Các tiệm chụp hình xưa tại Đà Lạt

 Hôm rày, có một chị dân Đà Lạt, đọc bài của mình rồi cung cấp thêm những chi tiết khác về Đà Lạt, khiến mình ngạc nhiên vì chị ta biết đến những người mình quen khi xưa. Hỏi ra là em dâu của một người bạn học Văn Học khi xưa, có lần mình đã kể về anh ta. 

Tên Vũ Văn Tùng, người trồng cây si Hàng Thị Ngọc Hiền một thời, nay sinh sống tại Sàigòn. Anh chàng này làm phó, còn mình làm trưởng lớp 11B và 12B nên khá thân. Sáng đi học, từ nhà mình đi theo đường Hai Bà Trưng, đến góc Cẩm Đô thì có anh ta đứng đợi, ngay quán hớt tóc để đi chung đến trường ở đường Hoàng Diệu. Hình như lớn tuổi hơn mình, để tóc dài, bận áo sơ mi màu đu đủ, quần ống loa. Lúc nào cũng chải đầu láng cóng. Mình về Đà Lạt, có tìm anh ta. Đến nhà thì ngay cầu thang lên nhà thương, toàn là nhà san sát và cao ngất đồi luôn. Hỏi mấy người bạn học cũ, không ai nhớ đến anh chàng này. Sau 75, đi xứ khác thì ít ai nhớ ngoài trừ những tên như mình lênh bênh ở không gian vô định.

 Có người cho thêm tin tức về Đà Lạt, như đưa thêm mấy mảnh mosaic để mình ráp thêm vào hình ảnh, ký ức của Đà Lạt xưa. Càng ngày càng lộ rõ hình ảnh Đà Lạt một thời mình sinh ra và lớn lên rời bỏ. Mình vội vã trở về Đà Lạt thăm người thân, lại vội vã ra đi như kẻ si tình, không dám nhìn lại người xưa, đã thay đổi quá nhiều.

Đà Lạt xưa, ít ai có máy chụp hình nên muốn có ảnh thì phải ra tiệm chụp hình, chụp hình phông của họ dàn cảnh sẵn. Ngoài ra du khách viếng bờ hồ hay khu chợ Đà Lạt nhất là khi Tết đến với hoa mai anh đào thì có một nhóm phó nhòm chụp hình dạo. Họ chụp xong thì rửa đem lại nhà hay khách sạn. Rửa ảnh thì dễ, chỉ cần hai chậu nước, bỏ hoá  học vào là có thể rữa ngay.

Loại máy ngày xưa mình thấy là loại nhìn xuống để xem khung ảnh theo quang học

Nếu mình không lầm, đa số người Việt ở Đà Lạt có máy ảnh Pentax, lâu lâu ai có máy Canon là xịn hết chỗ chê. Người mai mối ông bà cụ mình là chú Lữ, sửa đồng hồ chỗ tiệm ông bà Võ Quang Hàm, có máy chụp hình, không nhớ loại gì nhưng khi chụp thì nhìn xuống cái máy thay vì nhìn vào cái hình chữ nhật như loại máy sau này.

Photo Hồng Châu ngay cầu thang chợ Mới Đà Lạt.

Mình nhớ Chú Chín, chồng của thím Mai, làm việc với cô Tuý tại nhà bảo sanh Hiền Chi, hay đứng ở Bờ hồ, cạnh cầu Ông Đạo để chụp hình cho du khách. Trước khi đi tây, ông bà cụ mình có nhờ chú chụp toàn gia đình mình trước khi rời Đà Lạt đi tây. Lúc mình sang Cali thì chú đã qua đời, chỉ có gặp thím Mai, đỡ đẻ bà cụ mình năm một tại nhà bảo sanh Hiền Chi. Khi mình sang Văn Học, có học chung với Đa, con trai độc nhất của chú thím. Khi mới sang Cali, mình ở nhà Đa mấy tuần trước khi tìm mướn được căn hộ trên Los Angeles. Sau này cả gia đình này đại diện nhà trai đi hỏi vợ cho mình. Sau này, Đa hay về Việt Nam làm ăn nên ít gặp lại. Đồng chí gái hay liên lạc với vợ anh chàng, con của bác Hoà, trồng hoa hồng Đà Lạt, làm ty Công Chánh khi xưa. Có gặp lại ông bà cụ mình khi sang Hoa Kỳ chơi. Nay đã qua đời.

Nói đến mấy tiệm chụp hình Đà Lạt xưa. Có lẻ là một thành phố du lịch nên tiệm chụp hình ở Đà Lạt khá đông. Mình nhớ tiệm Mỹ Dung ở đường Minh Mạng, cạnh tiệm Anh Võ, gần photo Đại Việt. Tiệm Mỹ Dung này quen với bà cụ mình nên mỗi lần cần chụp hình căn cước, làm thẻ học sinh, là chạy vào đây chụp. Họ bắt đợi cả tuần hai tuần mới đến lấy hình được. 


Mỗi lần đến chụp hình là họ, chải đầu đủ trò, bắt ngồi nơi ghế, kêu nhìn ống kính, còn ông chụp hình thì lấy tấm vải che phủ cả cái đầu rồi kêu cười lên, nhấn nút cái phèo. 

Hình 4x6 chụp ở tiệm Mỹ Dung

Ngoài ra đi học Yersin, hàng năm có vụ chụp hình chung cả lớp với thầy cô giáo. Bố của một người học chung mình không nhớ tên, đến chụp. Lớp khi xưa có cả 40 học sinh, chơi khá lắm là 5 tên.


Sang tây đi học, có phòng rửa hình nên sau khi chụp hình là có thể rửa ngay. Dễ như ăn cơm. Có tiệm chụp hình, chắc làm ăn khấm khá, sau này thấy tiệm này hùn tiền với mấy đại gia khác như ông Đoàn, xây mấy căn nhà ngay vạt đất đi lên dốc Nhà Làng, đường Phan Đình Phùng, đối diện khách sạn Cẩm Đô. Mình có bò vào đây, xem mấy ông thần Yersin chơi nhạc như Trình, con ông Đoàn, chơi trống…. Nghe nói anh chàng này hiện ở Texas.


Mình nhớ tiệm photo Đại Việt, cạnh tiệm Anh Võ trưng bày một cái máy chụp hình nhỏ như trong phim trinh thám, gián điệp nên mình muốn mua. Phải để dành tiền đến hai năm mới mua được cái máy. Mua về chụp hình được một lần thì bị hàng xóm chôm mất.

Ảnh này cho thấy tiệm Đại Việt, đi xuống một chút có tiệm Mỹ Dung

Đi xuống đường Minh Mạng, đối diện tiệm bi da Hồng Ngọc, cạnh nhà trồng răng của ông hàng xóm Nguyễn Văn Nghi, có tiệm chụp hình Hồng Thuỷ. Có anh bạn học, đọc bài này và có gửi tấm ảnh 4x6 chụp ở tiệm Hồng Thuỷ. Nói chung mấy tiệm chụp hình đều cha truyền con nối. Tiệm này là của con rể ông Trần Văn CHâu, chủ tiệm chụp hình Hồng Châu ở ngay cầu thang đi xuống chợ Mới Đà Lạt. Theo chị này, chủ tiệm tên Dũng. Đi xuống cuối đường Minh Mạng, cạnh tiệm nước đá Thuỷ Tinh, có một tiệm chụp hình Văn Hoa. Hình như con trai tên Hiệp, nối nghiệp ngày nay, quay video cho đám cưới, du khách.

Hình này cho thấy đường Thành Thái, có kem Việt Hưng, tiệm chụp hÌnh Harvest, Người Ảnh, gà Gala, và cuối cùng là rạp xi nê Ngọc Lan. Phần dưới có tiệm chụp hình Văn Khánh

Có lần mình đọc đâu đó, con ông Châu nói là có đem theo qua mỹ, các negatif của hình ảnh bố anh ta chụp khi xưa. Không biết làm sao liên lạc được để xem phim chụp của ông Châu. Ông này khi xưa, có quen bà cụ mình. Mình nhớ bên cạnh, có một tiệm bán đồ cho du khách. Hồi nhỏ mình hay vào đây vào mùa hè, lấy hàng về để xâu chuỗi hột màu đủ loại kiểu người Thượng đeo để họ bán cho du khách, kiếm tiền. Ông này có mấy tấm ảnh Đà Lạt, chụp từ trên máy bay bà già.


Đà Lạt có một nhiếp ảnh gia khá nổi tiếng ở hải ngoại, Phí Văn Trung, con của ông Lãm trong dốc Đào Duy Từ. Có người gửi cho mình một tấm ảnh gia đình chụp tại tiệm chụp hình Nam Sơn, cạnh Chic Shanghai.


Tương tự ở đường Duy Tân, ngay góc Thủ Khoa Huân, có tiệm chụp hình của ông Lợi Ký lâu năm. Sau này ông ta truyền nghề cho con trai, mở tiệm Văn Khánh, chỗ đường vào chợ Đà Lạt, cạnh Nam Đô ngân hàng. (Nay cháu nội ông Ký là Dũng  con chú Khánh vẫn nối nghiệp chụp hình tại tiệm Lợi Ký nhưng nay đổi tên là Ván Khánh…

Hình này chắc chụp sau 75 nên không thấy phòng trồng răng Nguyễn Văn Nghi và tiệm chụp hình Hồng Thuỷ. Đã đổi tên 

(Ông cụ Ký còn người con trai thứ hai cũng mở tiệm chụp hình ở đường Thành Thái gần tiệm kem Việt Hưng đó là tiệm Harvest).

Nghe nhắc đến tiệm chụp hình Harvest mới nhớ cạnh tiệm kem Việt Hưng có một tiệm chụp hình tên này. Sau này, thời ông Kỳ, cấm sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho bảng hiệu nên họ đổi lại thành “Người Ảnh”.


Ngoài ra nếu mình không lầm, có một tiệm chụp hình ngay khách sạn Thuỷ Tiên, góc Trương Vĩnh Ký và Duy Tân, cạnh nhà ông Đàng, số 9 Duy Tân. Du khách ngụ tại khách sạn, chụp hình luôn. Nghe nói cũng thuộc con cháu ông Lợi Ký. Tiệm này tên Văn Khánh, sau đó chuyển xuống cạnh Nam Đô Ngân Hàng.

Khách sạn Thuỷ Tiên, góc Trương Vĩnh Ký và Duy Tân, có một tiệm chụp hình

Mình không nhớ ở đường Phan Đình Phùng có những tiệm chụp hình khác ngoài Việt Hoa. Ai biết thì cho xin, để bổ túc. Cảm ơn.

Không nhớ rõ nhưng có lẻ tiệm giữa là Văn Khánh photo. Chỗ này, khi xưa đói diện khách sạn Mộng Đẹp, mỹ đóng ở đó nên tha hồ rữa hình cho lính mỹ nên chắc giàu.

Thiên hạ mách dùm. Cảm ơn 


Tiệm chụp hình ở đường vô chợ là tiệm Văn Khánh con của ông Ký có tiệm chụp hình Lợi Ký … nay cháu nội ông Ký là Dũng  con chú Khánh vẫn nối nghiệp chụp hình tại tiệm Lợi Ký nhưng nay đổi tên là Ván Khánh…

Ông cụ Ký còn người con trai thứ hai cũng mở tiệm chụp hình ở đường Thành Thái gần tiệm kem Việt Hưng đó là tiệm Haverst


Sony NguyenUsa tiệm chụp hình ngay góc đường Trương Vĩnh Ký và Duy Tân là tiệm chụp hình Văn Khánh sau này chuyển xuống kiosque đường vô chợ và cũng là tiệm chụp hình đầu tiên ở Dalat chụp hình màu lấy liền trong 5’…

Sony NguyenUsa và  H nhớ có nhiếp ảnh gia nổi tiếng là Nguyễn Bá Mậu cũng ở cuối đường Mình Mạng cũng trong phạm vi có tiệm chụp hình Văn Hoa mà bác Mậu cũng một thời với bác Hồng Châu và mất năm 1990 do bệnh ung thư.Bác Mậu có hai người con trai cũng theo nghề chụp hình là Nguyễn Bá Trung và một người nữa tên gì thì H quên mất , không biết   tiệm chụp hình Văn Hoa có phải  là của bác Nguyễn Bá Mậu hay không ?

Có người cho biết tiệm Việt Hoa không phải của ông Nguyễn Bá Mậu. Mình nghe ôn thần tên Hiệp, cựu học sinh ở Văn Học nói là con của tiệm này khi xưa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn