Uống trà có tốt?

Nhớ hồi nhỏ, mỗi sáng thức dậy, mình có bổn phận đem 2 lò than ra sân, lấy ngo chụm lửa rồi bỏ mấy cục than lên để đốt. Khi nào than hồng thì đem vào bếp, đun nước sôi pha trà cho ông bà cụ uống và chế nước sôi vào bình thuỷ để khi mấy đứa em dậy, pha sữa Ông Thọ uống, ăn sáng với bánh mì lò ở Phan Đình Phùng, gần Ngã 3 Chùa.


Dạo ấy nhà mình chuyên uống trà Nguyễn Đăng của bên ông ngoại mình ở Bảo Lộc. Mình nghe nói dòng họ bên ngoại thuộc dòng Mạc Đăng Dung, sau con cháu lấy họ Nguyễn để khỏi bị giết, lấy chữ lót “Đăng” để nhớ về cội nguồn.

Hồi bé có uống trà nhưng không ghiền, qua tây thì thiên hạ uống cà phê, mình không có tiền uống nên sau ăn trưa, không bò vào quán cà phê với tụi học chung. Qua Anh Quốc thì khác với những gì mình nghe nói đến xứ sương mù này, con dân của nữ hoàng Elizabeth toàn uống cà phê như hủ chìm, chỉ có đến những tiệm như Fortnum & Mason hay Harrods mới thấy thiên hạ mua trà và uống trà. Dân Anh Quốc uống trà cũng điệu nghệ lắm, phải cầm tách ra sao, cầm đĩa hứng trà ra sao, ngón tay út chĩa ra sao khá bú xua la mua. Qua mỹ thì dân mỹ uống cà phê, nay thì uống trong ly giấy. Chán Mớ Đời 

Hôm qua, có anh bạn điện thoại hỏi uống trà có tốt không, rồi nhắn tin kêu mày kể chuyện về trà cho tao đọc vì qua điện thoại chả nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Đọc sách báo thì họ nói uống trà tốt, giảm cân, hạ Cholesterol, có kháng oxy hoá đủ trò nên thiên hạ mua uống. Cái gì cũng vậy, trà có cái hay và cũng có cái xấu tương tự cà phê, vấn đề là thằng bán trà chỉ đem những cái hay của trà ra nói để bán cũng như cà phê. Khách tiêu dùng như mình cứ nghe đến, không xem xét kỷ là ùn ùn đi mua về uống.

Đến nhà mấy tên bạn, lại thấy họ cầu kỳ hoá, hình thức hoá uống tách trà theo kiểu trà đạo đủ trò thấy đời sao mệt vậy.

Mình có đọc một nghiên cứu về trà của ông bác sĩ Trần Đại Sỹ, ở bên Pháp. Ông ta được viện Pháp-Á tài trợ để nghiên cứu về trà để giảm chất béo. Theo ông này thì trong trà có chất Théine, một độc tố nên tránh vì uống nhiều có hại cho thận. Cách tốt nhất là không nên uống trà để qua đêm vì các độc tố được thải ra nhiều.

Xem bảng cường độ Théine được khảo nghiệm trong các loại trà phổ thông:

Trà O-long xanh, Trung-quốc
Trà O-long đen, Trung-quốc
Trà xanh Phúc-kiến, T-q
Trà tươi Việt-Nam
Trà Phú-thọ Việt-Nam
Trà Blao Việt-Nam
Hao-ling
12,5%
07,4%
12,0%
14,2%
12,3%
11,5%
 0,5%

Phái đoàn của ông ta tình cờ khám phá ra trà Pủ-eh mà ông ta gọi là Phản-phì, một loại cây trà, thuộc họ Camélia Sinensis L. Loại trà này uống vào có khả năng hạ Cholesterol và Triglyceride trong máu. Theo ông ta thì trong bộ Đại-lý thông chí, có nói rằng: 
« Quan Thái-sư Ngột Lương Hợp Thai mang quân vượt núi đánh Giao-chỉ (tên cũ của Việt-Nam). Nhưng ngựa kéo xe tải lương béo quá, vượt núi không được, phải thả vào thung lũng nghỉ ngơi. Ngựa ăn loại cây Phản-phì, nên ít hai tháng sau, bụng hết mỡ, vượt đèo dễ dàng. Quan Thái-sư ra lệnh cho dân chúng cung cấp lá cây Phản-phì cho những con ngựa béo ăn vào, chúng trở thành khỏe mạnh ».

Vào năm 1981, trên tạp chí y học địa phương Vân-Nam, có đăng một truyện ngắn mang tựa đề Ngạ phu, của nữ bác sĩ Shu Vi-Hao (Chu Vĩnh Hảo). Nội dung kể truyện một anh chàng ăn không bao giờ biết no, hơi làm là mệt, nhưng về phương diện tình dục, một ngày giao-hoan đến ba lần vẫn chưa đủ, đến nỗi vợ chịu không nổi phải xin ly dị. Trong đó có đoạn nói: 
« ... Lỡ có béo, chỉ cần gặm ít lá cây Phản-phì là hết ngay ».

Khi đọc truyện ngắn này thì ông ta tò mò vì được viết bởi một y sĩ nên liên lạc với vị y sĩ này để xem có đúng hay chỉ bựa ra. 15 ngày sau thì ông ta nhận được lá thư hồi âm của vị y sĩ này với  mấy lá cây Phản-phì. Cho khảo nghiệm thì ông ta khám phá ra loại lá này thuộc họ trà và có tính chất khử cholesterol và triglyceride rất mạnh, chứ không có tác dụng chữa béo hay chống lại bệnh cuồng dâm. Chán Mớ Đời

Năm 1982, ông ta làm trưởng đoàn nghiên cứu với 7 người sang Trung Cộng, đi tìm ở các vùng Đông-XuyênCôn-minh, Song-giang, Khâu-bắc, Văn-sơn, Nguyên-dương. Kết quả tại những vùng trên đều tìm thấy các loại trà sau đây:

– Phản phì là loại trà hoang, mọc ở cao độ từ 1500m trở lên, 
– Lá nhỏ hơn trà thường khoảng 1/7 đến 1/3.

Loại 1, không có độc chất,

Loại 2, có ít độc chất.

Loại 3, không có độc chất. Có 18 dạng khác nhau.

Loại 4, không có tác dụng khử mỡ.

Loại 5, lá quá nhỏ, không thể khai thác sản xuất.

Phái đoàn đã hái mỗi nơi, mỗi loại khoảng 5 kg lá tươi, chở khẩn cấp về châu Âu phân tích, thử nghiệm. Kết quả cho thấy tính chất, cùng thành phần hóa học không giống nhau. Mãnh lực khử cholestérol, triglycéride cũng không đều nhau. Tôi quyết định chỉ thử nghiệm loại 3, vì loại 3 có dược tính khử cholestérol cũng như triglycéride rất cao, dễ trồng, độc chất không có, chất Théine rất thấp. Nhưng loại 3 lại có đến 10 dạng khác nhau. Tôi đặt tên theo số thứ tự.
Khử cholestérol mạnh nhất, là loại lá ở :
– Nguyên-dương
– Văn-sơn
– Khâu-bắc
– Song-giang,
– Côn-minh,
– Đông-xuyên
Khử triglycéride mạnh nhất là loại lá ở:
– Đông-xuyên,
– Côn-minh,
– Song-giang,
– Khâu-bắc,
– Văn-sơn,
– Nguyên-dương,
Như vậy :
« Càng đi về phương Nam, thì độ khử cholestérol càng mạnh ». 
« Càng đi về phương Bắc thì độ khử triglycéride càng mạnh».
« Càng đi về phương Nam thì chất Théine càng mạnh ».

Sau đó cây :
Phản-phì loại 3 được đặt tên là Hao-Ling,

Để ghi kỷ niệm hai thiếu nữ Trung-quốc có công trong việc tìm ra nó. Hảo là tên của Bác-sĩ Chu Vĩnh Hảo. Ling phát âm Quan-thoại là Liên, tên của diễn viên điện ảnh Hương-cảng. Viện Pháp-á đã nghiên cứu rất kỹ thì thấy rằng những cây có độ khử cholestérol, triglycéride càng cao thì chất théine càng mạnh. Cuối cùng chúng tôi đã lấy giống (hạt và tiếp cành) đem về trồng thử tại 8 địa điểm ở Âu-châu: Cùng độ cao, cùng demi-soleil, cùng độ ẩm của đất, cùng độ ẩm của không khí. Các địa điểm ở Hòa-lan, Pháp, Ý, Bồ-đào-nha. Nhưng kết quả thực thảm hại. Cây trà mọc cao, lá to, hoa đẹp, nhưng hàm lượng Théine quá cao (18%), mà than ôi độ khử mỡ dường như không có, chỉ bằng 1/10 những loại ở Vân-Nam.

Chúng tôi phải thuê đất trồng tại Vân-Nam, rồi theo dõi, làm các thí nghiệm:
– Biến chế cách trồng,
– Tìm phân bón đặc biệt,
– Nghiên cứu thời gian hái,
– Làm tăng độ khử mỡ,
– Hạ chất théine hạ thấp đến tối thiểu (0,05 đến 0,5%).
– Cây Hao-Ling bắt đầu được thuê đất trồng tại Vân-Nam.

Nhưng mãi tới năm 1986, sản phẩm này mới được đem xử dụng như dược phẩm. Đã có nhiều công ty bắt chước trồng thử, nhưng không có một chút kết quả nào cả. 

Những bí mật này là lẽ sống còn của chúng tôi. Chúng tôi không thể phổ biến. Sau đây chúng tôi xin trích một đoạn trong tài liệu này (1985):
« ... Hao-Ling là một loại cây thuộc họ trà, mọc hoang ở các sườn đồi núi vùng Vân-Nam, có thể trong vùng núi Tây-Bắc Việt-Nam nữa. Căn cứ vào thành phần địa chất, khí hậu, càng đi về Nam, cường độ chống cholestérol, và tryglycéride của Hảo-Ling càng mạnh. Nếu như mai này hoàn cảnh có thể, đem giống này về trồng ở vùng núi non Tây Bắc-Việt, thì kết quả còn tốt hơn. Cái khó khăn là chọn vùng đất, khí hậu, phân bón và nhất là thời gian hái, cùng ướp. Hiện nay luật lệ Việt-Nam, cũng như tổ chức xã hội, cùng an-ninh địa phương chưa cho phép công ty ngoại quốc đầu tư về canh nông. Chúng ta hãy chờ...” *

Được biết: 
DHL, viết tắt của chữ dosage d'Hao-Ling, nghĩa là phân lượng trà khi hái ép lấy nước, nếu đem sử dụng có kết quả tương đương với:
  • Simvastaline (Zocor) 5mg
  • Atovastatine (Tahor) 10mg
  • Fénofibrate (Lipanthyl) 70mg.


Trong bản báo cáo của nghiên cứu chữa trị 1000 trong 4000 bệnh nhân (không chọn lọc) có bệnh béo phì, huyết áo cao, bệnh tim. Các bệnh nhân có lượng cholesterol trong máu cao hơn 3.50g/l (Cholestérol >1,80 – < 2,40 g/l) và triglyceride trên 1.50 g/l (Triglycéride >0,40 – < 1,50 g/l).

Theo nghiên cứu thì 965 bệnh nhân trong số 1000  có cholestérol trên 3.50 g/l, triglycéride trên 1.50 g/l. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm, 1 được chữa trị bằng trà Hao-ling và một được chữa trị bằng PCIB. Sau mấy tháng thì thử nghiệm cho biết như sau:

Về Cholesterol 


Phân lượng trong máu
Nhóm Hao-Ling
Nhóm PCIB

28 người
15 người
Trước khi trị + S.D mg/dl 
266.43 +/– 31.11
257.00 +/– 21.6
Sau khi trị + S.D mg/dl 
220.93 +/– 37.65
211.40 +/– 41.24
Phân lượng giảm + S.D mg/dl 
45.5 +/– 35.11
45.60 +/– 40.35
Bách phân giảm (%) 
17.08
17.74
Số hữu hiệu (%)
92.86
100
Độ giảm bệnh nhân (%) 
64.29
66.67
Bệnh nhân trở lại bình thường(%) 
50
53.33

Về triglycéride

Phân lượng trong máu
Nhóm Hao-ling
PCIB

15 người
51 người
Trước khi trị + S.D mg/dl
290.06 +/– 163.87
304.57 +/– 107.30
Sau khi trị + S.D mg/dl
225.53 +/– 154.68
175.64 +/– 87.98
Phân lượng giảm S.D mg/dl
64.53 +/– 99.10
128.93 + /-117.60
Bách phân giảm (%)
22.25
42.33
Số hữu hiệu (%)
86.27
89.29
Độ giảm bệnh nhân (%)
64.71
75
Bệnh nhân trở lại bình thường (%)
33.33
53.57

Những bệnh nhân có lượng créatinine cao hơn 11 mg/l không nên dùng quá 4 gói một ngày trong thời gian trên 60 ngày. Bởi trong số một nghìn bệnh nhân, sau ba tháng điều trị bởi lượng 4 gói một ngày (10g) thì lượng créatinine biến đổi như sau:
– 15 bệnh nhân créatinine dưới 10mg/l lên tới 12mg/l
– 30 bệnh nhân créatinine từ 11mg/l lên 17mg/l
– 15 bệnh nhân créatinine từ 15mg/l lên 20mg/l

Mình có gửi mua bên tàu, loại trà Pủ-eh này để uống, vì ra tiệm ông Tái Sanh, nay không ở tiệm nên con cháu lạng quạng. Ông này ngạc nhiên khi mình hỏi loại trà này. Được biết là loại trà này càng để lâu càng tốt, càng đắt tiền. Mình không uống thường xuyên lắm, chỉ biết là khi uống thì đầu óc khá bén nhậy, không mệt mỏi. Hôm qua mình có gửi bên pháp mua trà Hao-ling do công ty  Thé de là Pagode bán. Theo mình hiểu thì ông Trần đại sỹ và một số người pháp khác, mua đất hay hợp tác với người Tàu ở Vân Nam để trồng loại trà theo phương thức của họ nghiên cứu để giảm thiếu tối đa chất Théine, nên họ bán khá đắt. Ai muốn thì lên mạng mua của họ còn không thì vào Amazon đánh trà Pu-eh . Họ bán từng bánh tròn chớ không vô hộp như Ô-long,…

Loại trà này kỵ rượu bia, khi uống thì không được uống thuốc trị cao mỡ,…

Trà Pủ-eh mua từ bên tàu

Chúc các bác một giáng sinh vui vẻ.

Nhs