Pinkville

Pinkville, thành phố màu hồng là tên mà người Mỹ đặt cho làng Mỹ Lai, Quảng Ngãi, nổi tiếng khi toà án quân sự xử thiếu uý William Calley, người ra lệnh xả súng bắn mấy trăm dân cư của làng này năm 1968.
Ngày 16 tháng 3 năm nay sẽ đánh dấu 50 năm về vụ thảm sát này mà hầu hết dân cư của ngôi làng này bị thảm sát, sống sót đâu một vài người nhờ một viên phi công mỹ, lái trực thăng, khám phá ra một đứa bé sống xót trong cái hố. Ông ta kể là bay qua vùng này để thám thính thì thấy mọi chuyện bình yên, đến khi 20 phút sau trở lại thì tan hoang hết, ông ta đáp máy bay xuống thì thấy toàn là xác người, thấy một đứa bé còn sống nên bồng lên máy bay, chở về hậu cứ. Hình như lâu lắm rồi mình có xem một phim tài liệu về các người lính tham dự ngày hôm ấy, trở lại Mỹ Lai và xin lỗi, có ông phi công này và người được ông ta cứu. VC tuyên truyền khá mạnh trong vụ này.
Cuộc thảm sát này bị ém nhẹm, quân đội mỹ tuyên bố, hạ được mấy trăm du kích địch. Tin tình báo cho biết trung đoàn 25 của bắc việt đang có mặt tại vùng này nhưng tình báo lại sai, có lẻ nằm vùng cho sai địa điểm nên đại đội Charlie được thả xuống làng Mỹ Lai để tuần tiểu thay vì cách đó 25 cây số về phía tây.
Theo mấy người lính của đại đội này kể lại là tinh thần của người lính mỹ của đại đội, dạo ấy xuống thấp vì có đến 28 người bị chết hay bị thương. Có ông kể là được huấn luyện ở Hạ Uy Di mấy tháng để làm quen với khí hậu nhiệt đới. Những tháng đầu tiên ở Việt Nam thì vui lắm, ông ta kể nếu đi quân dịch như vậy thì đi 3, 4 năm cũng chịu.
Ông ta kể mấy tháng đầu đến vùng này thì cứ tắm biển, uống bia, chơi banh, ăn uống no nê miễn phí đến khi được lệnh đi tuần tiểu thì bị bắn sẻ, đạp mìn cá nhân, bị thương ,.. Mà không biết kẻ thù ở đâu ngoài những người dân hiền hoà, làm tinh thần binh sĩ của đại đội xuống. Ngày 15 tháng 3 năm 1968, đại đội mất một thượng sĩ rất được yêu mến.

Đại đội trưởng là ông Medina còn thiếu uý Calley thì muốn lấy lòng đại đội trưởng của ông ta nên mới xẩy ra vụ thảm sát Mỹ Lai. Họ kể là lính mỹ bắt phụ nữ trẻ em rồi hiếp, xong rồi giết cho thấy tinh thần miền viễn tây của người Mỹ vẫn hiện hữu. Họ đã tàn sát người da đỏ rồi đến người da đen như bài diễn văn của tổng thống Kennedy ở Los Angeles nói về cuộc chinh phạt sắp tới của Hoa Kỳ.
Viết tới đây mới nhớ, nhà mình khi xưa có một chị giúp việc tên Hai, sau này chị về Huế lại. Có người bà con kể là khi lính mỹ đi tuần tiểu, chị ta chạy không kịp, bị lính mỹ hiếp, không may lại có con rơi, lai đen. Mỗi lần về Huế, mình có hỏi bà con để kiếm mấy chị giúp việc cho nhà mình khi xưa nhưng không gặp được.
Theo lời kể của một nhân chứng, khi họ đến làng này thì không thấy lính của quân đoàn 25 VC, chỉ thấy các nông dân làm rẩy. Thiếu uý Calley ra lệnh lục soát nhà dân, họ tìm được 3 khẩu súng, ngoài ra không có ai bắn lính mỹ cả. Cuối cùng thiếu uý Calley ra lệnh bắn hết mọi người, bằng đại liên ngay cả súng phóng lựu M79.
Cuộc tàn sát chỉ ngưng khi ông phi công Thompson, lái trực thăng thám thính khám phá ra, và ra lệnh ngưng ngay nếu không thì ông ta bắn lính mỹ. Họ tải được vài người sống sót về hậu cứ. Vụ thảm sát này có đến 504 người chết, 182 phụ nữ trong đó có 17 người mang thai, và 58 trẻ em. Coi như 10% phụ nữ mang thai.
Cuộc thảm sát này được dấu nhẹm đến khi một ông lính mỹ trả lời phỏng vấn ký giả Seymour Hersh, và các hình ảnh vụ thảm sát này được đăng trên tờ báo Life. Sang tây mình mới đọc được những tài liệu này còn khi ở Việt Nam thì có nghe nói đến Mỹ Lai nhưng không rõ lắm.
Toà án quân sự mỹ xử án 14 người, trong đó có đại uý đại đội trưởng Charlie, Ernest Medina, thiếu uý Calley ngay cả thiếu tá Oran Henderson,… mọi người đều được tha ngoại trừ thiếu uý Calley bị 20 năm tù rồi sau đó được giảm còn 10 năm rồi 3 năm sau được tại ngoại hầu tra.
Cuộc thảm sát Mỹ Lai làm dân chúng mỹ bất bình, chửi người đi quân dịch ở Việt Nam về là đồ giết con nít,… sau này người ta khám phá ra những vụ thảm sát khác như ở làng Mỹ Khê, với những cuộc hành quân được gọi là Speedy Express, giết cả ngàn người tại vùng đồng bằng sông Cửu Long mà người ta mệnh danh ông tướng Julian Ewell là tên đồ tể của đồng bằng “the butcher of the Delta”.
Ngoài Mỹ Lai ra còn có những vụ thảm sát khác gây nên bởi lính đại hàn như ở Bình Hoà, Phong Nhị, Phong Nhất. Người đại hàn thì nhớ đến vụ thảm sát ở No Gung Ri, có đến 166 người đại hàn bị thảm sát. Ông tướng Colin Powell, dạo ấy 31 tuổi được bổ nhiệm điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai này và người ta lên án ông ta xoá sạch vết nhơ của lính mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Cuộc thảm sát Mỹ Lai đã làm gia tăng cường độ chống đối chiến tranh Việt Nam tại các nước tây phương. Nghe nói sau đó quân đội VNCH đã pháo kích và bỏ bom để xoá sạch ngôi làng này.
50 năm sau vụ thảm sát, cho thấy những người bị giết khơi khơi. Đánh cho mỹ cút ngụy nhào rồi ngày nay, các cán bộ của Hà Nội lên tàu của mỹ vào hải cảng Đà Nẳng để mua hộp quẹt Zippo. Có ông thượng tá bộ đội, có nhà hàng ở Vịnh Hạ Long, kể cho mình là ông ta bỏ tuổi thanh niên đi đánh Mỹ cứu nước để rồi ngày nay lại hân hoan chào mừng Mỹ Nguỵ để phục vụ mà phải phục vụ tốt nếu không sẽ không có tiền boa. Đó là sự vô lý của chiến tranh. Đánh kẻ thù cho đã rồi trải thảm mời kẻ thù về để mình phục vụ tươm tất hơn.
Các nhà quân sự mỹ nghiên cứu chiến tranh du kích của Mao Trạch Đông, len lỏi vào nhân dân như cá ở trong nước do đó họ nghĩ đến chiến lược Ấp Chiến Lược nhưng theo tài liệu thì các lãnh đạo quân đội VNCH, lấy tôn, kẻm gai,..được Mỹ viện trợ đem bán cho dân nên thất bại. Mình nhớ hồi nhỏ thấy mấy cái thùng dầu ăn do nhân dân Mỹ thân tặng nhân dân Việt Nam nhưng nhà mình phải mua. Sau đó họ đổi chiến dịch truy lùng và tiêu huỷ, đốt nhà, phá giếng, giết trâu bò rồi lùa dân quê và thành phố, vì lẻ đó mà VC mới dụ người dân theo họ.
Chị Lệ Lý Hayslip có kể về giai đoạn này nơi vùng quê, làng Kỳ Là của chị ta. Ban ngày thì học thầy quốc gia tối về thì các ông kẹ ra dạy hát HCM muôn năm,… cuối cùng chị ta quên báo cáo khi thấy quân đội VNCH vào làng vì ngủ gục khi bị VC bắt canh chừng để báo động. VC ra lệnh giết chị ta nhưng tên lãnh trách nhiệm thủ tiêu chị ta, tham, bị hủ hoá nên hiếp chị ta trước khi giết nên chị ta trốn được. Chạy ra Đà Nẳng làm me mỹ rồi lấy chồng lính mỹ rồi đi Mỹ luôn.
May là trong đoàn quân của người Mỹ hôm ấy, có người chống lại vụ thảm sát như viên phi công Thompson, có nhiều lính mỹ cho rằng họ bắn vì thi hành lệnh của cấp trên, có người kể là họ không bắn chỉ làm ngơ còn ông Calley thì nghe nói đâu 10 năm về trước ông ta có lên tiếng xin lỗi về việc ông ta ra lệnh cho lính dưới quyền nổ súng giết người dân vô tội.
Chiến tranh đều đem lại mất mát cho hai bên. Gia đình mình có một ông chú bị Tây giết, một ông khác bị B 52 dập chết trên đường mòn HCM. Ông cụ mình thì suýt bị Việt Minh giết rồi sau 75 đi tù 15 năm. Mình chỉ không hiểu là vụ thảm sát Mỹ Lai thì truyền thông thế giới bàn tán, đưa tin còn những tội ác của VC như Mậu Thân, Cải cách ruộng đất thì họ làm ngơ tương tự vụ Karin, nơi hồng quân giết mấy chục ngàn binh sĩ Ba Lan.
Trong Cựu Ước có câu chuyện David và Goliah, nói về một anh chàng chăn dê nhỏ bé, đội quân thù bao vây, đưa một tên to lớn tên Goliah ra thách đấu. Quân đội Do Thái cử ai ra đấu đều bị tên Goliah này giết nhanh chóng đến khi anh chàng David ra, cầm cái ná quăn cục đá từ xa làm bể đầu tên Goliah to lớn nên người tây phương hay thích những người yếu kém thắng phe hùng mạnh, do đó họ ủng hộ VC bất chấp VC có tàn ác dã man.
Dạo mới sang Tây thì khi nói chuyện về chiến tranh Việt Nam thì mỏi mồm vì bọn tây đầm cứ cho mình là culi cho mỹ. 25% dân Tây là đảng viên cộng sản, 35% người ý là đảng viên cộng sản, chưa nói đến đảng xã hội, mà mình thì không rành về chiến tranh Việt Nam, thêm chưa học được cách tranh luận. Khi Sàigòn đầu hàng thì dân tây thiên tả ăn mừng lớn.
Những hình ảnh của thảm sát Mỹ Lai và tướng Sáu Lèo bắn vào đầu một tên VC, mới giết hết một gia đình của đàn em ông ta ở Chợ Lớn mà sau này ông nhiếp ảnh viên, kêu là đã hại đời tướng Loan, đã được Hà Nội dùng để đấu tranh trên phương diện chính trị, giúp họ thắng cuộc chiến sau này.
Cuộc tấn công Mậu Thân cho thấy VC tổn thất trên 300 ngàn bính lính của họ nhưng VNCH và Mỹ không sử dụng được xu thế này trong khi Hà Nội thua to nhưng về mặt chính trị thì họ lại thắng lớn dẫn đến ông tướng Dương Văn Minh, người được xem là tạo dựng đệ nhị cộng hoà và chấm dứt chính quyền miền nam mà ngày nay người Việt tại Việt Nam mê nhạc vàng, Bolero bú xua la mua. Hoa Kỳ không cần tiếp thị mà người Việt Cộng lại thích Hoa Kỳ.
Chán mớ đời.