Dr. Zhivago hay huyền thoại

 Hôm trước, kể chuyện chị hàng xóm về vụ cho mượn sách đọc khi xưa khiến mình nhớ đến cuốn Dr. Zhivago mà mình phải đọc tối chủ nhật để trả lại cho chị ấy sáng thứ 2 trước khi đi học. Đúng lúc ấy, rạp Hoà BÌnh có chiếu cuốn phim này do đạo diễn tài danh của Anh Quốc David Lean thực hiện với 2 tài tử Omar Sharif và Julie Christie thủ vai chính. Nếu mình không lầm thì phim này được quay bên Gia-nã-đại.

Phải nói cuốn phim này, mình xem đi xem lại trên bước đường lưu vong không biết bao nhiêu lần. Từ tiếng pháp đến tiếng đức, rồi tiếng ý, rồi tiếng anh, ôi thối đủ nhưng vẫn là phim số một mà mình mê nhất đời. Chắc sẽ tìm trên Netflix hay Prime xem lại.

Gần đây, tài liệu giải mả cho biết lịch sử cuốn truyện này do thi sĩ Boris Pasternak viết, bị cấm xuất bản ở Liên-Sô và đã được chuyền chui ra khỏi khối Liên-sô. CIA của Hoa Kỳ, sử dụng như một vũ khí chiến tranh tâm lý, mà đến gần 50 năm sau đế chế Liên Sô mới tan vỡ.



Cuốn sách được CIA in bằng Nga ngữ 

Họ kể vào đầu năm 1958, trụ sở CIA ở Hoa Thịnh Đốn, nhận được một thùng tài liệu trong đó có 2 cuộn phim do cơ quan tình báo Anh Quốc gửi, hình ảnh bản thảo bằng tiếng Nga mang tựa đề “Bác sĩ Zhivago”, của nhà thơ Boris Pasternak, bị cấm không cho xuất bản tại Liên Sô như các nhà văn có chân trong Nhân Văn Giai Phẩm tại miền bắc như Hoàng Cầm,… bị cấm trước 1975.

Tương tự sau này khi video VHS, được phổ thông thì người Mỹ gửi qua các nước đông-âu mà mình có kể đã làm tan rã ý chí chống tư bản của khối Liên Sô. Mấy người Lỗ Ma Ni kể là họ xem phim Chuck Norris bị cộng sản bắt, tra tấn,…giúp họ thêm niềm tin chế độ sẽ sụp đổ.

Cô xướng ngôn viên thuyết mình các video ra tiếng Lỗ Ma Ni, không bị bắt dù công an biết vì vợ của họ và ngay chính họ cũng mê xem phim tây phương, được chuyển vào khối liên-sô. Sau đó được sao bản truyền cho nhau. Mình có kể rồi.

Dân tình bắt đầu hết tin đài phát thanh, truyền hình của Đảng khi thấy nhà cửa ở Tây Âu cũng như Hoa Kỳ, nguy nga tráng lệ, các siêu thị đều dư thịt dư cá. Một cuốn có thể gọi là tư bản tuyên truyền mà khi họ xem tất cả các phim đều như nhau.

Nếu không có video thì khối Liên Sô còn có thể bưng bít một thời gian lâu hơn. Khi ông Gorbachov lên ngôi, cử phái đoàn sang Anh Quốc viếng thăm. Phái đoàn này, muốn thăm viếng một xưởng làm bánh mì ở Anh Quốc để xem cách thức sản xuất bánh mì tại xứ tư bản đang dãy chết. Đòi hỏi này khiến mấy ông người anh, có nhiệm vụ đưa phái đoàn Nga đi tham quan, đực ra nữa ngỗng ị.

Họ nói xứ chúng tôi không có xưởng sản xuất bánh mì. Chỉ có các lò bánh mì từng khu vực tỏng thành phố tự sản xuất tự bán theo nhu cầu của khu phố. Phái đoàn lIên Sô, không tin, đòi đi xem cho bằng được các tiệm bánh mì. Họ không thấy các người dân đứng xếp hàng như bên Nga để mua bánh mì. Lúc đó họ mới giác ngộ, cung cầu và bán buôn kiểu tư bản. Từ đó đưa đến sự thay đổi toàn diện, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Sô.

Sách báo là vũ khí tuyên truyền rất quan trọng như Việt Nam Cộng Hoà, khi xưa có cho xuất bản cuốn “trăm hoa đua nở trên đất Bắc” của ông Hoàng Văn CHí, mình được thầy Tâm cho mượn đọc. Không hiểu sao, các nhà đứng đầu chiến tranh chính trị miền nam Việt Nam không cho phổ biến rộng rãi hay làm thêm các phim như “ Chúng Tôi Muốn Sống”. Ông Vĩnh Noãn làm xong cuốn phim này khi đi Tây về thì im tiếng luôn. Có thể nằm vùng dùng mọi cách để chận đứng các loại phim ảnh này. Tiếc là ông này chết rồi, mình có đi đưa đám ông ta, anh ruột của chị dâu bên đồng chí gái.

Ngược lại, các nhà văn, nghệ sĩ theo Việt Cộng được chỉ thị viết sách báo, làm nhạc để đánh gục sức kháng cực của người miền nam. Có người kể là đã vào bưng, nhận chỉ thị của Trần Văn Trà, toàn là tướng và tá của Việt Nam Cộng Hoà, trong đó có nhiều nhạc sĩ mình rất yêu thích khi xưa.

Trong thời gian chiến tranh lạnh, có trên 10 triệu cuốn sách báo được in lậu và truyền bá sau bức màn sắt.

Cuốn sách Dr. Zhivago kể lại cuộc đời bác sĩ và thi sĩ Yuri Zhivago trước và sau thời gian cách mạng tháng 10 năm 1917. Cơ hội bằng chứng cho phe tư bản sử dụng để tuyên truyền. Một thi sĩ phản kháng mọi áp lực, ép buộc ông ta phải viết theo lệnh của Đảng nên đảng cấm không cho in ấn để bao vây kinh tế như Hà Nội đã làm với những người không nghe lời đảng như ông Nguyễn hữu Loan, Phùng quán, Trần VÀng Sao,..


Ông Pasternak làm mình nhớ đến thi-sĩ Nguyễn Chí Thiện, chỉ khác ông này không ngồi tù.

Năm 1956, ông Pasternak ký hợp đồng với nhà xuất bản Feltrinelli, không chịu áp lực của đảng cộng sản ý và điện Cảm Linh, vẫn xuất bản cuốn sách này. Nên nhớ dạo ấy đảng cộng sản ý có trên 35% cử tri Ý Đại Lợi và năm 1957 họ phát hành cuốn Dr. Zhivago.

CIA xem đây là một vũ khí để chống Liên-sô nên tìm cách cho in ấn, xuất bản nhiều thứ tiếng trên thế giới của một nhân chứng hiện đang sinh sống tại lIên-sô và bị quản thúc. Thêm ông thi sĩ này đoạt giải Nobel hoà bình văn chương.

CIA chọn địa điểm là hội chợ quốc tế tại thủ đô Bruxelles, Bỉ quốc, nơi Liên Sô và Hoa Kỳ đều tham dự và có gian hàng. Liên sô cho phép khá đông công dân của họ thăm viếng hội chợ quốc tế này như để tuyên truyền cho chế độ của họ rất tự do. Nghe kể đâu 16,000 người nga nhận được chiếu khán của chính phủ Bỉ quốc.

CIA nhờ cơ quan tình báo của Hoà Lan in ấn một số nhỏ để phát cho công dân Liên Sô viếng thăm hội chợ quốc tế này vì không muốn ai biết chính họ đã làm.

Đầu tháng 9 năm 1958, một số sách in nga ngữ được in ấn xong và CIA nhờ Vatican giúp. Các người nga lưu vong có thành lập một gian hàng nhỏ gần gian hàng của Vatican, để nói lên sự đàn áp thiên chúa giáo tại Nga Sô.


Nhà xuất bản Hoà Lan không ký hợp đồng với nhà xuất bản ý Feltrinelli nên khi các cuốn sách này được tặng cho nhóm chống đối người nga, nhà xuất bản ý lên tiếng phản đối tạo ra cuộc tranh luận về cuốn sách khiến dân chúng khắp nơi trên thế giới đổ xô đi tìm đọc. Người ta nói CIA cố tình làm như vậy để tạo xì-căn-đan.

Cuốn sách này được chuyển vào Liên Sô và người ta truyền nhau để đọc như chị hàng xóm mượn của bạn rồi cho mình mượn đọc ké.


Liên sô lên tiếng chống lại vụ trao giải thưởng Nobel văn chương cho ông Pasternak, lại càng khiến dân chúng khắp nơi tò mò đọc và lên án chính quyền Liên sô.

Cuối cùng họ in cuốn sách khổ nhỏ, giúp người ta có thể bỏ trong túi quần để dễ chuyền cho nhau (livre de poche). Năm 1959, họ cho in tại Paris 9,000 cuốn và chia làm hai tập và được phát cho 2,000 giới trẻ của khối Đông Âu, tham dự World Festival of Youth tại Vienne, Áo Quốc năm 1959.


Ông ta xin Khrushchev đừng đuổi ông ta khỏi xứ Nga.

Ngoài ra họ còn in các cuốn sách khác như “1984”, “The God That failed” và “Animal Farm” trên nhiều thứ tiếng như Tiệp ngữ, đức ngữ, Hung Gia lợi và tiếng tàu.

Nghe kể, người nga rất tò mò về cuốn sách này nên khi họ đến Thành Áo Vienne thì người nga di cư, đem tặng không, giúp họ đọc tại chỗ nhưng không dám đem về Liên Sô.

Liên Sô làm áp lực bắt ông Pasternak từ chối không nhận giải thưởng văn chương Nobel nhưng hội này vẫn bỏ tiền và huy chương cao quý trong một cái trust cho ông ta.


Ông ta bị hội nhà văn Liên Sô khai trừ

Ông ta qua đời ngày 30 tháng 5 năm 1960. Cuốn sách Dr. Zhivago đã gây khá nhiều ảnh hưởng trong cuộc đời mình, khiến mình ghiền coi lại cuốn phim, đọc lại cuốn sách bằng anh ngữ, pháp ngữ,.. Nhiều khi xem phim này lại hoài khiến mụ vợ chửi quá cỡ  thợ mộc. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn