Đàlạt xưa qua hình ảnh #2

Năm nay, cứ vào cuối tuần, mình sẽ tải lên đây hình ảnh Đàlạt xưa do mình lượm trên Internet hay do thiên hạ gửi để chia sẻ với mọi người. Có chú thích sai thì các bác cho em biết để bổ túc. Cảm ơn trước. Có người cho biết ho đang làm một tài liệu về Đà Lạt xưa trên YouTube, họ dựa theo mấy bài của mình kể về Đà Lạt xưa. Bác nào biết rành hơn em thì xin bổ túc để mọi người cùng nhìn về Đà Lạt xưa một cách rõ ràng hơn.

Tuần này mình tải mấy tấm ảnh của đường Phan Đình Phùng trước 75 và sau 75.


Tấm không ảnh chụp khu rạp xi-nê Ngọc Hiệp và rạp LangBiang của ông bà Cai Sớm, ông bà nội của một anh bạn học xưa, sau này được phá bỏ để làm cây xăng Ngọc Hiệp. Thấy dốc Mình Mạng, nối với đường Cầu Quẹo (sau đổi thành Phan Đình Phùng). Phía bên phải thấy một khúc đường Hai Bà Trưng, từ khúc trường Thăng Long (Hiếu Học cũ) đến dốc trường Nữ Công Gia Chánh.

Chỗ chụp từ đường Hàm Nghi nhìn xuống ngã 3 Minh Mạng và Phan đình Phùng. Thấy bên phải rạp xi-nê Ngọc HIệp, sau đó là một dãy tiệm tàu, rồi đến mấy căn nhà gỗ 2 tầng, có tiệm hớt tóc Như-Ý của gia đình Đinh Anh Quốc, bên cạnh tiệm giày Hồ Út.

Bên trái là đường Mình Mạng có mấy nhà nghỉ, khách sạn, tiệm thuốc tây Nguyễn Duy Quang, bên cạnh phòng mạch bác sĩ Sohier, sau này hồi hương. Chỗ đường Mình Mạng có mấy thang cấp đi xuống đường Phan Đình Phùng, bên cạnh có trạm biến điện.


Không ảnh này cận cảnh của hình trên, thấy rạp xi-nê Ngọc Hiệp to lớn, bên cạnh là rạp LangBiang.




Nếu so sánh với hình trên, có thấy đường Tăng Bạt Hổ. Thấy mấy căn nhà gỗ của tiệm hớt tóc Như Ý

Tiền thân của rạp Ngọc Hiệp, mờ quá nên không rõ tên của rạp xi-nê. Mình đoán trước 1945 vì tên rạp khác Ngọc Hiệp sau này. Ai biết tên thì cho xin. Mình có hỏi con của ông bà chủ rạp này và Ngọc Lan về tin tức của hai rạp này nhưng ông thần bê nguyên bài mình viết về các rạp xi nê một thời ở Đàlạt trước 75, email cho mình. Hoá ra anh chàng không biết mình là tác giả. Chán Mớ Đời 


Hình này chụp năm 1993, 1 năm sau khi mình trở lại Đàlạt sau 18 năm. Đúng lần đầu về thì cảnh tượng Đàlạt như thế này, te tua sau 18 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, xoá tư bản giảm giàu. Đường vắng, không có xe cộ gì cả, chẳng bù lại ngày nay. Hình chụp lên dốc Minh  Mạng.


Rạp hát LangBiang, nghe kể có hát bội, cải lương ở đây, sau này bị phá bỏ để xây cây xăng Ngọc Hiệp. Rạp này của ông bà Cai Sớm, thầu khoán, bố của bác Bê, an ninh quân đội khi xưa. Con cháu bác mới làm lễ thượng thọ 100 tuổi cho bác năm nay.


Rạp Ngọc Hiệp sau 75, thấy hai tiệm ăn tàu Kim Linh và Như-Ý đã bị dẹp bỏ. Đoán là cùng tác giả của tấm trên vì màu sắc tương tự, năm 1993.


Chụp sau 75. Dốc Minh Mạng từ góc Ngọc Hiệp (Phan Đình Phùng) nhìn lên.


Nhỉnh từ rạp Ngọc Hiệp qua góc cuối đường Mình Mạng, có hẻm đi lên dốc hẻm khúc tiệm phở Tùng ? (Bị cháy)


Lạ. Tiệm uốn tóc Balê lúc này lại nằm ngay phòng mạch của bác sĩ Sohier, sau lại chạy xuống chỗ hiệu Thiên Thai.


Không ảnh chắc cùng tác giả của tấm trên. Thấy dốc Mình Mạng và đường Phan Đình Phùng. Thấy tiệm bi-da Hồng Ngọc, nhà và phòng mạch của bác sĩ Đào huy Hách.


Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ rạp xi-nê Ngọc Hiệp sang. Lác đác phía sau là dãy phố của đường Hàm Nghi, nhìn phía sau.
Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ tiệm ăn Kim Linh sang. Hình chụp sau 1975 


Hình Phan Đình Phùng, chụp từ rạp Ngọc Hiệp sang

Chỗ này là nhà anh chàng Châu, tiệm làm nệm cho ghế, phía bên kia đường có tiệm sách Minh Thu, cho mướn truyện, tiệm Luồng Điện của gia đình Trần Trọng Ân. Rồi đến tiệm Công Thành, em của bà Cháu, tiệm xe ở đường Phan Bội Châu, hay cãi lộn với tiệm Tân Tiến đối diện, bên cạnh tiệm giò chả An Lộc. Hình chụp sau 75 nên te tua


Đường Phan Đình Phùng, nhìn từ đường Hàm Nghi, chỗ cái dốc đi xuống khách sạn Mimosa. Thấy trường tiểu học Minh-Trí, phòng mạch bác sĩ Phán thì phải, nhà bảo sanh Hiền Chi, tiệm thuốc Lâm Viên, có ông Thịnh, người thấp thấp, bên cạnh là nhà của chị Mẫn, hàng xóm một thời và nhà may của ông Ba Hoà, chuyên may liễn đám ma nên khá giàu. Nghe nói nay con ông ta tiếp tục nghề này.
Phía bên kia đường Hai Bà Trưng, dãy nhà của viện Pasteur, và dãy đầu tiên của cư xá Địa Dư.

Hình chụp từ đường Hàm Nghi, khúc cái dốc khách sạn Mimosa, thấy trường tiểu học MInh Trí như hình trên, có cái giếng trước mặt, thiên hạ đến đây gánh nước, bên phải đi về hướng ngã ba Chùa.


Mình đoán chụp từ khách sạn Mimosa hay khúc tiệm Sơn Hà, bán gạo.

Nhà bên tay phải, căn đầu tiên là nhà của bố mẹ chồng chồng của dì mình. Bên cạnh là nhà của gia đình Nguyễn Đức Thuận. Có cái hẻm đi vào xóm khu nhà ông Xu Huệ.


Đường Phan Đình Phùng ngay ngã ba Duy Tân. Mình không biết khúc này thuộc Phan Đình Phùng hay Duy Tân. Lý do là thời tây, người Việt hay kêu đường Cầu Quẹo vì quẹo sang đường Hải Thượng để vào lò gạch trong đường Hoàng Diệu.


Đầu đường Phan Đình Phùng, chỗ văn phòng bác sĩ Lương và nhà hộ sinh Trương thị Lập.

Đường Phan Đình Phùng, bên tay phải có dốc đi lên Dốc Nhà Làng, bên phải là 3 căn nhà đang xây của gia đình hai anh em Chương Trình, con ông Đoàn và tiệm chụp hình Mỹ Dung trước 75. Đối diện là tiệm Cẩm Đô. 

Tiệm mì Cẩm Đô bên hông của nhà hàng và khách sạn Cẩm Đô. Bên phải chỗ hai chiếc xe Lam là tiệm rượu Ngô Như Khương

Đường Phan Đình Phùng, chụp từ góc ngã 3 Cẩm Đô, thấy dãy nhà cuối có tiệm hớt tóc Như Ý của gia đình Đinh Anh Quốc. Xe mì này, sau này dời sang bên hông khách sạn Cẩm Đô, ngon nức nở. Mỗi lần đau, là xuống đây ăn tô mì hai vắt là hết bệnh. Có tiệm thuốc bắc quên tên bên cạnh xe mì. Hình như NGô Như Khương bán rượu. Thêm tiệm giặt ủi cũng quên tên, quen với bà cụ mình.

Tiệm giầy Hồ Út, bên cạnh vạc đất trống có cái am, sau đó là nhà của gia đình Đinh Anh Quốc (tiệm hớt tóc Như Ý)

Chụp trước tiệm giầy Hồ Út, nhìn về phía rạp Ngọc Hiệp , thấy cái trạm biến điện bên tay phải chỗ mấy thang cấp từ đường MInh Mạng đi xuống. Chụp sau 75 mới thấy xe ngựa trở lại.

Chụp sau 75, ngay tiệm giầy Hồ Út xưa, bên trái có cái cột đèn

Phan đình Phùng sau 75, do ông nhật nào chụp 

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn