Đại dịch thế kỷ #2

 Như đã kể trước, bệnh tiểu đường trên thế giới, cơ nguy cho nền an ninh quốc gia vì tốn tiền chữa bệnh, thanh niên không khoẻ để chiến đấu nếu bị xâm lăng,…

Bác sĩ Lustig của trường đại học y khoa UCSF cho rằng muốn hỏi về dinh dưỡng thì không nên hỏi bác sĩ. Lý do là phải hỏi người nào không có quyền lợi trong vụ dinh dưỡng, y tế nên hỏi người bàng quan. Theo ngân hàng Credit Suisse thì họ có xuất bản tài liệu về chất béo. Họ cho rằng các nghiên cứu độc lập cho rằng tiêu thụ chất béo Omega 6 (dầu sinh vật) chứng nghiệm không có lợi cho sức khoẻ. Sự gia tăng tiêu thụ dầu sinh vật và tinh bột tinh chế từ 30-40 năm qua là hai yếu tố đưa đến bệnh béo phì và hội chứng chuyển hoá. Chất béo bão hoà và bão hoà đơn không phải là nguyên nhân của hai loại bệnh trên.

Theo báo cáo của ngân hàng Thuỵ Sĩ Credit Suisse cho biết tiêu thụ dầu thực vật và ăn nhiều tinh bột từ 30-40 năm qua đã khiến gia tăng bệnh béo phì và hội chứng chuyển hoá tại Hoa Kỳ. Chất béo bão hoà và không bão hoà đơn không đưa đến bệnh béo phì. Ngân hàng chỉ biết làm tiền, in bản cáo trạng này thì khả tín hơn.
Các cơ quan y tế quốc gia đều cho biết là chất béo bão hoà không làm nghẹt van tim nhưng chúng ta vẫn nghe bác sĩ bảo là không được ăn chất béo bão hoà.

Cơ thể chúng ta cần omega 6, cần cân bằng số lượng Omega 6 và Omega 3, vì nếu lượng Omega 6 nhiều hơn Omega 3 thì nguy cơ bị ung thư khá nhiều.

Năm 1986, FDA có xét nghiệm cho thấy kết quả chứng minh “đường” liên đới với các bệnh tật như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao áp huyết, và bệnh béo phì. Đến năm 1989, bản phúc trình của National Academy of Sciences cho biết đường không gây nên các bệnh cấp tính. Họ cho rằng các tổ chức này đã được mua chuộc bởi các công ty thực phẩm và dược phẩm.

Năm 2002 thì cơ quan này cho biết là đường không cần giới hạn lượng đường tiêu thụ vì không có chứng cớ rỏ ràng là đường đưa đến các bệnh tật.

Đây là hình chụp MRI của một người béo phì nhưng lượng béo ở gan rất thấp = 2.6%. Người này sống bình thường, không bệnh hoạn, chết theo tuổi thọ của mình.
Đây là hình chụp MRI của một người béo phì với lượng chất béo ở lá gan là 24%
Đây là hình chụp MRI của người gầy, xin nhắc lại gầy ốm nhưng lá gan chứa đến 23% chất béo.

Chúng ta nên chọn loại gan nào, càng ít chất béo trong lá gan càng tốt. Lá gan là nội tạng quan trọng của chúng ta, càng giảm chất béo trong lá gan càng tốt. Để tránh tường hợp lá gan bị nhiều chất béo thì hạn chế ăn đường.

Người ta thử nghiệm với 43 trẻ em béo phì tại UCSF, họ cho ăn trong vòng 9 ngày, không có chất tinh bột thì nhận thấy sau 9 ngày lượng chất béo trong lá gan giảm rõ. Lượng VLDL giảm rất nhiều.

Khi chúng ta ăn trái cây có fructose nhưng nhờ có chất xơ nên cơ thể tiêu thụ fructose rất chậm, ngược lại khi uống nước trái cây thì toàn là đường nên sau khi uống nước trái cây sẽ vào huyết quản ngay, đưa đến lá gan nhằm tạo ra chất béo ngay. Chúng ta nên nhớ là trái cây thường có vào mùa hè, có nhiều đường, để giúp cơ thể tạo thêm chất béo để chuẩn bị cho mùa đông, lạnh giá để chống lạnh. Các con thú ngủ đông thường tọng chất đường để toạ nên chất béo cho mùa đông thiếu dinh dưỡng.

Trái cây nào xuất hiện vào mùa hè là có đường nhiều, còn vào mùa Xuân như bơ thì ít đường tốt hơn.

Người ta cho biết thử nghiệm tại đại học Stanford và kết quả cho thấy là ăn nhiều chất béo hay tinh bột, không quan trọng vì kết quả cho thấy như nhau. Chỉ khi nào chúng ta ăn thực phẩm chế biến thì mới khiến nguy cơ bị bệnh tật nhiều. Trong thực phẩm chế biến, người ta bỏ đường, chất bảo quản vào rất nhiều để giúp tạo ra hưng phấn khi ăn và tiếp tục ăn hoài, đưa đến bệnh béo phì, tiểu đường như chúng ta thấy ngày nay. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn