Tại sao phải cử động

Người Mỹ hay nói: “if you are not moving, you are dying”, cho thấy di chuyển rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người.

Theo ông Alexander Mikulin, khoa học gia Nga sô, trong tế bào của con người, ngoài phần hữu ích còn có những chất xấu gây nguy hại. Phải tẩy sạch những chất thải này, giúp khả năng tái tạo của tế bào. Ông ta tìm ra cách đơn giãn để rửa mạch vành tim.

Ông giải thích như sau: thiên nhiên đã cho trái tim một khoảng không gian, từ cơ hoành đến phổi gọi là khoang tim. Khi tim co thắc lại thì máu sẽ được bơm vào các động mạch chính với áp suất lớn. Nếu để khoang tim nhỏ thì tim nhận được ít máu, còn khi tăng thể tích này thì sẽ tăng lượng máu tương ứng.

Sự giải thích của ông Mikulin cho rằng cơ hoành như một quả tim thứ 2. Khi đứa bé còn trong bụng mẹ thì được thở bằng cơ hoành, chỉ sau khi ra đời mới khởi động chức năng thở bằng hai lá phổi và dần dần quên thở bằng cơ hoành. Con nít ở Việt Nam mới sinh ra là cô mụ tát vào mông cho đau để khóc ré lên, kêu là bổ phổi. Chán Mớ Đời . Về già khi lá phổi yếu đi thì người ta cần sử dụng cơ hoành để thở thêm, hầu giúp trái tim bị lão hoá, hoạt động.

Ông ta cho rằng con người có thể hạn chế đến tận gốc các cơn đau tim một cách nhanh chóng, không cần đến bác sĩ. Khi tim đập nhanh thì phải làm cho tim giãn nở bằng cách tạo điều kiện làm tăng thể tích khoang tim. Chỉ cần hít vào bụng theo kiểu thở Thai Tức (thở bụng) là đủ điều chỉnh lại nhịp tim ở mức độ bình thường và giúp lưu thông máu. Ông ta đã sử dụng phương pháp này để tự giúp mình khi bị đau tim.

Hồi nhỏ học Vạn Vật, ông thầy kêu thân thể người ta có tứ chi, có tên học chung lớp tên Lê Quang Trực kêu 5 phần, bị ông thầy tát tai vì không giải thích được phần thứ 5. Mình chỉ nhớ mại mại là máu từ tim bơm đi gọi là động mạch còn máu được bơm về tim là tĩnh mạch. Để khỏi lộn thì tĩnh mạch hay được ghi chép màu xanh còn động mạch thì màu đỏ. Máu đỏ là có oxy còn máu của tĩnh mạch được xem bị lấy hết oxy nên chảy về tim để được tiếp oxy do hơi thở đưa vào.

Trong quá trình chuyển dịch qua các mạch máu nhỏ, máu lấy đi từ dịch gian bào các chất thải của các phản ứng Ôxy hoá và xỉ, biến máu động mạch thành tĩnh mạch. Khi máu tĩnh mạch đã mất đi hầu hết áp lực khi di chuyển trong các mao mạch nhỏ có đường kính cực nhỏ. Có lẻ vì vậy, hôm trước, Khoa phải day huyệt túc tam lý để giúp máu chạy về tim khi chẩn mạch thấy mạch yếu.


Đọc sách thì người ta cho biết là toàn bộ phía trong của các tĩnh mạch từ ngón tay tới vai và từ ngón chân lên đùi, thì cứ mỗi 4 cm đều được trang bị những van hình túi nhỏ, tựa như van tim. Những van này cho phép máu di chuyển ngược về phía trên, và đóng lại nếu máu đi ngược chiều. Thiên nhiên kỳ diệu thật.

                                     Van mở       Van đóng
Mỗi van là một vật cản đối ngược với dòng máu chảy. Có 22 van ngăn cản ở tĩnh mạch chân và 17 van ngăn cản ở tay và sau các mao mạch, hầu như toàn bộ áp lực tĩnh mạch lớn nói chung từ từ biến mất. Các người tập Trạm Trang Công thường xuyên thì tay chân của họ phồng lên giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Người ta thử nghiệm với các lực sĩ thể thao khoẻ mạnh, cho họ nằm bất động trên giường sau 1 tuần lễ thì sau đó họ đi không nổi. Lý do là sự nhiễm xỉ cơ thể, nhiễm xỉ khoảng gia bào và hậu quả của việc huỷ hoại trao đổi chất bình thường. Thật ra có nhiều tai hại xẩy ra nếu cứ nằm giường, không chịu hoạt động. xem phim tài liệu, cho thấy mấy người to béo, ăn tè trên giường thì cứ vài ngày thì xe cứu thương lại đến chở vào nhà thương, khám tổng quát.

Mình nhớ năm kia. Leo núi bị gãy chân, nằm nhà đến 6 tháng thì cơ bắp ở chân mình bay đi mất tiêu. Phải mất gần một năm sau mới lấy lại cơ bắp. Sau khi sinh, nhà thương bắt vợ mình đi tới đi lui ngay rồi 2 ngày sau đuổi về không có nằm ở cử như người Việt ở Việt Nam. Bà cụ mình khi xưa, sinh xong là ở cử 1 tháng, xoa nghệ gừng đủ trò. Đây vợ mình sinh xong là qua ngày hôm sau, y tá bắt đi tới đi lui với cái chai nước biển.

Hình trên cho thấy các mạch máu lành mạnh thì máu được lưu thông một chiều, các van sẽ ngăn cản máu đi ngược chiều bằng cách đóng lại trong khi mạch máu bị hư hại thì máu đi ngược chiều sẽ được lọt vào và tạo ra những hệ ứng không tốt cho sức khoẻ, gây đến bệnh hoạn.

Các tĩnh mạch chỉ hoạt động tốt khi có hoạt động tay chân như đi bộ. Khi ta di chuyển, chân sẽ đập xuống đất, tạo một xung lực đẩy máu lên, giúp mở van tĩnh mạch và cho máu đi qua. Khi đi máy bay, ngồi lâu quá, chúng ta cần phải đứng dậy đi tới đi lui để tạo ra xung lực ở bàn chân giúp máu không được lưu thông. đồng hồ của mình, cứ lâu lâu thấy mình ngồi yên một chỗ là báo động, kêu phải di chuyển rồi tự động kêu mình thở sâu vào.

Thường thường sau khi tập nội công hay đi Thái Cực Quyền, chúng ta cần làm động tác thu công để tạo xung lực, giúp điều hoà lại hơi thở, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Nếu chúng ta thường xuyên đi bộ, tập thể dục sẽ giúp rung động các van tĩnh mạch làm việc tránh các xỉ tích tụ lại như bùn lắng xuống đáy hồ. Khi di chuyển sẽ làm rung động các tĩnh mạch, kích thích máu chảy nhanh hơn, cuốn đi theo các đống xỉ, nghẽn trong mạch máu, và sẽ được thải ra đường tiểu hay đại tiện.

Các bệnh nhân đến Đông Phương Hội, đa số là bị viêm khớp vì họ ít hoạt động chân tay. Có một người lái xe cả ngày mấy trăm dậm vì công việc, cứ ngồi lái. Anh ta kể là bị mấy lần, khi lái xe thấy con đường lộn xộn, chạy ra xa lộ, vừa đậu xe là thiếp luôn cả tiếng mới thức dậy lại. Mình nói anh ta cần phải tập hay đi bộ, vận động tay chân nhưng không chịu. Có người châm cứu miễn phí là vui rồi.

Có mấy người tập kể lại là 6 tháng trước khi tập ở Đông Phương Hội, họ không thể nào co tay lại hay đứng lên ngồi xuống nhưng sau khi tập ở Đông Phương Hội thì họ có thể đứng lên ngồi xuống và co mấy ngón tay lại bình thường. Lúc mình mới đứng lớp thì các tập viên đứng đến 35 phút là rên mỏi chân nhưng nay họ có thể đứng đến 60 phút hay đứng Trạm Trang Công lên đến 16 phút.

Đại học Illinois có làm một thử nghiệm. Họ lựa 120 người lớn tuổi và yêu cầu mấy người này làm theo chương trình đi bộ 3 ngày trong tuần. Lúc đầu chỉ đi 15 phút rồi lên 20 phút, 30, và cuối cùng là 40 phút. Sau 10 tháng thì họ chụp hình não bộ của mấy người này thì khám phá là não bộ của họ thay vì teo lại thì to hơn trước. Họ kết luận là đi bộ, tập thể dục sẽ giúp cho trí nhớ, não bộ không bị lão hoá hay chậm hơn.

Nếu đi làm trong công sở thì chỉ cần đứng Dậy, làm vài động tác thu công cũng được, giúp tạo xung lực khi chúng ta nhón gót và đạp xuống đất.

Do đó Khoa luôn luôn nhắc nhở là khi tập, chúng ta cần chú ý vào thân thể, nghe ngóng sự chuyển biến của cơ thể, thay vì tập cho có lệ, đầu óc cứ lan man về vùng trời vô định.

Mỗi lần mình gọi điện thoại nói chuyện với bà cụ ở Đàlạt, là hỏi có đi bộ mỗi ngày hay không. Bà cụ năm nay 86 tuổi, mỗi ngày dậy 5 giờ sáng đi bộ lên Số 4 để tập dưỡng sinh Thái Cực Quyền. Sau đó đi cà phê với mấy bà bạn, đi bộ lòng vòng ra hồ Xuân HƯơng, Khu Hoà Bình,....nên trí nhớ của bà cụ vẫn còn tốt. Vẫn đọc ào ào Lục Vân Tiên từ trang đầu đến trang cuối thuộc lòng. Kinh

Dạo này Đông Phương Hội nhận thêm tập viên mới, lớp miễn phí cho người già. Ai muốn tập thì liên lạc với Thư Viện Việt Nam trên đường Westminster, ngay góc Euclid, trong khi chợ Song Hỷ (người Việt xưa). Lớp từ 7:00 tối đến 9:00 cho thứ 2 và thứ 4. Thứ 3, 5 dành cho tập viên cũ. (Còn tiếp)

Nhs