Paris không có gì lạ em ơi


Đi Tây về, Đồng chí gái hỏi dạo này Paris có gì lạ. Mình nói là thời trang của mấy cô đầm trẻ ngày nay bận váy còn ngắn hơn mini-jupe ngày xưa, đại loại là ngắn đến tận háng. Ngồi xuống là mấy ông sẽ xem cặp giò đi lên. Kinh. Mấy cô mang giày cao gót khi xưa nay bắt chước phụ nữ Mỹ mang giày bata cho tiện, đi bộ ngoài đường nên phải làm ngắn lại cái váy, giúp khoe bộ chân dài.

Có lẻ nhờ thế vận hội 2024 nên không thấy cứt chó như xưa, đi ngoài đường không thấy chó, chỉ thấy một ông vô gia cư xin tiền ôm con chó. Đường phố nay ít xe lại, có đường dành cho người đi xe đạp. Màu xanh lá cây trở thành mầu của Paris, vì đi đâu cũng thấy hình ảnh “tái sinh”, bảo vệ môi trường. Du khách vẫn nhiều, có thể đông hơn xưa dù là mùa thu. Bên dòng sông Seine, nay họ cho đi bộ, xe cộ hình như bị chận lại. Mình đi hôm cuối tuần nên chắc họ chận xe, để làm phố đi bộ. Tinh thần Écolo dân Tây khá cao, nói chuyện với cô bạn, cô ta nói đi xe lửa thay vì đi máy bay dù nhanh hơn để giảm tải thán khí này nọ. Khi xưa, ở Paris, có ông Tây tên Bruce Lalonde, ứng cử tổng thống, Đảng môi trường xanh, không ngờ 40 năm sau dân Tây ủng hộ nhiều. Vấn đề là dân Tây uống CoCa cola nhiều nên không biết họ tái sinh chai CoCa nhựa ra sao. Tây bắt đầu ăn thực phẩm made in USA. 

Rất ngạc nhiên là ngày nay người Pháp cho phép xây dựng các lối kiến trúc này. Khi xưa là cấm tiệt. Ảnh này (theo dân Paris trên Fb cho biết) là ảnh AI. 

Không có thật ngoài đời, anh  Sony NguyenUsa á.


Hôm ở Quartier Latin, mình đi bộ về Champs Elysees nhưng đến Khải hoàn môn thì cô em kêu mệt rồi, đành lấy xe điện ngầm về nhà. Lý do là khi xưa, mỗi lần đi làm bồi về khuya vì khách còn nên khi ra về, Métro đóng cửa. Làm được trả 100 quan và được chủ quán bồi dưỡng cho tô bún thịt nướng mỗi tối từ 6 giờ chiều đến 11:00-12:00 tối nhưng khách vào thì bà chủ kêu ở lại phụ mà đi taxi, họ chặt 120 quan nên lần sau phải cuốc bộ từ Boul Miche về đến Neuilly Sur Seine, mất 7 cây số, mất độ 90 phút. Nhất là vào mùa đông, trời tuyết lạnh, để xem lại con đường xưa sơn đi, để nhớ lại một thời sinh viên làm bồi, phục vụ Tây đầm.


Hôm ghé thăm cô bạn đầm, ở trong khu Le Marais. Cô ta cho biết căn hộ 50 mét vuông mà giá 650K. Khu vực Le Marais, khu người gốc do thái khi xưa. Còn sớm nên mình và cô em rãi bộ đến Place des Vosges mà khi xưa, hay ghé đây để tập vẽ. Quảng trường được xem là đẹp nhất về thiết kế đô thị tại Paris.

4 tầng thay vì như các dãy phố kiểu Haussmann đến 7 tầng. Cho nên đi đến quảng trường này thấy thoải mái, không bị ngộp như các đại lộ lớn.
Cây cối, bể nước đèn điện khá dễ thương
Các cổng và hàng rào không cao lắm
Các dãy chung cư nối liền với nhau
Các vòm nay bị nức vì lâu năm với sức nặng, có thể đất bị di chuyển nên họ phải dùng gỗ để chấn lại trong khi sửa chửa phía trên.
Các vòm che nắng mưa
Place des Vosges nhìn từ trên 

La Place des Vosges là một kiệt tác kiến trúc và quy hoạch thành phố, quảng trường này không do một kiến trúc sư duy nhất thực hiện. Thay vào đó, đây là thành quả của một nhóm các kiến trúc sư và kỹ sư dưới sự giám sát của vua Henri IV. Một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất là Louis Métezeau, một kiến trúc sư tài năng của thời kỳ đó. Anh trai ông, Clément Métezeau, cũng có đóng góp trong quá trình thiết kế. Mình nghĩ dạo đó, chưa có trường Mỹ thuật, đào tạo kiến trúc sư nên một số người xây dựng họp nhau mà làm. Rồi tự gọi là kiến trúc sư.


https://en.wikipedia.org/wiki/Louis_M%C3%A9tezeau


Louis Métezeau là người chịu trách nhiệm chính cho thiết kế quảng trường. Ông đã áp dụng các nguyên tắc đối xứng và hài hòa của kiến trúc cổ điển, mang đến một vẻ đẹp rất “thuần Pháp” mà ta vẫn thấy ở đây ngày nay. Métezeau chọn một bố cục vuông vức và đồng nhất cho tất cả các dãy nhà, điều này tạo nên vẻ uy nghiêm và thống nhất cho toàn bộ quảng trường.

Trong métro của Paris khi chào bonjour, thiên hạ nhìn mình như điên không còn sự chào hỏi như xưa như xuống xe buýt kêu cảm ơn tài xế này nọ. 


Mặc dù Métezeau có công lớn, nhưng chính vua Henri IV là người đứng sau ý tưởng tạo ra quảng trường này. Nhà vua không chỉ muốn một nơi đẹp, mà còn muốn khẳng định quyền lực và sức mạnh của hoàng gia. Ông cũng muốn quảng trường này giúp hồi sinh khu vực Marais, đồng thời tạo ra một nơi cư trú danh giá cho giới quý tộc. Henri IV đề ra một phong cách kiến trúc đồng nhất cho toàn bộ quảng trường, giúp tạo nên vẻ đẹp hài hòa mà ta thấy ngày nay.

Hình này cho thấy thời mình đi học và ngày nay


Place des Vosges đã trở thành một biểu tượng của quy hoạch đô thị có trật tự và là nguồn cảm hứng cho nhiều quảng trường hoàng gia khác ở Pháp và châu Âu. Những quảng trường với kiến trúc đối xứng và đồng nhất như Place Dauphine tại Paris sau này cũng chịu ảnh hưởng từ mô hình của Place des Vosges. Tỏng các sách báo vè thiết kế đô thị, quảng trường này được xem là một trong những điểm nhấn của Pháp quốc.


Chỗ này, nay vẫn đẹp, cây cối mọc um tùm, tạo bóng mát, có vòi sen bể nước, có băng ghế cho thiên hạ ngồi đọc sách hay tán chuyện. Chỉ có mỗi điểm lo là các dãy nhà nhiều tầng, lâu năm bị nức nẻ nên họ phải trùng tu. Ai làm chủ mấy căn hộ này thì hơi mệt, không biết có được chính phủ tài trợ hay không. Mình đi ngang nơi ông Victor Hugo thường cư ngụ để viết những cuốn sách danh tiếng, nay là viện bảo tàng. Mình có vào khi xưa nên không trở lại.


Thấy họ chêm cây gỗ để chống đỡ sức nặng của căn phố mấy tầng trong khi sửa sang lại. (Còn tiếp)



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn