Rác và nước cống của Đàlạt dưới thời Pháp thuộc #6

 Đàlạt #6

Nhớ dạo mình làm việc cho một công ty kiến trúc mỹ, chuyên thiết kế các khu nghỉ dưỡng ở Đông Nam Á như Nam Dương, Mã Lai,… được một tập đoàn đầu tư Tân gia ba, mướn thiết kế một trung tâm nghỉ dưỡng ở hồ Dankia, Suối Vàng.

 

Mình có hỏi vấn đề nước thải và rác cho khu nghỉ dưỡng sẽ được xử lý ra sao thì không được trả lời và sau đó tên boss, chuyển mình sang một dự án khác. 


Các khu nghỉ dưỡng ở Mễ Tây Cơ đều có hệ thống xử lý rác và nước bẩn, khác với các nước tại đông NAm Á, thường do các tập đoàn đầu tư Tân Gia BA hay Hongkong nên chỉ làm tạm thời được 10 năm là họ bán lại cho các tay tài phiệt sở tại.

 

Mình thắc mắc vì 18 năm ở Đàlạt, mình không biết nước dơ và rác được đào thải ra sao. Mình nhớ nhà mình ở cư xá Công chánh ở đường Hai BÀ Trưng thì có cái mương chung, chạy từ các nhà hàng xóm, xuyên qua qua nhà mình rồi chảy xuống đường Hai BÀ Trưng qua ngõ nhà ông Ngần.


Nước cống thải của nhà hàng xóm chảy sang nhà mình thì lấy chửi chà quét tiếp cho tời khi đến nhà bà Ngần thì bà ta lo cho xuống đường, nếu bị nghẹt. Tinh thần rác nhà ai, đùn qua hàng xóm. Tương tự nhà mình phải quét rác, nước thải của nhà Bà Tước, qua nhà bà Thường, rồi đến nhà ông Mãn. Xong om

 

Từ nhà ông Ngần chảy xuống đường thì có cái cống rãnh chảy về hướng vườn chỗ dốc Hai BÀ Trưng, ngay nhà ông nào trên Facebook, kêu ở số 49C, bên cạnh nhà ông Ngọc. Từ đó chảy xuống con suối chỗ nhà thằng Hải rồi chạy về Cam Ly.

 

Rác thì mình nhớ có chiếc xe đổ rác, do bố chồng của dì mình lái. Mỗi tuần, chiếc xe rác chạy từ Số 4 xuống, có một ông đi bộ, cầm cái chuông lắc keng keng, báo cho dân ở hai bên đường, đem rác ra đổ. Hình như họ đem đổ rác đâu trên phía Cam Ly.

 

Mỗi lần đi ngang cầu Cẩm Đô, qua 2 con đường mòn, từ Hai BÀ Trưng băng qua mấy cái vườn trồng rau, có hai cái cầu trên hai con suối. Thiên hạ ở khu này lười đem rác ra đường Hai BÀ Trưng hay Phan Đình pHùng, họ đem đổ xuống suối. Cho thấy tinh thần người Đàlạt khi xưa, đã theo chủ nghĩa mackeno.

 

Vào mùa khô thì ít nước nên rác chất thành núi, ruồi bu đông nghẹt còn mùa mưa thì làm lụt khu vực này vì rác chận nghẹt suối, khiến nước dâng lên làm ngập nhà ở xung quanh đến khi nước làm lỡ các núi rác, kéo đống rác về Cam Ly. Nghĩ lại thương cho mấy nhà làm vườn khu vực này như gia đình ông Ba Đà,...hay gia đình cậu Liễu, gọi bà Võ Quang Tiềm bằng Dì,... nhà bị lụt vì dân cứ đêm rác đổ ngay suối thay vì đêm ra đường để xe rác, lấy đi.


Nói chung thì bao nhiêu rác Đàlạt đều đỗ về Cam Ly nên dân Đàlạt khi xưa, ít ai bò lên đó vì hôi. Ngoại trừ các cặp tình nhân, tình yêu đủ lớn nên quên mùi rác, đem sơn của hãng sơn Bạch Tuyết và cây cọ, vẽ lên đá hai quả tim, để cùng thề thốt:” sông có cạn, núi có mòn, song mối tình hữu nghị đôi ta sẽ đời đời bền vững như hàng sơn Bạch Tuyết”.

 

Con đường mình hay đi ra chợ là qua dốc Nhà Làng, từ Phan Đình Phùng, ngay góc Cẩm Đô. Có thang cấp đi lên từ Phan Đình PHùng đến Minh Mạng hay Duy Tân. Bên tay trái nhà thiên hạ ở thì cũng tuông ra nước dơ, chảy xuống đường mương, có mấy tấm dalle bằng xi-măng, có nhưng khe hở để nước chảy xuống mà mình hay thấy bên Tây.

 

Lâu ngày các tấm dalle bị bể, ruồi nhặng đầy, mương đen thối kinh hoàng. Hay phía mấy thang cấp lên đường Minh Mạng, góc VỌng Nguyệt Lầu, chỗ nhà chú Lìn, bán hủ tiếu gần hàng bà cụ mình. Hai bên hông tường, đều có đường mương, nước cống hôi thối kinh hồn. Lâu lâu thấy thiên hạ lấy chổi chà quét văng bắn lên khách bộ hành.

 

Ngoài chợ Đàlạt, tương tự, nước cống rãnh chảy từ Chợ Cá, Chợ Rau ra chỗ suối Ấp Ánh Sáng rồi vô tư thải về thác Cam Ly hữu tình. Sau này mình nghe kể là nước Đan Mạch, viện trợ làm một hệ thống xử lý nước thải và rác cho Đàlạt.

 

Mình đoán lý do là khi người Pháp thiết kế đô thị Đàlạt thì họ chia ra các vùng dành cho dân địa phương (indigènesvà khu dành cho người ngoại quốc. Vùng của người ngoại quốc, được thiết kế về rác và ống cống nước thải có quy hoạch hơn còn khu người Việt thì họ theo chủ nghĩa mặc kệ nó.

 

Điển hình là hồ Xuân Hương khi tây mới làm, họ chia thành hai hồ. Hồ lớn (Grand lac) dành cho người ngoại quốc và hồ nhỏ (Petit lac) dành cho người Việt và người thượng. Xem hình

 


Xem họa đồ, chúng ta thấy cái đập chạy bên cạnh Thuỷ Tạ ngày nay, chạy sang bên kia hồ được xem là biên giới giữa người Pháp và người Việt. Hồ lớn (Grand lac) thuộc về người âu châu có thể đua thuyền, bơi lội, đi ca nô còn hồ nhỏ (Petit lac) phía hạ lưu của suối Cam Ly thì dành cho người Việt và người thượng.


Không may là năm 1932, có trận bão lớn khiến đập bị vỡ, cuốn trôi nhà cửa phía khu dân cư người Việt, làm chết đâu 15 người. Người Pháp cứ đổ hô cho người Việt nhưng xem bản thiết kế thì khó mà thoát khi vỡ đập.

 


Đây là khu phố của người Việt lúc Đàlạt mới thành lập, cạnh hồ nhỏ mà sau này bị nước lụt cuốn trôi, khiến 15 người chết. Sau đó họ phải dời lên khu Hoà Bình bây giờ. Chỗ này có ông bá hộ CHúc, giàu nhờ buôn bán và nấu nước cho dân Đàlạt tắm. Sau này xây cái cầu chỗ đường BÀ Triệu qua Cường Để. Cầu dạo ấy chỉ là cầu gỗ khi mình đi học ở trường Ấu Việt, chớ không phải bằng xi-măng cốt sắt như thời Ngô Đình Diệm làm.


Người Pháp có làm 5 dự án phát triển Đàlạt. Dự án đầu tiên do ông Paul Champoudry, thị trưởng đầu tiên của Đàlạt, làm năm 1905, đến ông Jean O’Neill vào năm 1919, Ernest Hébrard làm dự án lớn nhất vào năm 1923, Louis-Georges Pineau bổ túc thêm vào năm 1932, và cuối cùng Jacques Lagisquet thực hiện vào năm 1942. Sau đó thì pháp bị quân đội của Minh Trị Thiên hoàng bỏ tù rồi Điện Biên Phủ đã chấm dứt sự cai trị của người Pháp tại Đàlạt.


Có thể nói là dự án thiết kế bở kiến trúc sư Ernest Hébrard được xem là lớn nhất. Ông này là khôi nguyên của giải La-mã (Grand Prix de Rome) năm 1904. Từ khi ông Napoleon lên ngôi thì có thành lập các trường đại học, tổ chức những giải để tìm nhân tài cho đế chế pháp. Hàng năm họ ra giải cho các sinh viên kiến trúc để phát hoạ đồ án, ai thắng thì sẽ được gửi sang La MÃ ở 3 năm, cư ngụ tại Villa Medici, để nghiên cứu về kiến thiết đô thị, khảo cổ học. 


Họ dựa theo cuộc đời ông Violet Le Duc để tìm lại kiến trúc cổ văn hoá. Người đã nghiên cứu kiến trúc cổ để sửa chửa lại thánh đường Notre dame de Paris. Sau này Pháp có ra giải khác về á châu nên cũng có nhiều người Pháp sang Đông Dương dưới danh hiệu trường BÁc Cổ Đông Dương mà một ông tây tên Bezacier rất nổi tiếng, vẽ lại Đình BẢng mà mình có một bảng, tính treo lên tường. Dạo mình học trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật ở Paris thì họ bỏ cái giải này sau cuộc cách mạng văn hoá 1968.


Ông Hébrard có chân trong nhóm phát hoạ lại thành phố Thesalonique, Hy-Lạp sau khi bị hoả hoạn. Ông sang Việt Nam và được chỉ định thiết kế trung tâm nghỉ dưỡng Đàlạt với Ý định trở thành thủ đô của ĐÔng Dương sau này.


Ông ta có viếng thăm các khu nghỉ dưỡng của thực dân ở Á Châu như Baguio tại Phi Luật Tân nhưng theo ông ta kể thì không thể lập lại Baguio ở Đàlạt nên ông ta phải thay đổi, thiết kế các khu hành chánh tại một ngọn đồi để kiểm soát toàn thể Đàlạt.


Họ dành những khu vực cho người sở tại để kiểm soát về phương diện an ninh và y tế. Nếu có đại dịch thì người Pháp có thể phong toả ngay và nếu có bạo động, chống lại người Pháp thì quân đội có thể ra tay đàn áp ngay.


Phần hệ thống cống rãnh và nước thì có lẻ họ không có tiền để làm hoặc cố ý làm ngơ, mình không biết được. Sự thành lập Đàlạt làm hụt ngân quỹ nhiều lần, suýt bị bỏ luôn vì cạn ngân quỹ.


Khu phía nam hồ Xuân Hương ngày nay là đồi dành riêng cho người ngoại quốc, được phân lô rộng hơn. Mình sẽ kể chi tiết hơn bài sau. Cứ nhắm đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương là toàn các biện thự của Tây để lại.


Khu đành riêng cho người địa phương là khu phố chỗ Áp Ánh Sáng Ngày nay, bị lụt cuốn trôi vào năm 1932. Khu Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng kéo dài đến Mã Thánh là hết. Họ thiết kế Mã Thánh ở cuối khu vực dành cho người Việt.


Khu vực người âu châu thì không được canh tác canh nông vì sợ bị ô nhiễm. Các vùn GDC canh tác là khu người Việt như Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, Số 6, Số 4,.. mình nhớ có năm nào mưa to gió lớn cuốn trôi thuốc trừ sâu của nhà làm vườn ở khu giữa đường Nguyễn Trãi và HÙng Vương, nước cuốn ra bờ hồ khiến cá chết nổi lên đầy hồ.


Bao nhiêu nước cống rãnh đều chạy xuống mương rồi mưa kéo ra suối Cam Ly, chảy về phía thác Cam Ly.


Mình về Đàlạt thì nghe kể là Đan Mạch có viện trợ chương trình thải rác cống rãnh cho Đàlạt. Ai biết vụ này thì cho mình xin tài liệu.


Để mình viết bài khác kể thêm về 5 hoạ đồ phát triển Đàlạt.


(Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn