Nhớ dạo ở Thuỵ Sĩ, đọc sách mới khám phá anh Sáu Lê-nin có thời gian sống ở xứ này, sau khi tổ chức bạo loạn tại xứ Nga, và chạy trốn sang Thuỵ Sĩ trú ẩn. Lenin trốn sang Thụy Sĩ vì chính quyền Nga Hoàng đàn áp phong trào cách mạng và truy bắt những người Bolshevik, trong đó có ông. Lenin sống lưu vong ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Thụy Sĩ, nơi ông tiếp tục phát triển tư tưởng cách mạng và lãnh đạo Đảng Bolshevik từ xa. Nếu mình không lầm, có đọc ông ta kể viết trong thư viện ở Zurich nên khi công ty gửi mình đến Zurich làm việc thì có tò mò đến thư viện chỗ ông ta tham khảo tài liệu để chuẩn bị cuộc cách mạng vô sản long trời lỡ đất rồi lan khắp thế giới gieo bao chết chóc.
Mình có kể vụ Nhật Bản đánh bại hải quân và quân đội Sa Hoàng tại phía đông khiến bạo loạn nổi dậy và cuối cùng Sa Hoàng thoái vị.
Khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 lật đổ Nga Hoàng, Lenin nhận thấy thời cơ trở về Nga để lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản. Tuy nhiên, do Thế chiến I đang diễn ra, ông không thể dễ dàng đi qua các nước đối địch. Ông ta cũng sợ bị bắt khi về tới bến nhưng may quá không ai dám bắt ông ta và lịch sử đã sang trang.
Thẻ thư viện của anh Sáu ở ZurichVấn đề làm sao ông ta di chuyển từ Thuỵ Sĩ về xứ sở ông ta. Vì dạo ấy chỉ đi bằng xe lửa, mà nếu rời khỏi thuỵ sĩ là quân đội đồng minh Anh và Pháp bị bắt. Dạo ấy Đức quốc đang phải đối mặt với hai mặt trận, phía Tây là có quân đội Pháp và Anh, phía đông là quân đội Nga.
Lenin đã thương lượng với chính phủ Đức để được phép đi qua lãnh thổ Đức trong một toa tàu niêm phong (tức là không ai được lên xuống dọc đường). Đức đồng ý vì họ tin rằng Lenin sẽ kích động cách mạng ở Nga, làm suy yếu chính phủ lâm thời và giúp Đức có lợi trong chiến tranh. Nếu phía đông mà rối loạn thì Đức có thể an tâm chống lại quân Pháp và Anh quốc ở mặt trận miền Tây.
Người Đức đồng ý cho anh Sáu Lê-nin cùng 32 nhà cách mạng lên một toa xe lửa, và niêm phong, cho rằng họ không biết anh Sáu có mặt trong toa xe và đi qua Đức quốc. Chiếc xe lửa này đi từ Thuỵ Sĩ, băng qua Đức quốc và Thuỵ Điển, tránh các khu vực có quân đồng minh đóng quân. Ngày 9 tháng 4 năm 1917, anh Sáu lên xe cùng bà vợ và 32 người khác thẳng tiến về thành phố, trung tâm cách mạng Saint Petersburg.
7 ngày sau, Lenin về đến Petrograd (nay là Saint Petersburg), ngay lập tức kêu gọi lật đổ chính phủ lâm thời và tiến hành Cách mạng Tháng Mười, dẫn đến sự ra đời của Liên Xô. Xem như kế hoạch của Đức quốc thành công.
Chuyện là Đức quốc không những chuyên chở anh Sáu về nước, mà còn tài trợ anh Sáu, tiền bạc để làm cách mạng lật đỗ chính phủ lâm thời sau khi Sa hoàng thoái vị. Rất nhiều tiền hàng triệu mark để tuyên truyền cho nhóm Bolshevik với mục đích khiến Nga rút khỏi cuộc chiến thế giới. 6 tháng sau, với tiền của người đức, nhóm bolshevik lớn mạnh và chiếm đóng quốc hội, lật đỗ cách mạng lâm thời. Anh Sáu lên cầm quyền và Nga ký hoà ước với Đức quốc, chấm dứt cuộc tham chiến. Đức quốc thành công đẩy Nga ra khỏi cuộc chiến qua sự ủng hộ lê-nin. Mình đọc đâu đó những người được Liên Xô huấn luyện, đều được hỗ trợ tiền bạc trước khi về nước để làm cách mạng.
Ban đầu, Đức quốc xem như thắng thế qua con bài Lê-nin. Anh Sáu Lê-nin xây dựng một chính quyền cộng sản đầu tiên trên thế giới. Vấn đề là ngọn đuốc cách mạng cộng lan tràn khắp nơi như tại Đức quốc. Năm 1918, Đức quốc thất trận và phải ký hiệp ước Versailles, tạo dựng Hitler lên ngôi đưa đến cuộc thế chiến thứ 2.
Người Đức lấy quyết định, hco ử anh Sáu và các đồng chí lên xe lửa đã thay đổi lịch sử thế giới. Người Đức tưởng sẽ giúp làm yếu nước Nga, ai ngờ lại tạo dựng kẻ thù tương lai.
Năm 1945, Đức quốc lại thua trận một lần nữa, lần này phân nữa Đức quốc lọt vào tay Nga Sô. Một đế chế từng giúp anh Sáu về nước, nay lại bị hậu duệ của anh sáu cầm đầu đến 50 năm sau. Chán Mớ Đời
Đức quốc tưởng là họ chơi cờ quá cao, không ngờ lại tạo dựng một chế độ tàn bạo nhất mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến.
Nhìn lại lịch sử, người ta thường đặt câu hỏi: nếu Đức quốc không giúp anh Sáu trở về quê hương để dấy lên cách mạng. Nếu không có tiền của Đức quốc, liệu người nga có theo anh Sáu, vì không có in ấn và Volka. Cũng có thể Liên Xô không được thành lập. Chung quy cũng tại người đức. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét