Chuyện cuối tuần

Cuối tuần, mình lên vườn, xem ra sao trước khi đi Việt Nam. Đồng chí gái rủ đi leo núi với mấy chị bạn nhưng mình chịu. Ai làm việc cho, làm vườn cũng như leo núi, nhiều khi còn châm hơn vì không có gậy, vác bao nặng cả 100 cân anh, đựng trái bơ, đi lên đi xuống đồi, không có đường mòn. Bắt đầu mùa bơ nên mình hái 1 ít cho cô cháu bán. Khi về, để trong ga ra đến khi cô cháu đến lấy thì thiếu mấy thùng 20 cân anh. Hỏi ra, bạn đồng chí gái đến nhà, đồng chí gái tặng khiến mình Chán Mớ Đời. Mụ vợ kêu ông chồng cô bạn, có đến nhà mình chơi vài lần, cùng tuổi với mình, đi theo mấy bà không nổi, phải trở lại xe ngồi thở nên tặng bơ để anh ta ăn bồi dưỡng sức khoẻ. Mình trời thương vẫn cho leo núi được dù tóc đã bạc.

Đi vườn về, đồng chí gái đưa áo dài, bảo bận vào đi ăn sinh nhật lần thứ 70 của 1 người chị dâu, được tổ chức hoành tráng tại nhà hàng. Mình gần 7 bó nên đồng chí gái cho lên lão làng, bắt bận áo dài, khăn đóng. Đến nơi chỉ có một mình Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo ăn bơ Sơn đen bận áo dài, còn mọi người thì bận đồ tây. Mình đi chào mấy người lớn tuổi trong đại gia đình từ vụ covid đến giờ, chưa gặp lại. Sau đó về chỗ ngồi, xem trên màn ảnh, hình ảnh của gia đình chị dâu từ Việt Nam, đến khi vượt biển rồi Hoa Kỳ. Đoạn đường 70 năm đời người, lưu lạc từ Hà Nội vào Nam, rồi sang Hoa Kỳ.

Mỗi ngày mình ăn 3 cử bơ theo môn Thiền Bơ. Thiên hạ hỏi sao bơ mình chín mà không bị đen ruột. Lý do là không bị ngâm thuốc bảo quản như bơ mua từ siêu thị. Thường thì bơ được hái mấy tháng trước, được ngâm thuốc bảo quản và chuyên chở trong xe lạnh từ Mễ Tây Cơ và Peru đến Cali. Bơ Cali thì trái nào tốt. Và to thì họ bán cho Nhật Bản, Xong om

Đồng chí gái từ đâu đi lại với một bà, hỏi nhớ ai đây không khiến mình ngọng, nhìn bà ta như bò đội nón. Bà này lại cười, kêu khi xưa tụi mình có date nhau khiến mình càng tăm tối. Bà ta nói, anh bước vào cửa là em nhận ra anh ngay. Thiên hạ hay kêu mình có trí nhớ nông dân nhưng khi gặp mấy bà là mình ngọng. May bà này, không kêu mình có con rơi với bà ta, nằm vạ giữa nhà hàng, bắt trả tiền chu cấp con rơi. Cuối cùng đồng chí gái kêu T khiến mình càng chới với.


Cô này thì lâu lắm không gặp lại. Thua mình ít nhất cũng 15 tuổi. Khi xưa làm dược sĩ, sau có 4 con thì ở nhà nuôi con để ông chồng nha sĩ lao động. Mình nhớ ngày đám cưới mình, cô nàng xung phong, trang hoàng sân khấu. Cô ta rất xinh mà nay có 4 con, theo chủ nghĩa Chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu. Như Francis Cabrel hét ngày xưa. “Elle a du faire toutes les guerres de la vie,…pour être si te tua”. Quay lại thấy mình may mắn, đồng chí gái sau 31 năm khói lửa, nội chiến từng ngày với mình, vẫn còn tươi như ngày nào, dù có lên cân, phải dang tay nối vòng tay lớn mới ôm được. Kinh

Đồng chí gái với người ân nhân cho mượn tiền vượt biển

Gặp lại nhiều người quen, không gặp từ khi Covid xẩy ra thấy mọi người già hẳn. Chắc mình cũng vậy. Có một bác, mẹ của cô có 4 con, kêu không nhìn thấy mình, chỉ nghe giọng thôi vì con mắt bị loà. . Khi xưa, hai bác ngõ ý thay mặt ông bà cụ mình đi hỏi đồng chí gái cho mình. Mọi năm, mình đều gọi điện thoại hỏi thăm nhưng từ mấy năm nay không gặp, thấy lạ lắm. Ai nấy đều xuống sắc. Buồn


Gặp anh của chị dâu, kêu gửi email bài mình viết về PB858, con thuyền đã đưa vợ mình và toàn gia đình anh ấy, đến bờ tự do, kèm thêm phiên bản tiếng anh, để đưa cho con anh ta và mấy đứa cháu đọc. Anh ta là người hoạch định chuyến vượt biển này, có đồng chí gái trên chiếc tàu. Chuyến tàu toàn đại gia đình ra đi.


Hôm qua, gặp lại cặp vợ chồng đã cho đồng chí gái mượn tiền để đi vượt biển. Khi xưa, ở Sàigòn, sau khi học xong đại học tổng hợp, không công ăn việc làm, đồng chí gái đi theo, đúng hơn là làm tài xế xe ôm, chở một chị, em dâu của ông anh, đi chợ, bỏ mối thuốc tẩm cho thiên hạ ở ngoài chợ.


Một hôm, chị ấy hỏi đồng chí gái, sao không đi, ở đây không có tương lai. Đồng chí gái kêu không có tiền, chị ta kêu sẽ cho mượn rồi qua bên kia bờ tự do, đi làm trả lại. Đồng chí gái kêu ông anh kế cần đi hơn vì sợ bị bắt đi bộ đội, qua Campuchia đánh khờ me đỏ. Vậy thì thêm 2 cây vàng.

Nhận hình chụp trên tàu với hai ông Mỹ. Họ từng làm việc tại ấn độ nên giới thiệu một công ty du lịch ấn độ, chắc tháng 11 đi nữa. Người Mỹ hay là viết nhật ký. Ông Steve, đạo Mormon, gửi nhật ký ông ta viết về chuyến đi Nam Cực, gửi cho bạn bè, gửi cho mình luôn. Một ông kêu xem tin tức, thống kê của ngân hàng Citi, nơi ông ta làm khi xưa, thấy lợi tức người A đông di cư, lợi tức hàng năm trên 50K, còn người Mỹ da trắng thì gần 40K/ năm

Thế là đồng chí gái và ông anh kế đi chung chuyến tàu định mệnh, đã đưa họ đến bờ tự do sau 6 ngày lênh đênh trên biển Đông. Tàu bị tài công phá hỏng vì không đưa được người của họ đi. Dân canh me, báo công an, nhưng rồi may mắn, cũng thoát khỏi hải phận Việt Nam.


Mình có viết kể về chuyến vượt biển, sau đó viết lại bằng anh ngữ để mấy đứa con đọc để hiểu chúng từ đâu đến. Tại sao bố mẹ chúng lại bỏ nước ra đi. Mấy người đi chung chuyến tàu với vợ, kêu mình gửi cho họ bài anh ngữ để đưa con cháu đọc. Kể cho chúng thì chúng ngọng, phải vẽ bản đồ, giải thích rõ ràng thì chúng mới hiểu. Có lần mấy đứa cháu hỏi mình, có gửi bản việt ngữ nhưng chúng dùng Google để dịch thì Chán Mớ Đời. Mình đành dịch ra anh ngữ, cho mấy đứa con, quên gửi cho mấy đứa cháu.

Có tấm ảnh này rất giản dị nhưng giải định được lý do sơn đen phải thua đồng chí gái khi đấu tranh tư tưởng, quán triệt đường lối cách mạng. Chán Mớ Đời 

Gặp lại người đã giúp mình vượt qua số phận, cho mượn tiền để ra đi, tìm một tương lại mới khi tất cả đã bế tắt tại Việt Nam. Đồng chí gái rất cảm động. Mình giới thiệu cho con ân nhân của mẹ chúng. Cặp vợ chồng này ở tiểu bang khác, ít khi về Cali.


Sáng chủ nhật, mình nhắn tin một chị đồng hương Đà Lạt, ở gần vườn, học sinh Bùi Thị Xuân, đến hái bưởi rồi tặng chị ta một thùng bơ theo tinh thần dân Đà Lạt xưa. Gọi tên mỹ, chuyên kiếm nhà mua cho mình đi ăn trưa rồi tặng hắn một thùng 20 cân anh bơ tha hồ mà ăn, để kiếm nhà mua cho mình trong khi mình đi Việt Nam và Thái Lan. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo ăn bơ Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn