Tái tài trợ nợ để mua nhà

 Nhớ trước khi làm đám cưới, đồng chí gái kêu đi mua nhà để làm tổ Uyên ương. Đồng chí gái khôn lắm. Cô nàng muốn close cái deal nên Cô nàng kêu muốn mua nhà với tui khôn. Xem như lời cầu hôn. Hỏi mua nhà với tui là lấy tui không. Thế là cuối tuần được một người em họ bên vợ, chở đi xem nhà. Lúc này mình mới khám phá ra là với đồng lương kiến trúc sư ở NAm Cali thì khó mà mua được căn nhà mình thích, nhất là vẽ xây căn nhà lý tưởng của mình. Mình chỉ ở được căn nhà nào ngân hàng đồng ý cho mượn tiền với đồng lương cố định của hai vợ chồng. Xong om

Cuối cùng mẹ vợ chọn căn nhà gần nhà mẹ vợ, phía sau Phở 79, giá $179,000, 4 Phòng ngủ nhỏ và 1.75 phòng tắm. Lấy nhà đúng 2 tuần trước khi đám cưới. Có bạn bè khắp nơi về dọn dẹp, sơn phết dùm căn nhà. Đồng chí gái nhờ một người bà con làm mượn nợ ngân hàng. Mình mượn $144,000 với tiền lời 7.25%, trả mỗi tháng là $982.33. Đời sơn đen ước mơ rất nhiều, trời không cho được mấy, đến khi lấy vợ chỉ còn cái nợ $144,000 mang theo, thôi sơn đừng khóc than vì ngày tháng qua mau.

Xem bản tính sau 360 tháng, tiền lời 7.25%, tiền nợ $144,000, mỗi tháng trả $982.33

Tái tài trợ sau 18 tháng trả $933.98 xem như $49 ít hơn mỗi tháng

Sau 18 tháng mình từ $144,000 xuống còn $141,995.26. Họ cho mình mượn lại $144,000 là tiền lời như 18 tháng trước vì họ phải trả tiền huê hồng cho tên em họ 



Đâu một năm sau, tên em bà con của vợ chạy lại kêu tiền lời xuống 6.75%, tái tài trợ lại, bớt được $60 mỗi tháng. Dạo ấy kinh tế te tua nên nghe bớt được $50, 60 / tháng là mừng nhất là ông em bà con kêu No Fees, không phải trả đồng bạc nào hết. Thế là hai vợ nhắm mắt ký giấy nợ khác. Đâu 12 tháng sau, tên bà con chạy lại kêu tái tài trợ.


Xui một cái cho tên bà con là mình đi học mua nhà cho thuê thì mấy tên mỹ kêu là không nên tái tài trợ lại nếu chỉ 1 năm hay tiền lời thấp dưới 1%, nghĩa là tiền lời của mình từ 7.25% xuống 6.75%, chỉ 0.5%. Họ lại ngoáy con dao vào vết thương. Khi họ kêu No Fees là xạo. Trên đời này không có tên nào đi làm không công cả. Sau 18 tháng mình đã trả bớt tiền nợ từ $144,000 xuống bớt mấy ngàn nên khi họ tài tài trợ lại với số tiền nợ là $144,000 như lần đầu thì tiền huê Hồng của tên bà con đã được cọng vào cái nợ. Tên bà con lãnh tiền huê hồng, kêu no fees mà lại được vợ chồng mình cảm ơn, mời đi ăn đủ trò. 


Khi tái tài trợ thì ngân hàng nào cũng bắt làm lại từ đầu, nghĩa là mình phải mua Title Insurance lại. Khi mình mua nhà thì chủ nhà bán mua nhưng khi tái tài trợ là mình phải mua cho ngân hàng. Mình trả bớt $50 hay là $600/ năm nhưng. phải chi thêm cho cuộc tái tài trợ là $3,000. Có đáng hay không. Độ hơn một năm sau, tên bà con bò lại nhà kêu tiền lời xuống 1%, nên đi 15 năm để trả lẹ cái nợ cho căn nhà nên tái tài trợ thì mình nói cảm ơn. Bị người ta lừa một lần, không nên để bị lần thứ hai. Sau này, em không bao giờ nhờ bạn bè hay bà con để làm nữa. Chỉ kiếm ai giỏi nhất để làm cho mình. Đưa bạn bè hay bà con dốt làm mình tốn tiền. Họ cũng ăn huê hồng nhưng cứ kêu làm miến phí. Mình trả tiền thì mình có thể chửi mấy người làm không đúng, còn bà con họ hàng thì khó chửi.


Nói cho ngay thì trong ngành tài chánh, người ta ít có khách nên cứ xoay qua xoay lại, họ tìm lại khách cũ để dụ họ tái tài trợ hay mua cổ phiếu, đầu tư này nọ. Không nên trách họ, chỉ trách mình không tìm hiểu cho kỹ lại tin tưởng những tên đang đói. Chính phủ cấm vụ này gọi là “Churning”, nếu khách hàng mà được luật sư dạy cách là có thể thưa họ ra toà để hốt tiền. Đọc báo khi thị trường chứng khoán xuống, luật sư kêu ai bị mất tiền thì gọi họ.


Có cô cháu năm ngoài tái tài trợ lại lần thứ 3 sau 6 năm mua nhà. Nghe nói tiền lời 2.75% cho 15 năm. Nếu tiền lời thấp thì phải kéo dài 30, 40, 50 năm vì không bao giờ có lại tiền lời 3%. Dùng tiền đóng thêm trả nợ ngân hàng để mua cổ phiếu, gây quỹ hưu trí sau này về hưu. Về lâu về dài, căn nhà sẽ cần tiền để tu sửa, tân trang lại,…


Nên tái tài trợ khi nào, tiền lời thấp hơn mình trả hiện tại hơn 1% và dùng tiền rút ruột để mua một căn nhà khác. Không tái tài trợ để mua chiếc xe xịn. Điển hình, căn nhà đầu tiên thì sau 5 năm giá nhà lên đâu $500,000 nên mình tái tài trợ lại căn nhà. Mượn nợ mới $350,000. Trả cái nợ cũ $124,000. Còn lại $226,000. Hai vợ chồng mua được thêm 3 căn nhà. Đặt cọc rồi dùng tiền còn lại để sửa sang và cho thuê.



Mua nhà được chủ cho vay lại


Mình nói đến cách mua nhà mà người Mỹ thường bán theo kiểu này, lợi cho hai bên nhưng không hiểu sao, có nhiều người cứ hỏi mình lại hoài. Chịu khó đọc bờ lốc vì mình kể từng căn nhà mua bao nhiêu, đặt cọc bao nhiêu,… Hôm nay, mình kể lại một lần nữa. Hy vọng mấy người hỏi sẽ hết thắc mắc. Hỏi nữa mình sẽ lơ vì có người nói mất công đi kiếm. Còn không thì mời em đi ăn phở. Em trả tiền ăn cho biết bao nhiêu người để học nghề của họ quá rẻ.

Người Việt mình quen mua nhà kiểu thông thường. Nhờ một chuyên viên có bằng địa ốc mua nhà cho mình, rồi họ giới thiệu một người làm về mượn nợ ngân hàng cho mình. Thường hai người này ăn thông với nhau để biết mình có khả năng mượn nợ ngân hàng. Nếu không thì họ sẽ không mất thời gian chở mình đi xem nhà. Thường người Việt mình hay nhờ người quen hay bà con. Đa số mấy người này làm nghiệp dư nên không rành lắm. Tay nghề không rành vì năm khi mười họa mới có người họ hàng mua căn nhà hay bán.

Thông thường người mua sẽ đặt cọc 20% giá tiền mua và ngân hàng sẽ cho vay 80% nếu ít hơn sẽ bị bắt mua bảo hiểm, trả cao hơn. Mấy người cựu chiến binh sẽ được mượn tiền mua nhà với 0% đặt cọc, chính phủ sẽ cho vay 100%. Mấy người mua nhà lần đầu tiên sẽ đặt cọc 3% và chính phủ cho mượn 97% giá trị căn nhà. Đó là giấc mơ Hoa Kỳ. Hai người mướn nhà của mình khi xưa, sau này mình chỉ cho cách mua nhà kiểu này. Khi mình và đồng chí gái mua căn nhà đầu tiên, nhờ bà con nên họ không biết mấy chương trình này nên mượn tiền để đặt cọc đủ trò và trả tiền lời cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, khi chúng ta bán nhà thì có vấn đề là thuế. Nếu lời thì phải đóng thuế. Điển hình căn nhà đầu tiên đồng chí gái và em mua để xây tổ uyên ương trước khi lên xe bông 2 tuần lễ. Tụi em mua với giá $179,000. Nếu buồn đời, đồng chí gái kêu bán, dọn về Mobile home Park ở. Không biết giá bao nhiêu cứ kêu là $779,000 cho dễ làm tính. Nếu bán bây giờ thì trừ tiền mua thì trên nguyên tắc bọn em lời được $600,000. Có nhiều thứ linh tinh lắm nhưng để cho mấy bác hỏi em dễ hiểu, em giản tiện hoá. Lời $600,000.


Nếu chúng em ở trong căn nhà đó 2 trong 5 năm vừa qua thì sẽ được hưởng quy chế của luật IRS 121 exclusion, nghĩa là mỗi người được miễn $250,000 tiền lời hay hai vợ chồng được miễn đóng thuế trên số $500,000. Lấy $600,000 tiền lời trừ đi $500,000 (IRS 121), còn lại $100,000 thì phải đóng thuế. 20% liên bang và 10% tiểu bang, xem như cúng thần tài 30% hay bay mất $30,000. Còn lại $570,000 bỏ túi. Mua cái Mobile home $150,000 ở vùng Bolsa để ở đến khi chết. Ngày ngày đi bộ ra chợ ABC, xin ông thầy chùa số trúng xổ số. Hôm trước mình ra bolsa thấy ông thầy chùa này. Mình không biết ông ta là thày chùa hay không nhưng hay đứng đúng hơn là ngồi ở các chợ, kêu mình lại kêu để thầy cho cái số mua xổ số.

Vấn đề là chúng em không có duyên ở căn nhà đó. Ở đúng 6 tháng thì bố mẹ vợ kêu về ở để chăm sóc ông bà vì gia đình anh cả dọn ra vì xin được Housing. Bọn em phải cho thuê để trả tiền nhà. Bán thì không được vì nhà dạo đó xuống $150,000. Bán là lỗ mấy chục ngàn. Mình có anh bạn dọn về miền đông bắc, phải nộp thêm $20,000 để trả nợ ngân hàng. Vì không ở trong nhà đó 2 năm trong 5 năm vừa qua nên không được hưởng điều kiện của IRS 121 nên phải đóng thuế 30% trên số tiền $779,000. Lý do là 30 năm qua, chúng em đã khấu trừ giá trị căn nhà. Xem như trả độ gần $300,000 thuế. Bỏ túi $500,000 đi ở Mobile home. 


Các bác hay dạy dỗ em về đạo đức cách mạng, sẽ kêu lời quá thì đóng thuế để chính phủ giúp dân nghèo bú xua la mua. Có lần mụ vợ bò lên Zillow xem căn nhà thấy giá đâu 679K, kêu lời gấp 3. Mình lắc đầu. Nói khi tôi cua o, tiền xăng có 1 dô la một ga lông, nay giá $6. Đi ăn tô phở dạo ấy chỉ tốn có $3.50 nay tô phở nhân gấp 5-6 lần. Mình đâu có lời. Vật giá leo thang theo lạm phát chớ theo kinh tế mình lỗ. Giá trị tương đương 30 năm về trước phải theo lạm phát gấp 5 hay 6 lần. Tính ra phải nhân 179k gấp 5 lần hay gần 1 triệu. 


Chính phủ gây lạm phát khiến giá nhà lên rồi đánh thuế xem như chính phủ bày trò ra để cướp của dân. Qua đóng thuế. Họ thành lập Roth IRA cho họ để khỏi đóng thuế vào tiền hưu. Họ được phép bỏ tiền sau khi đóng thuế vào tài khoản hưu trí này, sau này lấy ra sẽ không bị đánh thuế. Hỏi ông Mitt Romney làm sao ông ta có mấy chục triệu trong Roth IRA của ông ta khi chỉ được bỏ vào $2,000 một năm khi xưa. Mình mua nhà với tiền đã đóng thuế, trả tiền ngân hàng với tiền đã đóng thuế thì khi bán tại sao chính phủ lại đánh thuế. Nói kiểu nông dân như mình là ăn cướp. Không lạm phát thì 30 năm sau vẫn còn giá $180k. Đi về mấy vùng mà không có công ăn việc làm thì nhà không lên mà còn xuống giá. 


Đó là mình bị chính phủ bầy binh bố trận, tạo cho cái ảo tưởng là mình lời. Chính phủ không làm ra tiền nên mới chơi trò bán trái phiếu miễn thuế, in tiền thì lạm phát là cái chắc. Đại khái mua trái phiếu của chính phủ 10,000 thì 30 năm sau được trả $20,000 miễn thuế. Chính phủ tạo ra lạm phát để xù nợ thiên hạ. 30 năm sau, đi lãnh tiền trái phiếu thì chính phủ cứ in tiền ra trả ai cấm. Nếu mua vàng thì 30 năm trước là giá $360/ lượng. Có thể mua được 27 lượng vàng. Bây giờ cứ tính đổ đồng $2,000/ lượng nếu bán là được $54,000 thay vì $20,000 trái phiếu của chính phủ.


Người Mỹ thì họ hay cái chỗ là họ không muốn dạy thiên hạ về môn công dân giáo dục, đạo đức cách mạng như mấy ông thần nào tuần trước, giảng dạy em là phải đóng thuế để chính phủ có thể xây trường học, đủ trò,… họ áp dụng luật bán nhà do chính phủ mỹ lập ra, cho người mua vay tiền lại mà người Mỹ gọi là “Installment sale”. Ai buồn đời, chán chửi bới trên mạng thì xem link của sở thuế vụ.

 https://www.irs.gov/taxtopics/tc705

Bán nhà theo lối này sẽ không bị ảnh hưởng đến medicare, an sinh xã hội,… như em đã kể tuần trước. Nhiều bác còm, dạy em đủ trò tuần vừa rồi thì có vấn đề cho medicare và an sinh xã hội vì lợi tức quá cao trong năm khi bán. 90% nhà của em đều mua theo dạng này. Sống ở Hoa Kỳ là như vào vòng chơi của tư bản, họ dùng luật lệ của cuộc chơi để tìm cách làm lợi cho mình. Người bán có lợi vì không bị ảnh hưởng đến an sinh xã hội, medicare của họ và chỉ đóng thuế trên số tiền nhận được của em hàng năm. Nếu nghe lời mấy bác dạy em bán nhà đóng thuế thì tiền medicare cũng khó còn, an sinh xã hội cũng tiêu vì năm đó quá nhiều tiền lợi tức. 

Phải có chiến thuật trả thuế ra sao chớ Không trốn thuế. Mấy người bán nhà cho em, có CPA giải thích cho họ lợi hay không lợi và không dạy dỗ đạo Đức cách mạng. Đa số mấy người này lớn tuổi nên họ quên khai vì trên nguyên tắc người cho vay phải gửi cái Form 1098 cuối năm như các ngân hàng để người mượn tiền khai thuế.

Em mới mua một khu thương mại, chủ là người Mỹ, ở Alaska 6 tháng và 6 tháng ở Mễ tây Cơ. Ông ta cho vay lại $3,4 triệu đô trong vòng 25 năm vì ông ta nghĩ lúc đó chết rồi. Em muốn mượn 40 năm hay năm chục năm để đời con em trả.


Tóm lại khi về già người Mỹ họ chuẩn bị, có chiến lược từ từ thả tài sản lại. Họ bán nhà như ông mới bán khu thương mại lại cho em. Ông ta ở xa, 6 tháng đi câu cá tại Alaska, 6 tháng đi câu cá ở Mễ tây Cơ. Mỗi tháng em gửi cho ông ta $22,000 xài thoải mái. Medicare của ông ta cũng như an sinh xã hội không bị ảnh hưởng nên bệnh hoạn, nằm nhà thương gì cũng không lo ngại.


Nếu không có cách mua theo lối này, hỏi các bác làm sao mua nhiều nhà tại Hoa Kỳ khi phải nộp 20% tiền đặt cọc. Một căn nhà $800,000 ở Cali, phải đặt cọc $160,000, nghĩa là bác phải đi làm đâu $250,000, đóng thuế $70,000. $250,000 rất nhiều. Nhiều khi phải để dành cả 10 năm mới mua được căn nhà thì khó mà mua được căn nhà thêm cho thuê. Trong khi mua nhà do chủ bán, cho vay lại, không không muốn lấy tiền đặt cọc nhiều vì sợ trả thuế nhiều. Họ chỉ lấy em tối đa là 3%. Họ không hỏi số an sinh xã hội của em, chả cần lấy Credit report. Cái hay là trong Credit report, không thấy nợ của mấy người này. Vì khi Credit report lộ ra có nhiều nợ thì ngân hàng sẽ không cho mượn. Thường có 4 cái nợ là ngân hàng từ chối cho vay nợ.


Đừng có hỏi em nhé sẽ không trả lời. Muốn hỏi thì mời em đi ăn phở, em giải thích thêm.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chiếc áo lịch sử của cô đào Monroe

 

 Trong đệ nhị thế chiến, ông Ronald Reagan, sau này làm tổng thống Hoa Kỳ, gửi một nhiếp ảnh gia tên David Conover của không quân Hoa Kỳ đi chụp hình về các người phụ nữ trẻ đang đóng góp cho cuộc chiến, để in trên tuần báo Yank của quân đội Hoa Kỳ, cho chương trình tuyên truyền em gái hậu phương, hai đầu nổi nhớ….

Nhiếp ảnh gia có chụp ảnh một phụ nữ trẻ, 18 tuổi, Norma Jeane Dougherty, vợ của một người lính hải quân, làm việc mỗi tuần được $20 tại một xưởng sản xuất cho quốc phòng.


Hình chụp của cô vợ trẻ này không được chọn đăng trên tuần báo nhưng nhiếp ảnh viên, khuyến khích cô ta theo ngành người mẫu. Cô vợ trẻ này, nghe lời, nhuộm tóc vàng và lấy tên nghệ nhân cho có vẻ con cháu tổng thống Wilson Monroe vào tháng 2 năm 1955 mà ngày nay ai cũng biết: Marilyn Monroe. Tên thật cô đào này là Norma Jeane Mortenson.

Ai tò mò thì có thể thấy tấm ảnh bà Norma Jeane Dougherty (Marilyn Monroe) tại viện bảo tàng Museum of the American G.I. https://americangimuseum.org/

Cô đào khét tiếng không bao giờ biết cha ruột của mình vì bà mẹ có liên hệ với nhiều người đàn ông. Bà mẹ hay bị điên điên nên cô đào này, thời niên thiếu phải sống trong nhiều trại mồ côi. Để khỏi phải ở trong viện mồ côi, cô đào vào lúc 16 tuổi đã lập gia đình với ông James Dougherty, 21 tuổi năm 1942, lấy họ của chồng. Hóa ra thời đó người Mỹ cho mấy cô gái lấy chồng ở tuổi 16. Kiểu khi xưa, ở âu châu, con gái đến tuổi 15, là họ làm một lễ rất lớn để giới thiệu con gái đến thời cặp kê. Ai có con trai thì mại dô.

Lấy chồng đầu tiên, năm 16 tuổi. Không nhớ cô ta có bao nhiêu người chồng chính thức nhưng chắc có rất nhiều người tình trong đó có tổng thống JFK

Nghe nói cô đào này thích đọc sách, thư viện tại nhà có đến trên 400 cuốn sách. Người ta cho rằng tuổi thơ của cô này rất buồn, sinh sống trong các viện mồ côi, gây nhiều ảnh hưởng sau này về nghiện ngập, khủng hoảng tinh thần. Cô theo nghề làm người mẩu nhưng học thêm các lớp diễn viên tại Actors Studio ở New York. Cô ta lấy nhà biên kịch Arthur Miller và bạn của Truman Capote. Hình như có lấy một cầu thủ nổi tiếng banh chuỳ.

Sau này, cô ta có nhiều vấn đề về tâm thần như người mẹ và nghiện ngập đưa đến cái chết của chính mình.


Dạo còn đi học mình có quen một cô bạn học thiết kế thời trang. Có lần cô ta nhờ mình tìm tài liệu về các mẫu áo của tài tử Marilyn Monroe giúp cô ta làm bài tập. Vấn đề dạo ấy khó tìm tài liệu không như ngày nay cứ gút gờ là xong. Mình phải vào trung tâm văn hoá Pompidou để tìm sách báo, tài liệu về hình ảnh, áo quần của cô đào này. Rồi ngồi vẽ lại mấy mẩu áo mà cô ta bận trong phim nào hay ngoài đời, tô màu,…đưa cho cô bạn nộp cho thầy.
Hôm trước mình có thấy một tấm ảnh xưa có cô đào Marilyn Monroe, nhà thiết kế thời trang cho cô đào và một ông da đen trong một hộp đêm ở khu Watts mà sau này có vụ bạo loạn, đốt cháy cả khu vực. Chính phủ tống cổ người da đen về vùng San Bernardino khiến vùng này xuống cấp độ từ đó đến nay. Thành phố San Bernardino đang an bình, là nơi hai anh em họ MAcDonalds, mở tiệm ăn mang tên họ tại đây. Bổng nhiên chính phủ đem người da đen bị cháy nhà đủ loại đến gây lộn xộn. Thành phố này thuê xe buýt, trả tiền cho người da đen mấy chục để lên xe, chở về Los Angeles. Vài hôm sau thành phố Los Angeles lại cho tiền chở về đây. Khá vui. 


Kiểu ngày nay, dân giàu có khóc thương các người di dân, sống trong hoàn cảnh khó khăn nên ông thống đốc tiểu bang Florida, cho máy bay chở dân di dân lậu đến đảo của mấy người nầy, có nhà của vợ chồng tổng thống Obama. Lập tức có xe buýt tới chở mấy người này vào trại lính thay vì được mấy người này mở cửa, đưa họ vô nhà chung sống theo tinh thần lá lành đùm lá rách. Chán Mớ Đời 

Tấm ảnh này suýt chấm dứt sự nghiệp của cô đào. Vì ngồi với người da đen trong một hộp đêm tại Watts, Nam Cali. Thậm chí tổng thống Roosevelt không dám gặp Jesse Owens dù ông này đoạt 4 huy chương vàng tại thế vận hội Berlin 1936. Người ta tiếp đón ông này ở khách sạn nổi tiếng tại New York nhưng lại bắt ông ta đi vào cửa sau. Cho thấy sự tranh đấu cho quyền làm người, sự bình đẳng ở Hoa Kỳ rất lâu dài. Mấy năm gần đây, người Mỹ da trắng lo sợ một ngày không xa sẽ trở thành thiểu số nên phong trào da trắng siêu chủng lên khá mạnh.


Theo ghi chú của tấm ảnh thì công ty điện ảnh Fox muốn sa thải nhà thiết kế thời trang của cô đào, người ngồi chung bàn với ông da đen. Thay vì im miệng, hồn ai nấy giữ thì cô đào tuyên bố nếu sa thải ông William Travilla thì cô ta cũng nghỉ đóng phim cho công ty Fox luôn. Cuối cùng công ty Fox đành chiều cô ta. Cho thấy cá tính cô ta rất mạnh mẽ vào thời đó. Nghe kể có một ca sĩ da đen, cô ta kêu chủ hộp đêm mướn ca sĩ này thì cô ta sẽ đến trong 1 tuần giúp quảng cáo. Quên tên vì vụ này xẩy ra trước khi mình ra đời.

Chiếc áo nổi tiếng nhất của cô đào MArilyn Monroe trong phim Les Hommes preferent les blondes. Tây gọi phim như vậy. Sang Hoa Kỳ mình có dịp xem lại là Gentlemen prefer Blondes


Nên nhớ là thời gian ấy người ta cấm da trắng da đen ngồi chung với nhau dù trên xe buýt. Học sinh thì có trường riêng cho mỗi sắc tộc. Đến khi các người da đen xuống đường theo lời kêu gọi của ông mục sư Martin Luther King Jr., kêu gọi quyền dân sự (Civil Rights), đưa đến sự bãi bỏ chế độ cách biệt da trắng và da màu. Social distancing.

Hình như sau đó ông Travilla và bà Monroe có tư tình với nhau một thời gian ngắn. Nếu cô ta không được khám phá bởi nhiếp ảnh gia thì có lẻ cuộc đời cô ta có lẻ không sôi nổi, chết sớm.


Ông William Travilla đã thiết kế áo quần cho bà Monroe trong 2 phim trước nhưng cuốn phim Gentlemen prefer Blondes đã đưa cô đào này lên đài cao danh vọng điện ảnh và ông Travilla được nhiều tay giàu có kêu thiết kế thời trang cho vợ của họ. Phim màu lại thấy áo màu hồng quá nổi khiến sắc đẹp của cô đào này tăng cao.

Áo được thiết kế lúc đầu cho cô đào này nhưng vì xì căn đan vụ hình khoả thân, chụp năm 1949 nên phải đổi áo, quay lại. Mình có xem một phim tài liệu kể về mấy tấm ảnh này. Ông Heffner người sáng lập ra báo Playboy, kiếm mượn tiền khắp nơi để mua cho bằng được mấy tấm ảnh khoả thân của cô đào này để in trên báo Playboy số 1. Và từ đó, đàn ông ai cũng muốn mua báo Playboy để xem ảnh khoả thân của phụ nữ và làm giàu cho chủ Playboy. Có lẻ vì vậy mà ông chủ này mua miếng đất trong nghĩa trang bên cạnh của cô đào này để khi chết được chôn bên cạnh

Lúc đầu ông Travilla thiết kế áo quần cho bà Monroe cũng như tài tử đóng chung phim Jane Russell, áo quần hơi hở hang kiểu các cô gái cowgirl nhưng đúng lúc đó tờ báo Playboy ra mắt số đầu tiên đăng hình cô đào này khoả thân khiến công ty Fox muốn cô ta cải chính nhưng cô ta kêu chụp hình năm 1949 vì nghèo đói, có gì đâu phải đính chính. Khiến dân tình, tò mò lại bò đi xem phim của cô nàng càng nhiều. Xem hình cô ta khoả thân nên giúp hãng phim hốt bạc vì kêu cô ta còn đẹp hơn trong ảnh.

Thiết kế gia Travilla vẽ nháp trước cái áo của cô đào này. Có chút thay đổi. Dân thiết kế thời trang phải vẽ trước khi đưa thiên hạ may cắt. Cô bạn mình vẽ không đẹp nên mỗi lần nộp bài đều nhờ mình hình dung các kiểu áo quần do cô ta thiết kế để vẽ cô ta bận áo quần như tấm ảnh trên


Do đó công ty điện ảnh ra lệnh ông Travilla vẽ lại áo quần, bớt khêu gợi. Mình nhớ xem phim này ở Cinematheque nhưng khi họ hát vừa múa thì chả hiểu gì cả vì bằng tiếng anh. Anh ngữ dạo ấy chưa nghe nổi. Và ông ta vẽ kiểu áo quá đẹp, nổi tiếng đến ngày nay. Ngày nay thì mấy cô chỉ cần cởi truồng, không bận đồ lót là báo chí chụp hình đủ nổi tiếng, không cần có tài.


https://www.youtube.com/watch?v=bfsnebJd-BI


Nói cho ngay mình không thấy cô này đẹp lắm so với mấy cô đào ý như Sophia Loren, Claudia Cardinale hay cô đào pháp Brigitte Bardot. Có coi vài phim do cô ta đóng. Có lẻ thời ấy, cái nhìn về sắc đẹp cũng như thời trang khác với ngày nay. Phải công nhận cái áo màu Hồng của cô ta quá đẹp giúp cô ta nổi bật.




Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


A publicity shot from “Diamonds Are a Girl’s Best Friend."





Yêu chồng loại nào?

Mình có cô con gái đi làm ở Nữu Ước. Bố con rất thân nhau. Có chuyện gì thì nó hay điện thoại hỏi như về công ăn việc làm, tình yêu thậm chí khi xưa, đang làm bài tập ở Ý Đại Lợi, Hồng Kông cũng gọi hỏi mình đang làm vườn. Mình nhận ra có ảnh hưởng rất lớn đối với con gái khi đọc tiểu luận của nó xin vào trường đại học. Nó kể muốn sống cuộc đời như Bố, làm việc tại nhiều quốc gia, nói được nhiều ngoại ngữ. 4 năm đại học nó đi viếng và ở trên 14 quốc gia. Chỉ khác là mình khi xưa, vẽ tranh bán để có tiền đi chơi, còn ngày nay nó đi chơi chỉ lấy thẻ tín dụng của bố và cà. Đầu năm tới nó đi Phi Châu ăn Tết Tây.


Nay con gái có bồ và tương lai có thể sẽ lập gia đình. Vấn đề làm sao để hướng dẫn con gái để có một cuộc sống lứa đôi, tạo dựng một mái ấm gia đình bền vững, sông có cạn núi có mòn song chân lý không bao giờ thay đổi. Khi tại Hoa Kỳ hôn nhân có 50% tan vỡ. 

Hai vợ chồng này lấy nhau trên 80 năm. Kinh

Trong cuộc sống ngày nay tại Hoa Kỳ, người ta định hướng phụ nữ về tự do, hình ảnh phụ nữ thành công trong xã hội, leo lên các bậc thang nhưng họ quên không nói đến vai trò truyền thống của người phụ nữ từ mấy ngàn năm qua. Theo thống kê của Census Hoa Kỳ gần đây thì 40% các cuộc hôn nhân lần đầu tiên bị tan vỡ. Cuộc ly hôn đa số xẩy ra vì vợ chồng bị áp lực công việc quá nhiều, không thời gian cho nhau và khi gặp nhau ở nhà thì không ai nghe ai vì cả hai đều bị áp lực và muốn giải bày đưa đến khủng hoảng với kẻ nội thù.


Phụ nữ được xem bình đẳng với nam giới nhưng học đường chưa dạy về sự hòa hợp giữa trai gái vợ chồng. Không chỉ giới trẻ là nếu một trốn thai người giỏi hơn, lương bổng cao hơn thì người kia phải đứng  phía sau chăm sóc gia đình con cái vì cả hai cứ lao vào công việc, bỏ hết thì giờ để tạo dựng một sự nghiệp thì hạnh phúc hôn nhân sẽ không bao giờ có. 


Trong xã hội ngày nay tại Hoa Kỳ, yêu một người đàn ông chăm chỉ làm việc không phải là ước vọng của tất cả phụ nữ. Đây là lý do tại sao một số phụ nữ ngày nay thích những người đàn ông không có quan điểm sống, viễn kiến về tương lai. Đúng hơn họ sợ những người đàn ông có nhiều tham vọng. Một người đàn bà đầy tham vọng thì muốn một người chồng như chồng của bà Thatcher hay quận công Philip như họ gọi Mr. Mom. Chấp nhận làm hậu phương cho vợ mình tiến thân ngoài xã hội. Nếu vợ thành công thì xem như họ đã thành công.

Yêu một người đàn ông làm việc chăm chỉ, người con gái hiểu rằng không phải lúc nào người bồ hay ông chồng cũng sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc hay luôn bên cạnh cô ta. Có loại đàn ông đam mê làm việc, tạo dựng sự nghiệp cũng như có đàn ông đam mê tứ đổ tường. Phụ nữ phải lựa chọn nhất là khi mình có tham vọng về công việc của mình.


Hồi đầu năm, mình đi viếng động Sơn Đoòng. Toán chỉ có 10 người, 2 người từ Gia-nã-đại, 2 người từ Hoa Kỳ, 1 người từ Đức quốc còn lại là 5 người Việt. 2 cậu thanh niên, 3 cô gái tại Việt Nam được xem là thành đạt, làm việc cho công ty ngoại quốc, tiếng anh lưu loát, đi một mình. Họ không muốn lập gia đình, dùng tiền lương để dành để trải nghiệm, khám phá, đi chơi xứ này xứ nọ. Mình không dám hỏi về đời tư của họ nhưng đoán 1 người đàn ông mà lọt vào mắt xanh của mấy cô này, phải là có bản lĩnh, hoặc các cô này không để ý, chỉ cần một người chồng nội trợ ở nhà, còn mọi việc khác để em lo. Khi xưa, mình đi làm đến 2 giờ chiều, đón con, nấu ăn cho cả nhà, dạy con học,… mụ vợ làm việc nhiều khi 10 giờ tối mới về. Mình xem như Mr. Mom, anh trai hậu phương để vợ yên tâm ra tiền tuyến.


Thằng con có lần nói, nếu bố không lo cho tụi con, chắc nay có thêm nhiều nhà cho thuê. Có thể đúng nhưng chưa chắc. Mình nhớ có lần, có người kêu bán 5 mẩu đất ở Victorville, có thể xây 40 căn nhà. Mình dự định mua để xây nhà bán, mỗi căn có thể lời $50,000 nhưng cuối cùng không làm. Lý do là nếu làm dự án này thì phải đi xa, cuối tuần mới gặp vợ con. Sau 5 năm, có mấy triệu nhưng con nhìn mình như Thiếu Phụ Nam Xương nên hai vợ chồng quyết định không mua lô đất. 


Người đàn bà có thể nghĩ, ông chồng hay bồ không quan tâm đến mối quan hệ. Thật ra người đàn ông thức dậy sớm đi làm để có thể tạo dựng một tương lai ổn định về tài chánh cho mái ấm gia đình. Gặp thằng chồng dậy trễ, không đi làm, suốt ngày bên mình là ngọng. Đi làm về mệt nên người chồng không có thời gian để tắm gội, hôn vợ, chỉ muốn ngủ ngay để lấy lại sức để bắt đầu cho ngày mai. Nếu không lao động tốt thì chủ đuổi.

Người chồng có thể cục mịch, không thư sinh như chồng của bạn mình vì đôi bàn tay chai sạn bẩn thỉu và chiếc áo sơ mi dính đầy mồ hôi, dầu mỡ, không có xức nước hoa nhưng người đàn ông này sẽ yêu vợ con bằng một thứ tình yêu mà người vợ chưa từng trải nghiệm trước đây. Hy sinh để kiếm tiền để cho vợ con ấm no, không thiếu thốn trong cuộc sống. Những người đàn ông chăm chỉ đã kết hôn với người phụ nữ trong mơ của họ, người thức dậy mỗi sáng và làm việc chăm chỉ hàng ngày cho gia đình để có được cuộc sống mà họ hằng mơ ước. 


Trở lại vụ con gái mình. Mình sẽ khuyên nó điều gì nếu một mai lập gia đình. Hy sinh 1 phần công danh ngoài xã hội để xây dựng một mái ấm gia đình hay chạy theo danh vọng địa vị thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt và con cái nếu có sẽ khổ.


Mình khám phá nhiều người Mỹ có bệnh về tinh thần. Cuộc sống vội vã khiến họ không có thời gian để clean disk, defragment lại ổ cứng. Khi vợ chồng như hai máy điện toán mà đều bị tê liệt vì chạy nhiều lập trình cũng một lúc thì sẽ đứng hình, Răng Xanh hay USB gì cũng không kết nối với nhau được. Không tải hay kết nối thêm dữ liệu cho nhau thì chỉ có cách là nhấn nút reset. Đi tìm người khác nhưng rồi cũng lêu bêu như chim bị tên một lần.


Khi trẻ chúng ta nghĩ chạy theo tiền tài danh vọng sẽ được hạnh phúc. Nếu may mắn chúng ta đạt những ước vọng. Khi nhìn lại thấy sự trống vắng như những người sống sót của cuộc thử nghiệm xã hội trong suốt 68 năm của đại học Harvard.


Cách đây 68 năm về trước, họ mời 225 sinh viên năm thứ 2 của trường, trong số này có ông JFK và 672 giới trẻ khác ở vùng Boston. Mỗi năm họ theo dõi những người này, đo đạt khám sức khoẻ đến nay chỉ còn lại 60 người của chương trình. Họ bắt đầu thăm dò thử nghiệm với con cháu mấy người này và người phối ngẫu.


68 năm trước, họ có đặt câu hỏi: “hạnh phúc là gì?”. Có người kêu trở thành tổng thống Hoa Kỳ, người kêu trở thành triệu phú, người kêu luật sư danh tiếng, nhà tư bản, bác sĩ , nha sĩ,.. sau 68 năm, họ hỏi số 60 người còn sống sót thì như phép lạ, đều trả lời như nhau; gia đình yên ấm và có thân hữu.


Nay mình về già, mình không biết giải thích làm sao với con để chúng định hướng cuộc đời chúng. Ở trường thầy cô dạy chúng theo đuổi giấc mơ của chúng nhưng cái gì cũng phải có cái giá của nó. Nhiều tiền bạc quá thì có thể gia đình không hạnh phúc lắm. Chúng ta thấy nhiều người nổi tiếng, truyền thông nhắc nhở đến họ nhiều nhưng rồi ngạc nhiên khi thấy họ chọn lấy cái chết vội vàng để chấm dứt cuộc sống đầy áp lực Fast & furious.

Hôm tước, con gái gọi điện thoại cho biết mới liên lạc được một cô ở New York qua móc nối của một tên bạn quen. Cô này đi học tài Chánh như con mình, và mới mua được căn nhà đầu tiên cho thuê khiến con gái mình vui vì có bay sang Cali tháng 9 vừa rồi để học khoá tài chính và muốn mua nhà cho thuê. Có thể là con gái mà mua được nhà cho thuê. Tỏng tương lai có thể lập gia đình, có con cái thì có thể quản lý nhà cho thuê vừa chăm sóc con cái, đỡ bị áp lực công việc.


Ngày nay, nhìn lại cuộc đời, đa số đều kêu là vô thường. Có bác nào cho em ý kiến, khuyên con cái lập gia đình, bớt tham vọng để xây dựng mái ấm gia đình hay cứ lăn xã vào chạy theo mộng ước của mình để rồi thất vọng về sau. Cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn