Lợi tức người Mỹ Á châu hơn người Mỹ da trắng

 Á châu làm tiền nhiều hơn Mỹ trắng


Lúc đi viếng Antarctica, trên tàu Pháp mình có làm quen với hai ông du khách. Ông Mỹ và ông Tây, họ từng là đồng nghiệp. Một ông từng làm giám đốc ngân hàng, chuyên mua các công ty ngoại quốc. Ông ta có mời hai vợ chồng ghé ăn cơm khi tụi này đi viếng lại công viên quốc gia Yellowstone, ghé sang tiểu bang Utah nhưng không có thời gian vì đi chung với mấy người bạn. Ông ta nói người Mỹ gốc Á châu làm tiền nhiều hơn người Mỹ da trắng khiến mình ngạc nhiên. Vì cứ nghĩ dân di cư thì chắc phải thua người Mỹ da trắng tại xứ họ. Nhất là đang sống trong văn hoá thức tĩnh, kêu gọi sự bình đẳng và cơ hội cho mọi chủng tộc.

Quả đúng như ông ta nói khiến mình nhớ đến những gì ông giáo sư Thomas SOWELL viết. Mình mua sách ông này đọc vì ông ta viết về kinh tế và văn hoá. Lý do là ông ta là người da đen, khi trẻ từng xuống Đường đấu tranh giai cấp, kỳ thị này nọ như ông thượng nGhị sĩ Sanders. Về già thì ông ta bổng nhiên trở thành bảo thủ, chống lại ý thức hệ thức tĩnh vì nghĩ sẽ không tốt cho người da màu đi theo con đường woke. Ông ta kể là có lần, chiều thứ 7, ông ta đang đi vào thư viện của đại học UCLA, nơi ông ta giảng dạy thì khám phá ra toàn là sinh viên gốc Á đông, ngồi học bài, chuẩn bị bài vỡ cho tuần tới trong khi sinh viên gốc Mỹ trắng, Mỹ đen thì đi chơi, uống rượu,…giải trí vào cuối tuần. Vụ này mình có trải qua thời sinh viên, không có tiền để ngồi cà phê với tụi bạn Tây đầm nên đi vẽ hay viếng bảo tàng viện. 

Đây là thống kê lợi tức của người Mỹ gốc Á châu số với người Mỹ trắng. Người gốc Đài Loan và Ấn Độ dẫn đầu. 

Chúng ta biết Hoa Kỳ được xây dựng bằng người di cư từ các nước khác đến để xây dựng giấc mơ của họ. Hiện nay có 2 triệu người Việt sinh sống tại xứ này. Đa số là người tỵ nạn, gần đây thì có người Việt giàu có tại Việt Nam, hạ cánh an toàn ở xứ Hoa Kỳ, phồn vinh giả tạo, đang dẫy chết. Thomas Sowell phân tích sự thành công của người Mỹ gốc Á dựa trên các yếu tố văn hóa, lịch sử và chính sách nhập cư. Khi nói đến Á châu thì phải kể các xứ thuộc Á châu, thay vì chỉ Trung Cộng, Việt Nam và vài nước khác ở Đông Nam Á. Đi Âu châu kỳ rồi, mình có đem theo một cuốn sách của ông ta để đọc trên máy bay, xin lượt thuật lại đây:


1. Di sản văn hóa

Sowell thường nhấn mạnh ảnh hưởng của Nho giáo trong việc hình thành hành vi và ưu tiên của nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Á. Ý nói là người Tàu, Việt Nam, Nam Hàn,.. Triết lý này đề cao giáo dục, lao động chăm chỉ, sự tôn trọng quyền lực, và sự trì hoãn hưởng thụ—những giá trị phù hợp với con đường dẫn đến thành công về kinh tế và xã hội.

Ví dụ, các gia đình Mỹ gốc Á thường coi trọng thành tích học tập như một trách nhiệm đạo đức, dẫn đến tỷ lệ theo học đại học và thành công nghề nghiệp cao vượt trội. Người di dân Ấn Độ, Ba Tư, người Tàu, người Việt, Nam hàn, người Nhật,… đều khuyến khích con học vì đó là con đường sớm đổi đời. Học ra trường kỹ sư, bác sĩ thì thế hệ thứ 2 thuộc thành phần trung lưu của Hoa Kỳ. Đổi đời nhanh chóng thay vì lao động như mấy thế kỷ trước các người di dân đến từ Âu châu. Ngày nay học đại học rất dễ, chỉ cần mượn tiền đi học, ra tường đi làm để trả nợ, còn khi xưa thì nhà giàu mới có tiền đóng học phí cho con đi học. Người á châu tại Hoa Kỳ đã dựa vào chế độ mượn tiền đi học, giúp thế hệ thứ 2 trở thành giai cấp trung lưu nhanh nhất.


Khi xưa, người da đen hay da trắng tuy có kỳ thị màu da, trường học, di chuyển công cộng, cách ly nhưng người Mỹ trung lưu, lợi tức, học vấn vẫn tương đương nhau, không sai biệt nhiều tuy khác ở khác khu vực. Đến sau 1945, khi đạo luật G.I., được ra đời thì giúp người Mỹ da trắng trở nên giàu sang nhanh, bỏ lại người da đen. Luật G.I., giúp người Mỹ da trắng đi học đại học và mua nhà khiến họ trở thành giai cấp trung lưu nhanh chóng trong khi chỉ có 5% người da đen sử dụng đạo luật G.I., khiến ngày nay có sự chênh lệch giữa người Mỹ da đen và da trắng. 

Đa số người Mỹ da đen tham chiến trở về, ít ai đi học lại vào đại học nên lợi tức không gia tăng trong khi người Mỹ da trắng chịu khó đi học đại học, tốt nghiệp nên lương bổng khá hơn, mua nhà, tạo dựng tài sản, để truyền lại cho con cái khi qua đời, giúp thế hệ đi sau khá hơn. Vấn đề không sử dụng luật GI này đã khiến cho cộng đồng người Mỹ da đen bị bỏ lại phía sau quá xa qua một thế hệ. Tạo ra một đề tài đấu tranh chủng tộc và giai cấp trong xã hội Mỹ ngày nay. 

Cũng nên nói thêm là sau khi tham chiến về, Hoa Kỳ không bị tàn phá bởi cuộc chiến, giúp kinh tế Hoa Kỳ sản xuất rất nhiều để xuất cảng cho cả thế giới tự do vì Âu châu, Nhật Bản, Á châu đều bị chiến tranh tàn phá nên phải tái thiết hoàn toàn hạ tầng cơ sở của họ, chưa có thể sản xuất để xuất cảng. Kinh tế Hoa Kỳ phát triển rất mạnh, các cựu quân nhân tìm được việc làm trong các nhà máy, lương bổng cao, có thể mua xe hơi, mua nhà, tạo dựng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Do đó ít ai chịu khó đi học đại học dù được chính phủ hổ trợ qua đạo luật G.I. Người Mỹ da trắng sử dụng đạo luật này rất nhiều so với 5% người da màu.


Như trường hợp ông phó tổng thống J.D. Vance, sinh ra trong một gia đình nghèo khó có vấn đề, mẹ nghiện ma tuý. Lớn lên ông ta đi lính và sau khi giải ngủ ông ta sử dụng luật G.I., để đi học đại học, mua nhà trở thành giới trung lưu thậm chí là triệu Phú ngày nay. Khi xưa mình muốn hai đứa con đi lính, để hưởng chế độ này, học đại học được chính phủ bảo trợ,…chỉ làm việc cho chính phủ 10 năm sau đó về hưu, mua nhà với tiền lời rẻ,… nhưng đồng chí gái không chịu.


2. Sự chọn lọc trong nhập cư

•Ông Sowell nhận thấy hệ thống nhập cư của Mỹ từ lâu đã ưu tiên những cá nhân có tay nghề cao hoặc động lực lớn từ châu Á, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây. Người ta gọi là Hoa Kỳ lấy chất xám của thế giới. Sinh viên du học, ra trường, mà giỏi thì được công ty lo giấy tờ ở lại. Mình sang Hoa Kỳ nhờ chiếu khán loại này. Luật sư của công ty mướn mình đăng quảng cáo suốt 4 tuần lễ, tìm một kiến trúc sư có thể nói tiếng pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, tiếng ý và tiếng Đức nên chả có thằng Tây nào nộp đơn và họ dùng cách đó để xin chiếu khán H-1B cho mình. 

Luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 ưu tiên các chuyên gia có tay nghề cao như bác sĩ, kỹ sư và nhà khoa học, nhiều người trong số họ đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Du học sinh đậu tiến sĩ mà giỏi thì các công ty mướn ở lại Hoa Kỳ làm việc. Chỉ có ai không giỏi lắm mới phải về cố quốc. Thật ra các ngành như bác sĩ,… rất khó được hành nghề tại Hoa Kỳ, vì phải học lại, thi lấy bằng hành nghề tại Hoa Kỳ nhưng các nghề khác như kỹ sư thì dễ hơn. Có khả năng thì họ mướn chớ chả hỏi bằng hành nghề.

Sự “chọn lọc trước” này giúp những người nhập cư và con cháu họ có khởi đầu thuận lợi, vì họ đến Hoa Kỳ với trình độ học vấn và chuyên môn có thể được tận dụng ngay lập tức.


3. Cấu trúc gia đình và hỗ trợ

ông Sowell nhấn mạnh cấu trúc gia đình bền vững phổ biến trong nhiều nhóm người Mỹ gốc Á. Sự tham gia của cha mẹ: Cha mẹ giám sát chặt chẽ việc học của con và thực thi kỷ luật giáo dục nghiêm khắc. Con di dân hay bị bố mẹ đánh đòn còn người Mỹ da trắng thì sợ cảnh sát đến bắt bỏ tù. 

Huy động tài nguyên: Gia đình có thể sống chung nhiều thế hệ để tiết kiệm tiền hoặc hỗ trợ nhau trong việc đạt các mục tiêu chung, chẳng hạn như chi trả học phí hoặc mở doanh nghiệp. Trong cuốn sách The Chicken soup of the Soul, có kể câu chuyện một gia đình người Việt tỵ nạn, sang Hoa Kỳ năm 75. Làm việc trong một tiệm bánh, sau đó chủ về hưu thì bán lại tiệm và cả gia đình 18 người sống chịu khó trong căn hộ nhỏ và cuối cùng đã trở thành triệu Phú.


Ngày nay người Mỹ da trắng ly dị khá nhiều đến 49% nên tài sản cúng cho luật sư hết nên rất kém về lợi tức vì chi tiêu cao. Ngoài ra người Mỹ da trắng trung lưu đều mong muốn con mình trở thành một nhà vô địch bóng bầu dục, hay môn thể thao nào đó, không chú tâm vào giáo dục, học cao. Khi con mình học trung học, các phụ huynh da trắng mình quen, rất đam mê xem football Mỹ, bóng chuỳ,… nên ghi danh cho con chơi mấy môn thể thao này theo mùa. Hè cho đi tập luyện thêm để hy vọng con họ trở thành cầu thủ, làm giàu. Khi con họ đủ tuổi thì ít người có tinh thần giúp con như người Á đông, hy sinh đời bố mẹ củng cố đời con. Hai đứa con mình mới mua một căn nhà cho thuê. Nói chuyện thì con trai và con gái ở gần đó. Ông bà dọn về Tennessee hữu trí nhưng họ không giúp con của họ. Theo người Việt thì chắc bán lại hay cho con căn nhà. Đây vẫn để con đi mướn nhà. Con trai làm tài xế xe đổ xi-măng.


Khi xưa mình cũng bắt chước người Mỹ mơ này nọ khi mấy đứa con bơi cho đội tuyển junior Olympic, phá kỷ lục trường này nọ, đứng thứ 42 trên toàn quốc, đến khi nghe nói trên 350,000 học sinh, sinh viên chỉ có 2 được tuyển nên bỏ mộng này, kêu con lo học. Đi trồng bơ cho chắc ăn. Mấy trăm triệu người mới có được một Kobe Bryant hay Michael Jordan? Ngoài ra chơi thể thao hay bị chấn thương thì xem cả đời lận đận. Dân á châu thường bị xem thường về thể thao.


4. Tập trung vào giáo dục

Người Mỹ gốc Á đạt được thành tích học tập cao hơn các nhóm khác. Không phải vì họ thông minh hơn các chủng tộc khác, mà vì chịu khó. Giáo sư Sowell coi đây là sự phản ánh của các ưu tiên văn hóa hơn là lợi thế hệ thống giáo dục. Thường học sinh hay sinh viên di dân, có vấn đề về anh ngữ khi mới di dân. Ông ta cho biết sự chịu khó sẽ đưa đến sự thành công, có tài mà lười biếng thì không đưa đến đâu.

Ông đưa ra ví dụ về cách các gia đình châu Á có thu nhập thấp phân bổ phần lớn nguồn lực cho việc học thêm, chuẩn bị thi con như người Á đông và giáo dục đại học. Dân Á đông trả tiền cho con học thêm nên các trường Kumon,…mọc lên như nấm tại các khu vực người gốc Á. Hy sinh đời bố củng cố đời con. Người Mỹ thường để con cái tự túc. Cái này rất hay nếu con là những đứa có tài, ý chí nhưng đâu phải đứa con nào cũng giỏi hết, nên cần có bố mẹ giúp đỡ thì không trở nên xuất chúng nhưng cũng có một cuộc sống êm ả sau này.

Chẳng hạn, những người nhập cư Trung Quốc làm công việc lao động chân tay thường góp chung tài nguyên để mở doanh nghiệp hoặc đầu tư vào giáo dục của con cái. Châm ngôn của người Tàu là phi thương bất Phú. 


5. Vượt qua thách thức lịch sử

giáo sư Sowell thường thảo luận về sự phân biệt đối xử mà người Mỹ gốc Á phải đối mặt, chẳng hạn như Đạo luật Loại trừ Người Trung Quốc (Chinese Exclusion Act) hoặc việc giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung tỏng thời gian Thế chiến II. Mấy gia đình người Nhật ở Cali bị bỏ tù trong thời kỳ chiến tranh, khi ra tù bị người Mỹ da trắng chiếm đất rất nhiều. Khu vực đắt tiền Palo Verde nếu đọc lịch sử là đất của người Nhật và người Mễ khi xưa nhưng sau 1945 bị cướp mất. 

Mặc dù có những rào cản này, nhiều nhóm người Mỹ gốc Á đã tự lực cánh sinh và hỗ trợ cộng đồng, tránh phụ thuộc lâu dài vào viện trợ của chính phủ hoặc các phong trào đòi quyền lợi. Như các bang hội của người Tàu. Người Việt mình thường anh em giúp đỡ nhau, cho mượn tiền để mua nhà này nọ. Tỏng khi người Mỹ hay da đen không có vụ này hoặc rất ít. Vì chủ nghĩa cá nhân.

Ông so sánh điều này với các nhóm khác có thể tập trung nhiều hơn vào các giải pháp chính trị, và lập luận rằng sự tiến bộ kinh tế thường mang lại kết quả tốt hơn về lâu dài. Như vấn đề DEI, bảo vệ quyền lợi người da màu này nọ, nhắc lại quá khứ, tổ tiên người da đen bị bắt cóc từ Phi Châu, đem qua Hoa Kỳ làm nô lệ. Họ đổ lỗi ngày nay, người da màu bị thua xa người Mỹ da trắng vì lý do đó. Nạn nhân hoá lịch sử để giải thích lý do họ bị bỏ lại sau người Mỹ da trắng quá xa. Họ cố tình dấu đi các sự thật về lịch sử. Dạo ấy người Ái nHỉ Lan, đói nên di dân qua Hoa Kỳ để kiếm ăn, gửi tiền về nuôi gai đình. Các công trình tại Hoa Kỳ, điển hình là đoàn con kênh ở tiểu bang Louisiana, các nhà thầu mướn lao công người Ái Nhỉ Lan hơn là mướn nô lệ da đen. Lý do là nếu người ái nhỉ lan bị tai nạn chết thì họ chỉ chôn rồi kiếm người khác thay thế. Trong khi nếu mướn nô lệ thì lỡ chết thì công ty phải đền bù cho chủ người nô lệ $900.


6. Các lĩnh vực kinh tế và sự nhạy bén trong kinh doanh

ông Sowell thảo luận cách người nhập cư châu Á thành công trong việc chiếm lĩnh các lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như mở tiệm giặt ủi, cửa hàng tạp hóa và nhà hàng, ngay cả trong điều kiện bất lợi. Người Việt mình là chiếm lĩnh kỹ nghệ làm móng tay, trong khi người Miên theo bán tiệm donut, người Tàu thì tiệm ăn, người đại Hàn thì giặt ủi, còn ấn độ thì motel. Nghe nói 80% motel tại Hoa Kỳ là do người ấn chiếm giữ. Người ba tư thì chủ trạm xăng. Trên thực tế, khi mới sang Hoa Kỳ, không rành tiếng anh, người di dân buộc phải làm những công việc tay chân. Hay mở các tiệm nhỏ. Có anh bạn gốc Đà Lạt, khi sang Hoa Kỳ năm 75 thì gia đình anh ta mở một tiệm tạp hoá như trường hợp ông Hoàng Đức Nhã. Anh ta phụ mẹ lo cho mấy người em ăn học, sau đó anh ta đi học lại, khá thành công sau này chán nên về tiếp thu lại công ty của gai đình rồi khuếch trương lớn hơn với số vốn nghề nghiệp và kinh nghiệm tại Hoa Kỳ nên rất khá, sau này bán lại công ty cho một công ty thực phẩm đa quốc gia. Về hưu leo núi chơi.

Qua thời gian, những doanh nghiệp này trở thành bàn đạp để các thế hệ sau bước vào các ngành nghề có thu nhập cao hơn. Mình có anh bạn tốt nghiệp MÍT, sau đó đi làm rồi học MBA, buồn đời mở công ty với hai người bạn học cũ. Sau đó bán công ty cho IBM được 100 triệu cách đây 25 năm. Buồn đời không biết làm gì đi học lại lấy cái bằng tiến sĩ cho vui. Một anh khác học BU cũng trở thành triệu Phú thế hệ đầu tiên người Việt tại Hoa Kỳ.


7. So sánh giữa các cộng đồng 

ông Sowell nhấn mạnh rằng người Mỹ gốc Á không phải là một nhóm đồng nhất. Các nhóm phụ như người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ có xu hướng đạt được thành tích khác nhau do sự khác biệt về mô hình nhập cư lịch sử và điều kiện xuất phát.

Ví dụ, người tị nạn Việt Nam, nhiều người đến Mỹ với ít tài sản hoặc học vấn, ban đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nhưng thường tái tạo các mô hình thăng tiến qua các thế hệ.

Ngược lại, các nhóm Đông Nam Á như người Hmong và Campuchia, những người đến với tư cách là người tị nạn, thường có điểm khởi đầu thấp hơn về mặt giáo dục và kinh tế, dẫn đến quá trình thăng tiến lâu dài hơn. Ai lên Fresno, nơi người Mường định cư đông nhất, sẽ thấy họ ăn trợ cấp rất nhiều.


8. Phê phán định kiến

Mặc dù công nhận “khuôn mẫu thiểu số kiểu mẫu” (model minority), Sowell cảnh báo về việc tổng quát hóa hoặc lý tưởng hóa sự thành công của người Mỹ gốc Á. Ông lưu ý rằng thành tựu không được phân bổ đồng đều và các giá trị văn hóa đôi khi có thể đặt áp lực lớn lên cá nhân.

Hôm trước đi ăn cơm với bạn. Anh ta kể có viếng căn nhà của người quen mới từ Việt Nam sang. Căn nhà to đùng với diện tích 8,000 sqft cho thấy người Việt di dân sang Hoa Kỳ ngày nay dư tiền không như người Việt tỵ nạn đến từ sau năm 75 với đôi bàn tay trắng.

Ông Sowell giải thích sự thành công của người Mỹ gốc Á chủ yếu nhờ vào yếu tố văn hóa, chính sách nhập cư, và nỗ lực cá nhân thay vì lợi thế hệ thống. Phân tích của ông nhấn mạnh vai trò của các giá trị, sự hy sinh và suy nghĩ dài hạn trong việc tạo ra cơ hội phát triển, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử và chính sách nhập cư.


Người di cư đến thì chịu khó, hà tiện, làm việc nhiều để dành tiền, giúp con ăn học theo tiêu chí hy sinh đời bố mẹ củng cố đời con. Vấn đề là đến đời thứ ba thì con cháu sẽ trở thành Mỹ trắng hết. Lý dị phá nát sự nghiệp. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn