Nghỉ hưu có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi cá nhân. Người ta có thực hiện một cuộc khảo sát sâu rộng với trên 15,000 người về hưu trên 60 tuổi và hỏi họ một câu: “Thử thách lớn nhất của ông, bà khi nghỉ hưu là gì?”
Dưới đây là một số câu trả lời nhận được theo các danh mục được trích dẫn nhiều nhất:
1/ Hối tiếc:
- * “Tôi nhớ làm công việc mà tôi yêu thích.”
- * “Tôi không nghĩ hưu trí là dành cho mình. Tôi muốn quay trở lại công việc giảng dạy.”
- * “Tôi không biết phải làm gì với thời gian của mình. Tôi cảm thấy lạc lõng.”
Phần này thì lâu lâu mình cũng nhớ nhớ đến nghề cũ kiến trúc sư. Tháng trước đi viếng New York, mình thấy lại toà nhà cao tầng mà mình có tham dự trong tổ thiết kế, hay khi viếng Barcelona, thấy trung tâm thương mại quốc tế, hoặc ở Đông Kinh, có chút gì tiếc tiếc.
Mình về hưu chắc cũng trên 14 năm qua vì không muốn đi làm khiến con mình thắc mắc, hỏi mẹ nó sao bố không đi làm.
2/ Y tế:
- * “Giữ cho tâm trí tôi khỏe mạnh và tăng thêm giá trị cho cuộc đời.”
- * “Sợ chết trong đau đớn và khó chịu.”
- * “Khi 70 tuổi bị bệnh tim, tôi sẽ không còn thèm ăn nhiều nữa.”
Phần này thì mình có chịu khó đọc sách báo, mỗi ngày tập võ, ăn uống đàng hoàng, hạn chế không như khi xưa, thèm là ăn. Lên vườn 3 ngày một tuần, leo núi mỗi tuần nên không sợ gì cả vì cứ đi liên tu ti nên chả có thì giờ ngồi nghĩ vớ vẩn. Chết đến thì đến như một người tình mới đến kéo ta đi về miền đâu đâu.
3/ Danh tính:
- * “Nỗi sợ mất danh tính đã hình thành trong suốt cuộc đời.”
- * “Mọi người không còn nhìn thấy bạn nữa.”
- * “Cảm giác bị từ chối - nội tâm hóa, không lên tiếng.”
Ai có cháu ngoại, cháu nội thì định hướng lại cuộc đời mình, bằng cách giữ cháu, tạo điều kiện cho con đi làm. Quan trọng hơn là giúp họ rất nhiều về mặt tâm lý. Mình có chị bạn, con gái vừa sinh con thì ngưng làm việc, ở nhà trông cháu ngoại. Con gái trả công một tí cũng vui sống mỗi ngày với cháu ngoại. Đi làm nhân công không bao nhiêu, vui cùng cháu ngoại là hạnh phúc một đời người. Chị vợ mình và ông anh cột chèo hơn mình 2 tuổi, bán văn phòng nha khoa về hưu. Trong tuần chăm cháu nội được 3 ngày, ngoài ra đi chơi, đánh quần vợt.
Tiền bạc chắc chắn là một mối quan tâm cho đa số khi về hưu. Họ có thời gian nhưng không có tiền bạc để thực hiện những chương trình của họ đặt ra. Lại có người có tiền có bạc, có thời gian nhưng không có sức khoẻ cũng ngọng. Có người nói: “Tôi sợ nghèo đói và mất nhân phẩm”. Lại có người khác viết: “Tiền ra, không có gì Vô”. Lại có người kêu: “sức khoẻ là vàng. Tôi ngu đi làm để có tiền chửa bệnh”. Vấn đề đáng ngạc nhiên là lo lắng về tài chính lại không nằm trong 3 lo lắng hàng đầu của mọi người khi về hưu.
Mọi người thường nhầm lẫn giữa tiết kiệm hưu trí với kế hoạch nghỉ hưu. Hai khái niệm khác nhau. Nếu gú gồ cụm từ “kế hoạch nghỉ hưu” thì hầu hết sẽ thấy, trên nhiều trang, nội dung liên quan đến tiết kiệm và lương hưu như IRA, Annuity, bú xua la mua, toàn là những mánh lới của mấy tên chuyên gia tài chánh. Mấy tên hay đặt câu hỏi đầu tiên, ông bà có trên 1 triệu đồng trong quỹ hưu trí. Nếu có thì đâu có hỏi họ làm gì. Chán Mớ Đời
Trong khi đó, không có tài liệu gì liên quan đến kế hoạch nghỉ hưu một cách thực tiễn, liên quan nhiều hơn đến cuộc sống tinh thần của người về hưu và ít liên quan đến tiền bạc hơn. Lý do là không cần làm ra tiền khi chúng ta làm từ thiện, giúp chúng ta có mục đích sống cho hết quãng đường đời còn lại. Nhiều người đi chùa làm công quả nhà thờ, các hội từ thiện,.. giúp họ cảm thấy một công dân hữu dụng, có đóng góp cho cộng đồng.
Việc có được nguồn tài chính ổn định để tồn tại trong suốt thời gian nghỉ hưu đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống, nhưng điều quan trọng hơn là việc lập kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta. Khi xưa, đi làm thì mỗi sáng, chúng ta thức giấc vào 6 giờ sáng, chuẩn bị ăn điểm tâm rồi đi làm, chiều về thì ăn cơm, đọc sách báo hay xem truyền hình, chăm sóc con cái rồi đi ngủ. Chúng ta chỉ cần quản lý 8 tiếng đồng hồ cho cá nhân và gia đình. 8 tiếng kia là để ngủ và 8 tiếng để làm việc. Nay về hưu cần phải biết làm gì với 8 tiếng kia nữa.
Mình thức giấc vào lúc 4 giờ sáng, đọc sách báo một tị rồi chạy ra bolsa tập võ từ 5:30 sáng đến 7 giờ. Chạy về nhà rồi lên vườn. Hỏi vợ có mục gì hôm nay, có phải đi ăn uống ở nhà bạn hay không. Khi vợ kêu anh không cần đi thì mình xem phim tài liệu. Hay đọc sách vớ vẩn.
Nói cách khác, chúng ta sẽ làm gì sau khi rời khỏi lực lượng lao động? Chúng ta có thể giã từ sự nghiệp, nhưng không thể từ giã cuộc đời. Đó là khúc mắc của người về hưu. Không có cháu ngoại, cháu nội để chăm sóc, ngoài nhìn mụ vợ hay tên chồng rồi cãi nhau cho qua ngày. Có chị bạn kêu: khi xưa chồng tui đẹp trai lắm nên tui mê, nay hắn nằm ngủ nước mồm nước miếng chảy ra, ngáy như sấm, trông mà gớm. Chán Mớ Đời
Có ông mỹ, viết cuốn sách kể năm nay 97 tuổi. Về hưu khi 65 tuổi. Ông ta lên chương trình, cứ 5 năm, kế hoạch ngủ niên, học vẽ, sau đó, học nhạc đánh dương cầm, rồi học làm vườn… cứ xong một chương trình ngủ niên thì ông ta lại lên chương trình học cái gì khác. Mình quen một bà mỹ gốc đức, về hưu thì ghi danh đi học đại học cộng đồng vì khi xưa không có tiền đi học, môn thi ca thời lãng mạn Đức thế kỷ 18. Xum vầy với đám sinh viên trẻ. Chúng ta tự tạo nổi đam mê.
Cách đây 10 năm, mình nghỉ hưu, vì con cái vào đại học, mình không phải lo đưa rước nên bắt đầu đi học làm vườn. Tính để trồng rau sạch ăn ở nhà cho lành. Đùng một cái tên chuyên viên địa ốc hú kêu mua cái vườn bơ. Dính chấu từ đó chả cần phải mục đích hoá cuộc sống gì cả. Ngày nào cũng chạy đến vườn để thiết kế lại hệ thống ống nước, sửa chửa vì mấy con coyote phá cắn. Chán Mớ ĐờiTrong cùng cuộc khảo sát đó, người ta hỏi mọi người, nghĩ họ có thể giải quyết những thách thức của mình như thế nào. Toàn bộ 35% tin rằng câu trả lời nằm ở việc tìm kiếm mục đích sống thông qua một kỹ năng hoặc sở thích mới. Như trường hợp ông mỹ 97 tuổi viết sách.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2021 trên 12,825 người lớn trên 51 tuổi được công bố trên Tạp chí Lão khoa ứng dụng đã liên kết mục đích sống mạnh mẽ với hành vi lối sống lành mạnh hơn và tốc độ tiến triển của các bệnh mãn tính chậm lại.
Tìm kiếm mục đích sống cũng có thể giúp những người về hưu tìm thấy những cơ hội việc làm mới mang lại thu nhập, giúp giảm bớt những lo lắng về tài chính. Đa số thích có một ông việc bán thời gian. Như đứng đường, cầm cái bản xì-tóp khi học sinh băng qua đường.
Ông mỹ nói nhờ đọc về cách thức của người Nhật Bản về hưu đã giúp ông ta thoát khỏi cuộc nghỉ hưu đầy chán nản. Vô số người về hưu tìm được mục đích sống của mình. Họ không quay lại làm việc theo kiểu truyền thống từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mà họ thành lập công việc kinh doanh mới, tư vấn, tình nguyện và thực hiện những sở thích mang lại cho họ niềm vui và sự hài lòng.
Ông ta nói đến khái niệm “ikigai” của người Nhật, có nghĩa là “lý do tồn tại của bạn”. Tây gọi là raison d’être. Đọc đến đây mình cũng tự hỏi lý do tồn tại của mình khi về hưu là gì. Chưa tìm ra câu trả lời. Vì mình chỉ muốn sống sót với cái vườn 20 mẫu. Chán Mớ Đời
Nhìn biểu đồ của Ikigai khiến mình thất kinh như học Tân đại số khi xưa với 4 vòng tròn. Mình không có đam mê về trồng bơ, không có sứ mạng gì vì làm nông dân bất đắc dĩ. Thiên hạ cần bơ nhưng họ không muốn trả nhiều tiền nên đói. Mình không giỏi gì cả, lại ngu lâu dốt sớm, dốt bền vững. Theo người Nhật Bản thì chúng ta cần có 4 vòng tròn trên để đạt được Ikigai. Thế là mình ngọng nữa. Mình đang đọc cuốn sách về vụ này. Tóm tắc phần đại cương lại đây.
1* chúng ta có đang làm một hoạt động mà chúng ta yêu thích không?
2* chúng ta có giỏi về nó không?
3* Thế giới có cần những gì chúng ta cung cấp không?
4* chúng ta có được trả tiền để làm việc đó không?
Nhà thần kinh học và chuyên gia về hạnh phúc người Nhật Ken Mogi cũng đề nghị xem xét liệu hoạt động này có năm trụ cột giúp ikigai của bạn phát triển hơn nữa hay không:
A* Hoạt động này có cho phép chúng ta bắt đầu từ việc nhỏ và cải thiện theo thời gian không?
B* Hoạt động này có cho phép chúng ta tự chủ bản thân không?
C* Hoạt động này có theo đuổi sự hài hòa và bền vững không?
D* Hoạt động này có cho phép chúng ta tận hưởng những điều nhỏ nhặt không?
E * Hoạt động này có cho phép chúng ta tập trung vào hiện tại không?
Tấm ảnh một cô bán bánh mì ở Maroc, cười vui. Theo mình giàu nghèo mà vui là được.Ở mức độ sâu hơn, ikigai đề cập đến những hoàn cảnh cảm xúc mà trong đó các cá nhân cảm thấy rằng cuộc sống của họ có giá trị khi họ hướng tới mục tiêu của mình. Điển hình, ai có cháu, chăm sóc cháu hàng ngày, đem đến cho họ được nhiều hạnh phúc, niềm vui trong tuổi già. Có chị quen, về hưu, thằng con rể kêu bán nhà chia cho nó một ít để làm ăn. Chị ta không chịu nên nó không cho thăm viếng cháu ngoại. Cuối cùng bán dọn nhà đi chỗ khác, tặng tiền tươi cho con gái, ở chỗ nhỏ hơn nhưng được con rể cho thăm viếng cháu ngoại. Từ đó hết gặp. Chán Mớ Đời
Tùy thuộc vào thời điểm chúng ta dự định nghỉ hưu, chúng ta có thể có thêm 30, 40, 50 năm cuộc đời hoặc hơn - và đó là một khoảng thời gian dài để tiếp tục sống, sẽ trôi đi nếu chúng ta không biết mục đích sống, tạo nên một cuộc sống thường nhật chán chường. Ai buồn đời thì lên vườn mình cuốc đất. Có anh kia về hưu, không biết ai giới thiệu, một hôm anh ta chạy lên vườn mình, hỏi mình cần gì anh ta giúp rồi mỗi tuần anh ta lại 1, 2 ngày phụ mình làm vườn. Anh ta đáp ứng được 4 câu hỏi đầu tiên. Tiền thì không nhận được nhưng được bơ và bưởi đem về cho vợ con ăn. Xong om
Xin mấy bác cho em biết Ikigai của mấy bác là gì để em bắt chước học tập thêm. Cảm ơn trước.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn