The Lift boy và mai mối Do-thái

Cuối tuần vừa rồi, xem được một phim Ấn Độ, đầy nhân bản, không có màn múa nhảy cà tưng cà tửng như Bollywood. Tựa đề ”the Lift Boy”, người canh thang máy. Vụ này không thấy ở tây phương nhưng ở Ấn Độ, các khu cao tầng giàu sang ở Mumbai, có một người bận đồng phục đứng trong thang máy, để khi người ở trong chung cư vào thang máy thì anh ta sẽ bấm nút tầng lầu hay khi họ đi chợ về, mang nặng thì anh ta khiêng các túi xách vào căn hộ dùm hay đem Vali ra xe,… ở New York, mình thấy mấy chung cư sang trọng thì có Doorman, người đứng ở cửa ra vào, để mở cửa hay gọi taxi cho người ở trong chung cư.

Câu chuyện xoay quanh gia đình anh chàng sinh viên, trượt 4 lần vào năm thứ nhất kỹ sư và vài nhân vật phụ khác.

Như mọi gia đình Ấn Độ, gia đình anh chàng mở cửa thang máy, hỏi anh ta muốn trở thành bác sĩ hay kỹ sư. Cuối cùng anh ta theo đuổi ngành kỹ sư nhưng thi cứ trượt hoài. Nói chung anh ta rất lười, trước khi đi thi, đến bàn thờ Vishnu lại quả, cầu khẩn cho đậu.

Mẹ anh ta làm ô-sin cho một gia đình khác, bố anh ta làm người gác thang máy cho một chung cư cao cấp. Một hôm, bố anh ta bị đột quỵ, nằm nhà thương nên anh ta phải thay thế cha đến làm việc, trong thời gian chữa bệnh. Mẹ anh ta cản, muốn anh ta ở nhà học thi nhưng ông bố kêu phải tới thế ông ta.

Lúc đi làm thế cho cha, anh ta mới khám phá ra những khổ nhục của cha mình chịu đựng hàng ngày để nuôi anh ta ăn học từ 20 năm qua. Trước đây, anh ta lười, cứ tự xưng mình là giai cấp kỹ sư tương lai, không làm việc chân tay, ní cho mẹ sau một ngày làm ô sin, phải nấu ăn, rót nước cho anh ta.

Tại đây, anh ta gặp bà chủ toà chung cư, biết anh ta kém về môn thi vẽ hoạ độ, bà ta dạy anh ta vẽ hoạ đồ, hình học để anh ta đi thi. Bà này tốt nghiệp đại học Cambridge, Anh Quốc, lấy chồng Ấn Độ rồi theo chồng về Ấn Độ sinh sống. Ông chồng mới qua đời nên bà ta buồn, lại không con.

Sau khi ông cha bình phục, trở về nhà mới kể là tiền học trường anh-ngữ, đại học là đều do bà chủ chung cư trả hết. Lương bố anh ta không đủ trả tiền này. Bà ta nói anh chàng sinh viên có tấm lòng tốt vì 20 năm trước, bà ta đau buồn có lẻ vì sẩy thai. Trong thang máy, cậu bé ấy tặng cho bà viên kẹo đang ăn vì thấy bà ta khóc.

Cuối cùng thì anh ta thi đậu và bà chủ chung cư chết. Kết của đoạn phim cho thấy anh chàng này đang dạy tại 1 trường học của một trung tâm từ thiện đứng tên bà chủ chung cư cùng với mấy người bạn, không thích cuộc sống tranh dành với người đời.

Mình đoán là bà ta để lại gia tài với ý định thành lập một trung tâm dạy con nít nghèo và anh ta thừa hưởng cái chức năng của người chủ cũ.



Ngoài ra mình có xem một phim khác. Lâu lâu mình thèm nghe tiếng đức nên tìm một phim Do-thái nhưng nói tiếng đức được quay bên Thuỵ Sĩ, vùng Zurich nơi mình có thời gian sinh sống tại đây. Phim này nói đến các tục lệ truyền thống Do Thái, khi lớn lên lấy vợ lấy chồng do cha mẹ đặt đâu con ngồi đó dù ở thế kỷ 21.

Xem phim Ấn Độ, hay ả rập, Do thái đều thấy vụ này. Họ chọn con dâu hay rể theo kiểu môn đăng hộ đối, nhất là tôn giáo. So sánh các ép buộc của bố mẹ Việt Nam thì các tục lệ khắc khe của người ả rập, do thái càng kinh khủng hơn.

Mình nhớ khi xưa, đi kiếm vợ Việt Nam khá châm, bố mẹ Việt Nam đều môn đăng hộ đối. Có dạo mình quen một cô sinh viên, bố mẹ bắt cô nàng lấy bác sĩ. Cô ta dẫn mình đi dự tiệc giáng sinh của nhóm bố mẹ cô ta thì thất kinh, vì họ đem con tới để PR tiếp thị. Dẫn đến từng bàn để khuyến mãi.

Cuốn phim Do thái nói đến “shidduch”, hôn nhân được cha mẹ chọn. Cứ đến tuổi dựng vợ gả chồng, các giới trẻ gốc Do Thái phải qua tục lệ “Shidduch”, bố mẹ giới thiệu con trai hay con gái để họ gặp nhau nói chuyện, đả thông tư tưởng. Nếu thích nhau thì làm đám hỏi, đám cưới. Sinh con đẻ cái, làm cha làm mẹ rồi ông bà nội, ông bà ngoại rồi chết về đất của vua Abraham. Xong om

Một hôm, anh chàng do thái gặp một cô được mối lái tới. Hai người này kêu chán quá, đây là lần thứ 10 trong tháng hay là hai chúng ta, giả bộ đồng ý để khỏi phải đi gặp thêm các đối tượng khác.

Thật ra anh ta để ý đến một cô sinh viên chung lớp người Thuỵ Sĩ nhưng không phải do thái mà người Do Thái gọi là “shiksa”, một điều cấm kỵ đối với người Do Thái. Mình nhớ bên Tây có quen một gia đình công giáo người tây, có cô con gái lấy anh chồng bác sĩ do thái. Hai vợ chồng kêu do thái nhưng vào đạo thiên chúa giáo còn anh chồng gốc Do Thái, kêu vào đạo để lấy vợ, đi một buổi lễ công giáo không chết thằng Tây nào cả, cho xong chớ không tin.

Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, cô gái thông đồng với anh sinh viên là cứ kêu ưng đại để khỏi phải lộn xộn, đến nhà chồng tương lai ăn cơm. Bà mẹ nói tùm lùm trò như đã gửi thiệp mời đám cưới, khiến anh ta nổi điên, đứng dậy bỏ đi. Hôm ấy có anh chàng bà con đến ăn luôn thì lại hợp rơ với cô shidduch.

Như mọi lần, bố mẹ anh ta kiếm ông Rabbi, mục sư do thái giáo Để hỏi chuyện. Ông này kêu về Israel để tìm chân dài như ông ta. Thế là anh ta đi về quê cha đất tổ, nơi một ông rabbi sẽ đón và giới thiệu chân dài.

Đến nơi thì trong một buổi họp mặt, thiền về Phật giáo (người do thái tập thiền theo Phật giáo). Thật ra Phật giáo chỉ là một thuyết nhân sinh quan, phù hợp với tất cả tôn giáo. Anh ta gặp một cô gái do thái rất xinh, cô này rũ anh ta ra biển chơi rồi uống rượu say, dẫn nhau về phòng dứt 2 ba tăng.

Bà mẹ gọi hỏi có gặp ai chưa, anh ta trả lời rồi, đẹp lắm. Cô gái do thái kêu chỉ ngủ nhau một đêm thôi, không có vụ lấy nhau thế là anh ta ngọng trở về Zurich. Gặp lại cô shiksa. Dẫn cô ta về gặp bố mẹ khiến bà mẹ té xỉu khiến cô này hoảng tiều nói thôi đừng gặp nhau nữa.

Hệ luỵ này thì mình đã kinh qua khi quen một cô công giáo, đem về nhà, bà mẹ chỉ mặt mình kêu anh là người lương, anh phải trở về đạo khiến mình đứng như ngỗng ị. Sau đó mới lấy lại bình tỉnh, nói cháu có bao giờ theo thiên chúa giáo đâu mà lại bỏ đạo, phải trở về đạo. Bà mẹ chỉ biết lắc đầu, Chán Mớ Đời

Sau này mới hiểu ngôn ngữ của người công giáo; ai cũng là con chúa, rồi bỏ chúa mà đi như những đứa con hoang đàng (enfant prodigue) nay họ kêu mình phải trở về đạo, trở về thiên chúa, sẽ tha tội.

Thấy đả thông tư tưởng về tôn giáo mệt quá nên mình nói với cô nàng “Adieu, sois heureuse! “. Lấy người cùng tôn giáo, cãi ngày chưa đủ tranh thủ cãi đêm, huống chi lấy vợ khác tôn giáo. Nói cho đúng thì tình yêu chưa đủ lớn để có thể vượt qua mọi chướng ngại như thằng tây do thái lấy cô con gái của gia đình thiên chúa giáo, mình quen ở Pháp.

Câu chuyện kết thúc không có đoạn kết. Chỉ thấy cô Shiksa buồn đời, gọi anh ta thì anh ta cũng không biết có nên nhấn hay không để trả lời. Chán Mớ Đời

Nguyễn Hoàng Sơn