Năm 2017, bộ trưởng bộ tư pháp của tiểu bang Oklahoma đâm đơn kiện 4 công ty dược phẩm Purdue Pharma, Teva, Actavis và Johnson & Johnson về tội bán thuốc phiện, làm dân cư tiểu bang bị nghiện, khiến tốn tiền tiểu bang để giải quyết vấn nạn.
Hoa Kỳ cũng như Âu châu đang vướng một vấn nạn: người dân của họ nghiện ma tuý, sì-ke. Vấn nạn này có hai loại: một là sử dụng bất hợp pháp và một được chính phủ cho phép công khai qua toa thuốc y sĩ.
Công khai là thuốc giảm đau có chất á phiện do các công ty dược-phẩm bào-chế được bác sĩ kê toa và bất hợp pháp do các tổ chức xã hội đen nhập cảng từ các vùng Trung Mỹ nhất là từ Trung Quốc. Mình đọc đâu đó là Trung Quốc bào chế loại Fentanyl rồi bán rẻ cho các tay xã hội đen Trung Mỹ, chuyên cung cấp vào thị trường ma tuý Hoa Kỳ tạo nên thảm họa ma tuý như để tiêu diệt chất đề kháng của người Tây phương và trả thù cho tổ tiên họ.
Khi người Tây phương vào Trung Quốc khi xưa, họ bán thuốc phiện cho người Tàu sử dụng. Đọc tài liệu Tây thì khi họ vào Việt Nam, có đến 45% người Việt bị nghiện thuốc phiện do người Minh Hương nhập cảng để bán kiếm tiền để “phản Thanh phục Minh ” của họ.
Mình về Việt Nam, thấy các biểu ngữ to đùng kêu gọi bài trừ ma tuý tương tự khi xưa Việt Cộng bán ma tuý để đầu độc thanh niên miền nam nhằm tiêu diệt ý chí chiến đấu, đi lính chống lại xâm lược của cộng sản quốc tế. Mình có hai tên bạn học khi xưa bị chết vì ma tuý, có vài tên sống sót đến ngày nay. Có gặp lại nhưng không nhắc đến vụ này.
Gần đây không hiểu lý do nào mà thấy tin tức, công an Việt Nam bắt các tay buôn ma tuý người Tàu khá nhiều. Mấy ngày nay nghe nói họ vớt ở ngoài biển Việt Nam các bánh ma tuý có chữ tàu trôi dạt vào bờ như muốn cho không cán bộ để bán lại cho dân chơi.
Một trong những điều khoản của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ và Trung Cộng là Trung Cộng phải chấm dứt ngay vụ bán Fentanyl vào Hoa Kỳ. Tháng vừa qua, Trung Cộng đã bắt 9 tên buôn Fentanyl do Mỹ điềm chỉ. Trở lại vụ kiện tại tiểu bang Oklahoma.
Vào năm 1996, công ty dược phẩm Purdue Pharma khởi đầu bán thuốc giảm đau có chất thuốc phiện tên “OxyContin”. Họ cho quảng cáo rầm trời. Mình có xem mấy phút quảng cáo này, có một ông bác sĩ và 7 bệnh nhân được phỏng vấn trong phim quảng cáo, kêu là thuốc tiên.
Dạo này mình cúp dây cáp nên không xem truyền hình nữa. Cứ mở ra là thấy quảng cáo về một loại thuốc giảm đau nào đó để người đau nhức ghi xuống để kêu bác sĩ mình kê toa để uống.
Ông bác sĩ Spanos, người có mặt trong quảng cáo kê toa thuốc này cho 7 bệnh nhân của ông ta, kêu chỉ có 1% bệnh nhân là bị nghiện còn 7 bệnh nhân của ông ta thì hò hét kêu là thuốc tiên.
Được biết trong vòng 6 năm, công ty dược phẩm này tổ chức trên 20,000 buổi để giới thiệu về thuốc giảm đau OxyContin và năm 1998, 2 năm sau, người ta bắt đầu thấy dân cư tiểu bang bắt đầu bị nghiện trong khi đó các bác sĩ kê toa cho bệnh nhân gia tăng từ 600,000 toa thuốc lên đến 6 triệu toa thuốc uống Oxycontin (oxycodone).
Công ty bỏ tiền lobby các chính trị gia trên 880 triệu đôla, hay gấp 8 lần số tiền mà các những công ty bán súng chi cho chính trị gia (công ty lời 3 tỷ nên chi rất rộng). Các công ty dược phẩm giết bệnh nhân trên 100,000 người Mỹ hàng năm thì bình yên vô sự trong khi số người bị bắn chết chỉ có mấy ngàn.
Nội chết trong nhà thương vì uống thuốc do bác sĩ bảo y tá cho uống theo giờ giấc là có trên 80,000 người Mỹ chết khơi khơi.
Bù lại mỗi năm công ty dược Purdue Pharma lời được 3 tỷ đôla và các vụ overdose, uống thuốc quá liều gia tăng gấp 3. Kinh
Nay người ta tìm lại 7 bệnh nhân có mặt trong phim quảng cáo đầu tiên về thuốc tiên này. 2 người chết vì nghiện, 2 người còn sống nhưng phải trải qua nhiều năm tháng cai nghiện và 3 vẫn còn nghiện nặng. Ông bác sĩ tên Alan Spanos được trả tiền trong phim quảng cáo cho rằng những gì ông ta nói trong phim hơi được thổi phồng vì người ta không biết bao nhiêu người được lành bệnh, 1/100 hay 1/10000.
Video quảng cáo này được gửi cho 15,000 bác sĩ khắp nước mỹ để quảng cáo và kê toa cho bệnh nhân họ.
Năm 2007, công ty dược phẩm này phải trả một số tiền $634.5 triệu đô la cho bộ tư pháp Hoa Kỳ về tội ăn gian nói dối nhưng công ty vẫn tiếp tục bán sản phẩm của họ kiếm lời. Một năm lời 3 tỷ và lâu lâu bị trả phạt vài trăm triệu, lại được trừ thuế. Vô tư.
Trước kia các bác sĩ rất ngại kê toa cho bệnh nhân có chất thuốc phiện Codeine nhưng từ khi video quảng cáo của công ty này ra đời thì thiên hạ hồ hởi nhào vào kiếm tiền. Các công ty dược phẩm khác cũng a dua theo bán loại thuốc có thuốc phiện để làm giàu như OxyContin, Vicotin, Percocet cho bệnh nhân bị tê thấp, đau lưng,…
Mình có xem một phim tài liệu Ý Đại Lợi kể về một ông bán thuốc cho công ty dược phẩm, bị quota nên phải cho tiền bác sĩ hay mua vé cho vợ chồng bác sĩ đi du lịch,...
Người ta phỏng vấn một trong 7 bệnh nhân xuất hiện trên video, tên Lauren Cambra. Bà này trên 40 tuổi và bị đau lưng và đến ông bác sĩ Spanos, kê toa Oxycontin. Lúc đầu thì hết bị đau nhưng rồi phải gia tăng gấp đôi thuốc rồi dần dần tăng thêm…
Sau đó bà ta bị sa thải, thất nghiệp nên không có tiền để trả $600 tiền thuốc mỗi tháng. Mất nhà mất xe, bà ta khai phá sản. Nên nhớ là $600 tiền thuốc nghĩa là bà ta phải làm độ $1,000 rồi đóng thuế đủ trò mới có $600 hay một năm tốn $12,000 tiền thuốc giảm đau.
Tương lai của các gia đình có người nghiện thuốc giảm đau coi như tiêu tùng vì tiền thuốc khá cao. Do đó người ta vận động cho một nền y tế bình đẳng, để có thể lấy tiền của người khác để nuôi mấy người bị lạm thuốc, không có tiền trả. Báo chí truyền thông chỉ đưa tin khả dĩ nhưng không bao giờ nói đến sự thật muốn che đậy.
Mấy tiểu bang ở miền Trung Mỹ, nay cso rất nhiều người, có thể nói là nhiều nhất Hoa Kỳ bị bệnh đau nhức và nghiện thuốc. Có nữhng phim tài liệu về tiểu bang New Hampshire, Ohio,... dân tình bị nghiện thuốc rất nhiều.
Mình có xem phim tài liệu về mấy người ăn nhiều, béo phì, cứ hai ba ngày là xe cứu thương đến chở vô bệnh viện. Họ không bước ra khỏi giường vì quá nặng, mấy trăm cân. Cứ ăn rồi đi cầu tại chỗ. Có Food stamp đủ trò, chả tốn đồng bạc nào cả. Họ rất cảm ơn chế độ y tế đã giúp nếu không thì đã chết từ lâu.
Cơ quan National Institute on Drug Abuse cho hay các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị nghiện thuốc từ 3%-40% thay vì 1% như bác sĩ Spanos nói trong video quảng cáo.
Có lần một anh bác sĩ trong gia đình bên vợ than với mình là bệnh nhân cứ xin thuốc giảm đau thêm mà loại đô mạnh hơn. Nếu không cho thì họ lại đi bác sĩ khác. Có người kể với mình là có một bác sĩ ở bôn sa bị tù vì cho toa thuốc giảm đau quá độ. Hình như mấy tháng trước, họ cũng bắt một ông y sĩ khác gốc mít. Nhớ có lần đem thằng con để mổ hồi bé, nay ông bác sĩ ấy bị mất bằng vì bấn bạch phiến. Nghe kể ông ta vào khách sạn chơi bạch phiến phê quá, không thức dậy, cảnh sát vào bắt khi nhân viên dọn phòng khám phá ra.
Người Mỹ hay nói: “ you are not moving you are dying”. Thuốc giúp bệnh nhân chịu được cơn đau nhưng nếu không chịu tập thể dục vận động thì bù trớt, chả có thuốc tiên gì cả. Ngày nay, nghiên cứu cho rằng thuốc tiểu đường làm con người ngu ngơ ra.
Sau bao nhiêu lần bị kỳ đà cản mũi, cuối cùng tháng 3 năm nay 2019, bộ tư pháp tiểu bang Oklahoma và công ty dược phẩm Purdue đồng ý thanh toán ngoài toà để tránh được đưa ra công chúng. Purdue đồng ý trả cho tiểu bang số tiền phạt là $270 triệu đôla thay vì $20 tỷ đôla như lúc khởi đầu mà tiểu bang này đòi bồi thường.
Người ta tính là vụ nghiện thuốc này đã khiến tiểu bang tốn $9 tỷ còn tiểu bang Massachussetts tốn $15.2 tỷ đôla vào năm 2017. Nội năm 2017, có trên 47,600 người chết vì overdose .
Ngoài ra có trên 1,600 đơn kiện công ty này, trên 26 tiểu bang. Công ty dược phẩm này đang tìm cách thoả thuận để trả cho nạn nhân từ 10-12 tỷ mỹ kim trong vòng 10 năm tới. Công ty sẽ khai phá sản chapter 11, và thành lập một công ty khác tiếp tục bán OxyContin. để có tiền trả các nạn nhân. Chán Mớ Đời
Người ta còn kêu là họ sẽ dùng tiền trả cho nạn nhân để giảm thuế, xem như bù trớt. Có lẻ sợ công ty này khai phá sản nên thà lấy $270 triệu còn hơn là chả có gì hết.
Công ty Johnson & Johnson cũng bị thưa kiện và bắt phải đền thiệt hại cho nạn nhân $572 triệu đôla,…
Cái nguy hiểm là các công ty dược phẩm này bắt đầu bán thuốc của họ ở Nam Mỹ, Á châu,… mình biết có một công ty do người gốc Việt đứng đầu, đem thuốc mới bào chế của các công ty dược phẩm chưa được FDA duyệt về Việt Nam thử lửa để họ nghiên cứu hệ quả của thuốc của họ.
Người Việt ở Việt Nam đâu biết là đang làm vật thí nghiệm, cứ uống mút mùa lệ thuỷ nhiều khi còn phải trả tiền. Ở mỹ thì thuốc thử nghiệm thì miễn phí. Cứ tới văn phòng bác sĩ, họ cho mệt thở. Nhớ dạo còn sinh viên, mình hay đi xin thuốc Tây để gửi về Việt Nam, giúp gia đình bán kiếm tiền thăm nuôi ông cụ. Nghĩ lại mà kinh vì ngu dốt.
Nghe nói ở Việt Nam có bà quan nhớn nào bán thuốc ung thư giả nhưng không bị tù tội hay đền bù lại nạn nhân. Chán Mớ Đời
Công ty Purdue tốn 10-15 tỷ đôla để bồi thường nhưng lại được trừ thuế nên bù trớt. Họ không bị cấm mà vẫn tiếp tục bán thuốc như các công ty bán thuốc lá, chỉ cần đề một hàng chữ nhỏ là hút thuốc có thể gây ra bệnh ung thư. Xong om
Chán Mớ Đời
Nhs