Cái đinh cuối cùng cho quan tài sông Mekong


Trong chuyến viếng thăm hai nước thuộc khối Liên Xô cũ; Uzbekistan, Georgia, mục thị các chương trình Vòng Đai và Con Đường của Trung Cộng đang thực hiện khiến mình tò mò, kiếm tài liệu đọc vì đọc thoáng thoáng nhưng chưa hiểu thực tế ra sao. Đọc tài liệu thì thất kinh vì nó đang gây nguy hiểm cho Việt Nam và trong tương lai thì mịt mù. Có lẻ vì vậy Việt Nam mới mời tổng thống mỹ sang ký kết gì đó mình không rõ. Sau 50 năm mới thấy mình có đồng minh hơi nguy hiểm.


Trước đây mình có kể vụ ở thượng nguồn sông Cửu Long, Trung Cộng và đàn em cho xây các đập thuỷ điện, nghe nói chương trình có đến 160 cái, khiến nước từ thượng nguồn chảy về hạ lưu như thằn lằn tè, không đem phù sa về khiến đồng bằng ngày nay không còn phù nhiêu, phải phân bón, thậm chí nước ngọt thấp hơn mặt biển nên nước mặn từ biển chảy vào khiến đồng ruộng chới với nước lợ. Mình học địa lý khi xưa cho rằng phù sa mỗi năm đắp thêm bờ cỏi như mũi Cà Mau,…

Dòng sông Mekong chảy qua Cam Bu Chia trước khi đỗ về Việt Nam 

Năm ngoái đi viếng Ai Cập mới thấy rõ sự tai hại của các đập thuỷ điện. Xứ này khi xưa, nhờ Liên Xô xây một cái đập trên Nile, con sông đã nuôi dân tộc Ai Cập từ bao nhiêu nghìn năm, tạo dựng một vùng trù phú dọc con sông này. Mấy lãnh tụ Ai Cập dành được độc lập, hồ hởi nghe mấy ông Liên Xô, xây một cái đập Aswan hữu nghị vĩ đại để đem điện nước khắp nước này. Ngày nay, dân tình đến đây, xem cái đài hữu nghị LIên Xô, Liên Xô đã bay xa về miền quá khứ, còn Ai Cập thì nghèo đói hơn xưa. Hệ quả là điện chỉ cung cấp chưa tới 20% cho người dân, ngược lại thì cái đập chận phù sa lại nên không bón phân thiên nhiên ven hai bờ sông. Người dân ngày nay phải dùng phân bón hoá học thay vì khi xưa có thiên nhiên bón phân hữu cơ dùm hàng năm và thuốc sâu khiến giá thành sản xuất cao và gây bệnh đủ trò với các chất hoá học. Xong om


Nay đọc trên báo ở ngoại quốc thì thất kinh vì những tin tức này không thấy phổ biến trên báo trong nước.

Khi xưa, học lịch sử, có nghe nói đến đế chế Phù Nam, sau này mình có ghé Cam bỐt để viếng đền Angkor Vat, thấy nguy nga, quá đẹp. Nay ông HUn sen nhường ngôi cho con trai, tốt nghiệp trường võ bị Hoa Kỳ đàng hoàng, không có bằng hữu nghị. Họ toa rập làm vòng đai và con đường với Trung Cộng.


Trên báo Nam Vang Thời Báo, (Pnomphenh Post) có đăng tin một chương trình đào một con kênh từ biển đến hồ Tống Lê Sáp. Mình có viếng cảng Sihanoukville thì thấy toàn người tàu. Hiện nay tàu bè chuyên chở hàng hoá từ nội địa cam bu chia đều dùng con sông Mekong đi ngang Việt Nam mới đến cảng Sàigòn hay Sihanoukville.


Với chương trình vòng đai và con đường của Trung Cộng, cho vay tiền cam bu chia để xây dự án xây một con kênh mang tên Funam techo canal (đế chế Phù Nam) từ sông Bassac ra đến biển ở vịnh Thái Lan. Với tên như vậy, Cam Bốt có tham vọng lập lại đế chế của cha ông họ.

https://www.phnompenhpost.com/business/study-bassac-river-kep-sea-waterway-link-finished


Theo tờ Phnomphenh Post, đây là dự án hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Từ trước tới nay, tuyến đường thủy từ biển đi vào Campuchia phải qua Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Tuyến giao thông thủy Funan mới sẽ giúp Campuchia hết phụ thuộc vào tuyến sông Cửu Long đi qua lãnh thổ Việt Nam gần hơn. Nghe đâu sẽ tiết kiệm xăng dầu trên 160 cây số.

Tổng chi phí xây dựng tuyến kênh đào này khoảng 1,7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng bốn năm, dài khoảng 180 km, với chiều rộng ở vùng thượng lưu là 100 mét và chiều rộng ở hạ lưu là 80 mét, chia thành hai làn đường. Kênh đào này sẽ nối Prek Takeo trên sông Mekong ở Campuchia với biển ở tỉnh Kep, đi qua bốn tỉnh là Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu cư dân sống dọc theo tuyến đường thủy. Theo Khmer Times, hiện hình thức đầu tư của dự án này chưa được quyết định. Cha con Hun Sen sẽ lấy phân nữa, đội vốn lên như bao nước khác đã được Trung Cộng cho vay và vỡ nợ. Xem báo  KhmerTimes thì quốc hội và nội các của xứ này đã phê chuẩn dự án này. Xem như đến cuối thập niên này là Việt Nam có thể hát bài Adieu Jolie Mekong, C’est à Nam Vang . Xem báo Krmertimes sau đây

https://www.khmertimeskh.com/501294139/cabinet-approves-1-7b-tonle-bassac-project/


Người ta cho biết con kênh đế chế Phù nam này sẽ cần tối thiểu 77 triệu mét khối nước để lấp đầy. Nước sẽ được chuyển từ sông Mekong và sông Bassac đến. Khi cam bốt lấy nước của Bassac, sẽ hạ thấp lượng nước Mekong đổ về Việt Nam, nay đã khan hiếm rồi vì bị các đập thuỷ điện ở thượng lưu chận lại. Vào mùa mưa, họ sợ vỡ đập nên xả nước thì làm đồng bằng Song Cửu Long ngập lụt. Xây xong họ sẽ làm các chuyến du lịch cho người quốc lấy tiền lại như con kênh Panama trong khi Việt Nam hết có tour thuyền trên sông Mekong như ngày nay vì cạn nước.
Trong trường hợp họ chơi cha thiên hạ, sẽ làm thêm cái đập để dẫn nước Mekong  ngược vào hồ Tống Lê Sáp là Việt Nam ngọng. Hồi mình viếng thăm xứ Chùa Tháp thì được biết nước ở vùng thượng lưu bị chận nên nước không chảy nhiều vào hồ này được vào mùa mưa. Có rất nhiều người Việt sinh sống tại hồ này. Khi xưa mình học Địa Lý với thầy hứa Hoàng, thầy giải thích là mặt hồ Tông LÊ Sáp thấp hơn dòng sông Mekong nên khi mùa mưa đến thì cá trên sông Mekong đổ vào đây, khi mua khô đến thì nước ở đây không thoát được, cá đã lọt vào, bị kẹt ở đây nên không lội theo dòng Mekong được nên cá rất to, người Cam Bốt chỉ vỉ việc đi bắt mà ăn. Thấy nhiều con cá to nặng cả 100 kí lô. Mình có xem một phim tài liệu nói về vùng này. Dân ở đây ngày nay đói vì mấy cái đập ở thượng nguồn.


https://youtu.be/QOuB8EJM_ro?si=_l9KZtUv2rKn8exu


Các chuyên viên cho hay xây con kênh sẽ đảo ngược dòng chảy Tonle Sap. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô. Khi đi viếng vùng này, mình có thấy một làng chài của người Việt ở đây. Mùa khô họ phải đi chèo ghe cho du khách vì đói. Trước kia họ sống giàu có nhờ cá tại vùng này.


Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới. Xong vụ này thì dân Miên giàu gấp 10 dân Việt Nam.

Tin tức như vậy mà chỉ có vài trăm người xem. Kinh. Các cô gái vùng này chắc sẽ làm dâu xứ hàn và Đài hết. Còn đàn ông chắc sẽ đi lao động quốc tế. Chỉ cần làm thêm một cái đập chận lại gần biên giới Việt Nam là nước sẽ chảy ngược lên Tonlesap, Biển Hồ là Việt Nam ngọng. Hết nước qua Việt Nam, còn tonlesap sẽ có nhiều cá không như xưa nhưng đủ nuôi dân họ và xuất cảng như gạo của họ.

Xem YouTube trên thì mình đoán họ sẽ xây thêm cái đập cạnh Hồng Ngự để chấn nước lại giúp điều hoà nước có thể chảy vào con kênh Đế chế Phù Nam và để nước chảy ngược về BIển Hồ là xem như Việt Nam bỏ ĐBSCL đi nơi khác sinh sống vì nước biển sẽ ngập. Coi như nước Mekong đổ qua Việt Nam sẽ cạn luôn. Bao nhiêu người Việt chết tại chiến trường Cam Bốt, cứu nạn diệt chủng của khờ me đỏ để ngày nay họ thắt cái thòng lọng nơi cổ dân mình ở vùng ĐBSCL.


160 cái đập thuỷ điện ở thương nguồn Mekong là cái quan tài cho đồng bằng sông Cửu Long. Con kênh đế chế Phù Nam nhân tạo này sẽ là cái đinh cuối cùng đóng vào cái hòm đồng bằng sông Cửu Long. Hết phim. Chán Mớ Đời 


Nếu mình không lần Thái Lan cách đây vài năm, có đưa ra chương tình làm một con kênh phía bắc của xứ họ để đem nước vào vùng ruộng của họ. Việt Nam ở cuối đầu sông là chỉ biết ngọng.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn