buồn nhưng cũng là một kỷ niệm một thời đi học.

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, 
Nhưng khó vì long người ngại núi e sông.
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, 
Nhưng khó vì long người ngại núi e sông.

Anh em ta ơi! Đường trường còn dài,
Còn nhiều trở ngại, còn nhiều gian khó.
Kiên gan, kiên gan, anh em ta ơi!
Cố tâm vượt qua.

Mình nhớ năm Mậu Thân, bị cấm cung như dạo này. Trường kêu lên lấy bài tập về nhà làm, cô có cho bài “Thằng Bờm”, khiến mình càng dốt lâu hơn vì tên này không muốn giàu có mà chỉ muốn ăn thôi như thiên hạ chỉ muốn làm cho nhà nước để ăn thay vì tạo dựng công ty, buôn bán làm giàu. Hôm nào rảnh sẽ kể vụ này vì cũng được điểm 0 của cô. Chán Mớ Đời 

Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử" -

Nhs

Những chiến sĩ vô danh trong mùa đại dịch

Những chiến sĩ vô danh thời Đại Dịch

Chúng ta đang trải qua thời đại dịch của thế kỷ 21, tự cách ly khiến mấy người buồn ở nhà, không biết làm gì, lên mạng chửi bới nhau. Người theo ông Trump hoan hô, người chửi ông Trump, loạn xã ngầu. 

Mình không rõ vấn đề lắm nhưng đang tìm tài liệu đọc khi các tòa đại sứ quốc gia tây phương kêu gọi người dân của họ đang sinh sống hay du lịch ở Á châu phải trở về nước gấp, bằng những chuyên cơ, cho thấy tình báo của họ biết có gì sẽ xẩy ra khi Trung Cộng tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự trên biển đông trong khi các nước tây phương và á châu đang lo trị bệnh dịch.

Chuyện này xẩy ra chưa từng có nên không thể đỗ lỗi cho ai cả. Người ta phỏng vấn bà cựu bộ trưởng y tế Pháp quốc, thì được biết là có dự trữ trên 600 triệu thiết bị y tế sau đại dịch Sars năm 2009. Khi quá date thì người ta thiêu hủy nên ngày nay không có để sử dụng. Không nên chửi bới vì không có ích lợi cho hôm nay.

Mình thấy trên mạng, vợ chồng tên bạn học cũ ở Đàlạt, cùng nhóm bạn của họ đang vận động , quyên góp thiết bị y tế,… đó là những gì chúng ta cần làm hôm nay thay vì ngồi ở nhà rồi nổi điên lên mạng chửi om xòm.

Người Mỹ hay nói trong thế gian có 3 loại người: thứ nhất là người tạo dựng, thứ 2; người đứng nhìn và loại thứ 3 thì hỏi chuyện gì xảy ra. Trong cơn đại dịch thì mình thấy xuất hiện những chiến sĩ mà hai tháng trước đây, người ta nghĩ họ không xứng đáng với đồng lương tối thiểu $15/ giờ. Họ không lên tiếng ủng hộ phe này hay đả kích phe kia nhưng họ lại có một tấm lòng nhân ái. Hôm nay, mình thấy họ tự nguyện, thức đêm để may mấy khẩu trang và các thiết bị y tế miễn phí, để giúp các cơ quan y tế đang thiếu hụt vì quá tải.

Bút Nhóm Lửa Việt đang huy động chương trình “Masks Save Lives” để quyên góp các khẩu trang, găng tay, và các thiết bị y tế cần thiết cho nhà thương và các viện dưỡng lão. Những thiết bị sau đây rất cần thiết cho nhà thương, sĩ, ý tá:

*khẩu trang N95
*Khẩu trang dùng giải phẫu
*mặt nạ giải phẫu 
*găng tay dùng một lần
*quần áo bảo hộ
*bọc giày dùng một lần…

Nhóm thiện nguyện ở Tampa, Florida đã quyên góp được các thiết bị y tế như sau:
03/25/2020: 700 khẩu trang, 24,000 găng tay Nitrile
03/26/2020: 1,450 khẩu trang
03/28/2020: 1,200 khẩu trang, 6,000 găng tay
03/31/2020: 12,000 găng tay, 8 gallons cồn 70%
04/03/2020: sẽ may xong 20,000 khẩu trang
04/15/2020: sẽ tiếp nhận 20,000 khẩu trang

Các anh chị tại Nam và Bắc Cali cũng đang lo quyên góp các thiết bị y tế và may các khẩu trang.
Các anh chị có thể liên lạc trong vùng mình cư ngự, các nhà thương, viện dưỡng lão, sở cứu hỏa,..có cần các thiết bị y tế thì xin điền mẫu đơn sau đây rồi email về MaskSaveLives.virus@gmail.com.

Ai muốn ủng hộ hiện kim hay hiện vật thì xin vào www.LuaViet.org, để đóng góp qua PayPal hay ngân phiếu cho Lửa Việt Youth Organization để được khấu trừ thuế. (Tax ID #22-3421879) P.O. Box 349, Marlboro, NJ 07746.

Nay họ nhờ mình phải dịch ra việt ngữ các cách thức may bộ đồ bảo hộ cho các chiến sĩ vô danh, dựa theo mà may.

Mình sẽ cập nhật hoá Status này mỗi ngày.

Nhs













Sữa và bệnh loãng xương

Ở Hoa Kỳ, khi đau người ta khuyên ăn cháo gà (chicken Soup), thường là mấy cái lon đồ hộp mà đến mùa cúm, truyền hình quảng cáo hiệu Campbell soup. Ở Nhật Bản thì bệnh nhân được cho ăn cháo trắng,…nhưng theo ông bác sĩ Hiromi Shinya, là quan niệm sai lầm. Mình nhớ khi xưa, ở Đàlạt, đau là sai em út chạy xuống mua mì Cẩm Đô, ăn một vắt mì xong là hết bệnh nên sau này ở Cali, đau là chơi mì hai vắt thêm hẹ cho nhiều là hết bệnh.

Ông ta cho bệnh nhân trước hay sau khi được giải phẫu ăn uống bình thường nhưng với điều kiện là nhai 70 lần trước khi nuốt. Theo ông ta nhai kỹ rất quan trọng, không những cho bệnh nhân mà cả người thường.

Enzyme tiêu hoá từ nước miếng, sẽ giúp cho tiêu hoá tốt và được hấp thụ qua đường ruột. Mỗi lần đói mình hay nhai kẹo cao su thì nước miếng chảy xuống bụng khiến quên đi cái đói hay khát nước. Khi vào vườn, hay đi leo núi, mình nhai kẹo cao su để khỏi bị khát, 2 tiếng ngưng, uống nước một lần.

Có ông Ohsawa đưa ra thuyết ăn gạo lứt muối mè để thanh lọc cơ thể. Ông ta khuyên nhai cho kỹ, từ 50 đến 70 lần. Lý do là để nước miếng hoà với enzyme để giúp tiêu hoá, phân huỷ để ruột non dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi ăn những thức ăn như củ cải hay khoai lang thì cơ thể có thể hấp thụ trực tiếp chất dinh dưỡng còn ngoài ra phải theo quá trình phân huỷ chất dinh dưỡng rồi chạy vào ruột non.

Ông này kêu 3 ngày ăn gạo lứt muối mè để thanh lọc cơ thể nhưng có nhiều người không hiểu rõ, cứ ăn gạo lức trường kỳ đâm ra thiếu chất dinh dưỡng nên đau yếu. Ông ta khuyên nên ngâm gạo lứt 1 ngày để bắt đầu nẩy mầm và tiết ra những enzyme và chất khoáng từ cám. Mình nhớ có dạo trên mạng có phong trào uống gạo lức rang truyền nhau. Có người kể cho mình là phải rang gạo lức rồi úp ngược lại để dưỡng biến thành âm hay ngược lại. Thật ra trong gạo lức có nhiều chất acid độc nên khi họ rang nóng thì giảm bớt. Sau này có ông bác sĩ Sakurazawa Nyoichi, sử dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè nhưng lại thiếu chất đạm và chất béo. Thiếu hai chất tố này thì  không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố,...khiến nhiều người bị rối loạn kinh Nguyệt, thiếu máu, suy nhược đủ trò. Đọc đâu đó thì gia đình ông gạo lứt muối Mè sau này bị ung thư chết sớm hết.


Cho nên khi thử nghiệm việc gì thì nên đọc từ A đến Z để có khái niệm chung còn chưa nhất quán thì đọc tiếp tài liệu khác. “Nghe ai nói” thì đừng tin vội, kiếm tài liệu để đọc cho quán triệt vấn đề. Không nên theo chủ nghĩa “nghe ai nói” là tự làm khổ mình, nhất là đừng nghe SƠn Đen kể chuyện. Mình chỉ ghi lại những gì mình đọc, có thể mình đã hiểu sai nên đừng bao giờ nghe mình. Phải kiếm tài liệu khác để đọc và nếu được thì cho mình biết để mình học hỏi thêm. 

Ông bác sĩ Shinya cho biết một điểm tai hại khác là người ta cho bệnh nhân uống sữa khi nằm bệnh viện. Các chất dinh dưỡng chính trong sữa là chất đạm, chất béo, Glucose, calcium và nhiều sinh tố khác. Sữa có nhiều calcium nên người ta nghĩ sẽ giúp chống bệnh loãng xương.

Trên thực tế, sữa là chất dinh dưỡng khó tiêu nhất dù là chất lõng, nhiều người uống như uống nước lạnh mỗi ngày. Mình có tên bạn người Hoà Lan, khi xưa, ở Âu châu tới nhà hắn thì thấy hắn uống sữa như nước lạnh. Hắn lấy bình sữa ra pha một cốc bự rồi đưa mình một cốc. Hắn làm cái ào hết cốc sữa rồi đỗ thêm vào trong khi mình mặt xanh như đít nhái khi nhìn thấy cốc sữa, kêu tao không uống sữa, cho ly nước. Hắn kêu người Hoà Lan đều uống sữa như vậy khiến dân Hoà Lan rất cao. Mình đứng bên cạnh hắn thấp hơn cái đầu.

80% chất đạm có trong sữa là Casein , một loại chất đạm, thường chiếm 80% trong sữa, và có đặc tính chống chất lõng (hydrophobic) sẽ khiến sự tiêu hoá khó khăn. Nhất là sữa bán trong tiệm được “homogenized” để tránh ”cream” trồi lên mặt nước. Nếu lấy sữa mà hâm nóng thì mình sẽ thấy Gờn gợn trên cái ly sữa nóng có cream. Khi quậy hoà tan sữa thì không khí sẽ hoà lẫn vào sữa khiến phần chất béo bị oxy hoá tạo ra các “Free radicals”, không biết tiếng Việt dịch ra sao, sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Ai biết cho em xin.

Sữa có chất béo bị oxy-hoá được Pasteur-hoá ở nhiệt độ cao 212F khiến enzymes bị tiêu huỷ ở 200 độ F. Tóm lại sữa bán ở tiệm không còn những enzymes cần thiết và các chất béo bị thay đổi bởi nhiệt độ cao, gây nguy hại cho tính mạng. Nghe kể là nếu người ta cho con bê uống sữa mua trong tiệm thì sau vài ngày sẽ chết vì thiếu enzymes.

Người ta giải thích chó hay thích liếm mồm người ta vì tìm enzymes. Mấy con thú như cọp beo, sau khi bắt được mồi, việc đầu tiên là chúng ăn nội tạng của con mồi trước để tìm enzymes. Lâu lâu mình cũng hay ra bôn sa, kêu cháo lòng ăn cho có chút gì đó enzymes vì “nghe nói” ăn gì bổ nấy. He he he

Mình có xem phim tài liệu, ngày nay người Mỹ bắt đầu uống sữa tươi lại, không được thanh lọc hay pasteur-hoá. Gần nhà mình có một siêu thị bán loại sữa này. Rất đắt, giá gấp 6 lần sữa thường thêm phải đóng tiền thuế chân cái chai bằng ve chai thêm $4.

Vợ mình cứ thích mua sữa uống vì ”nghe nói” sữa có nhiều calcium để bồi bổ cho xương khi về già. Trên thực tế, người Mỹ uống rất nhiều sữa từ bé hàng ngày nhưng họ vẫn bị loãng xương trầm trọng. Đó là sự nghịch lý của những gì “nghe nói” vì trên thực tế uống sữa là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.

Gần đây, sữa bán không được nên nông dân mỹ đem đỗ vì người Mỹ trẻ, bắt đầu chú ý đến sự nguy hại việc nuôi bò công nghệ ở Hoa Kỳ. Họ cho bò ăn bắp đậu với thuốc trụ sinh để tránh bệnh, nhất là thịt cho béo, cung cấp sữa nhiều. Xem phim tài liệu có nhiều con bò đi không nổi, nằm bẹp xuống như mấy con gà được tọng nhiều qua, không di chuyển cứ nằm mà ăn.

Người Mỹ bắt đầu hiểu sự nguy hiểm về lâu về dài khi uống sữa. Bắt đầu có phong trào uống sữa tươi hữu cơ, bò nuôi bằng cỏ ngoài đồng như mấy thế hệ trước, tránh sữa bò công nghiệp. Sữa được sản xuất nhiều nên rẻ nhưng thực chất thì không còn gì, vì họ lọc hết chất béo, chất đạm qua quá trình pasteur hoá như nước rồi họ pha đủ trò vào tương tự nước cam, nước trái cây toàn là đường,… Hôm trước mình chở 2 đứa con đi ăn hamburger với thịt bò được nuôi ngoài đồng, tạm gọi bò đi bộ như người Việt gọi gà đi bộ. Thịt rất mềm, giá đắt gấp đôi thịt bò công nghiệp.

Calcium trong cơ thể con người thường là 9-10 mg nhưng khi chúng ta uống sữa thì calcium trong huyết quản sẽ lên cao. Lúc đầu thì chúng ta nghĩ calcium sẽ được hấp thụ nhiều. Khi calcium lên cao thì cơ thể sẽ tìm cách đào thải số lượng calcium qua hai quả thận rồi qua đường tiểu. Khi chúng ta uống mấy supplement sinh tố, thường đi tiểu thấy màu vàng là vì quá nhiều sinh tố nên được thải ra lượng dư. Cái nghịch lý là nếu chúng ta muốn uống sữa để gia tăng calcium thì lại vô tình làm giảm chất calcium trong người.

Ngoài ra chất đạm trong sữa sẽ tạo ra acid, cơ thể sẽ tự động lấy chất calcium trong cơ thể để bảo hoà, từ từ xương của mình không có calcium, sẽ bị loãng. Ngoài ra, có những tài liệu cho biết sữa gây các bệnh ung thư như tuyến tiền liệt , tử cung, gây mụn, dị ứng,...đủ trò. Hôm nào rảnh sẽ kể tiếp. Chán Mớ Đời 

Ngược lại, người Nhật Bản ăn cá, rong biển, thoạt đầu ít calcium nhưng không được hấp thụ ngay liền như uống sữa nên không gia tăng calcium trong huyết quản ngay do đó người nhật ít bị chứng loãng xương. Nói chuyện với bà cụ mình ở Đàlạt, bà cụ kêu gửi về sữa Ensure, mình sợ bà cụ buồn nếu không gửi, đành gửi nhưng dặn là uống ít ít thôi để tránh vụ loãng xương. Ăn rau quả đều có chất calcium cả.

Tương tự khi chúng ta ăn rau quả nhất là trái cây có rất nhiều đường nhưng nhờ chất xơ nên sẽ giúp hãm lại sự điều tiết chất đừng tỏng máu còn nếu uống nước trái cây thì sẽ đi thẳng vào huyết quản nên dễ mập là vậy. Chịu khó nhai trái cây sẽ tốt hơn là uống nước trái cây.

Có dạo người ta có chương trình quảng cáo “nếu không uống sữa thì ăn sữa” để bán phô mát. Sữa dư nên nông dân làm phô mát, họ bỏ muối rất nhiều để khỏi hư do đó ăn phô mát (mình thèm ăn phô mát lắm nhất là Brie vì khi xưa đi chơi vùng Normandie, ăn ngon không thể tả) có rất nhiều muối. Ai mà cao áp huyết thì không nên rờ tới món này. Phô mát có rất nhiều calcium nên sẽ làm loảng xương. Chán Mớ Đời

Có một loại sữa rất tốt đó là sữa mẹ vì có nhiều enzyme và các loại kháng thể khác để chống bệnh tật vì lẻ đó mà khi xưa, nhà giàu hay mướn ai có con nhất là con so, có sữa rồi để cho bố mẹ già họ uống sữa đàn bà mới sinh con. Trong phim “áo lụa Hà Đông”, có quay cảnh ông già người Minh Hương, bú sữa bà mẹ mới sinh con, nghèo nên đi bán sữa khiến con không có sữa. Lúc đầu, Ông ta bú qua cái lỗ nơi cửa, bên kia cửa thì bà mẹ nghèo, đưa cái vú qua cái lỗ, rất lãng mạng, sau đó thì nằm trên cái phảng, há mồm ra còn bà mẹ trẻ mớm cái vú. Rất cảm động. Xem phim này với vợ, mình nói ước gì như ông già thì bị vợ trừng mắt. Chán Mớ Đời


(Còn tiếp)
NHS

Người nhật bị ung thư bao tử gấp 10 lần người Mỹ

Đọc tài liệu của ông bác sĩ nhật, làm việc tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, cho rằng tỷ lệ người nhật bị ung thư bao tử nhiều gấp 10 lần người Mỹ khiến mình thất kinh. Truyền thông khen người nhật sống lâu, thức ăn của họ tốt, nhất là sushi, không như thức ăn của Hoa Kỳ,…. Cho thấy chúng ta bị báo chí, công ty quảng cáo bán thức ăn nhật thổi phồng các nghiên cứu mà quên nói cho chúng ta những tiêu cực về người nhật.

Ông bác sĩ Hiromi Shinya cho hay là qua kinh nghiệm lâm sàng của ông khi làm việc tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, ông nhận thấy bộ tiêu hoá của người nhật khác với người Mỹ do ảnh hưởng của thức ăn thường nhật của hai xứ này.

Ông bác sĩ này là người đầu tiên ở Hoa Kỳ, sử dụng colonoscopy để soi ruột cho bệnh nhân. Ông ta nhận thấy ruột của bệnh nhân người Mỹ rất tệ hại, nhiều chỗ ruột bị quấn lại khiến phân không được thoát ra ngoài. Những vấn đề này đưa đến bị ung thư ruột, có các polyps hay các túi thừa (diverticuli). Từ đó đưa đến những bệnh tật như cao áp huyết, arteriosclerosis (mạch máu bị sơ cứng), ung thư tuyến tiền liệt và tiểu đường. Khi đường ruột bị suy yếu thì cơ thể sẽ suy yếu theo. Ông ta cho rằng bộ tiêu hoá là quan trọng cho sức khoẻ của con người, có thể nói là 80%.

Ông ta khám phá ra cứ 3 người đi soi ruột thì 1 người có polyps, phải lấy ra. Mình bị trường hợp này khi đi soi ruột lần đầu thì bác sĩ nói có 3 polyps, lần thứ nhì thì nói có lấy ra 2 và cho thử nghiệm để xem có tế bào ung thư hay không. Do đó mình phải cẩn thận ăn uống để tránh sự việc này. Cứ 5 năm phải đi soi ruột, để tránh các polyps (nếu có) lớn to thì sẽ làm nghẹt ruột khiến phân bị nghẹt.

Trong quá trình làm việc từ 30 năm qua tại hai quốc gia, ông ta nhận thấy người nhật bắt đầu uống sữa đại trà vào thập niên 1961 ở trường học và ăn phô mát, sữa chua. Các rau quả là thức ăn hàng đầu của người nhật bắt đầu được thay thế bởi chất đạm của gia cầm và tiếp tục đến ngày nay.

Năm ngoái mình đi Nhật Bản chơi với bà cụ thì thấy người nhật trẻ cao to hơn người Việt mình, có lẻ nhờ uống sữa, ăn thịt chất đạm. Dạo mình về thăm quê ngoại lần đầu tiên thì thấy người Huế thấp bé, ốm đói thấy thương. Con mình nói bố cao nhất thành phố này.

Hồi bé cứ nghe người ta kêu Nhật Lùn nhưng sang Nhật Bản mới thấy người nhật to cao hơn người Việt mình do thức ăn được âu hoá. Ông này cũng kể là hai đứa con ông ta, khi qua mỹ sống thì uống sữa bò thì bị bệnh, lỡ loét nên ngưng uống sữa thì khỏi còn bà vợ cũng vậy rồi sau đó qua đời vì bệnh lupus.

Ông bác sĩ kể là 30 năm qua, làm việc tại hai quốc gia, ông nhận thấy bộ phận tiêu hoá của người nhật có khả năng bị viêm dạ dày teo nhiều gấp 20 lần người Mỹ, làm mỏng niêm mạc dạ dày, gia tăng khả năng bị ung thư dạ dày và tỷ lệ ung thư dạ dày tại Nhật Bản, tính ra gấp 10 lần tại Hoa Kỳ.

Ngày nay, vấn nạn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản là bệnh béo phì nhưng ít có nguời nhật nào có thể to béo cỡ người Mỹ. Các đấu thủ Sumo Nhật Bản, thường to béo nhưng không thể nào to béo như đấu thủ mỹ, gốc Hạ uy di, Konishiki, nặng hơn 600 cân. Lý do là người nhật có vấn đề bao tử vì khó ăn được thêm nhiều như người Mỹ. Người Mỹ có bộ phận tiêu hoá mạnh hơn người nhật giúp họ có thể ăn nhiều hơn.

Lý do là thức ăn của người Mỹ có nhiều sinh tố A. Sinh tố A giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và các màng nhầy khác. Một phần, người Nhật có ít enzyme tiêu hoá nên khi ăn nhiều hay bị đau.

Enzyme tiêu hoá phân huỷ thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Sự tiêu hoá và hấp thụ đi từng cấp vì các enzyme tiêu hoá được xả ra. Khởi đầu là nước miếng, chuyền xuống bao tử, dạ tràng, tuyến tuỵ và ruột non.

Enzyme là chất đạm xúc tác trong tế bào sống, là một thực thể quan trọng cho sự sống. Thú vật, rau quả, đâu có sự sống đều có enzyme. Mỗi tuần mình gieo hạt bông cải để làm giá để ăn, hiện tượng này cho thấy enzyme đang làm việc, sự thay đổi tế bào chết bằng tế bào mới chứng minh quá trình làm việc của enzyme…

Người ta cho biết có hơn 5,000 loại enzyme trong cơ thể con người. Được chia thành 2 loại: loại được thành hình trong cơ thể và loại được đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn dinh dưỡng. Trong các enzymes được thành hình trong cơ thể thì có đến 3,000 loại vi khuẩn trong bộ tiêu hoá của chúng ta.

Được biết một người có hệ thống ruột tràng khoẻ mạnh thường ăn thực phẩm tươi có nhiều enzyme. Không những ăn thực phẩm từ ngoài đưa vào cơ thể, tạo dựng một môi trường lành mạnh để các enzymes trong cơ thể cũng làm việc để sinh sản thêm.

Người ta uống trụ sinh khá nhiều nên tàn phá huỷ diệt khá nhiều các enzyme trong bộ tiêu hoá do đó có nhiều bác sĩ kêu gọi uống các loại bột rau quả của họ bán, khá đắt. Mình xem những gì họ bỏ ở trong thì mua về ăn tươi tốt hơn.

Ngược lại những người có hệ thống tiêu hoá kém, đa số có cuộc sống kém lành mạnh, có những tật xấu khiến triệt tiêu nhiều enzyme. Uống rượu, hút thuốc lá, ăn quá nhiều, thực phẩm có chất bảo quản, thuốc hại các enzyme…. Đưa đến là nguyên tố chính cho cuộc sống tốt là enzymes và đời sống lành mạnh, sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống khoẻ mạnh, yếu bệnh tật. Bệnh tòng khẩu nhập.

Ngày nay, giới trẻ có phong trào ăn chay, rau quả, không ăn thịt vì những niềm tin tôn giáo hay không muốn súc vật được nuôi công nghiệp hay bị giết dã man,… nhưng nguyên tắc chính là enzymes.

Khi chúng ta ăn, nước miếng cộng với enzyme tác động với tinh bột, vị dịch tố trong bao tử sẽ tạo ra chất đạm. Trên thực tế khi chúng ta ăn các chất dinh dưỡng có nhiều enzyme, nhưng cơ thể con người sẽ không hấp thụ trực tiếp mà được phân huỷ qua đường tiêu hoá và được hấp thụ bởi các ruột non như amino acid hay peptide.


Ngày nay, với y khoa hiện đại, người ta sử dụng thuốc tây để chữa bệnh, nhưng thuốc tây, nhất là thuốc chống ung thư sẽ huỷ diệt khá nhiều các enzyme. Thuốc trừ ung thư sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư cùng lúc các enzyme bình thường cần thiết cho cơ thể.

Enzyme có nhiệm vụ tái tạo lại các tế bào, giữ gìn hệ miễn dịch của cơ thể, khi bị huỷ diệt cho thấy sẽ làm cơ thể yếu đi, đưa đến kết quả là chỉ có 2.1% bệnh nhân ung thư tại Hoa Kỳ sống sót sau 5 năm, Úc Đại lợi khá nhất là 2.3%.

Lý do là hệ ứng phụ của chemotherapy là không thấy đói, tóc rụng, hay bị buồn nôn vì đa số các enzyme được huy động để giải độc do đó sau khi chữa khỏi ung thư, người ta phải tiêu thụ khá nhiều các enzyme để bồi đắp lại. Ngoài thuốc ung thư, bình thường nếu chúng ta uống các loại thuốc khác có hệ ứng phụ như thuốc cao mỡ, cao đường, cao tùm lùm cũng gây ra những hệ ứng này.

Mấy người bị mỗ tim thì vài năm sau vẫn có khả năng lên bàn mỗ lại cũng như người bị ung thư được chữa lành vẫn có khả năng tái phát nếu không thay đổi chế độ dinh dưỡng. 

Căn bản để chữa trị bệnh tật là các hoạt động đời sống lành mạnh thường nhật, ăn uống rau quả, tập thể dục, không nên ăn nhiều, không  uống rượu mạnh, hút thuốc,…. Còn nói trên đời này nhất là ở Hoa Kỳ phải hưởng thụ thì cũng đúng. Mỗi người có một niềm tin riêng nên phải tôn trọng. 

Nhs