Ấp chiến lược #2 (Mã Lai và Việt Nam)

 Sir Robert Thompson, chuyên gia Anh Quốc về chống bạo loạn, người đưa ra chương trình Ấp Chiến Lược tại MÃ Lai nhằm cô lập hoá các lượng đấu tranh Cộng sản MÃ Lai. Chiến lược này đã thành công tại Mã LAi do đó chính quyền đệ nhất cộng hoà Việt Nam mời ông ta làm cố vấn để thi hành chiến lược này tại Việt Nam, nhằm cô lập hoá lược lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền NAm do Hà Nội lập ra để khởi đầu cuộc xâm lược miền Nam.

Dạo ông Diệm về nước sau khi hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam thành hai phần, với chủ yếu là sẽ có tổng tuyển cử hai năm sau. Miền nam do chính phủ Ngô Đình Diệm chưa bình định xong các thành phần. Dạo ấy, quân đội Pháp rút lui sau trận Điện Biên PHủ, khiến tình hình miền nam khá hổn loạn. Các nhóm như BÌnh Xuyên của Bảy Viễn nổi lên, chiếm cứ nhiều vùng, nhóm binh sĩ biệt lập Phật Giáo Hoà Hảo của ông Lê Quang VInh tự Ba Cụt, đánh Pháp và Việt Minh cũng làm trời ở miền Nam.

Chính phủ Ngô Đình Diệm rất yếu thế nhất lại có ông tướng Nguyễn Văn HInh, quốc tịch Pháp, được phong chức tướng trong quân đội Pháp, sau làm tham mưu trưởng quân đội của ông BẢo Đại. Ông này không chịu nghe lời ông Diệm, cuối cùng Pháp cho ông ta về nước Pháp sống.

Đọc tài liệu, mình được biết Pháp dưới thời De Gaulle, muốn Đông Dương trung lập nên cho ông Bảy Viễn qua Pháp sống với một số tiền lớn để hưởng già. Do đó quân đội của chính phủ Ngô Đình Diệm, do ông Dương Văn MInh lãnh đạo, chạy vào mật khu Rừng Sát để tiêu diệt tàn quân của Bảy Viễn, tạo thanh thế cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Thật ra là chỉ để đóng kịch vì Bảy Viễn đã được tây mua đứt, hy sinh đàn em. Sau này, Việt Cộng núp trong đó, quân đội miền nam đánh vô đâu có nổi, nghe nói địa thế hiểm trở.

Hồi nhỏ mình có đọc báo cũ của ông cụ cất, thấy tướng Lê Quang Vinh, Ba Cụt bị xử tử hình. Ông tướng Hinh về tây, Bảy Viễn đi tây còn Ba Cụt bị xử tử nên tạm thời các đoàn quân ô hợp bị dẹp tan, giúp củng cố chính phủ Ngô Đình Diệm. Do đó không có vụ tổng tuyển cử vì chế độ chưa được củng cố vào năm 1956.

Khi thấy chương trình Ấp Chiến Lược được đưa ra bởi ông Thompson thì chính phủ Ngô Đình Diệm thấy đây là một cách để kiểm soát dân tại nông thôn. Cho tiến hành rất nhanh khác với lời đề nghị của ông Thompson, muốn làm chậm để xem tình hình ra sao để thay đổi chiến lược.

Trong cuốn sách “ the Communist Insurrection in Malaya, ông Anthony Short  có nói đến chương trình Làng Mới (New Village) tại MÃ LAi với sự thành công và thất bại của chiến lược do ông Thompson đề xuất.


Sau đệ nhị thế chiến thứ 2, Mã Lai có các cuộc tranh đấu đòi độc lập như các thuộc địa của Anh Quốc và Pháp quốc thời đó. Khác với Việt Nam, Mã LAi là một bán đảo , phía bắc là Thái Lan, xung quanh là biển, chính giữa là dãy núi.

Bản đồ bán đảo Mã Lai cho thấy khó tiếp tế hay ẩn trốn của quân du kích mã cộng.

Năm 1947, Mã Lai có 4, 908,000 người dân, 15.1 % sinh sống trong các thành phố, dân chúng tụ tập phía nam và Tây Bắc. Người Mã Lai được chia thành các giai cấp như trưởng giả, quý tộc, giới trung lưu và đa số là giới nông dân, sống ở vùng quê.

Mã LAi có 3 sắc tộc chính, người mã lai theo đạo hồi, người Tàu chuyên về kinh tế, kỹ nghệ, liên hệ mật thiết với xứ tàu và nhóm thứ 3 là người gốc Ấn Độ, đa số là người Tamil, sống trong các đồn điền, liên hệ với xứ Ấn Độ.

Khi dành được độc lập, ta thấy Tân Gia Ba cũng thuộc xứ MÃ LAi, cũng có 3 chủng tộc tàu, Ấn Độ và Mã Lai. Cuối cùng ông Lý Quang Diệu, gốc Tàu, thương lượng không được nên quyết định thành lập một nước độc lập rồi nhờ chiến tranh Việt Nam nên họ giàu có lên thêm có các nhà cầm quyền tài giỏi nên xứ họ nhỏ bé trở thành một cường quốc.

Người gốc tàu và Ấn Độ rất cần thiết cho nền kinh tế của Mã Lai vì họ làm việc trong các đồn điền cao su và mõ “thiếc”. Người mã lai thì thích sinh sống ở các khu ruộng hơn. Để dễ kiểm soát các thuộc địa, người Anh Quốc thừa nhận mấy ông vua Mã Lai, Tân Gia BA, Malacca và Penang.

Khi người nhật chiếm đóng Mã Lai, họ ủng hộ các vị vương (sultan) của Mã Lai, khuyến khích người gốc Ấn Độ chống lại Anh Quốc như ông Ghandhi đang thực hiện còn người gốc tàu thì họ lo ngại, xem như cánh tay của Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, kiểm soát các lực lượng kháng chiến chống họ.

Đảng cộng sản Mã Lai, được lệnh của Trung Hoa, hợp tác với người Anh Quốc để chống lại người Nhật Bản. Họ được huấn luyện bởi người Anh Quốc như OSS của Mỹ, tiền thân của CIA, đã nhảy dù xuống Việt BẮc để bắt tay với nhóm du kích chiến chống Nhật Bản của ông Giáp,… và thu nạp khá nhiều người gốc tàu, sợ người nhật, bỏ trốn. Sau đó họ trốn vào rừng sâu.

Lãnh đạo đảng cộng sản mã lai dạo ấy là Lờo Tak, một người gốc việt, thành lập lực lượng nhân dân mã lai chống nhật và hướng dẫn các thành phần kháng chiến chống nhật thời đó. Có lần, quân đội nhật tấn công sào huyệt của lực lượng mã cộng này, sát hại gần như tất cả các lãnh tụ của lực lượng ngoại trừ Loi Tak.

Sau đệ nhị thế chiến, người Anh Quốc trở lại Mã LAi thì khám phá ra người mã lai có cái nhìn khác xưa. Họ đã chứng kiến một sắc tộc á châu, đã đánh bại người da trắng, tương tự sau 1945, người Việt thấy người nhật đã hạ các đồn bóp của pháp rất nhanh nên tự tin vào chính bản thân mình và không còn khiếp nhược trước thực dân pháp hay Anh Quốc nữa.

Người Anh Quốc muốn thành lập Malayan Union trong đó có tân gia ba, tước bỏ quyền lực của các vương Mã lai, và cho người Tàu và người Ấn Độ quốc tịch Mã. Tinh hình này tương tự ở miền Nam Việt Nam, các người gốc tàu không mang quốc tịch Việt Nam, do đó ông Diệm có ra lệnh vào quốc tịch Việt Nam, nên sau này họ phải đi lính. Thêm các hiệu công ty hay cửa hàng phải đặt tên tiếng việt. Nhìn hình ảnh xưa của Đàlạt, các hiệu buôn như Vĩnh Chấn, Đức Xương Long,…đều viết bằng tiếng tàu chỉ sau này mới viết bằng việt ngữ.

Người mã lai chống lại chương trình của người Anh Quốc, vì nếu cho người Tàu và Ấn Độ quốc tịch Mã thì người mã lai sẽ trở thành thiểu số, vì người gốc tàu lên đến 35% và người ấn đâu trên 20%.

Năm 1947, Loi Tak không đến tham dự buổi họp uỷ ban trung ương của đảng và khám phá ra ông ta mất tích với ngân quỹ của Đảng MÃ Cộng. Họ lại khám phá ra ông ta nhận tiền của người nhật và người Anh Quốc. Sách ngoại quốc viết chớ không phải mình đặt ra. Chán Mớ Đời 

Đảng MÃ Cộng đưa ông CHin Peng lên làm chủ tịch đảng. Ông này liên lạc thường xuyên với Chu Ân Lai và kêu gọi làm cách mạng nổi dậy chống lại thực dân tương tự Hà Nội nghe Trung Cộng chống trả, kháng chiến chống pháp. Dành độc lập bằng vũ trang thay vì qua thương lượng vì người Anh Quốc cũng muốn bỏ các thuộc địa để kiến thiết lại xứ họ bị tan tành sau đệ nhị thế chiến.

Trên nguyên tắc thì người Anh Quốc sẽ đến miền nam Việt Nam để giải giới người Nhật nhưng họ có nhiều việc để lo nên bán cái cho người pháp, còn Tưởng giới Thạch thì giải giới người nhật tại miền bắc. Việt minh quyên tiền để đưa cho tướng Lữ HÁn, mệ ngoại mình kể họ đi quyên tiền mọi người sau đó thì đánh pháp như ông Giáp đã kể. Lúc đầu họ muốn đánh thì chắc chắn thua nhưng sau Trung Cộng đồng ý giúp nên mới dám lên Việt Bắc để du kích chiến, dẫn đến Điện Biên PHủ.

Trở lại MÃ LAi thì người Anh Quốc muốn bình định xứ này nên họ đưa ra chương trình “làng mới” (New Village) nhằm đưa các người nông dân về các nơi tập trung mà chính quyền có thể kiểm soát, bao vây kinh tế, cô lập hoá các thành phần đấu tranh của mã cộng.

Đến tháng 12, 1951 có đến 385,000 người được đưa về các làng mới, và đến năm 1954, có đến 570,000 người. Thật ra thì các người được chuyển đến các làng mới này không được huấn luyện kỹ lưỡng nên nhóm mã cộng vẫn len lõi vào các làng mới để hù doạ, đủ trò.

Khi di chuyển người dân về các nơi chính quyền có thể kiểm soát khiến mã cộng bị thiếu thốn lương thực. Do đó họ gia tăng tấn công các nơi để kiếm lương thực cho quân của họ. Năm 1949 có 1,442 vụ và gia tăng lên 6,082 vụ vào năm 1951, gấp 4 lần nhưng không thành công để phá hoại chương trình LÀng Mới.

Vào năm 1950, chiến tranh Cao Ly bắt đầu, Mã LAi gia tăng sản xuất thiếc và cao su. Giá cao su từ $0.40/ cân Anh lên $2.20/ cân Anh khiến các chủ đồn điền mở rộng thêm các rừng cao su, và cho người bảo vệ công nhân làm việc, lương bổng cao hơn nên công nhân không than phiền, nghe lời đấu tranh vũ tranh của Mã cộng.

Thêm là đa số mã cộng là người gốc tàu, người gốc Mã Lai thì rất sợ người Tàu chiếm luôn đất của họ nên ít ủng hộ.

Các người dân được đưa về các làng mới, thất nghiệp, nay được các đồn điền, hầm mõ mướn nên có tiền thì họ không nghe lời bác Mao, BÁc Chu,.. kinh tế lên nên chính phủ có tiền thuế cao hơn. Lúc đầu họ chỉ bỏ đâu $2 triệu đô để thành lập các làng mới, sau lên đến $40 triệu, xem như gấp 20 lần, họ có thể mướn thêm cảnh sát, hạ tầng cơ sở. Dân chúng có công ăn việc làm tốt nên không nghe lời tuyên truyền của Mã Cộng. Đảng cộng sản mã lai nhận thấy ép buộc người dân theo họ là không đúng. Lúc họ mới về làng mới, thất nghiệp thì nói có người nghe nay, họ có công ăn việc làm hết, lại giàu sang lên thì không có thằng tây nào nghe. 

Ngoài ra chính phủ Anh Quốc đang tìm cách trao trả lại độc lập cho người địa phương, cho người Tàu và người Ấn Độ quốc tịch.

Người Anh Quốc sử dụng chiến thuật, hạn chế kiểm soát lương thực tại các vùng có quân phiến loạn, du kích. Họ thành lập các bếp chung để trong làng đến đo nấu ăn tập thể, kiểm soát đem cơm ra đồng khi đi làm việc rất gắt gao. Chiến lược này ngăn chặn được sự tiếp tế lương thực cho Mã Cộng. 

Năm 1955, đảng Liên Hiệp (Alliance Party ) thắng cử, được nhiều ghế quốc hội, đứng đầu chính phủ đòi người Anh Quốc phải trao trả độc lập và chính phủ Anh Quốc đồng ý. Chin Peng, lãnh tụ của Mã Cộng thấy cuộc chiến đấu dành độc Lạp vô duyên nên yêu cầu ngưng chiến để buông khí giới nhưng Abdul Rahman từ chối vì biết ông Peng chỉ giả bộ đê kiếm cách đánh tiếp.

Mã Lai dành được độc lập từ người Anh Quốc không phải tốn một mạng người vào ngày 31 tháng 8 năm 1957 mà họ gọi là Merdeka mà hàng năm họ hay tổ chức giải túc cầu trong vùng, Việt Nam Cộng Hoà có thắng một lần năm 1966 thì phải. Trong khi đó Việt Nam cứ đấu tranh chết vô số người. Chán Mớ Đời 

CHin Peng tiếp tục cuộc đấu tranh di kích đến thập niên 80, khi Trung Cộng của Đặng Tiểu Bình không muốn gây hấn nữa nên CHin Peng buông súng vô điều kiện.

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn