Đàlạt phát triển dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà

Người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ nên đồng ý rút quân ra khỏi Việt Nam nhưng sau 1945 thế giới được chia làm hai phe: khối cộng sản và khối tư bản nên họ thống nhất chia đôi Việt Nam ở bờ vỉ tuyến 17. Mình nghe kể ông cựu ngoại trưởng Trần Văn Đổ; hai phe miền nam và miền bắc đi phó hội hội nghị Geneva cho vui vì có hôm, sau buổi họp thì chiều tối đó, ông Phạm Văn Đồng gọi điện thoại, cho biết là phía Liên Xô đã cho biết các đồng minh và Liên Xô đã nhất trí việc chia cắt Việt Nam, không thèm hỏi hai phái đoàn Nam Bắc Việt Nam.

Hai phái đoàn mới họp khẩn tối đó, bàn xem có thể chống chọi hay chia cắt ở khúc nào. Ai ngờ hôm sau, Mỹ và Liên Xô đã quyết định dùng vỉ tuyến 17, làm ranh giới cho hai miền quốc cộng. Bao nhiêu người chết cho cuộc chiến thắng quân đội pháp để rồi chả có tiếng nói gì cả, ngoại bang quyết định hết tương tự ngày nay. 

Sau này khi Hà Nội và Hoa Kỳ ký kết bang giao, nhóm người Việt hải ngoại, cố vấn cho phái đoàn Hoa Kỳ, đã yêu cầu Hoa Kỳ đòi Hà Nội cho người tù cải tại ra đi theo diện H.O. Nhờ đó mà có nhiều gia đình H.O. Được sang Hoa Kỳ để đổi lấy bang giao lại với Hà Nội để tư bản có thể làm ăn kiếm lời. Đó là một điểm son của người Việt hải ngoại giúp các người bạn ở tù cộng sản, tìm tự do cho con cháu họ.

Theo hiệp định Geneva, sẽ có tổng tuyển cử để thống nhất 2 miền nam bắc, ai muốn theo Việt Cộng thì tập kết ra bắc còn ai muốn theo tự do thì xuống thuyền di cư vào nam. Hơn 1 triệu người Việt bỏ quê cha đất tổ vào nam lần đầu để tìm sự sống, sau vụ cải cách ruộng đất long trời lở đất. Hà Nội để lại miền nam đâu 300,000 cán bộ của họ, nằm vùng.

Miền nam có lỗ hổng về chính quyền khi người Pháp rời Đông Dương. Sau này mình mình đọc tài liệu thì mới hiểu chính ông Ngô Đình Nhu đã vận động một người bạn học cũ, làm dân biểu quốc hội pháp để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam, làm thủ tướng. Người Tàu Chợ Lớn, chi tiền cho ông Bảo Đại đánh bài ở Hongkong, mong sau này được ưu đãi trong việc làm ăn lâu dài để cung ứng tiền cho ngài ăn chơi. Pháp của De Gaulle muốn Đông Dương trung lập, không theo phe nào cả nên chấp thuận ván cờ này.

Dạo ấy, Sàigòn như bỏ ngỏ cho các nhóm BÌnh Xuyên làm trời. Mình đọc “Thép Đen “ của ông Đặng Chí BÌnh mới hiểu sơ sơ về thời ấy. Quân đội BÌnh Xuyên rất mạnh, làm trời làm đất ở Sàigòn. Sau này, chính phủ Pháp chi tiền cho Bảy Viễn sang pháp dưỡng già, để quân đội của ông Diệm, do ông Dương Văn Minh chiếm sào huyệt của mình để phô trương uy thế của chính phủ Ngô Đình Diệm. Sau khi lên làm thủ tướng cho chính phủ Bảo Đại, ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã tìm cách khống chế sự lũng đoạn kinh tế của nhóm tài phiệt Chợ Lớn. Có dịp sẽ kể sau.

Ông Diệm truất phế ông công dân Vĩnh Thuỵ, rồi đắc cử tổng thống, thành lập ra nền đệ nhất cộng hoà, cho đến năm 1963. Thời gian đệ nhất cộng hoà thì mình còn bé nên không nhớ nhiều.

 Mình chỉ nhớ thời bé đi xem xi-nê ở rạp Ngọc Hiệp, có màn khán giả đứng dậy chào quốc kỳ, có hình ông Ngô Đình Diệm, bận áo dài khăn đóng với bài toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô tổng thống và ông cụ mình với các đồng nghiệp, bận áo quần xanh Thanh Niên Cộng Hoà đi duyệt binh ở khu Hoà Bình. Một vụ khác là được bà đầm dẫn cả lớp ra đứng đường Hùng Vương để chào đón tổng thống đi xe Huê Kỳ từ phi trường Cam Ly. Đứng nắng phất cờ mệt thấy Ngô tổng thống luôn.

Nay nhìn lại thì được biết ông Diệm không muốn lập thủ đô tại Đàlạt như ý định của người Pháp và lập thủ đô tại Sàigòn. Từ năm 1956 đến 1963, có 9 năm ngắn ngủi nhưng đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã để lại nhiều dấu ấn kiến trúc tại Đàlạt. 

Ông thị trưởng Đàlạt đầu tiên thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà là Trần Văn Phước, làm từ thời ông Diệm lên đến khi ông Diệm bị giết, đã nói lên các người được ông Diệm chọn lựa. Rất liêm chính và có khả năng. Sau khi ông Diệm bị giết thì chính quyền mới bổ nhiệm người khác, và tố cáo ông Phước tham những nhưng cho xem sổ sách thì ông ta không hề bỏ túi một đồng.

Ông này sinh trưởng tại Nam Vang, thủ đô Cao Miên, làm thị trưởng Đàlạt từ năm 1956 đến 1963. Trong 8 năm trời, ông ta đã biến thị xã Đàlạt thành một thành phố đẹp, có nhiều công trình xây dựng như Chợ Mới, giáo hoàng học viện, viện đại học Đàlạt, Thao trường, lữ quán thanh niên, sân vận động,….được xem là đẹp nhất đông Nam Á.

 

Điểm hay là ông ta sử dụng toàn là kiến trúc sư người Việt. Hình như dạo ấy tuy có chiến tranh nhưng Việt Nam có một thế hệ kiến trúc sư trẻ rất giỏi như Nguyễn Duy Đức, người thiết kế Chợ Mới Đàlạt, hay Tô Công Văn thiết kế Giáo Hoàng Học Viện, Ngô Viết Thụ thiết kế trung tâm Nguyên Tử Lực, Phạm Khánh Chù thiết kế nhà thờ Franciscaine,… có dịp mình sẽ kể về mấy người này. Ai có tài liệu về họ thì cho mình xin để bổ túc.


Điểm nhấn của Đàlạt dưới thời ông ta làm thị trưởng là chợ Đàlạt mà thế hệ mình thường gọi Chợ Mới, để thay thế Chợ Cũ, địa điểm hội trường Hoà Bình. Kiến trúc của thời đệ nhất cộng hoà cho thấy rất hiện đại của phong trào kiến trúc thời ấy, bị ảnh hưởng của các trường phái của Le Corbusier, Bauhaus, Gropius,..



Đây là khu thương mại cảu Đàlạt được xây dựng dưới thời đệ nhất Cộng Hoà, gồm chợ Mới Đàlạt, chiếc cầu nối liền khu Hoà BÌnh và chợ Đàlạt ở tầng trên và cầu thang chợ chia cắt khách sạn Mộgn Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Bill Robie’s Photo Courtesy (Đàlạt Historic)


Mình đoán là cổng trường Võ Bị Quốc Gia chắc được thiết kế vào thời gian ông Diệm lãnh đạo vì kiến trúc khá hiện đại, một thời với chợ Đàlạt và Giáo Hoàng Học Viện. Ngoài ra theo trí nhớ cua mình thì trường học Trí Đức, Bồ Đề, Lasan Kỹ thuật đều được xây dựng dưới thời ông Diệm vì sau 1963 người Mỹ bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam, khiến chiến sự gia tăng. Dân tỵ nạn chiến tranh, từ làng mạc chạy vào thành phố lánh nạn nên nhà cửa mọc như nấm, thương phế binh cắm dùi,... nói chung là xây dựng bất hợp pháp và vô tổ chức. Chỉ nhớ thời ông Nguyễn Hợp Đoàn làm thị trưởng Đàlạt, kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức, có dự định dời bến xe đò trên khu Hoà BÌnh và chỗ Ấp Ánh Sáng ra đường Nguyễn Trị Phương, vị trí của bến xe đò ngày nay, sẽ giúp làm sạch thành phố và bớt nạn xe đò, xe hàng chạy vào thành phố nhiều.


Ngoài ra, viện đại học Đàlạt cũng được phát triển thời ông Diệm, thêm các trường Võ Bị Quốc Gia, Chiến Tranh Chính Trị, trường Tham Mưu. Nếu mình không lầm thì chính quyền muốn tạo dựng một trung tâm văn hoá, có thể các đại học khác sẽ được thành lập thêm. Hình như mình có đọc đâu đó.

 

Hình trên là thiết kế chính của trung tâm thương mại Đàlạt, tạo dựng chợ Đàlạt như một điểm nhấn, trung tâm với đại lộ từ bùng binh cầu Ông Đạo chạy vào với vườn hoa hai bên nhưng vì chiến cuộc Đàlạt không có ngân sách để tiếp tục khai thác thêm ý chính của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.


Giáo Hoàng Học Viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Tô Công Văn, cho thấy ảnh hưởng của Bauhaus.

Thao Trường Đàlạt được xây dựng dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà sau 75 bị Việt Cộng đập bỏ, để thế vào một trung tâm văn hoá  hay thể thao gì đó, cực xấu. Ai có tài liệu về Thao trường cho mình xin. Cảm ơn trước.


Ông Trần Văn Phước, thị trưởng Đàlạt của thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, một người có viễn kiến xa và tài ba, liêm chính, đã để lại nhiều điểm nhấn cho Đàlạt. Chỉ tiếc ông ta bị thay thế sau khi ông Diệm bị giết. Nếu không chắc Đàlạt còn đẹp hơn nữa.


Viện nghiên cứu hạt nhân Đàlạt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế năm 1960. Picture  From Internet


Trường Võ Bị Quốc Gia có cái cổng rất đặc thù, đẹp như con chim đại bàng với hai cái cánh dương ra. Picture  From Internet 

Để mình tìm thêm vì không biết mấy tấm ảnh khác ở đâu. Sẽ bổ túc sau.


Nhìn lại thì có thể nói là trong thời gian cầm quyền từ 1956-1963, xem như 8 năm trời mà chính quyền đệ nhất cộng hoà đã xây dựng rất nhiều cơ quan lớn, để lại dấu ấn của Đàlạt đến nay vẫn chưa có gì sánh bằng. Mình chỉ nhớ họ đập phá hai căn nhà kính ở gần trường Petit Lycee để xây cung thiếu nhi theo kiểu Liên Xô cực xấu nay phá bỏ để xây trung tâm hành chánh bằng kính, xấu không thể tả. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn