Lạc loài trong giới tính

 Lạc hướng trong xã hội giới tính


Hôm trước, mình có kể về văn hóa thức tĩnh (woke culture) thì có người còm như sau: “I'm one of the parents who suffers when my son from normal, super smart (accomplished private high school with high score) turns into someone (called "They", not "He or She"), who refuses to study hard in college when we, the parents, finance everything ... He no longer respects his parents and only listens to his Trans friends. This situation causes problems to the young people nowadays and there is no future for them .”

Đọc còm này khiến mình thất kinh. Hóa ra vấn đề này nguy hại, văn hóa thức tĩnh phá vỡ gia đình nhiều hơn mình tưởng. Mình tìm thêm tài liệu, đọc cuốn sách của bà bác sĩ tâm thần Miriam Grossman, mang tên “Lost in Trans Nation”, (lạc hướng trong một quốc gia chuyển giới). 


Mình bắt đầu hiểu kết quả cuộc bầu cử vừa qua và sự khởi đầu của chủ nghĩa thức tĩnh từ khi ông Obama lên ngôi đến giờ. Đã thay đổi bộ mặt xã hội Hoa Kỳ khá nhiều. Viếng Âu châu tháng trước cũng thấy có vấn đề văn hoá thức tĩnh khiến người da trắng bắt đầu nổi dậy, bầu cho giới cực hữu. Kêu gọi đuổi người di dân về nước.

Hóa ra chuyển giới tính là một kỹ nghệ bạc tỷ, giúp các nhà thương, bệnh viện, bác sĩ giải phẫu làm giàu. Nhất là thống đốc Cali vừa ký đạo luật, con nít có thể chuyển giới tính không cần báo cho cha mẹ. Con mình thì mình phải nuôi nhưng không có quyền can thiệp dù chúng vị thành niên như các nước theo xã hội chủ nghĩa. 


Người di dân lậu hay đi du lịch sang Cali có thể vào nhà thương chuyển giới tính miễn phí. Lại đọc sách về đời ông Elan Musk, mới hiểu lý do, ông ta ủng hộ viên Đảng Dân CHủ lâu năm, cho Obama tiền tranh cử nay ông ta phò ông Trump. Con ông ta đi học trường danh tiếng, bị đầu độc, cho rằng tư bản là xấu xa, bốc lột người nghèo, xa lánh, không muốn gặp ông ta và chuyển giới tính mà ông ta hay bà vợ không có quyền lên tiếng. Mất luôn đứa con, nhưng vẫn phải nuôi. Kiểu con tố bố mẹ là địa chủ cường hào ác bá trong cải cách ruộng đất. Ông bà nội mình suýt bị chết vì đứa con nuôi đấu tố. Con nuôi thôi còn ông Musk bị chính con ruột đấu tố dù xài tiền của ông ta như Trường Chinh. 


Chủ Nghĩa thức tĩnh còn man rợ hơn chủ nghĩa cộng sản. Cho thấy văn hoá thức tĩnh là hậu duệ của chủ nghĩa xã hội, biến dạng từ đấu tranh, tiêu diệt tư bản qua bảo vệ môi trường xanh, giới tính,… như nhân vật Medusa khi xưa. Ai mà nhìn mặt quái nữ này đều biến thành đá nay đụng chạm đến văn hoá thức tĩnh là bị lên án là phát-xít, Hitler, kỳ thị chủng tộc…


Bà bác sĩ này cho biết bà ta nghiên cứu vấn đề này từ 15 năm qua. Tư tưởng thức tĩnh thâm nhập chậm chậm vào học đường mà ngày nay lên mạng xã hội 92% trẻ em Mỹ mà người ta gọi “blockers”, từ ngữ được dùng qua cuốn phim hài nói về cha mẹ tìm cách ngăn cản con gái hiến dâng cái trinh đáng chữ ngàn vàng cho tên Bồ vào dịp Prom. Vàng nay lên $3,000/ lượng, 1000 cây vàng là 3 triệu đô la mà khơi khơi cho thằng nhóc ranh nào. Mình cứ tiếc nói với đồng chí gái là phải chi đêm ấy anh đừng hiến dâng cái 1000 vàng cho em thì bây giờ có thể bán được 3 triệu, hai vợ chồng đi chơi vòng quanh trái đất tỏng một năm. 92% giới trẻ tại trung học cho rằng họ có vấn đề về định nghĩa giới tính của họ, qua cách giảng dạy của trường học.

Mình xin lượt thuật lại:


“Lost in Trans Nation” được viết dưới dạng một cẩm nang dành cho các bậc cha mẹ, những người cảm thấy bối rối hoặc lo lắng khi con cái mình bày tỏ mong muốn thay đổi giới tính. Miriam Grossman sử dụng sự kết hợp giữa các câu chuyện cá nhân, phân tích nghiên cứu y khoa và bình luận xã hội để làm rõ lập luận của mình. Cho những ai có cháu nội cháu ngoại để ý vì những gì được giảng dạy tại học đường ngày nay cũng như trên mạng, sẽ đưa đến hệ quả khôn lường. Mình chưa có cháu nhưng cũng hơi ngại, tìm hiểu thêm để tránh những tai hại về sau.


Grossman lập luận rằng sự gia tăng số lượng người trẻ nhận diện là người chuyển giới có thể do ảnh hưởng của văn hóa thức tĩnh hơn là bản chất tự nhiên. Bà so sánh xu hướng này với các hiện tượng xã hội trước đây (như rối loạn ăn uống hoặc rối loạn đa nhân cách), vốn cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội.


Grossman chỉ trích cái mà bà gọi là “ý thức hệ giới tính,” (wokism) cho rằng nó phủ nhận thực tế sinh học và gây áp lực cho các bậc cha mẹ và chuyên gia phải chấp nhận giới tính mà con cái tự nhận diện mà không có sự nghi ngờ hay xem xét kỹ lưỡng. Bà ta cho biết khi chúng ta có chromosome Y thì toàn cơ thể phải ứng đáp theo bản năng tự nhiên của cơ thể. Khổng thể cưỡng lại thiên nhiên.

Bà đề cập đến những rủi ro của các can thiệp y tế như thuốc chặn tuổi dậy thì, liệu pháp hormone và phẫu thuật chuyển giới. Grossman nhấn mạnh sự thiếu hụt kết quả nghiên cứu dài hạn về tác động của những biện pháp này và nguy cơ hối hận ở những người đã chuyển giới.


Bà ta đưa ra trường hợp như đứa bé gái 12 tuổi, khi thấy ngực nở thì khó chịu, được bác sĩ cũng như các cố vấn giáo dục trong trường, kêu cô bé không cần có ngực, vì bộ ngực trở thành đối tượng về sinh lý của đàn ông. Tài tử Angelina Jolie tự cắt ngực của mình vì sợ bị bệnh ung thư ngực, chớ đâu có muốn chuyển giới tính nhưng giới truyền thông tuyên truyền như một hành vi can đảm của một người đàn bà anh hùng. Vợ chồng bà ta ly dị chắc cũng vì vụ này. Nếu muốn thì cứ lên bàn mỗ, cắt bỏ. Bác sĩ giải phẫu thì hoan nghênh vì muốn có tiền. 


Trong khi đó, họ không giải thích cho đứa bé, sau này là ngực dùng để cho con bú, tạo giúp hệ thống miễn nhiễm, gây sự gần gửi che chở cho người con khi mới sinh ra đời. Cấu tạo tình mẫu tử thiêng liêng. Tài tử Michelle Yeoh kêu điều bà ta hối hận nhất là không có con nhưng nay đã muộn, chỉ kiếm con nuôi nhưng máu mủ của mình vẫn thiêng liêng hơn.

Câu Chuyện Của Những Người “Detransitioners”: bà Grossman dành nhiều sự chú ý đến những người đã quay lại với giới tính sinh học của họ (“detransitioners”), sử dụng câu chuyện của họ để cảnh báo về những can thiệp y tế không thể đảo ngược. Ai rảnh thì xem cuộc phỏng vấn anh chàng bị thiến trong một phút bồng bột, nghe lời thiến để được bạn bè cho là dân chơi, biến thành công công.


https://youtu.be/tk7NX7iPr9k?si=5oTuj3ssm3zrO4Xn

có xem mấy phỏng vấn nữa nhưng mấy bác xem một đủ rồi. Thích thì YouTube có nhiều lắm.


Cuốn sách cung cấp các cách thức giúp các bậc cha mẹ chống lại áp lực từ xã hội và các tổ chức, khuyến khích họ bảo vệ con cái khỏi những quyết định vội vàng mà sẽ đưa đến sự hối tiếc mai sau.



Grossman đưa ra các luận điểm chính nhằm thách thức mô hình chăm sóc khẳng định giới tính (affirmation model) và nhấn mạnh sự thận trọng cùng việc thăm dò tâm lý sâu sắc hơn. Vụ này hơi nguy hiểm, dần dần giới đồng tính sẽ trở thành con người bình thường trong khi ai tự xem mình là con trai hay con gái là người có vấn đề.

Thống kê cho biết ly dị giữa đàn ông và phụ nữ lên đến 49%, giữa đàn ông với đàn ông là 25%, còn giữa phụ nữ và phụ nữ chuyển giới hay không là 72%. Cho thấy mấy bà đồng tính bỏ nhau nhiều nhất. Có lẻ đa số ly hôn đều từ phụ nữ?

“Lan Truyền Xã Hội” (Social Contagion): Grossman cho rằng sự gia tăng đáng kể số người trẻ, đặc biệt là nữ giới tuổi thiếu niên, tự nhận diện là người chuyển giới có thể liên quan đến “sự lan truyền xã hội.” Bà trích dẫn các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn bè và cộng đồng trực tuyến có thể đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này. Ai buồn đời thì nên đọc sách của bà ta. Bà ta có viết nhiều cuốn nhưng mình đọc một là đủ oải rồi.

Khi xưa, không có Internet, trẻ em có thắc mắc về sinh lý thì hỏi vài người bạn học chung, hay bố mẹ nay thì có thể lên mạng, đọc đủ thứ trên mạng. Nghe nói ở Thuỵ Điển, nay họ cấm trẻ em dưới 16 tuổi lên mạng xã hội. Có lẻ các đại biểu đã thấy nguy cơ, ảnh hưởng dân cư mạng mà giới trẻ chưa có đủ khả năng để hiểu suy nghĩ cho đúng. Xứ này được xem là xứ tự tử nhiều nhất Âu châu.

Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Lý: Grossman lập luận rằng rối loạn giới tính (gender dysphoria) thường là triệu chứng của các vấn đề tâm lý khác, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm, tự kỷ hoặc chấn thương tâm lý. Bà ủng hộ việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ này thông qua liệu pháp tâm lý thay vì chuyển đổi giới tính ngay lập tức.

Phê Phán Mô Hình “Chỉ Khẳng Định” (Affirmation Only): Bà chỉ trích mô hình chăm sóc khẳng định giới tính, cho rằng nó quá đơn giản và có hại vì có thể bỏ qua những khám phá sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý của trẻ. Cái này rất nguy hiểm khi tại trường học, họ giải thích cho con em chúng ta là người ta chỉ định chúng là con trai hay con gái là sai. Chúng có thể là con gái hay trai là tuỳ ý chúng mong muốn. Đó là tự do theo ý thức hệ thức tĩnh. Mình không biết ngày nay khi đứa bé sinh ra đời, họ đề trong khai sinh là trai hay gái hay là LBTGQ.

Đạo Đức Y Khoa và Trách Nhiệm: Grossman cáo buộc các tổ chức y tế ưu tiên ý thức hệ hơn là các phương pháp dựa trên bằng chứng khoa học. Bà chỉ trích các tổ chức như Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Chuyên gia Y tế Chuyển giới Thế giới (WPATH) vì ủng hộ các phương pháp chăm sóc khẳng định giới tính dù thiếu bằng chứng thuyết phục.

Trong một buổi nói chuyện của ứng cử viên Trump, họ có cho một đội bơi nữ sinh lên tuyên bố là không ủng hộ cho người đổi giới tính tham gia các cuộc tranh tài của nữ giới như hiện nay. Thế vận hội vừa qua, có ông hay bà tham gia môn quyền anh nữ, đám bể mũi một đấu thủ thì mấy người đồng tính lên tiếng, cấm ông hay bà tranh tài nhưng họ lại ủng hộ chuyển giới. Chán Mớ Đời 



Chiến Lược Dành Cho Phụ Huynh: Grossman cung cấp lời khuyên thực tế dành cho các bậc cha mẹ đang phải đối mặt với vấn đề này. Một số lời khuyên chính bao gồm:

Dành Thời Gian cho con em và Giữ Bình Tĩnh:

Grossman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không vội vàng đưa ra quyết định. Bà khuyến khích cha mẹ đặt câu hỏi với các chuyên gia y tế và tìm kiếm ý kiến thứ hai.

Tự Giáo Dục: Cuốn sách cung cấp các tài liệu và nghiên cứu mà Grossman cho rằng phụ huynh nên đọc để hiểu các rủi ro của việc can thiệp y tế.

Hành Động Mạnh Mẽ: Grossman khuyến khích phụ huynh phản đối nếu nhà trường hoặc các chuyên gia y tế cố tình loại bỏ họ khỏi quá trình ra quyết định liên quan đến giới tính của con cái. Làm sao chúng ta có thể quyết định chuyển giới khi chưa có kinh nghiệm, hậu quả trong tương lai. Tham gia các buổi họp tại trường học, với phụ huynh.

Tập Trung Vào Thực Tế Sinh Học: Bà khuyên các bậc cha mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở con cái về thực tế sinh học và đưa ra những lời giải thích khác thay vì khuyến khích việc chuyển giới.


Những Chỉ Trích Đối Với Mô Hình Khẳng Định Giới Tính

Cuốn sách của Grossman đặc biệt chỉ trích các cơ sở y tế và giáo dục, nơi mà bà cho rằng đang ưu tiên khẳng định giới tính của trẻ hơn là khám phá các nguyên nhân tâm lý sâu xa. Một số chỉ trích cụ thể bao gồm:

Thuốc Chặn Tuổi Dậy Thì: Grossman lập luận rằng thuốc chặn tuổi dậy thì không hoàn toàn có thể đảo ngược như một số người ủng hộ tuyên bố và có thể gây ra các tác động lâu dài lên mật độ xương, sự phát triển não bộ và khả năng sinh sản.

Phẫu Thuật Trên Vị Thành Niên: Bà bày tỏ lo ngại về các ca phẫu thuật chuyển giới trên thanh thiếu niên, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ ngực, mà bà cho là không thể đảo ngược và được thực hiện quá sớm. Lý do là cơ thể, não bộ tăng trưởng đến độ 25 tuổi mới dừng mà nếu chúng ta giải phẫu đứa bé 12 tuổi thì quá vội vàng.

Thiếu Nghiên Cứu Dài Hạn: Grossman nhấn mạnh sự thiếu hụt về kết quả các nghiên cứu kỹ lưỡng và dài hạn về kết quả của việc chuyển giới y tế, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên.


Cuốn sách “Lost in Trans Nation” của Miriam Grossman đã khơi gợi nhiều tranh cãi và là một tác phẩm quan trọng cho những ai quan tâm đến các cuộc tranh luận về rối loạn giới tính và chăm sóc y tế cho người trẻ. Dù đồng tình hay phản đối quan điểm của bà, cuốn sách này phản ánh những căng thẳng xã hội xung quanh. Cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ em đang gặp khó khăn với các vấn đề về giới tính.

Mình nhớ lần đầu tiên gặp phải trường hợp thắc mắc về giới tính. Trong xóm khi xưa có mình và thằng Đắc, con anh BÌnh là con trai, chơi với toàn một đám con gái cùng lứa. Một hôm chơi 5, 10. Trong khi thằng Đắc úp mặt nơi tường thì con Thuý, dắt mình chạy đi trốn trong khe cửa nhà ông Khoa. Sau đó nó kêu cho nó xem chim mình. Mình như bò đội nón, nói với con Thuý là sau đó nó phải cho mình xem chim nó. Nó nhất trí nên mình tuột quần cho nó xem. Sau đó nó cho mình xem chim của nó. Mình không thấy chim nó đâu hết, hỏi chim mày đâu, ai bẻ rồi.

Lý do là có người cậu bà con, lâu lâu ghé qua nhà gặp mình kêu thằng cu, đưa chim cho cậu coi. Mình tuột quần cho cậu coi xong cậu kêu u châu hay hè, thằng ni sau này gái mê rồi giải bộ bẻ con chim của mình rồi cho mình cục kẹo gừng. Khi xưa người lớn ở Việt Nam hay làm trò này. Nay ở Hoa Kỳ chắc bị bỏ tù.

Con Thuý kêu đồ ngu khiến mình ngu đến giờ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn