Lễ nhập môn trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris

 Hôm qua, có hai anh bạn ghé nhà chơi. Một anh du học tại Liên Xô và một anh thì hụt đi Liên Xô. Anh thứ nhất đi Liên Xô năm 1975 (24.5 điểm). Bố mẹ là cán bộ tập kết còn anh thứ 2 đậu thủ khoa vào đại học Huế (29.5 điểm), sau đó thì được tuyển chọn đi du học bên Liên Xô, với một số sinh viên thủ khoa miền Nam, tỏng số đó có một MC nổi tiếng ngày nay tại Việt Nam. Được cho đi học tiếng Nga tại Võ Văn Tần trong vòng 1 năm. Cuối cùng mấy ông ngoài Bắc vào tìm cách loại để con họ đi thế, theo quy trình đào tạo các hạt giống đỏ. Xong om

Có một thủ khoa miền nam, bị loại, tự tử sau đó vì bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ đi Liên Xô bị phá huỷ còn anh thủ khoa đại học Huế thì tìm đường vượt biển. Sang Hoa Kỳ học Berkeley đi làm được mệnh danh là King of Start-up, làm cho các công ty công nghệ mới khởi đầu và rất thành công. Nghe họ kể về những giấc mơ du học, của tuổi trẻ sau 75, những ngày tháng ở Mạc Tư Khoa, kêu bọn Nga gian ác lắm. Chúng đánh người Việt như kẻ thù. Học xong thì chạy qua Ukraine làm ăn, rất thành công.

3 người Việt đi học ở hải ngoại; người đi Nga, người đi mỹ và người đi Tây rồi cuối cùng gặp lại tại Hoa Kỳ và kêu Hoa Kỳ là số một, dù dân chủ chưa được hoàn hảo lắm. Xong om

Tối qua đi ngủ bổng nhiên nhớ đến thời sinh viên. Mình có 2 đứa cháu ở Việt Nam, theo học trường kiến trúc Sàigòn. Không biết chúng có trải nghiệm như mình hay không vì trường kiến trúc Sàigòn, khi xưa bị ảnh hưởng của trường kiến trúc pháp. Đà Lạt có thời có trường kiến trúc tại Grand Lycee. Ông Ngô Viết Thụ tốt nghiệp tường này trước khi đi Tây.

Trường mình học thường được gọi école nationale supérieure des beaux-arts (ENSBA), dịch nôm na là Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ-Thuật. Trường tọa lạc tại đường Bonaparte, gần sông Seine, Quai Malaquais, gần đó có nhà ga Orsay, nay họ sử dụng làm viện bảo tàng và hàn lâm viện của Pháp.

Khuôn viên của trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Lớp lịch sử mỹ thuật phía bên tay trái

Mình ở Neuilly/ seine nên lấy métro xuống trạm Louvre, đi bộ qua cầu “nghệ kiều” (passerelle des arts ) mà sau này, về lại Paris, thấy du khách có trò mua ổ khoá rồi còng vào chỗ lang cang, để cho mọi người biết mối tình của họ sông liền sông, núi liền núi. Mình nhắc vụ này vì phong cảnh quá đẹp của Paris, mình thường thấy mỗi khi đi học.

Cứ như bài văn của ông Thanh Tịnh về buổi đi học lần đầu tiên. Lúc mình đi qua cầu, vào mùa thu, lúc nhập học, thấy sương mù rồi ánh mặt trời loé lên phía Cầu Mới (pont neuf), rồi đến đảo phố (île de la cité) rồi nhà thờ đức bà, đẹp không kể nổi. Lần sau về Paris, chắc sẽ kiếm khách sạn gần đấy, để sáng thức giấc, cố lội đi qua chiếc cầu này để tìm lại hình ảnh của một thời. Vấn đề là đồng chí gái không thích Tây. Mới đến thì không thích nhưng nếu ở lâu thì mới cảm nhận được thủ đô ánh sáng này.

Đây là quang cảnh tương tự mình thấy mỗi khi đi học, đẹp nhất là buổi sáng khi ánh nắng bình mình vừa ló dạng trong sương mù.

Trường ÉNSBA được thành lập năm 1648, mang tên académie royale de peinture at de sculpture, đến năm  1793 thì ngôi trường huấn nghệ nhân cho triều đình bị dẹp bỏ sau cuộc cách mạng, để xoá hết dấu tích tàn dư của chế độ cũ. Đến năm 1817, thì được thiết lập lại và có thêm môn kiến trúc.

Khi xưa, vua chúa đều tuyển chọn các nghệ nhân tốt nghiệp trường này để vẽ tranh hay điêu khắc cho họ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng được đào tạo tại đây như Degas, Delacroix, Ingrosso, Seurat, Rodin,… ông hoạ sĩ Paul Cezanne nộp đơn hai lần nhưng bị từ chối. 

Bức tranh nói về Bal Des Quat’z’Arts của trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật Paris khiến mấy cô đầm nghe mình học ở Beaux-Arts, cứ réo áo mình khi đến mùa lễ hội này để được mời tham dự.

Hàng năm trường này tổ chức một cuộc thi khuyết danh để tránh xì-căn-đang, bao che. Các thí sinh không được công bố danh tánh trên bản vẽ của mình. Mỗi bộ môn có một khôi nguyên, sẽ được chính phủ pháp đài thọ  trong 3 năm, nghiên cứu sinh tại thủ đô La-Mã, tại Villa Medici mà người pháp gọi. Những người này sẽ được cho đề tài để nghiên cứu trong thời gian lưu lại đây. Khi xưa, mấy người được đến đây, thường đi sang các xứ như Hy Lạp, Thổ NHĩ Kỳ, để nghiên cứu về lịch sử của các nền văn mình cổ.

Một người Việt xuất thân từ trường này và là khôi nguyên của giải Grand Prix de Rome về môn kiến trúc là ông Ngô Viết Thụ, mình kêu bằng dượng, bà con bên mẹ mình. Có lẻ mình học kiến trúc cũng vì dượng. Trước khi đi tây, mình có gặp dượng ở nhà ông Phúng. Dượng kêu, qua tây, kiếm con đầm nào nuôi ăn học rồi về. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có gặp dượng. Dượng có một người em vợ, trai út của ông bà Võ Quang Tiềm, cũng tốt nghiệp trường này.

Học các môn như lịch sử, toán, vật lý,.. thì học chung cả trường còn các bộ môn về kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc thì học theo các tổ, lò. Các sinh viên được chia thành các atelier, tạm gọi là “lò”, sinh viên có quyền chọn lò nào để được huấn nghệ bởi một kiến trúc sư khá nổi tiếng. Mình thì chả biết ai là ai nên chọn đại atelier của ông Xavier Arsène Henry, ông này á quân của giải Grand Prix de Rome. Kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux về phát triển sau đệ nhị thế chiến, cánh tay phải của ông tỉnh trưởng Bordeaux, có thời làm đến thủ tướng của pháp. Ông này có 2 phụ giáo về kiến trúc và một phụ giáo về vẽ. Vẽ thì thường vẽ khoả thân và nature morte.

Mình nhớ lần đầu tiên học vẽ, thấy đầm ở truồng, ngồi, nằm trên bục cho mình tập vẽ, chim cò gì bị rối loạn. Đó lần đầu tiên thấy đàn bà cởi trần, râu ria rất là lạ. Kinh

Mỗi năm atelier có hai lễ chính đó là lễ nhập môn và Pince-fesses, tên của lễ tại trường có khiêu vũ, rất nổi tiếng của Paris. Mình có mấy cô đầm làm quen để được mời tham dự các buổi dạ vũ truyền thống này. Sẽ kể sau.

Năm đầu tiên, các sinh viên ma mới đều phải làm lễ nhập môn, truyền thống của trường. Hôm họp mặt đầu tiên của niên khoá, đám đàn anh sai tụi ma mới như mình đi mua rượu, đồ ăn mang về. Đến khi họp thì mình hỏi không có nước. Chúng phá lên cười, kêu xứ Tây không có trò uống nước, vì nước đắt hơn rượu. Mình thấy hai thùng tonneau để chình ình, khát quá, đành lấy một ly uống. Tối đó mình không biết làm sao bò về nhà, leo lên 7 tầng lầu, để vào ngủ ở phòng ô-sin. Sáng dậy, đầu đau như búa bổ nên tởn đến già. Sau này được giao trách nhiệm đi mua thức uống thì mình lén mua thêm nước ngọt.

Một hôm, vừa bò vào lớp thì nghe bọn đàn anh ra lệnh, đi mua bao nylon nhỏ, về chúng khuấy sơn vẽ và nước rồi bỏ vào bịch, cột lại. Sau đó, chúng mở cửa sổ rồi cứ tự nhiên như người Parisien, ném mấy bịch sơn xuống đường trúng người bộ hành và mui xe hơi, gây kẹt xe. Cảnh sát bò đến, chỉ đứng nhìn lên vì khuôn viên đại học, không được vào. Chán Mớ Đời 

Trong buổi họp, đám đàn anh bàn chuyện tổ chức lễ nhập môn và Pince-fesses của năm. Nghe đám đàn anh nói đến lễ nhập môn khiến mình và đám học chung niên khoá lo âu vì được nghe về các huyền thoại của trường cao đẳng mỹ thuật này. Đám đàn anh lại bú xua thêm la mua nên càng lo ngại.

Một hôm, độ 3 giờ chiều, mình nghe tiếng kèn trống của đội kèn đồng thì bọn đàn anh kêu lễ nhập môn của atelier nào đó. Mọi người chạy xuống đường, mình thấy mấy cô đầm và thằng Tây ở truồng, mình đầy sơn, chạy lêu thêu trong cái lạnh của mùa thu Paris, ra Saint Germain des Pré trong khi đó thì đội kèn đồng thổi tò te, chơi mấy bản nhạc khá lạ.

Mình ngơ ngác lo sợ đến cái ngày lễ nhập môn của mình, cũng phải bị cởi truồng, chạy lòng vòng ngoài phố. Bố mẹ, mất tin tức từ ngày Đà Lạt di tản, chắc không biết thằng con này, khi không đổi nghề, thay vì học kỹ sư nay lại bò đi học kiến trúc. Chán Mớ Đời 

Rồi ngày lễ nhập môn cũng tới. Cả tuần đám ma mới như mình chả học hành gì cả, phải đi mua cây, mua vải màn về làm sân khấu, đủ trò, kết hoa trang hoàng thời kỳ La-Mã vì đề tài năm nay là hoàng đế Carigula, một tên bạo chúa khét tiếng của thời La MÃ.

Đến ngày thì phải ra chợ Les Halles, dạo ấy chưa dời về Rungis, xin cá thối, đuôi cá mà người ta quăn. Đem về treo ngoài cửa sổ vì hôi. Có đám mua rượu đủ trò, còn ban nhạc kèn đồng thì tập dợt.

Đến giờ thì đám ma mới như mình bị dồn vào một phòng, để hoá trang thành nô lệ. Có thằng Jeff, bận đồ như các tay giác đấu, nói là hoá trang thành Spartacus. Mình nghe phía tường bên kia, tiếng la hét của đám đàn anh, kêu gào, đem bọn nô lệ ra đây.

Rồi một hồi chuông te te như phim la mã rống lên. Tên đàn anh hướng dẫn tụi này, kêu bò qua cái lỗ thế là bọn trai gái gì cũng theo thứ tự vần ABC, bò ra cái lỗ nhỏ trong tiếng la ó của đám đàn anh bên kia thế giới. 

Mình vừa bò ra khỏi cái lỗ thì phựt phựt, bao nhiêu cá hồi chiều mình đi xin  bị bọn đàn anh ném vào người vào đầu. Mình cất kính rồi nên chỉ thấy lờ mờ. Mấy tên đàn anh và mấy chị, bận đồ như các thượng nghị sĩ đời xưa, La hét, quăn rượu vào mặt mình và đám ma mới. Áo quần gì đều ướt phải rượu. Thằng Jeff vừa bò, hiên ngang đứng kêu “je suis Spartacus” thì bị ngay cái đầu cá thối ngay mặt nên hết muốn làm cách mạng, lo che đầu, chạy vòng vòng trong tiếng nhạc fanfare.

Sau đó đến màn thi đua xem ai có vú đẹp nhất và chim to nhất. Họ bắt đám ma mới con trai như mình đi lên mezzanine rồi cởi quần xì, ra chúng chiêm ngưỡng con chim. Thằng Jean đoạt giải nhất nên tối đó được bà mẹ ma mới (mère des nouveaux ) dẫn về nhà khai phóng, dạy hò giã gạo. Sau đó thì đám con gái đi lên Mezzanine, cũng phơi ngực như mấy bà nữ quyền ở Ukraine bây giờ. Hình như con Alba đoạt giải nhất vì ngực to như trái dưa hấu. Kinh

Có một atelier tên Lamache, không bao giờ nhận nữ giới vào học. Atelier này toàn con trai nên hay ăn hiếp các atelier khác. Chúng hay đổ bộ, tấn công, đem mấy bịch sơn vào atelier khác, quăng đầy nơi, phá tung hết, khiến ma mới phải đi dọn dẹp mệt. Có lần chúng tấn công atelier mình. Mình là ma mới nên ngồi hành lang, chúng chạy vào, quăng bịch sơn trên Bàn vẽ của mình mới vẽ xong đợi ngày mai nộp. Nổi điên, mình kéo thằng tây quăng bịch và khệnh cho nó một trận. Từ đó, lớp atelier mình không còn bị phá thối nữa.

Sau đó thì cha con nhảy đầm cứ như Esmeralda trong thằng gù notre dame. Tiếng nhạc tiếng trống, bà con uống rượu như điên, mình ngồi như bò đội nón, có thằng đàn anh đến hỏi “ça vas toi?” Mình chỉ biết u chau u chau ngồi xem đám tây đầm vui đùa. Hôm ấy, mình nhịn khát, không uống rượu, về tới nhà mới uống nước. Kinh

Đại loại, hàng năm sinh viên hoá trang kiểu hình này. Mấy cô học mỹ thuật rất chịu chơi

Sau đó thì chúng bàn đến tổ chức Bal des Quat’z’Arts nổi tiếng một thời mà chúng gọi là Pince-fesses, béo mông rất thú. Sẽ kể sau. Mình nhảy đầm với đám sinh viên trường này, quá vui. Nay ở Cali mình Chán Mớ Đời khi thấy mấy hội hè người Việt tổ chức khiêu vũ chán như con dán. Nay phải lên vườn.

Lần sau mình sẽ kể chuyện nhảy đầm ở trường này. Có 1 không 2, nếu đã tham dự một lần thì không muốn nhảy đầm mấy chỗ khác nhất là ở Bolsa.

Con gái mình qua Tây, có ghé đến trường này, chụp hình gửi cho mình. Nó nói bây giờ mới hiểu lý do bố cứ điên điên, không bình thường như bố mẹ bạn gốc việt của nó. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Hành trình xin chiếu khán cho mẹ

 Năm kia, mình mời bà cụ sang Hoa Kỳ chơi sau tang lễ ông cụ thì khám phá ra cô em sống ở Phila đã bảo lãnh bà cụ theo dạng di dân nên đành phải đợi vì toà lãnh sự nói nếu muốn đi du lịch thì phải huỷ đơn xin lưu dân.

Ông bà cụ mình sang Hoa Kỳ chơi mấy lần nhưng không thích ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, cứ đòi về nên mình không bảo lãnh theo dạng lưu dân. Cô em kể; bà cụ có một người bạn thân được con bảo lãnh sang nên mẹ kể chuyện có vẻ ấm ức vì có con ở hải ngoại, mà không được bảo lãnh nên cô em làm đơn bảo lãnh dù biết mẹ sang đây sẽ buồn.
Năm ngoái được giấy tờ chấp nhận cho lưu dân thì bay sang ở với gia đình cô em mấy tháng, dài lê thê đợi giấy tờ nhập cư xong xuôi thì mới sang Cali. Bà cụ oải quá, cứ nằm nhà xem phim bộ. Hết phim Hàn đến phim Đài rồi đến phim tàu nên Chán Mớ Đời.
Đòi về.
Mình phải bay sang, đưa đi chơi một tuần ở vùng Đông Bắc mới nguôi.
Mình tính lấy vé cho bà cụ về Việt Nam ăn Tết vì bà cụ than chán đời, cứ kêu cho mạ về ăn Tết. Sau nói chuyện với bà dì sao đó, bà cụ lại thôi, kêu đợi mình lo xong giấy tờ thuế năm nay rồi đưa về trước ngày giỗ ông cụ.
May sao mình làm tài khoản Facebook cho bà cụ nên vui ra mặt, cứ gọi con cháu, bạn bè ở Việt Nam vào những giờ giấc thiên hạ đang ngủ hay làm việc. Lên facebook, xem hình, gọi bạn bè ở Việt Nam cũng đỡ buồn hoa phượng.
Mẹ già khoe có cháu học đại Nam Cali USC.
Trên đường về Việt Nam, máy bay ghé lại Đông Kinh, nên mình nghĩ nhân tiện đưa bà cụ đi xem hoa Anh Đào nở vào tháng 4 ở Nhật Bản. Chỉ cần quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản, giá vé cũng như nhau. Kêu công ty du lịch lấy vé xong thì mới giác ngộ con gà kê là bà cụ chưa có sổ thông hành Hoa Kỳ, vẫn phải sử dụng sổ Thông hành của Hà Nội đi đó đi đây, nên phải xin chiếu khán vào nhật bản. Có sổ thông hành Hoa Kỳ thì đi tứ xứ được, ngoại trừ các nước cộng sản thì phải xin chiếu khán. Ngược lại bà cụ thì đi xứ nào cũng phải xin giấy phép, ngoại trừ xứ anh em Kampuchia. Chán Mớ Đời
Năm ngoái mình đi 7 nước ở Đông Âu, tính đưa bà cụ theo nhưng nhiêu khê lắm, vì phải xin chiếu khán đủ trò. Một nước đã oải nay chơi 7 nước. May là hè năm ngoái, bà cụ đi chơi với gia đình cô em ở xứ Cộng Hoà Domenican được một tuần. Một nơi du lịch quốc tế nên họ dễ dãi, ai vào cũng được, không cần chiếu khán hay chiếu tướng gì cả vì không có ai dại sang ở lậu mấy xứ này. Xứ này khôn hơn Hà Nội.
Trước kia, du khách muốn viếng Việt Nam, phải gửi sổ thông hành để xin chiếu khán nên đa số không muốn đi, họ đi Thái Lan, Mã Lai,…bên cạnh dù đắt hơn vì không cần chiếu khán. Muốn du khách đến tham quan, xài tiền thì cần bớt những thủ tục hành chánh, giúp họ thoải mái đến tiêu tiền thay vì gây khó khăn, chiếu khán đủ trò.
Đọc báo, kể là Thái Lan mở cửa du lịch cho ngoại quốc, thiên hạ đến đông như quân Nguyên. Họ nói đẹp và rẻ hơn Hạ Uy Di, dân tình phục vụ với nụ cười trên môi, không quát tháo như ở Việt Nam, phải ăn bún cháo chửi. Họ gọi Thái Lan là hòn đảo đầy nụ cười.
Đến khi một ông người Úc, làm cho du lịch viết báo, cho rằng Hà Nội bắt du khách đóng mấy chục để có chiếu khán, lại mất mấy trăm đô vì du khách đến Việt Nam, ở lại ít nhất 5 đêm, họ chi tiêu tối thiểu mỗi ngày là $100.00 xem như $500 chưa kể là khách sạn, thêm tạo công ăn việc làm cho người sở tại. Nhờ đó mà nay họ bớt rườm rà cho ai đến Việt Nam dưới 15 ngày. Nghe nói vẫn đợi chờ mệt thở, nhất là khi đến phi trường ở giờ giấc thiên hạ đã lên giường gần nữa đêm. Chưa nói đến vấn nạn chôm đồ hay hải quan làm tiền.
Đi xin chiếu khán cho mẹ mới hiểu ông nào ở Việt Nam đi du lịch với hộ chiếu Việt Cộng, kêu nhục như con chó, bị dân ngoại quốc hành lên hành xuống. Mình có thấy cảnh này tại phi trường Nhật Bản, đang đi vòng vòng trong khi đợi tàu bay về Hoa Kỳ, thấy một nhóm du khách người Việt, bị hải quan Nhật Bản, kêu vào phòng để làm gì đó, không biết. Cử chỉ ông này rất nghiêm nghị, xét sổ thông hành đủ trò.
Thấy cần hình căn cước nên hai mẹ con ra Costco để chụp. Ai ngờ Costco ở Garden Grove, đóng cửa quầy hàng chụp hình nên phải đi chỗ khác. Mình hiểu ngay lý do, họ dẹp tiệm chụp hình ở đây. Lý do là người Việt ở vùng này đông như quân nguyên mà họ Nguyễn, Lê, Trần đầy như chim chóc. Khi người Việt gửi hình để rửa thì họ bỏ phong bì, đề tên Nguyen T, T Le, T Tran,… khách hàng gốc việt đến quầy lấy, cứ thấy tên Le, Tran, Nguyen là cứ bóc ra, không cần biết có đúng biên lai mã số, không phải của mình thì quăng lại, hình ảnh rớt tùm lum nên quầy chụp hình, rữa ảnh ở khu này bị lỗ 500% nên họ dẹp tiệm. Khi xưa, mình ở vùng này, đi rửa hình là ngọng vì phong bì bị xé, quăng đủ phía nên phải chạy xa khu người Việt để rửa hình, nay thì có máy in ở nhà. Người Việt ra hải ngoại, vẫn thủ cựu, không muốn mang tiếng mất gốc nên giữ gìn những thói quen di truyền từ xưa. Chán Mớ Đời
Lên mạng của toà đại sứ Nhật thì mình điền đơn cho mẹ rồi in ra, đem theo giấy tờ, vé máy bay, khách sạn đủ trò. Lái xe lên Los Angeles, kẹt xe tùm lum, đi đậu xe có 1 tiếng, phải trả $26.00. Chán Mớ Đời
Vào toà lãnh sự, họ kêu phải có bản sao của thẻ thường trú nhân của bà cụ tại Hoa Kỳ, mình nói họ làm bản sao mình trả tiền, bà thư ký kêu không, ra ngoài kiếm chỗ nào làm, đây không có dịch vụ này. Họ lại kêu, đem thêm bản sao của trương mục ngân hàng của mình, và điền thêm chi tiết mỗi ngày đi Nhật Bản,…. Thế là hai mẹ con lái xe về, hẹn mai trở lại. Phải lên mạng xem chương trình viếng thăm nhật bản để ghi tên những địa danh, đi đâu, ngày giờ. Mình đã đi với gia đình cách đây 10 năm nên cũng dễ, mò lại những chỗ cũ. Xong om
Hôm sau, mình đi xe lửa lên L.A., nghe bà ở công ty du lịch bảo bà cụ không cần đi theo. Bà cụ lên xe là mệt, chóng mặt vì xe chạy ào áo trên xa lộ nên mình nói thôi ở nhà, khỏi đi. Chạy xe ra nhà ga gần nhà, đậu xe rồi lấy xe lửa đi cho tiện, khỏi mất công lái xe.
Tính tải về cái App của Amtrak hay Metrolink để mua vé nhưng còn thì giờ nên bò lại quầy bán vé. Ông cán bộ bán vé rất lịch sự, chào hỏi vui vẻ rồi kêu máy điện toán bị sự cố, thử mua vé ở máy tự động. Ra máy tự động cũng bù trớt nên ông ta kêu tới máy của Metrolink xem. Metrolink thì mua được nên đi đường Metrolink, chậm hơn vì ngừng lại 2 chỗ.
Xe lửa kêu 9:07 sáng mà 9:37 mới bò lại, mới hiểu tại sao công ty xe lửa Hoa Kỳ Amtrak cứ bị thua lỗ hoài. Metrolink thì 9:16 thì đúng giờ. Chán Mớ Đời. Mấy chục năm nay, mới đi lại xe lửa. Cái gì mà nhà nước nhúng tay vào là lỗ học gạch tương tự bưu điện. Không xứ nào tránh khỏi vấn đề này. Nhân viên nhà nước thì làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên cứ tà tà, không cần chạy xe đúng giờ vì không sợ bị đuổi việc.
May quá, họ ngưng thực hiện chương trình xe lửa tốc hành từ San Francisco xuống miền nam. Dân cali mất trắng tay 3 tỷ đô cho chồng của bà thượng nghị sĩ Dân Chủ Feinstein, được vợ hậu thuẩn giúp thắng cuộc đấu thầu để xây dựng tuyến đường này. Hai vợ chồng này đã đi tây nên không biết chừng nào đường xe lửa Nam BẮc Cali sẽ được thực hiện. Họ đang tuyển nhân viên để làm tuyến đường xe lửa Cali-Las Vegas.
Xuống bến đợi xe lửa thì máy phóng thanh kêu bạn không lẻ loi, đơn côi, hãy gọi đường dây nóng phòng tự tử. Chán Mớ Đời
Mẹ già lướt Facebook 
Lên đến toà lãnh sự, chúng hỏi mẹ mày đâu, nói ở nhà, hôm qua lên không thấy chúng mày hỏi han gì cả. Chúng bảo phải có mặt mẹ mày. Lại cuốn gói đi về. Mình căm thù bọn Nhật tính không đi Nhật nữa, đi Nam Hàn hay Đài Loan, Hong Kong, hỏi ra thì cũng phải xin chiếu khán. Với sổ thông hành Việt Nam chỉ đi có mỗi Campuchia là không phải xin chiếu khán. Chán Mớ Đời
Căm thù nhưng hôm sau phải bò lại xin chiếu khán cho mẹ. Mẹ mình từng sống ở Việt Nam 86 năm qua, quen bị hạch sách cả đời nên dễ chịu đựng. Mình thuộc dạng phản động từ bé nên cả đời cứ bực mình khi bị ai tra hỏi. Nhìn mẹ buồn buồn, hỏi xin được không con, hay khỏi đi đỡ tốn tiền khiến mình nhớ lại thời xưa, mẹ đi buôn bán, tảo tần nuôi mình đi tây nên đành cắn răng, căm thù bọn Nhật nhưng cũng xem lại giấy tờ, hoàn chỉnh lại.
Đi xin chiếu khán cho mẹ, làm mình nhớ đến một kỷ niệm, xét lại rất quan trọng trong cuộc đời mình.
Thông thường, ăn cơm trưa xong thì mình chạy ra chợ Đàlạt xem mẹ có cần chở gạo, giao cho ai hay chạy lòng vòng lo giấy tờ chi cho mẹ. Ai mua gạo, ngại thuê xe Lam chở về thì mẹ đồng ý giao tận nhà khiến họ thích nên mua của mẹ và mình có nhiệm vụ giao gạo tại nhà họ, còn ai mua nhiều thì có ông xe Lam cạnh nhà, chở vào buổi sáng, sau giới nghiêm vì mẹ không có môn bài bán gạo, xem như buôn gạo chui. Mình chở bằng Honda thì không ai để ý, tưởng mua rồi chở về nhà.
Mẹ già đi xin chiếu khán tại toà lãnh sự Nhật Bản.

Một hôm, mẹ mình kêu chở bao gạo thơm đến nhà bà cây xăng Esso, ở đường Hai Bà Trưng. Mình vác từ trong kho cả 50 thước, bao gạo thơm, bỏ lên xe Honda, chở đến nhà bà này. Đến nhà giàu có cái khổ là cổng kín tường cao, rồi chó sũa đủ trò, đợi cả 10 phút mới thấy bà người làm đi ra. Hách dịch kêu muốn gì trong khi con chó cứ sũa có lẻ nó đánh hơi mình là dân ăn thịt chó dù chỉ có hai lần trong đời. Nói đem lại bao gạo, người làm hất mặt, kêu đứng đó với con chó gầm gừ gầm gà ngay cổng, vào nhà hỏi chủ. Đúng là người làm của nhà giàu nên ăn ké chủ, khiến mình căm thù bọn nhà giàu. Có chứng kiến mấy trường hợp này mới hiểu truyện của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,…
Một hồi sau, bà ô sin cao cấp đi ra, mở cổng, kêu đừng nổ xe vì ồn, có người đang ngủ trưa, để xe ngoài đường khiến mình phải bê bao gạo 50 ký từ ngoài cổng đi vào nhà. Cái giống người làm, dựa hơi chủ, kiểu CM30, cứ thấy mình là bắt nạt, bắt lao động quang vinh tường như để khẳng định giai cấp ô sin của họ. Vào nhà thì thấy thằng Nam Esso, ngồi ăn bánh, mình kêu khoẻ không mày thì hắn đếch chào mình. Thằng này học chung lớp nhưng gặp mình nó cứ như quan nhớn nhìn Chí Phèo. Con nhà giàu có khác.
Lúc đó, mình mới thấm vai vế bần cố nông của mình là chẳng có thằng nào muốn làm bạn ngoại trừ gốc bần cố nông như mình. Bà cây xăng Esso, lấy cái đinh xăm xăm bao gạo để gạo lòi ra mấy hột gạo rồi kêu gạo không đẹp. Đem về. Đổi cho bao khác khiến mình, đang còn thở hồng hộc, bê bao gạo 50 ký, điên tiết lên, bỏ về. Bê bao gạo 50 ký ra ngoài cổng trong khi con chó sũa tường như mình ăn cắp gạo nhà chủ nó. Tình ngay lý gian nhưng không biết cách nào giải thích cho con chó địa chủ, cường hào ác bá này đang gầm gừ, sũa như điên vì không biết sũa làm sao cho nó câm mõm, lại sợ nó táp cho một mảnh.
Ra chợ, mình lại bê bao gạo vào kho, rồi nói bà cụ là không đến nhà mụ Esso nữa, kêu nhà giàu phách lối. Chiều đó, mình đi đánh bi da về, chạy ngang đường Hai Bà Trưng, thì thấy xe ông cụ đậu trước nhà cây xăng Esso, nhìn vào thì thấy bà cụ, dạo ấy đang có bầu cô Nhỏ, đang bê bao gạo với ông cụ cũng từ ngoài đường vào, miệng thì phân trần, xin lỗi cho thằng con mất dạy. Hình ảnh đó, mẹ mình có bầu, thay mình khệ nệ bưng bao gạo vì mình căm thù giai cấp giàu có, thêm mụ ô sin, không chịu mở cổng cho xe vào khiến mình điên tiết bị người giàu làm khó dễ đi theo mình cả đời.
Sau này có con mới hiểu cha mẹ phải ngậm đắng, nuốt cay khi bị khách hàng, chủ chửi bới để có tiền nuôi con. Mình điên lên, như trời ị trúng đầu, bổng giác ngộ cách mạng và từ đó không đi đánh bi da nữa, bắt đầu học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm để thực hiện giấc mộng đi tây.
Trước khi đi Tây, mình rút tiền để dành ở ngân hàng mà bà cụ cho mỗi lần đi vác gạo giao cho người ta thì được tổng cộng 40,000 đồng, hai tháng lương ông cụ, đưa cho bà cụ mua vé máy bay đi Tây. Kinh, thay vì đi đánh bi da mình để dành tiền lên đến 40,000 trong vòng 2 năm. Không biết vác bao nhiêu bao gạo cho nhà giàu, được cái là mình khôn ra, sau vụ bà Esso, mình đâm ra hiền hoà, làm người khuân vác gạo ưu tú, thấm nhuần đạo đức bần cố nông. Nhờ đó mà sau này mình không tiêu bậy bạ, có tiền là để dành. Như ông ngoại mình khi xưa hay nói nhịn thuốc mua trâu nhịn trầu mua ruộng khi đang phì phà điếu cẩm lệ. Chán Mớ Đời
Nhật chúng làm khó nhưng mình đành cắn răng đi xin chiếu khán cho mẹ vì có thể mẹ sẽ không có cơ hội đi Nhật sau này. Năm nay 86 tuổi, mà còn đi Hoa Kỳ được là khá. Về Đàlạt chuyến này, không biết có trở lại Hoa Kỳ hay không, dù có giấy tờ thường trú nhân hay ớn bị overdose xem phim bộ. Phải ký giấy đủ trò, bảo trợ bà cụ để nộp cho toà lãnh sự Nhật.
Mẹ già được đi hạng thương gia, rộng rãi, có giường nằm bay đêm
Kỳ này về, mình mua vé hạng nhất cho mẹ, để có ghế nằm suốt chuyến bay, cho tiếp viên nhật hầu cho vui. Lần trước, mình về Việt Nam, dẫn mẹ đi kampuchia chơi, cho ở khách sạn 5 sao, phòng ốc presidentail suite, có phòng ăn cho gia đình, phục viên lên tận phòng lo cơm cháo, phòng tắm còn to hơn nhà của mẹ ở Đàlạt, có người hầu nên mẹ có vẻ thích lắm. Cứ u chầu u chầu, tốn bao nhiêu ri con, ở chỗ vừa vừa, còn cho mạ xài vì xót tiền. Đồng chí gái kêu mạ đừng có lo, ở cho sướng, kêu người đấm bóp cho mạ trong phòng. Được cái là đồng chí vợ và mẹ mình đều thích đấm bóp nên ngày nào cũng đi kêu người ta lên phòng đấm bóp.
Nhớ có lần mẹ sang Hoa Kỳ một mình, đi chơi hè với gia đình mình nên mời một người bạn của mẹ sang đây thời di tản. Bà bạn của mẹ cứ cảm ơn hoài mỗi lần vợ chồng đến thăm. Bác kể là lần đi chơi với gia đình mình quá vui. Lần đầu tiên trong đời được ở khách sạn sang rồi ăn ngon thả dàn lại được đồng chí gái cho tiền đánh bài ở Las Vegas. Mới biết có nhiều người sang đây, con cháu không có thời gian dẫn đi du lịch, cứ lui hụi trong nhà.
Hôm sau, đi với bà cụ lên xe lửa. Hai mẹ con trả tiền xe lửa còn rẻ hơn tiền đậu xe 1 tiếng đồng hồ. Chán Mớ Đời
Đến nơi thì kêu Uber, chở hai mẹ con lại toà lãnh sự. Hôm qua mình đi bộ vì có mấy cây số. Kỳ này thì chúng kêu Ok. Nếu chúng cần gì thì sẽ gọi mình hay email còn không thì thứ 6 ghé lại lấy sổ thông hành và đóng $27 tiền tươi. Chúng lại bồi thêm câu “Mẹ mày không cần đi, chỉ cần ký tờ giấy, uỷ quyền mày lấy dùm sổ thông hành” khiến mình điên luôn. Chán Mớ Đời
Còn 3 tiếng mới có chuyến xe lửa về lại Quận Cam, dẫn bà cụ đi viếng viện bảo tàng MOCA, nhà hát lớn do kiến trúc sư Frank Gerry thiết kế, bên cạnh là nhà hát mà khi xưa hay tổ chức giải Oscar, bảo tàng The Broad, mình chỉ một toà nhà mà khi xưa có thiết kế khi làm cho công ty kiến trúc I.M. Pei, chụp hình cho mẹ đủ trò.
Sau khi được chiếu khán thì đi vòng vòng tham quan Los Angeles.
Mẹ già đi xe lửa để xin chiếu khán
Mình khám phá ra là bà cụ nay 86 tuổi mà vẫn thích làm đỏm. Khi xưa, sinh năm một nên cả đời ít khi son phấn. Năm khi 10 hoạ, đi ăn cưới ai mới đi uốn tóc ở tiệm Ba Lê ở đường Phan Đình Phùng, góc Minh Mạng. Hàng ngày quanh năm suốt tháng ra chợ Đàlạt, buôn bán, không có thì giờ trang điểm, nay về già lại bị nhiễm tư duy đế quốc tư bản, mất lập trường cách mạng, hết muốn làm người mẹ anh hùng, bà nội ưu tú, bà ngoại nhân dân. Chán Mớ Đời 
Vui là khi chụp hình, mẹ kêu đợi để mẹ làm đỏm, đeo kính mát, đủ trò. Vào trong nhà cũng đeo kính mát,… Được cái là mình được đồng chí vợ cải tạo thành người chồng nhân dân từ mấy chục năm nay nên tương đối không ngạc nhiên khi làm người con nhân dân. Bà cụ ngồi chơi nhìn trời nhìn đất, kêu xứ người ta sao thanh bình quá, không ồn ào, không nghe tiếng bóp còi, lại nghe chim hót trên cây ở ngay khu phố L.A.
Hôm sau, đưa bà cụ đi viếng vùng Lake Elsinore, nơi có hoa Poppy. Cuối tuần vừa rồi, mình đi học nên đồng chí gái đi với mấy người bạn. Nghe nói có trên 100,000 người đến xem hoa dại khiến thành phố phải đóng của và mở lại 24 tiếng sau đó. Chưa tới 9:00 sáng mà xe đầy. Khám phá ra sau cái đồi là miếng đất 17.5 mẫu mình mới mua. Chán Mớ Đời. Cứ nói đồng chí gái với mấy bà bạn lên khu đất mình xem khoẻ con gà kê, không phải đợi chờ, tha hồ mà chụp hình.
Hôm nay, hai mẹ con lại lên đường, lấy xe lửa lên toà lãnh sự. Gặp mình, bà nhật kêu ok. Đưa 27 đô tiền tươi lấy sổ thông hành với cái chiếu khán. Bà cụ vui như trẻ thơ.
Kêu bà công ty du lịch lấy vé máy bay. Cuối tuần này phải lên chương trình đưa mẹ đi xem hoa Anh Đào xứ Phù tang.
Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Du hành với mẹ tại Nhật Bản

 Hôm nay, Facebook nhắc đến chuyến viếng thăm Nhật Bản với mẹ 3 năm về trước. Chuyến đi nhớ đời. Mình nghe lóm mẹ nói chuyện với cô em qua điện thoại; anh cho mạ đi nhiều nơi rồi, ni cho đi thêm Nhật Bản nữa là mạ mãn nguyện, không đòi hỏi chi nữa. Người ta có tiền chưa chắc là đi được, vì không có sức khỏe, người có sức khoẻ lại không có khả năng đi. Mạ nhứ rứa, không tiền không bạc mà đi được là vui. Xong om

Mọi lần khi mẹ viếng thăm Cali xong thì mình đưa mẹ ra phi trường dặn dò hãng máy bay để họ lo cho mẹ trên chuyến bay về Sàigòn. Kỳ này, mình đưa mẹ về Việt Nam, luôn tiện giỗ ông cụ. Máy bay sẽ ghé phi trường Nhật Bản nên mình tư duy đột phá sao không đưa mẹ quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản. Mỗi lần về Việt Nam, gia đình mình đều quá cảnh mấy ngày tại Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng,… Nghe đi chơi ở Nhật Bản khiến mẹ mình sung sướng và nói chuyện với mấy cô em.


Khi đi xin chiếu khán cho mẹ tại toà lãnh sự Nhật Bản ở Los Angeles rất nhiêu khê vì phải lên đó đến 4 lần mới được vì mẹ có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ nhưng vẫn sử dụng sổ thông hành của Hà Nội. Bị toà lãnh sự hành nhưng mình đành ngậm câm, nụ cười hàm ếch với họ.


Mỗi lần gặp mẹ, đều có đi chơi ở Hoa Kỳ, ở Cam Bốt, Việt Nam nhưng phải công nhận chuyến đi đột xuất tại Nhật Bản để lại cho mình đầy ấp kỷ niệm với mẹ nhất là được mẹ kể chuyện đời xưa, từ bé đến khi vào Đà Lạt, làm ô sin cho người bà con, sau đó ra riêng, lấy chồng, lo cho em ăn học, cho ông bà ngoại. Nghe kể là có những chuyến du hành từ 20 năm về trước, mẹ vẫn nhắc đến với bạn ở Đà Lạt hay Sàigòn.


Nói chung cuộc đời mẹ rất đặc biệt. Là một cuốn sử qua các thời đại của thế kỷ 20. Sinh ra trong thời Pháp thuộc, trải qua những năm tháng việt minh, rồi Nhật Bản chiếm đóng, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, khổ nhất là thời Việt Cộng vào Nam sau 75. Chồng học tập cải tạo 15 năm thăm nuôi, một mình lo cho 10 đứa con. Nay tuổi xế chiều mới có chút nghỉ ngơi. Ở tù vì theo Việt Minh, rồi bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, rồi bị đồng chí khi xưa, tập kết, về lại đì chết bỏ vì lấy chồng ngụy quyền.


Đi Nhật Bản với mẹ, chỉ có hai mẹ con, mình nhận ra những điều rất thường đối với mình nhưng lại xa lạ với mẹ. Nhìn mẹ đi máy bay hạng thương gia lần đầu khiến mình thương. Cứ hỏi bao nhiêu rứa con, đi hạng thường, để tiền xài. Cả đời mẹ tảo tần nuôi con ăn học, rồi nuôi 10 đứa con, nuôi chồng cải tạo 15 năm nên không bao giờ dám xa xỉ tiêu xài như bao người khác ở cùng xóm. Đó là tấm gương hy sinh đời mẹ củng cố đời con, không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ buôn bán, cần kiệm để dành cho những bất trách cuộc đời dành cho mẹ từ bé.


Ra phi trường, không phải đợi lâu để làm thủ tục lên máy bay vì đi hạng thương gia nên thủ tục nhanh chóng, có người đẩy xe mẹ vào phòng đời, có thức ăn, champagne,… mẹ nhìn thức ăn nhất là thấy thiên hạ trong phòng đợi riêng uống bia, champagne, mẹ hỏi có phải trả tiền không. Mình nói đã trả hết trọn gói rồi, cứ tự nhiên. Nghe thế, mẹ bảo “răn mình không làm một ly Champagne hè?” mình đi lấy champagne cho mẹ. Mẹ ngồi nhấp nhép ly champagne nhìn về xa xăm, không biết mẹ nhớ tới kỷ niệm nào.


Mẹ hỏi hoài về giá tiền hạng thương gia nên cuối cùng mình phải trả lời để mẹ khỏi hỏi nữa, ai ngờ khiến mình thất kinh. Mẹ như bị trúng gió, mặt xanh như tàu lá, lấy chai dầu xanh trong ví ra xoa xoa. Mình phải giải thích khi có công ty riêng thì khi đi máy bay hạng sang, giá tiền tương tự như hạng thường của người đi làm công cho thiên hạ.


Điển hình một người đi làm như vợ con, mỗi tháng lãnh $10,000, đóng thuế và an sinh xã hội, bảo hiểm,…mất 48%, còn $5,200 để mua cái vé đi Việt Nam, đại loại $1,000, phải cộng thêm 48% tiền đóng thuế, xem như $2,000. Con làm thương mại trả gấp đôi cũng $2,000, được khấu trừ trước khi đóng thuế, nhiều khi lại rẻ hơn là người đi làm công. Nói như vậy nhưng mẹ mình chắc không hiểu vì quen lối sống tại Việt Nam.


Lên máy bay, được chiêu đãi viên đến lấy áo ngoài đem đi cất, sau đó đến hỏi uống gì. Champagne hay nước ngọt. Mẹ hỏi có phải trả tiền không mình nói không thế là mẹ reo lên Ờ cho mạ ly champagne để nhớ trước 75, mỗi lần sinh con đều mua một chai champagne uống ăn mừng.


Uống xong Champagne, mạ kêu răn mà ghế bự rứa hè, dành riêng cho mình thôi. Mẹ tự động mở truyền hình xem phim Việt Nam, đeo headphones khiến mình vui.


Có lẻ hôm mẹ vui nhất là mình mướn bộ đồ kimono cho mẹ đi dạo phố và chụp hình ở Studio. Mẹ tung tăng như đứa bé được quà. Thường là mẹ lo tốn tiền nên lúc nào cũng hỏi giá tiền rồi tính nhẩm trong đầu. Mẹ mình tuy chưa bao giờ cắp sách đến trường nhưng làm tính nhẩm nhanh như chớp sau bao nhiêu năm buôn bán. Nhất là ở tuổi 86.

Mẹ bận trang phục Nhật Bản, không thua gì người Nhật Bản.

Hôm ấy, mẹ thay vì chụp 3 kiểu như mọi người, mẹ thấy người ta chụp thêm kiểu cầm dù nên đòi thêm 2 kiểu nữa. Dẫn mẹ ra đường, bận Kimono như bà nhật, đeo dép xúm xính rất dễ thương.


Có hôm ở Đông Kinh, mình có dắt mẹ đến toà nhà International Forum, mà mình có dịp thiết kế khi làm việc cho kiến trúc sư Rafael Vignoly ở New York. Thấy nụ cười của mẹ trên môi, kêu con vẽ cái ni. Mình nói vẽ chung một nhóm lận. Mẹ kêu chụp cho cái bóng.

Mẹ trước tiệm cho thuê áo Kimono

Mẹ lên Facebook 


Khi đi viếng hoàng cung Nhật Bản, trời mưa, thấy mẹ cầm cái dù thấy thương, miệng cứ kêu đẹp hơn Thành nỘi mình.


Đi đến viếng Hiroshima, nơi Hoa Kỳ bỏ trái bom nguyên tử, mẹ thấy người ta lấy cái chuỳ đánh cái chuông. Cũng cuốc bộ với mình được 9 cây số trong ngày.

Mẹ leo núi một mình, không cần mình vịn

Thăm viếng Tokyo International Forum, do mình và một nhóm kiến trúc sư khác thiết kế khi xưa tại New York, năm 1990-1991. Mình hy vọng công ty gửi mình sang Nhật Bản nhưng cuối cùng thì một tên đồng nghiệp người nhật, được gửi đi để lo phần xây cất. Dự án này được thắng qua concour.
Mẹ dống cái chuông để cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử

Hôm đi Kyoto chơi, đi suốt một con đường cạnh bờ sông, đầy hoa đào, mẹ cứ đứng bên hoa kêu mình chụp đủ kiểu. Có lần leo núi có mấy cái cột đỏ đầy lối, mẹ ngồi nghỉ bên ghế đá, bổng mẹ kêu hai vợ chồng người Úc, ngồi bên cạnh rồi chỉ mình rồi chỉ ngực kêu “maman”. Hai vợ chồng người Úc kêu chúc mừng đi chơi với con. Mẹ cứ cười cười dù chả hiểu gì.

Cặp vợ chồng từ Úc 


Mình nghĩ có diễm phúc để đi chơi với mẹ. Sau này có giàu có mà mẹ không đi được hay trả nhớ về không thì cũng trễ. Thật ra, không cần đi nơi sang trọng. Một cô em mình, đột xuất, xin nghỉ rồi đưa mẹ ra Nha Trang chơi, tắm biển, mua cua cá về nhà, nấu ăn, cũng có những giây phút bên nhau rất trân trọng. Những giây phút này rất chậm, tạo thành những kỷ niệm riêng tư, khó quên.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh trả nhớ về không như người bạn của ông Đổ Trung Quân.


Mình đang lo đi Dubai, làm cuộc họp mặt các anh em và các cháu hè này. Mình sẽ chi hết cho mọi người để mẹ có một tuần lễ thấy con cháu xum vầy bên mẹ. 


Còn nhiều chuyện nữa mà mình đã kể, sẽ tải lên đây lại trong tuần này. Tuần sau mình sẽ leo núi Machu Pichu nên sẽ không có bài trong vòng 10 ngày.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Du ký với người thân

 Kể về chuyến đi chơi kỳ này mình nhận được khá nhiều còm nên tóm tắc lại. Ai có cha mẹ, về già đều muốn làm việc gì đó cho cha mẹ như để nói lên sự cảm ơn hy sinh gian khổ để nuôi mình lớn khôn.

Vấn đề là phải có sự đồng thuận của cha mẹ. Ông bà cụ mình sang Hoa Kỳ chơi năm 2000, năm 1995 thì phải, có đi Tây chữa bệnh cho mẹ rồi sau đó, ông cụ nổi hứng không muốn đi đâu chơi nữa. Bà cụ muốn sang mỹ thăm cháu nội, cũng tiện cho vợ chồng mình vì về Việt Nam thì tốn tiền nhiều hơn vì 4 cái vé máy bay. Mỗi năm qua Hoa Kỳ chơi ít tháng là vui, hè mình chở đi nghỉ hè với gia đình mình cho biết đó đây. Ông cụ không đi nên bà cụ buồn nhưng phải ở lại Việt Nam.
Có lần bà cụ bực mình hay sao đó, kêu con cháu đóng tiền visa rồi đi du lịch một mình qua mỹ khiến ông cụ trớt quớt, cứ tưởng là không có ông cụ là bà cụ không dám đi. Sau này cũng đi thêm một lần thì phải, lần này là lần thứ 4.
Có cô giáo dạy việt văn năm 5 ème, nghe mình kể về đi du lịch với bà cụ, kể có con gái muốn đưa đi Nhật Bản chơi nhưng không chịu đi vì lực bất tòng tâm. Ở Nhật Bản, khi đi ra ngoài Đông Kinh thì mình nhận thấy người già rất đông, có người chống gậy, xách giỏ đi chợ. Hôm qua, leo núi Inari thì thấy có nhiều người lớn tuổi, chống gậy, lưng còm 90 độ mà vẫn leo thang cấp, nhất là đi một mình, không có con cháu đi theo. Cho thấy khi con người quyết làm cái gì thì không quản ngại chi cả, còn không thì cứ vịnh cớ là già rồi. Bà cụ mình 86 tuổi mà mình cho leo lên núi 4 cây số, không hổ danh là dân Đàlạt.
Ông cụ mình về già, cảm thấy thừa thải vì không lao động nữa nên hay giận hờn, muốn con cháu xin lỗi, chìu theo ý mình,…tạo dựng một chút quyền lực vớ vẩn, vô hình trung gây thêm buồn phiền cho con cháu. Con cháu rủ đi chơi thì không chịu đi, như muốn con cháu năn nỉ ỷ ôi nhưng nếu con cháu, vợ đi chơi thì giận hờn, trách móc. Cái đó là nguyên do các gia đình Việt Nam cứ làm khổ nhau.
Dạo này con cháu lớn nên lâu lâu đồng chí gái hay đi chơi với mấy cô bạn thời Trưng Vương, để tìm lại những giây phút êm đềm của thời con gái nên mình vô tư vì ai biết được ngày mai. Có cô bạn kêu năm ngoái đi chơi với bạn bè, nay nằm nhà rên đau khớp xương.
Mẹ mình thì không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ chịu đựng. Đi chơi kỳ này, chỉ có mình và mẹ nên mình mới hiểu thêm về mẹ thay vì cứ kết luận như xưa. Không thấy mẹ lên tiếng đòi hỏi thì nghĩ mẹ như cái bóng đi bên lề đường của cuộc đời. Khi xưa, ông cụ còn sống thì ông cụ quyết định hết dù sai trái nhưng mẹ mình vẫn không cãi, chỉ biết khóc thầm.
Hôm trước, ở ngoài bãi biển, mẹ bổng tâm sự về 62 năm làm vợ, không được ông cụ chụp cho một tấm ảnh hay rủ đi chơi riêng. Nay thấy mình chụp ảnh mỗi ngày khiến mẹ vui. Mình thì vô tình, khi xưa đi chơi có con có vợ nên đem theo mẹ như cái remorque. Nay mới nhận ra mẹ mình cũng có những ước mong được chụp mình như bao cô gái, phụ nữ khác.
Dạo còn ở nhà, con trai đầu nên mẹ chỉ kể cho mình những khó khăn về làm ăn, ai giựt hụi, ai xù tiền mấy chục cây vàng,… hay ông cụ đánh bài mượn nợ rồi mẹ phải gánh lưng buôn bán để trả nợ cho chồng….
Sau 75 lại gánh đồ thăm nuôi đi mấy chục cây số, đến nổi té, gãy xương chậu, đay đớn nhưng vẫn đi chợ buôn bán nuôi con và chồng. Sau này nhờ cô em ở pháp mời sang Tây chơi mới có dịp mỗ ráp lại cái xương bị gãy.


Qua mỹ kỳ này, được hai cô em, một cô từ pháp sang và cô ở Phila, đưa đi chơi ở Domenican Republic được một tuần, nay lại được mình đưa đi Nhật Bản nên mẹ vui lắm. Cứ kêu người ta có tiền mà đi không được còn người có sức khoẻ thì lại không có tiền để đi. Mạ rứa là hạnh phúc rồi.
Con cháu ở xa, mình rảnh thì đi thăm chúng thay vì ngồi trách chúng không đoái hoài gì đến mình hay bắt chúng về thăm mình. Mẹ sang dạo ấy mình phải mời một người bạn già của mẹ sang đây năm 75 đi chơi chung cho mẹ đỡ buồn, có bạn hầu chuyện. Lần đầu tiên được đi khách sạn sang, ở presidential suite ở Las Vegas nên sau này vợ chồng mình đến thăm bác ấy cứ nhắc hoài. (Thật ra mình thương lượng theo Zig Ziglar nên được phòng to nhưng cùng giá tiền).
Cái mình học được khi giang hồ khi xưa là biết thương lượng để rồi đi chơi hay mua gì cũng với giá bình dân nhưng được phục vụ cao cấp. Mình đi nghỉ hè ở Mễ hàng năm miễn phí, vé máy bay miễn phí đến nổi con, chúng nó ớn nên hết muốn đi.
Con cái, ai cũng muốn đưa bố mẹ đi chơi nhưng bố mẹ phải hiểu hoàn cảnh con cháu để mà hoà đồng thì gia đình mới có sự họp mặt đông đảo vui vẻ. Trước đây, mỗi lần mình về Việt Nam thì đều mời gia đình mấy người em đi chơi, thuê cả xe buýt để chở con cháu đi. Ông bà cụ vui lắm nhưng rồi dần dần ông cụ cứ làm khó con cháu nên nản luôn.
Bên vợ mình cũng tương tự, đồng chí gái và bà chị mỗi năm hay mướn nhà to đùng ở biển hay trên núi để mấy gia đình anh em họp mặt với con cháu cho vui, bà con biết nhau. Nếu không làm thì bố mẹ không có dịp nhìn con cháu một lúc xum vầy nên đành phải bỏ tiền trả hết để tạo niềm vui cho con cháu.
Bởi lẻ anh em thì có ngón dài ngón ngắn thêm lây chồng lấy vợ nên rắc rối, ai cũng thủ cái hồ bao của mình. Không ai muốn chi tiền cho người khác vì có những người không có kinh tế khá khá, do đó phải có người bỏ tiền ra trả dùm thì anh em cháu mới đoàn tụ vui chơi. Bên vợ mình có vài người anh, không có khả năng kinh tế nên sang Hoa Kỳ nhưng không biết du lịch nghỉ hè là gì nên vợ mình và cô chị bao thầu hết. Lúc còn trẻ thì chạy xuống xứ mễ luôn, nay thì vòng vòng Quận Cam là vui rồi. 
Mình học được nhiều điều trong chuyến đi chơi kỳ này, sau này con cháu rủ đi chơi là đi chơi ngay, đừng có bắt chước ông cụ làm eo làm tịch, làm khổ con cháu rồi quay qua kêu bà này ông nọ có Phước, có con cho đi chơi. Mình lây tính ông cụ nên nhiều khi hay ẹo ẹo với đồng chí gái. Chính mình tự giới hạn điều kiện đi chơi với con cháu. Chúng ta đâu cần phải đi tây đi tàu, chỉ cần một cuối tuần lên núi xuống biển họp mặt nấu ăn bên lò sưởi có dịp ôn lại ngày xưa thân ái là mãn nguyện. Cố gắng làm người chồng nhân dân và người cha anh hùng là vui rồi.
Xong om






Kyoto 2019

 Hôm qua, lấy xe lửa Shinkasen từ Hiroshima đến Osaka, thành phố lớn thứ 2 của Nhật Bản rồi đổi xe đến Kyoto, cựu đế đô của Nhật Bản, hình như tiếng Việt là Tây Kinh còn Tokyo là Đông Kinh. Hôm nào rảnh mình kể vụ dời kinh đô này.

Lấy phòng xong, hai mẹ con kêu Taxi đến phố Gion, rất phổ thông với du khách, có cái đền Yasuka thì phải. Bên cạnh là những cái am miếu rất nhiều, cứ thấy mấy con chồn hai bên như người Tàu thờ mấy con gì quên tên để giữ nhà. Hình như lân.
Đi hơi tối nên hàng quán đóng khá nhiều nhưng vẫn đông thực khách, đa số là người nhật, sở tại. Họ cởi giày, leo lên ghế ngồi ăn ngoài trời, dưới mấy cây anh đào. Có người ăn tại mấy cái quán có phủ mấy tấm nhựa như thường xem trong mấy phim Hàn khi trời lạnh để có sưởi.
Hai mẹ con đi lang thang, không biết ăn cái gì nên nói thôi về ga xe lửa vì mấy nơi đi qua có rất nhiều tiệm đóng cửa sớm. Kêu taxi về, ông thần này lại thả hai mẹ con ở một khách sạn khác, cùng tên Daiwa nhưng khác là Royal và Hornet. Học nhật ngữ với ông sư được một năm nay nhất tự hoàn sư bán tự hoàn sư luôn. Chán Mớ Đời
Hai mẹ con lại đi bộ, vòng vòng cuối cùng vào một tiệm ăn vì đói quá. Không ngờ là một tiệm nổi tiếng về cuisine tân đại của Nhật Bản. Họ đem mấy món được trình bày rất đẹp, tuy hơi nhiều món, phần ít nhưng ăn rất lạ. Hai mẹ con tuy đói nhưng ăn từ tốn để thưởng thức. Lúc đó mới hiểu tại sao cái đám nhà giàu chúng ăn rất chậm, ít vì để thưởng thức trong khi nông dân như mình thì ăn để có sức đi cày. Ít khi thấy đám nhà giàu to béo vì chúng ăn ít, đồ ăn lại có chất lượng vì được nấu ngon.

Du hành với mẹ

 Có lần mình hứng kể chuyện đi giang hồ khi xưa rồi gửi cho vài người bạn đọc thì họ kêu mình viết tiếp nên hay viết khi mình đi phượt. Mình viết để cho những người bạn không đi được vì kinh tế, sức khoẻ hay chi đó. Có người có tiền bạc nhưng sức khoẻ lại yếu, uống thuốc nhiều hơn ăn, mặt mày khờ luôn. Người có sức khoẻ thì kinh tế, gia đình không cho phép.

Đồng chí gái đang đi chơi ở vùng Đông Bắc với mấy người bạn học Trưng Vương xưa thì có một chị bạn than thở là năm ngoái có đi chơi với vợ mình ở Texas, Seattle vui quá nay chân bị đau đi không nổi. Cho thấy nếu chúng ta có thể làm được việc gì hôm nay thì nên làm ngay, cứ đợi đợi rồi lại than thở. Mình thấy trên phây búc, một cô láng giềng khi xưa, có thời học chung ở tiểu học, đăng hình đi chơi Nhật Bản, âu châu, chia sẻ hình ảnh cho các bạn không đi được.
Vui nhất là đi với bạn. Đồng chí gái đi với mấy người bạn, họ chuẩn bị áo quần giống nhau để chụp hình vì vài năm hay có thể sang năm lại không đi nổi do đó ai muốn làm gì, đi đâu thì cứ vô tư mà làm ngày hôm nay thay vì đợi về hưu về Nai.
Mỗi lần về Việt Nam, đồng chí gái đều mời cả gia đình mình đi chơi, mướn cả xe buýt chở cả đám, cháu chắc,… sau này thì lúc mình về thì mấy cháu lớn bận học hè đủ trò nên chỉ có ông bà cụ đi chơi.
Ông cụ mất cách đây gần 3 năm, năm kia mình về thì có mời bà cụ đi chơi ở Cam Bốt,… đi với đồng chí gái nên cũng không để tâm nhiều về mẹ. Mẹ mình thì cứ đi theo con cháu, không bao giờ đòi hỏi, miễn sao có con cháu bên cạnh là niềm vui của mẹ.

Hành trình đến xứ Phù Tang

 Kỳ này mình đi Việt Nam ghé Nhật Bản là lần thứ 3. Tính đưa mẹ về Việt Nam, ăn giỗ ông cụ, rồi bay ra quê để xem vụ xây lại nhà thờ Từ Đường ở quê. Mỗi lần về Việt Nam, mình đều ghé lại một quốc gia ở Á châu, ở lại ít ngày trước khi đến Việt Nam. Đàlạt thì ghé lại 3 đêm rồi đi. Kỳ này cũng vậy, ăn giỗ ông cụ xong thì mình bay ra Hà Nội rồi vào Sàigòn. Kỳ này đồng chí gái đi chơi với 4 cô bạn học Trưng Vương cũ ở miền Đông BẮc, xem hoa Anh Đào, rồi đi New York, Boston rồi thác Niagara ở biên giới Gia Nã Đại- Hoa Kỳ.

Nghe chị bán vé máy bay kêu ghé Nhật nên mình nói chị ta giữ vé ở lại 5 đêm ở Nhật Bản để đưa Mẹ thăm mùa hoa Anh Đào đang nở rộ. Mình dự tính đi Hiroshima, Kyoto và Tokyo. Hiroshima là vì mấy năm đầu tiên đến Pháp thì trên đại lộ Les Champs Élysées , có rạp hát trình chiếu cuốn phim “Hiroshima Mon Amour” do Alain Résnais đạo diễn và Marguerite Dumas viết bản thảo dài năm này qua năm nọ tương tự cuốn phim “Emmanuelle”. Cuối cùng vì tò mò mình phải đi coi hai phim này.
Sau này mình có nhận một email của bà Betty, có 4 tấm hình của hai thành phố Detroit và Hiroshima, năm 1945 và 2005 (60 năm sau) nên muốn đi viếng thành phố này để thoả mản sự tò mò.
Sau đó thì đi Kyoto vì mấy lần trước có đi với gia đình lên đỉnh Phú Sĩ Sơn thì chả có gì cả nhưng khi xem ảnh thì ngọn núi mùa đông có tuyết phủ, mùa hè thì leo lên đó thì Chán Mớ Đời.
Mình mua cái Japan Rail Pass cho 2 mẹ con, hạng Nhất vì mùa này thiên hạ đi du xuân ngắm hoa Anh Đào hơi nhiều nên sợ không có ghế ngồi. Du khách ngoại quốc, được mua cái pass này trong vòng 7, 14 hay 30 ngày để di chuyển khi đến Nhật Bản, tương tự Âu châu thì họ có Euro Rail Pass cho du khách ngoài Liên Hiệp Âu châu còn đi Hoa Kỳ thì cũng có nhưng dạo mình viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên thì mua cái pass 10 thành phố, nên bay đi viếng 10 thành phố trong một tháng. Khoẻ re. Ở ngoại quốc, người ta tìm cách câu du khách tham quan xứ họ, nên bán vé xe lửa rẻ hơn dân sở tại trả còn Việt Nam thì chém gấp đôi để chứng tỏ đẳng cấp của con rồng cháu tiên. Chán Mớ Đời

2 giấc mơ trong một ngày

 Hôm qua, hai cha con chở nhau xuống Escondido để viếng một ngôi vườn hữu cơ mà họ rao bán. Bà Angela, chuyên gia địa ốc, biết được nên hú cho mình. Mình thì nghe nói bán nhà bán đất là chạy xem, nhất là cuối tuần, đem theo thằng con để cho nó thấy thực tế các mối địa ốc.

Lái xe kẹt xe trên xa lộ không đèn số 5 nên đến trễ cả 30 phút. Gặp cặp vợ chồng kể đã mua trang trại này đã 4 năm. Họ sửa chửa lại căn nhà 1 phòng ngủ rất chiến đấu, một căn khác nhỏ hơn thành một nhà bếp cực đỉnh với cái lò và bếp cả $100,000 mà không ở đó. Mình làm tính nhẩm họ tốn tối thiểu $400,000 để sửa chửa mấy nơi này mà không ở. Kinh

Họ trồng đủ loại trái cây, rau quả để bán cho dân trong vùng. Họ tạo một không gian cho con nít, học sinh đến thăm viếng trại, mỗi tuần một lần và chỉ nhận có $55. Nói chung là họ không làm ra tiền, bỏ khá nhiều tiền để tạo nên giấc mơ của hai vợ chồng mà không hiểu làm thương mại phải có lợi nhuận. Giấc mơ làm một cái vườn trồng hoa quả hữu cơ, không dùng phân hoá học.

Họ có mấy con dê và cừu nhưng lại thiến mấy con đực nên con cái không đẻ được. Làm nông để sinh lợi mà đây họ làm như nuôi chơi chơi. Vài con vịt, vài con gà, kêu to báo động khi mấy con cáo đến. Nuôi dê lại không cho sinh con và lấy sữa thì nuôi làm gì.

Sau khi dẫn mình đi vòng vòng thì mình hỏi về thợ thuyền, họ trả cho một ông thợ gốc Mễ $52,000/ năm, và không cho biết là trả cho hai đứa con trai bao nhiêu và cô con dâu, đứng bán rau cải hái từ vườn. Đại khái, chi phí là trên 300 ngàn một năm khiến mình thất kinh vì vườn mình chỉ tốn độ $70,000/ năm, mình không được trả lương. Họ nói là chưa có lợi nhuận vì tiền bán rau quả đều bỏ vào để khuếch trường ngôi trại. Mình thấy cây nhỏ, mới ra hoa, có lẻ mùa đầu tiên.

Nay họ đòi bán đến 4 triệu. Mình nói là không nhà bank nào cho vay để mua đất. Bà chủ kêu biết vụ này. Mình nói nếu bà cho vay lại thì tôi mua thì họ nói là không được. Bà ta cần tiền để về north carolina để mua một trang trại để truyền cho mấy đứa con. Mình đành chúc phúc cho họ.

Đi mua nhà gặp hoàn cảnh này rất nhiều. Khi trẻ tuổi, họ mua nhà để xây tổ ấm. Họ cứ phung phí tiền bạc để xây lâu đài tình ái. Để rồi khi nợ đầy áp, trả không nổi thì giấc mơ trở thành ác mộng. Họ quỳ lạy chúa ban phép lành, cho một người ngoại đạo như mình đến mua, giải phóng họ khỏi thiên đường nông dân, thoát cơn ác mộng. Rồi tiếp tục mơ.

Trên đường về, mình hỏi ý kiến thằng con. Nó kêu là kiếm trên mạng thì được biết, làm nông dân thì không có tiền vì ít ai chịu khó, làm việc. Nghề này rất châm. Ý tưởng của hai vợ chồng rất đáng phục nhưng không làm ra tiền, chỉ dành cho các cơ sở từ thiện. Nó nói và cười khi nghĩ đến lúc bố hỏi bà vợ là khu đất này, có thể xây được bao nhiêu căn nhà khiến bà ta suýt bị chết như Từ Hải. Khu đất gần xa lộ 76, độ 2 dậm nên xây nhà bán rất tốt.

Nó hỏi mình tại sao không muốn mua mà lại đòi trả giá với họ. Mình trả lời là để cho con học cách khơi mào vụ cho vay lại. Nó nói 4 triệu ai mua, mình nói 4 triệu nhưng trả trong vòng 100 năm thì mỗi năm $40,000, thì đủ sơ hụi. Người ta ăn con voi, thì người ta ăn từ từ từng miếng một. Đâu có ai ăn một lúc. Mình chỉ cấy vào đầu họ là không ai cho mua, vậy muốn bán thì phải cho vay lại. Nếu họ đồng ý thì tiếp tục thương lượng. Có thể vài tháng hay 1 năm nữa, bán không được, họ sẽ gọi lại mình. Nó kêu họ trồng đủ loại trái cây, rau cải nên mất thì giờ để chăm sóc. Một hay 2 loại cây là đủ. Không ngờ thằng con có nhận xét này.

Con đi tán gái, lúc đầu cô gái đó làm bộ. Đến khi mấy tên khác bỏ cuộc, cô ta sẽ nhớ đến con. Thời cơ chín mùi thì sẽ dễ thương lượng. Hôm nay, chỉ đi thả mồi. Có dịp bố cho xem mấy trăm căn nhà mà bố đi hỏi mua nhưng chỉ mua được đâu 5% số nhà hỏi mua từ chủ nhà. Mình không nhất thiết là phải mua nhưng là cơ hội để mình trau dồi kinh nghiệm, nói chuyện và thương lượng.

Nó kêu ai chịu cho vay trong vòng 100 năm, mình nói trả trong vòng 1,200 payment. Đâu ai biết đó là tháng.

Hai cha con chạy về Riverside, để gặp ông mua căn nhà vừa bán để cho thằng con xem, họ sửa chửa ra sao để quay qua bán lại, gọi là Flipping. Mình thì quen vụ này, chỉ muốn thằng con xem. Sau đó mình mời ông ta đi ăn cơm. Nói ông ta dạy nghề cho thằng con vì con không bao giờ nghe lời bố cả.

Thằng con hỏi ông ta vì sao lại vào nghề này. Ông ta kể khi xưa, ông ta đi theo tiền bạc nên mở một hộp đêm rồi thêm một hôm đêm khác. Sau đó, ông ta nghiện rượu nên bà vợ ra lệnh bỏ nếu không bà ta bỏ. Thế là ông ta cai nghiện rượu rồi bắt đầu mua bán nhà cửa. Đến năm 2008 thì ông ta mất hết vì có 30 căn nhà mà không ai mua.

Ông ta nói bố mày lại chạy ra mua năm 2009, nên rất lời trong khi tao thì mất hết. Ông ta nói thằng con là mượn Private lender, tiền huê hồng chỉ có 1%, tiền lời 7-9%. Ông ta mua xong thì cho thợ đến sửa chửa đợi 3 tháng mới bán để. Ông ta tính là căn nhà mình bán cho ông ta, lời ít hơn $100,000, sẽ sửa chửa, thay cửa sổ hết và bán với giá hiện nay là $480,000, bổ túi độ $80,000.

Mình bán cho ông ta giá phải chăng để ông ta lời, và ký thêm là phải giúp mình và trả tiền cho sự phân lô của miếng đất ở Moreno Valley. Mình có 5 mẫu đất, trên đó có 4 căn hộ, 1 căn nhà. Do đó mình muốn, chia lô ra nhỏ lại. 4 căn hộ thuộc một lô, 1 căn nhà thuộc một lô và 4 mẫu đất còn lại thành một lô. Mình sẽ bán 4 mẫu đất, và giữ mấy căn hộ cho thuê hay sẽ phân lô thêm từng lô nhỏ rồi bán cho thiên hạ. 

Nghe ông ta nói là một lô nhỏ bây giờ có thể bán giá $200,000. Ông ta giúp mình ý tưởng này thay vì bán ngay bây giờ cũng lời nhưng ít hơn. Nay mình ra điều kiện này cho ông ta làm bù lại mình bán giá thấp hơn một tị. Cả hai đều hưởng lợi. Mình giải thích cho thằng con là nên thương lượng như vậy thay vì tiền.

Ông ta cũng hơi lo là qua hè có thể thay đổi vì tiền lời lên cao, nhà có thể hạ như năm 2008. Ông ta có viết cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha, nói về kinh nghiệm bản thân, trải qua các thử thách. Cái này thì mình thích vì muốn có người giải thích cho thằng con về cuộc đời.


Con mình sinh tại Hoa Kỳ nên nó không thể nào hiểu những gì mình đã trải nghiệm. Còn gặp người Mễ sinh tại đây thì nó có thể hiểu rõ và theo đó mà có hướng đi. Mình thấy cha mẹ người Việt tại Hoa Kỳ, cứ nhận vào đầu con cháu là khi xưa, ở Việt Nam khổ như thế nào, chúng chả hiểu gì cả nên làm khoảng cách giữa bố mẹ càng ngày càng xa. Nên kiếm những người mỹ đã trải nghiệm, thành công, nói về cuộc đời họ, dể thông cảm, hiểu nhau hơn.

Con gái mình thì mình hay dẫn nó đi ăn với đám bạn Mỹ, kỹ sư,..bỏ đi làm nghề mua nhà cho thuê để người khác nói cho nó hiểu thêm về cuộc đời. Tương tự thằng con, mình cũng hay dẫn đi gặp mấy người quen, để biết đâu, nó học được cái gì ở họ. Trong cuộc đời, chỉ cần có một người nói cái gì đó, sẽ khai sáng cuộc đời, thay đổi vận mệnh cuộc đời của mình.

Ăn xong, hai cha con lái xe về nhà đã gần chiều. Hy vọng thằng con học được điều gì. Thằng con hỏi tại sao ông Mễ hỏi bố làm nghề gì, lại không nói. Mình giải thích ông ta kêu là thầu khoán, có bằng địa ốc và có nhà cho thuê. Mình muốn học nghề người ta thì không nên nói về mình. Để ông ta nói về ông ta nhiều hơn, để mình học ở ông ta vì có nhiều điều bố chưa biết. Hôm nay, mình học một điều ở ông ta là cứ nghĩ giá nhà sẽ lên như diều, khôgn bào giờ xuống. Nay ông ta chợt nghĩ là đang trải nghiệm thời gian 2008, khi nhà sắp xuống.

Hai cha con viếng 2 giấc mơ của đời người, hiểu thêm về con người. Một bên thì mơ làm giàu với cái vườn hữu cơ, nay chịu không nổi vì không có lợi nhuận, muốn có một người khờ khạo, lãnh cái nợ của họ và một bên kêu rằng, tôi mất hết nhưng, vẫn tiếp tục và ngày nay, thận trọng hơn. Ông ta nói thằng con là nên hạ thấp cái tôi của mình. 

Khi xưa, ông ta chạy xe xịn đủ trò để khoe khoan với mọi người, đến khi mất tất cả thì ai cũng bỏ ông ta. Nay học được bài học, ông ta nhẹ nhàng, không cần áo quần đồ hiệu, xe cộ bú xua la mua. Hy vọng thằng con học được cái gì ở ông ta. Mình có nhờ dạy nghề cho con tôi. Ông ta kêu sẵn sàng vì 4 người con không muốn theo nghề ông ta. Mình nói con mình ít khi theo nghề vì chúng nghĩ giỏi hơn mình, và thấy mình làm việc như trâu nên không muốn theo con đường cha đi.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nhs

Đời là vô thường?

 Mình thường nghe mấy người quen lớn tuổi, khi nói chuyện với nhau, hay chép miệng bảo đời là vô thường, rồi gật gật cái đầu như tâm đắc về lời nói rất “vô thưởng vô phạt” của họ. Mình hay nghe mấy ông sư dùng cụm từ “vô thường” này khi thuyết pháp, khiến lơ mơ lơ mơ về cụm từ này.

Mình nhớ nhất lần đầu tiên, xem truyền hình tại Hoa Kỳ, ở nhà cô bạn mỹ quen từ khi còn ở Paris. Vận tốc nói chuyện của các xướng ngôn viên tại Hoa Kỳ rất nhanh, rồi quảng cáo ào ào, khác với các đài BBC tại Anh quốc khiến mình chới với không hiểu chuyện gì xẩy ra.

Sau này, sang Hoa Kỳ làm việc và định cư luôn thì mới hiểu xã hội Hoa Kỳ, được định hướng theo chủ nghĩa hưởng thụ, tiêu thụ vô tội vạ. Thiên hạ làm việc cực hơn, nhiều giờ hơn dân âu châu, để có tiền, mua sắm những thứ mà xét ra không cần thiết lắm. Họ như bị làn sóng lớn, cuốn họ theo cuộc chạy đua, mua sắm, để tạo ra chút hạnh phúc trong chốc lát mà Hà Nội hay tuyên truyền là phồn vinh giả tạo. Ở  Âu châu người ta ăn xong là lo tính đi nghỉ hè.

Cuộc sống tại Hoa Kỳ quá nhiều đòi hỏi khiến người Mỹ bị stress, đi mua sắm như thể kiếm chút Dopamine khiến họ bị nghiện luôn. Vợ chồng bỏ nhau vì tài chánh. Nghe báo chí kể, nữ giới đi mua sắm, phải làm giả các biên lai để chồng không bất bình,…

Trẻ em xem truyền hình cũng bị tẩy não bởi các món quà, đồ chơi đủ trò. Chính phủ có ra luật, cấm truyền thông, quảng cáo cho thiếu nhi trên truyền hình. Ngày nay, con nít mới 1 tuổi đã bấm loạn xạ, đầu óc cứ chăm chú vào cái iPad thì tương lai của chúng khó mà lường. Chúng ta càng ngày càng bị điều kiện hoá bởi cái điện thoại. Đã được gắn vào đầu tư tưởng hưởng thụ, tiêu thụ, mua sắm, đòi hỏi. Theo nhà Phật thì cái Dục là khởi đầu cho sự đau khổ. Người tây phương chạy theo lối sống hưởng thụ chốc lát nên hay bị khủng hoảng tinh thần, trầm cảm,… đọc báo chí á châu thì người dân ở các xứ này dần dần lâm vào tình trạng các nước tây phương, bận đồ hiệu, không đủ tiền thì bận đồ hàng nhái.

Người Mỹ bị truyền thông quảng cáo, tiếp thị khiến họ phải chạy đi sửa mông, sửa ngực đủ trò, để có cảm tưởng là cô đào nào trên phim bộ. Người ta lên mạng, chụp hình tạo dáng. Giới trẻ ngày nay nhất là phái nữ, gia tăng tỷ lệ tự tử hơn 168% vào năm 2014 so với 2008. Lý do là chụp hình tạo dáng, bỏ lên mạng bị chê là xấu hay điên,… ai có tỷ lệ năm 2021 thì cho em xin.

Mình sống tại vài nước ở âu châu trước khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau 36 năm, có lẻ mình chưa bị hệ thống xã hội của Hoa Kỳ nhồi sọ hoàn toàn nhờ đã sinh sống tại các nước ở Âu châu. Khi gặp người quen, bạn bè tại nhà ai, mình không biết gì về xe cộ, thời trang hay bóng bầu dục, thậm chí không biết nhậu nên đám quen biết Chán Mớ Đời mình lắm. Không rành nên mình chỉ ngồi ăn, ít lên tiếng.

Tại Hoa Kỳ, người Mỹ hay nói đến quốc gia này là số một trên thế giới, Giấc Mơ Hoa Kỳ,… ra Bolsa, mình thấy người Việt đi xe chiến đấu, xịn, đeo LV giả, đủ trò để loè thiên hạ mình là người thành đạt.

Thế nào là thành đạt? Giàu có? Đi xe xịn? Bận áo quần hạng xịn? Tuỳ theo định nghĩa của mỗi cá nhân, ……….

Đúng Hoa Kỳ là một quốc gia mạnh nhất thế giới, có nền kinh tế mạnh nhất, có thể thua Trung Cộng vì người Tàu họ không cho tiền tệ của họ theo giá chính thức thị trường. Giấc mơ Hoa Kỳ có thể đúng với một thiểu số, còn lại thì khá châm. 

Ông Elon Musk, một người Nam Phi, thành công bậc nhất trên thế giới, nhờ sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu ông ta ở lại Nam Phi thì chắc chắc sẽ không ngất đầu lên được vì đa số là người da đen, người Nam Phi da trắng là thiểu số. Hoa Kỳ hùng mạnh vì tôn trọng tự do, và cho phép người di dân một cơ hội để tạo dựng cuộc sống, thực hiện giấc mơ của họ. Ở âu châu, một người ngoại quốc, dù có quốc tịch của nước sở tại, cũng khó mà thành công như ông Elon Musk.

Lên Los Angeles thấy dân vô gia cư rất nhiều. Hôm trước, chạy xe mình thấy số người vô gia cư, trước đây ở Anaheim, nay bị đuổi, chạy về đây.

Xã hội Hoa Kỳ được định nghĩa bởi bọn con buôn qua sự trung gian của giới truyền thông. Truyền thông cứ rao rao các nhân vật của thế giới điện ảnh, truyền hình để bán áo quần, giầy dép, xe cộ,.. nói chung người Mỹ thích mua sắm hơn là chú ý về tinh thần.

Tấm ảnh này nói lên sự quảng cáo về tâm lý khiến người Mỹ chạy đi mua đồ mà họ không cần thiết nhưng vì thấy khuyến mải, nghĩ mình không mua là dại dột. Họ đâu có biết là công ty tăng giá rồi ghi hạ giá 50%.

Cứ thấy mỗi kỳ lễ Tạ Ơn và giáng sinh xong là có màn chen lấn, đứng đợi, đem lều ra ngủ qua đêm để được là những người đầu tiên vào các siêu thị đang rao khuyến mại. Người mỹ gọi là Black Friday. Việt Nam mình có Tháng Tư Đen, Hoa Kỳ có Thứ Sáu Đen mỗi năm, để các siêu thị bán tháo đồ trong năm còn ứ đọng. Hình ảnh thiên hạ, dành nhau để mua một món hàng, đủ trò. Mình nhớ có lần đi mua đồ chơi cho thằng con hồi nhỏ, đi không biết bao nhiêu tiệm vẫn không tìm ra. 

Mình nhớ khi dọn về căn nhà ở thành phố Orange. Mình thất kinh vì trong đời không bao giờ nghĩ sẽ ở trong căn nhà to đùng như vậy. Cái phòng đựng quần áo của hai vợ chồng, to hơn căn phòng ô-sin của mình ở Paris trong 8 năm. Mụ vợ kêu phía bên này, là đồ của tui, còn phía bên kia là đồ của anh. Quay đi quay lại, mình thấy đồng chí gái bành trướng, quần áo của mụ xâm lược qua phần của mình, đến nổi mình không còn chỗ, phải đem ra ga-ra treo mấy cái để đi vườn.

Chúng ta cứ đi mua sắm vô cớ, mua vì thấy bán khuyến mại, tự nghĩ là đã mua một món đồ rẻ, dù không cần thiết lắm. Sau đó, bỏ cả đống, không bao giờ đụng đến. Chúng ta sống với cảm tính nhiều hơn là so sánh, đắn đo những gì cần thiết cho cuộc sống. Chúng ta mất phương hướng của cuộc đời, chúng ta bị lôi cuốn bởi bạn bè, truyền thông, tự tạo ra cảm giác, đưa đến sự tha hoá về tâm thần.

Không cần ở nhà cao cửa rộng, chỉ cần một mái ấm là hạnh phúc.

Dạo mình mới sang Cali, nghe thiên hạ kể nhiều người lái xe cũ, không có máy lạnh nhưng vẫn đóng cửa sổ vào mùa hè, để thiên hạ tưởng đi xe xịn, có gắn máy lạnh. Tại sao phải tự làm khổ chúng ta? Sợ người ta chê cười? Không có mợ chợ cũng đông. Chả ai để ý chúng ta ngoài đường. Chúng ta sống trong sự hoang tưởng là người quan trọng, của thời cuộc. Trên thực tế thì chả ai để ý gì đến mình. Tại sao phải tự hoang tưởng mình là cái rốn của vũ trụ.

Mình nhớ đi chơi với đồng chí gái trên chiếc xe cũ, chỉ có một cuốn băng cassette của Út Trà Ôn hát bản “tình anh bán chiếu” khiến đồng chí gái kêu đi xe tui cho xong.

Dạo này, giới trẻ tìm về sự đơn thuần, tối giản mà họ gọi chủ nghĩa tối đơn giản (minimalism). Có ông kể rất thành đạt, làm quản lý trên 100 người. Một hôm, có điện thoại, thấy mẹ ông ta gọi nhưng bận quá nên ông ta nghĩ tối sẽ gọi lại. Không ngờ đó là lần cuối ông nghe giọng mẹ của ông ta. Bà mẹ bị lộn xộn ra sao đó, nên gọi ông ta sau đó bị đứng tim chết. Xong om

Những câu chuyện như trên như để cảnh tỉnh chúng ta cứ chạy đua với cuộc sống tiêu thụ. Chúng ta phải có cái điện thoại mới ra ra đời, phải có cái kính RayBan, cái ví Louis Vuiton, đủ trò. Tại sao? Để khẳng định chúng ta là người thành đạt? Nói như Việt Cộng là phồn vinh giả tạo. Đeo mấy cái này, có giúp chúng ta khá hơn hay không? Về mặt đạo đức? Về Tài chánh? Chắc chắn là mất một số tiền lớn, để đầu tư.

Ông anh cột-chèo của mình, nha sĩ kể là có người bà con hỏi cái đồng hồ Rolex của anh ta là thiệt hay giả. Anh ta kêu đồ thật. Người bà con là bác sĩ, nói anh cũng có một cái nhưng giả. Mình đeo giả nhưng thiên hạ tưởng đồ thiệt. Nghe tới đó, mỗi lần đi ăn uống ở đây, mình hết dám trầm trò thiên hạ bận đồ, trang sức. Nghe nói có cô ca sĩ nổi tiếng nào mua áo quần xong bận đi diễn rồi đem trả lại.

Hình này cho rằng, để râu không có nghĩa là nam giới khi để một phụ nữ mang thai đứng trong xe điện. Tương tự bận đồ hiệu chưa chắc giúp chúng ta có phong độ, thành đạt.

Mình nghĩ cái mặt cà-bưng, nông dân của mình thì bận đồ hiệu vào cũng lòi ra cái dốt, cái ngu, phong cách nông dân của mình. Cho nên chả cần bận đồ hiệu. Cứ vào tiệm Goodwill mua đồ phát chẩn có mấy đồng để bận làm vườn. Xong om

Có anh bạn linh mục kể với mình. Có ông nào bị ung thư nên người em gọi, nhờ ông ta đến nhà, an ủi chi đó. Ông bị ung thư kêu là con cảm ơn Chúa đã cho con bệnh ung thư để hiểu về cuộc đời. Con mãi mê làm tiền nên không để ý đến vợ con. Nay con lớn chỉ cho chúng tiền mua xe xịn, áo quần nhưng cha con không bao giờ nói chuyện với nhau. (Còn tiếp)


Bận quần áo hàng nhái. Nhà thiết kế thời trang Tây, nhắn tin cho cô người mẫu Việt Nam, nổi tiếng là không nên sử dụng hàng nhái của mẫu do chính ông ta thiết kế rồi bỏ lên cái hình người mẫu của ông ta bên cạnh.Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn