Chiếc áo lịch sử của cô đào Monroe

 

 Trong đệ nhị thế chiến, ông Ronald Reagan, sau này làm tổng thống Hoa Kỳ, gửi một nhiếp ảnh gia tên David Conover của không quân Hoa Kỳ đi chụp hình về các người phụ nữ trẻ đang đóng góp cho cuộc chiến, để in trên tuần báo Yank của quân đội Hoa Kỳ, cho chương trình tuyên truyền em gái hậu phương, hai đầu nổi nhớ….

Nhiếp ảnh gia có chụp ảnh một phụ nữ trẻ, 18 tuổi, Norma Jeane Dougherty, vợ của một người lính hải quân, làm việc mỗi tuần được $20 tại một xưởng sản xuất cho quốc phòng.


Hình chụp của cô vợ trẻ này không được chọn đăng trên tuần báo nhưng nhiếp ảnh viên, khuyến khích cô ta theo ngành người mẫu. Cô vợ trẻ này, nghe lời, nhuộm tóc vàng và lấy tên nghệ nhân cho có vẻ con cháu tổng thống Wilson Monroe vào tháng 2 năm 1955 mà ngày nay ai cũng biết: Marilyn Monroe. Tên thật cô đào này là Norma Jeane Mortenson.

Ai tò mò thì có thể thấy tấm ảnh bà Norma Jeane Dougherty (Marilyn Monroe) tại viện bảo tàng Museum of the American G.I. https://americangimuseum.org/

Cô đào khét tiếng không bao giờ biết cha ruột của mình vì bà mẹ có liên hệ với nhiều người đàn ông. Bà mẹ hay bị điên điên nên cô đào này, thời niên thiếu phải sống trong nhiều trại mồ côi. Để khỏi phải ở trong viện mồ côi, cô đào vào lúc 16 tuổi đã lập gia đình với ông James Dougherty, 21 tuổi năm 1942, lấy họ của chồng. Hóa ra thời đó người Mỹ cho mấy cô gái lấy chồng ở tuổi 16. Kiểu khi xưa, ở âu châu, con gái đến tuổi 15, là họ làm một lễ rất lớn để giới thiệu con gái đến thời cặp kê. Ai có con trai thì mại dô.

Lấy chồng đầu tiên, năm 16 tuổi. Không nhớ cô ta có bao nhiêu người chồng chính thức nhưng chắc có rất nhiều người tình trong đó có tổng thống JFK

Nghe nói cô đào này thích đọc sách, thư viện tại nhà có đến trên 400 cuốn sách. Người ta cho rằng tuổi thơ của cô này rất buồn, sinh sống trong các viện mồ côi, gây nhiều ảnh hưởng sau này về nghiện ngập, khủng hoảng tinh thần. Cô theo nghề làm người mẩu nhưng học thêm các lớp diễn viên tại Actors Studio ở New York. Cô ta lấy nhà biên kịch Arthur Miller và bạn của Truman Capote. Hình như có lấy một cầu thủ nổi tiếng banh chuỳ.

Sau này, cô ta có nhiều vấn đề về tâm thần như người mẹ và nghiện ngập đưa đến cái chết của chính mình.


Dạo còn đi học mình có quen một cô bạn học thiết kế thời trang. Có lần cô ta nhờ mình tìm tài liệu về các mẫu áo của tài tử Marilyn Monroe giúp cô ta làm bài tập. Vấn đề dạo ấy khó tìm tài liệu không như ngày nay cứ gút gờ là xong. Mình phải vào trung tâm văn hoá Pompidou để tìm sách báo, tài liệu về hình ảnh, áo quần của cô đào này. Rồi ngồi vẽ lại mấy mẩu áo mà cô ta bận trong phim nào hay ngoài đời, tô màu,…đưa cho cô bạn nộp cho thầy.
Hôm trước mình có thấy một tấm ảnh xưa có cô đào Marilyn Monroe, nhà thiết kế thời trang cho cô đào và một ông da đen trong một hộp đêm ở khu Watts mà sau này có vụ bạo loạn, đốt cháy cả khu vực. Chính phủ tống cổ người da đen về vùng San Bernardino khiến vùng này xuống cấp độ từ đó đến nay. Thành phố San Bernardino đang an bình, là nơi hai anh em họ MAcDonalds, mở tiệm ăn mang tên họ tại đây. Bổng nhiên chính phủ đem người da đen bị cháy nhà đủ loại đến gây lộn xộn. Thành phố này thuê xe buýt, trả tiền cho người da đen mấy chục để lên xe, chở về Los Angeles. Vài hôm sau thành phố Los Angeles lại cho tiền chở về đây. Khá vui. 


Kiểu ngày nay, dân giàu có khóc thương các người di dân, sống trong hoàn cảnh khó khăn nên ông thống đốc tiểu bang Florida, cho máy bay chở dân di dân lậu đến đảo của mấy người nầy, có nhà của vợ chồng tổng thống Obama. Lập tức có xe buýt tới chở mấy người này vào trại lính thay vì được mấy người này mở cửa, đưa họ vô nhà chung sống theo tinh thần lá lành đùm lá rách. Chán Mớ Đời 

Tấm ảnh này suýt chấm dứt sự nghiệp của cô đào. Vì ngồi với người da đen trong một hộp đêm tại Watts, Nam Cali. Thậm chí tổng thống Roosevelt không dám gặp Jesse Owens dù ông này đoạt 4 huy chương vàng tại thế vận hội Berlin 1936. Người ta tiếp đón ông này ở khách sạn nổi tiếng tại New York nhưng lại bắt ông ta đi vào cửa sau. Cho thấy sự tranh đấu cho quyền làm người, sự bình đẳng ở Hoa Kỳ rất lâu dài. Mấy năm gần đây, người Mỹ da trắng lo sợ một ngày không xa sẽ trở thành thiểu số nên phong trào da trắng siêu chủng lên khá mạnh.


Theo ghi chú của tấm ảnh thì công ty điện ảnh Fox muốn sa thải nhà thiết kế thời trang của cô đào, người ngồi chung bàn với ông da đen. Thay vì im miệng, hồn ai nấy giữ thì cô đào tuyên bố nếu sa thải ông William Travilla thì cô ta cũng nghỉ đóng phim cho công ty Fox luôn. Cuối cùng công ty Fox đành chiều cô ta. Cho thấy cá tính cô ta rất mạnh mẽ vào thời đó. Nghe kể có một ca sĩ da đen, cô ta kêu chủ hộp đêm mướn ca sĩ này thì cô ta sẽ đến trong 1 tuần giúp quảng cáo. Quên tên vì vụ này xẩy ra trước khi mình ra đời.

Chiếc áo nổi tiếng nhất của cô đào MArilyn Monroe trong phim Les Hommes preferent les blondes. Tây gọi phim như vậy. Sang Hoa Kỳ mình có dịp xem lại là Gentlemen prefer Blondes


Nên nhớ là thời gian ấy người ta cấm da trắng da đen ngồi chung với nhau dù trên xe buýt. Học sinh thì có trường riêng cho mỗi sắc tộc. Đến khi các người da đen xuống đường theo lời kêu gọi của ông mục sư Martin Luther King Jr., kêu gọi quyền dân sự (Civil Rights), đưa đến sự bãi bỏ chế độ cách biệt da trắng và da màu. Social distancing.

Hình như sau đó ông Travilla và bà Monroe có tư tình với nhau một thời gian ngắn. Nếu cô ta không được khám phá bởi nhiếp ảnh gia thì có lẻ cuộc đời cô ta có lẻ không sôi nổi, chết sớm.


Ông William Travilla đã thiết kế áo quần cho bà Monroe trong 2 phim trước nhưng cuốn phim Gentlemen prefer Blondes đã đưa cô đào này lên đài cao danh vọng điện ảnh và ông Travilla được nhiều tay giàu có kêu thiết kế thời trang cho vợ của họ. Phim màu lại thấy áo màu hồng quá nổi khiến sắc đẹp của cô đào này tăng cao.

Áo được thiết kế lúc đầu cho cô đào này nhưng vì xì căn đan vụ hình khoả thân, chụp năm 1949 nên phải đổi áo, quay lại. Mình có xem một phim tài liệu kể về mấy tấm ảnh này. Ông Heffner người sáng lập ra báo Playboy, kiếm mượn tiền khắp nơi để mua cho bằng được mấy tấm ảnh khoả thân của cô đào này để in trên báo Playboy số 1. Và từ đó, đàn ông ai cũng muốn mua báo Playboy để xem ảnh khoả thân của phụ nữ và làm giàu cho chủ Playboy. Có lẻ vì vậy mà ông chủ này mua miếng đất trong nghĩa trang bên cạnh của cô đào này để khi chết được chôn bên cạnh

Lúc đầu ông Travilla thiết kế áo quần cho bà Monroe cũng như tài tử đóng chung phim Jane Russell, áo quần hơi hở hang kiểu các cô gái cowgirl nhưng đúng lúc đó tờ báo Playboy ra mắt số đầu tiên đăng hình cô đào này khoả thân khiến công ty Fox muốn cô ta cải chính nhưng cô ta kêu chụp hình năm 1949 vì nghèo đói, có gì đâu phải đính chính. Khiến dân tình, tò mò lại bò đi xem phim của cô nàng càng nhiều. Xem hình cô ta khoả thân nên giúp hãng phim hốt bạc vì kêu cô ta còn đẹp hơn trong ảnh.

Thiết kế gia Travilla vẽ nháp trước cái áo của cô đào này. Có chút thay đổi. Dân thiết kế thời trang phải vẽ trước khi đưa thiên hạ may cắt. Cô bạn mình vẽ không đẹp nên mỗi lần nộp bài đều nhờ mình hình dung các kiểu áo quần do cô ta thiết kế để vẽ cô ta bận áo quần như tấm ảnh trên


Do đó công ty điện ảnh ra lệnh ông Travilla vẽ lại áo quần, bớt khêu gợi. Mình nhớ xem phim này ở Cinematheque nhưng khi họ hát vừa múa thì chả hiểu gì cả vì bằng tiếng anh. Anh ngữ dạo ấy chưa nghe nổi. Và ông ta vẽ kiểu áo quá đẹp, nổi tiếng đến ngày nay. Ngày nay thì mấy cô chỉ cần cởi truồng, không bận đồ lót là báo chí chụp hình đủ nổi tiếng, không cần có tài.


https://www.youtube.com/watch?v=bfsnebJd-BI


Nói cho ngay mình không thấy cô này đẹp lắm so với mấy cô đào ý như Sophia Loren, Claudia Cardinale hay cô đào pháp Brigitte Bardot. Có coi vài phim do cô ta đóng. Có lẻ thời ấy, cái nhìn về sắc đẹp cũng như thời trang khác với ngày nay. Phải công nhận cái áo màu Hồng của cô ta quá đẹp giúp cô ta nổi bật.




Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


A publicity shot from “Diamonds Are a Girl’s Best Friend."