Hôm trước có kể cô bạn của đồng chí gái, gọi hỏi về làm quỹ uỷ thác (Living Trust) để khi qua đời, con cái thừa kế không phải ra toà thừa kế (probate court), để toà quyết định tài sản thuộc về ai, chia chác ra sao, thừa hưởng là mất từ 9-24 tháng, và bay mất ít nhất 10% tài sản để lại cho con cháu hay nhiều hơn nếu con cháu tranh chấp, không chấp thuận những gì ghi trong di chúc, xem như cúng tiền cho luật sư. Nói theo nhà Phật, kiếp trước có nợ nên kiếp này để dành tiền bạc trả nợ cho luật sư sau khi chết. Thật ra người Mỹ sinh tại Hoa Kỳ, đa số cũng chưa bao giờ nghe nói đến quỹ uỷ thác mà có nghe nói đến, họ cũng không hiểu rõ. Cho nên nhập gia tuỳ tục, mình sống ở Hoa Kỳ thì nên tìm hiểu để tránh cho người ở lại mệt óc.
Nhân mùa lễ Tạ Ơn, con cháu họp mặt xum vầy, các bác nên nói cho con cháu biết về di chúc của mình để xem tình hình giữa con cháu. Sẽ thấy những bất ngờ xẩy ra khi dính đến tiền của mấy bác để lại. Các luật sư về thừa kế, đều khuyên là chia đồng đều còn đứa này ít, đứa kia nhiều vì nghèo hay giàu hơn là mệt vì chắc chắn sẽ có tranh chấp. Con người ngay con mình sinh dưỡng cũng có lòng tham vô đáy. Anh em như bàn tay, có ngón ngắn ngón dài.
Người Việt hay nói “cha chung không ai khóc”, khi về già, con cái cứ ní nhau chăm sóc bố mẹ. May mắn gặp con loại “ưu sinh”, chăm sóc chúng ta cẩn thận nên chúng ta cảm thấy nên chia tài sản gia tài nhiều hơn cho đứa chăm sóc chúng ta, sẽ tạo ra lộn xộn thưa kiện sau này. Có một thân hữu có đứa con dọn về nhà ở chung để tiện chăm sóc bố mẹ suốt mấy năm trời. Để rồi tưởng sau khi bố mẹ qua đời, gia đình người con ưu sinh sẽ tiếp tục ở tỏng căn nhà nhưng mấy người con khác kêu dọn ra để bán chia nhau. Do đó chúng ta cần làm di chúc để lại nhằm tránh những việc này xẩy ra.
Theo nhà Phật, có 3 loại người con: liệt sinh, vô sinh và ưu sinh. Liệt sinh là loại con chả bao giờ chăm sóc, nấu cho mình ăn gì cả, ngược lại báo mình từ nhỏ đến khi mình chết như xin tiền, lúc nào cũng túng thiếu, về xin tiền này nọ. Còn con vô sinh thì chúng chả giúp mình và cũng không báo mình. Chúng ta chỉ mong có con loại này, nuôi chúng khôn lớn, tự đi làm nuôi lấy thân còn người con ưu sinh thì loại, lập gia đình rồi nhưng vẫn chăm sóc chúng ta khi về già, chả bao giờ báo cả. Có món ngon đem qua nhà cho hay đem mình về nuôi. Loại này rất hiếm. Hôm tước bà cụ đâu, nói chả có đứa nào lo cả, không ai điện thoại thăm hỏi, chỉ có một co em là chăm sóc, nghỉ làm đưa đi bác sĩ, mua Yến tẩm bổ mẹ già nay khỏi rồi vì bị mấy cái răng hành. Sinh ra 10 người con mà được một đứa thuộc loại ưu sinh, cũng hãnh diện.
Tại Hoa Kỳ thì khi một ai qua đời thì tài sản của họ không được tự động chia cho con cái dù có di chúc của người chết để lại. Thường phải ra toà thừa kế (probate court), để xác định tổng cộng tài sản bao nhiêu để chính phủ đánh thuế. Toà sẽ nghe các người có dính dáng đến tài sản của người qua đời như người chết mắc nợ ai đó, thì họ đòi lại, trưng bằng cớ,… hay con nuôi, con rơi ở đâu lòi ra, đòi chia gia tài,… đó là lý do là khi người qua đời, gia đình phải đăng cáo phó trên báo chí để không phạm luật thừa kế, để báo cho những ai có dính dáng gì đến tài sản của người qua đời biết, để họ ra toà để đòi. Nếu không sẽ bị kiện mệt lắm. Để tránh trường hợp phải ra toà này nọ, cho thiên hạ biết chuyện gia đình, hay tài sản để lại, người Mỹ thường làm Living Trust (quỹ tín thác) để chuyển tài sản vào pháp nhân nên sẽ giữ được quyền riêng tư, không phải ra toà thừa kế. Như vậy chỉ có những người nào có tên trong quỹ tín thác mới biết và thừa hưởng tài sản để lại.
Tuy nhiên, có những tài sản mà luật sư khuyên chúng ta không nên bỏ vào quỹ uỷ thác (Living Trust) khi lập kế hoạch tài sản (estate planning). Nếu muốn giúp con mình không phải qua toà thừa kế (Probate Court) sau khi qua đời, đây là 5 tài sản không nên đưa vào quỹ ủy thác (Living Trust) khi còn sống. Trong living Trust nên nhắc luật sư ghi thêm một điều khoản là những tài sản chưa kịp chuyển vào Living Trust sẽ tự động được bổ sung vào.
Khi đã thành lập Living Trust thì cần nhất là phải chuyển tên chủ quyền từ mình vào Living trust nếu không thì cũng bù trớt. Điển hình, ông Ron nuôi ong trong vườn mình, sợ bà vợ bỏ ông ta chia gia tài nên có nghe lời mình làm di chúc và living Trust nhưng ông ta chưa chuyển sổ đỏ căn nhà vào living Trust nên khi qua đời, vẫn phải ra toà thừa kế.
Mình nói trường hợp của ông Pete, một người cha 78 tuổi, có ba đứa con, muốn sắp xếp ổn thỏa các vấn đề tài chính của ông ta trước khi qua đời. Hoàn cảnh của ông Pete phản ánh những gì vô số người trong độ tuổi nghỉ hưu phải đối mặt khi họ lập di chúc và tạo quỹ ủy thác như trường hợp cô bạn của đồng chí gái gọi hỏi mình tuần rồi.
“Tôi ghét việc chứng thực di chúc,” (ra tòa probate court). Ông Pete chia sẻ trong một buổi nói chuyện ở hội người đầu tư địa ốc. “Tôi đã trải qua điều đó khi cha tôi mất, và gia đình tôi đã dành cả 3 năm sau đó để nói chuyện với luật sư, cố gắng giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.” Ông ấy chia sẻ về quá trình chứng thực di chúc gây ra căng thẳng giữa các anh chị em của mình. Lý do là mấy người kia không đồng ý với cách tính toán, chia tài sản của ông bố. Ông ấy cũng nuôi dưỡng sự thất vọng về một câu hỏi không thể trả lời: “Tại sao bố mẹ tôi không lập một quỹ tín thác khi còn sống? Làm như vậy sẽ khiến mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.” Có rất nhiều nguyên do. Không biết hay lo sợ nói chuyện chết chóc, tin dị đoan.
Thậm chí có làm quỹ tín thác (living Trust) cũng sẽ có tranh chấp nếu không báo trước cho con. Điển hình chủ vườn bơ của mình. Ông ta là developer, xây mấy trăm căn hộ xung quanh vườn mình, rồi buồn đời để lại hai chục mẫu trồng bơ cho vui. Khi ông ta qua đời, bà vợ bị lẫn. Cô con gái ở New York không nhất trí với di chúc và kiện thằng anh. Không biết lý do. Chỉ thấy trên giấy tờ được công chứng. Cuối cùng cô con gái thắng và trở thành người executrice của tài sản để lại. Cô con gái ở New York, không biết gì về vườn bơ, như thằng anh ở Cali mà mỗi tháng phải trả $7,000 tiền nước nên bán tháo cho tên làm vườn $60,000. Tên này bán bơ tuy hơi sớm nhưng được trên $100,000 trả cho cô con gái, bỏ túi $40,000. Rồi không kham nổi $7,000 tiền nước nên kêu bán cho mình với giá cao hơn 1 tị. Cho nên quan trọng nhất là nói cho con cháu biết ý định của mình khi còn sống. Để có gì mình còn sửa đổi.
Họ cũng khuyên chúng ta là khi thành lập di chúc thì nên nói và bàn với mấy người con trước để tránh hậu hoạn, anh em từ bỏ nhau vì chia gia tài. Mình nhớ khi về Đà Lạt, mình đưa ông bà cụ đi thị thực chữ ký di chúc. Tối đó phát cho mỗi người con một bản thì cả nhà như cái chợ, cãi nhau như mỗ bò. Ai cũng nghĩ, tự cho mình lo lắng, chăm sóc cho bố mẹ nhiều hơn mấy người kia, nên phần của họ phải nhiều hơn thay vì được chia đồng đều. Đó là chỉ có một căn nhà. Tiền bạc sẽ giúp chúng ta thấy lộ mặt, chân tướng và tấm lòng vị tiền của con người. Chán Mớ Đời
Ông Pete đã lập một quỹ tín thác khi còn sống. Bây giờ, ông ấy phải quyết định xem nên bỏ những tài sản nào trong Living Trust và những gì không nên chuyển tên. Dưới đây là năm điều mà ông ta giải thích, chúng ta cần cân nhắc khi lập quỹ tín thác khi còn sống. Trước nhất xin giải thích về di chúc: Nhiều người thậm chí còn không biết cụm từ “di chúc” có nghĩa là gì cho đến khi họ thực sự bắt tay vào làm. Vì lý do đó mà chị bạn gọi hỏi vì khi bắt đầu mới thấy châm, không dễ như mình nói thường ngày vì phải nghĩ đến đủ trường hợp có thể xẩy ra một khi mình không còn tại thế hay nằm Coma. Cô em mình có ông anh chồng nằm Coma trên 10 năm nay. Kinh
Đôi khi, không phải lúc nào cũng vậy, khi một người qua đời — ngay cả khi họ để lại di chúc thì cần phải có một quy trình pháp lý để xác nhận di chúc, chỉ định người thi hành di chúc (executor) để quản lý di sản nếu chưa có người thi hành, trả hết các khoản nợ và sau đó phân phối các tài sản còn lại. Do đó trong living Trust có ghi rõ tên ai sẽ lo thi hành di chúc.
Quá trình qua toà thừa kế này đôi khi có thể mất nhiều năm, chưa kể đến đống giấy tờ và chi phí pháp lý. Ví dụ, ca sĩ Prince qua đời vào năm 2016, cuộc chiến pháp lý về tài sản của ông vẫn tiếp tục trong quá trình chứng thực di chúc cho đến tháng 8 năm 2022. Hay ông Elvis Presley mất gần 20 năm, rốt cuộc cô con gái nhận đâu có 1 triệu đô la, còn bao nhiêu luật sư ăn hết.
Nếu chúng ta "khỏe mạnh về tinh thần và thể chất", thì có thể lập di chúc vì có thể thị thực chữ ký để không khiến gia đình phải loay hoay và cố gắng đoán ý nguyện của chúng ta. Hôm trước, đọc trên báo về tài Chánh, có người hỏi ông bố bị lẫn trước khi qua đời, làm lại di chúc trên mạng, gạch tên bà vợ ra khỏi di chúc. Họ trả lời rất hay. Như trường hợp ông Larry King, vào phút chót trước khi qua đời, viết di chúc lại bằng tay, gạch bỏ tên bà vợ cuối cùng ra khỏi di chúc, chỉ để gia tài lại cho mấy người con. Hợp pháp. Chỉ tội bà vợ cuối cùng tưởng chăm sóc ông ta sẽ hưởng được chút gì để nhớ.
Nếu muốn có thêm một lớp bảo mật và sự an tâm, chúng ta có thể lập một quỹ ủy thác sống có thể hủy ngang (revocable). Một quỹ tín thác sẽ giúp gia đình ông Pete tránh được việc chứng thực di chúc, bảo vệ quyền riêng tư của họ và giảm thiểu thuế bất động sản khi ông Pete qua đời. Nếu ra toà thì phải kê khai công bố tất cả tài sản của người quá cố, còn nếu làm Living Trust thì không phải công bố. Quỹ tín thác (Living Trust) là một văn bản cho phép chúng ta kiểm soát tiền bạc và tài sản của mình và chỉ định người nhận sau khi bạn qua đời.
"Có thể hủy ngang" (revocable) có nghĩa là chúng ta có thể thay đổi các điều khoản bất kỳ lúc nào khi còn sống và minh mẫn. Vì tài sản không được coi là một phần trong di sản của chúng ta, nên chúng tránh được quá trình chứng thực di chúc. (Khi làm living Trust thì chúng ta phải chuyển tên tất cả tài sản vào quỹ tín thác thì mới tránh được trường hợp người thừa kế phải ra toà thừa kế).
Nó cũng cho phép chúng ta tiếp tục sử dụng tài sản được chuyển vào quỹ tín thác, chẳng hạn như bất động sản hoặc khoản đầu tư mà chúng ta sở hữu.
Nếu chúng ta có một bất động sản lớn với nhiều khoản đầu tư, có thể cân nhắc cả việc hợp nhất quản lý tài sản của mình trên một nền tảng duy nhất và sử dụng nền tảng đó để quản lý việc phân phối tài sản của bạn sau khi bạn qua đời. Tuy nhiên, lợi thế của quỹ tín thác có giới hạn của chúng và một số mục nhất định sẽ chỉ gây đau đầu nếu được giữ ở đó. Người ta cho biết 5 mục không được giữ trong quỹ tín thác sống có thể hủy ngang:
1/ Xe cộ. Cho dù đó là Corvette 1963, xe trực thăng Harley hay máy bay cánh quạt, tất cả những gì cần thiết để chuyển nhượng là một hướng dẫn bằng văn bản đơn giản để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thụ hưởng. Nếu được giữ trong quỹ tín thác, bạn có thể dễ bị kiện tụng về các vụ tai nạn liên quan đến xe cộ. Xe cộ là tài sản có thể gây phiền toái nhất khi người lái xe đụng thiên hạ, sẽ bị kiện dù có bảo hiểm vì bảo hiểm chỉ đền lại giá chiếc xe nhưng người chết hay bị thương này nọ thì chủ xe lãnh đủ. Do đó người ta thường dùng một pháp nhân khác đứng tên sở hữu chiếc xe thay vì dứng tên của mình.
2/ Trợ cấp hưu trí (annuities) và tài khoản hưu trí (retirement account). Quỹ tín thác có thể biến các tài khoản không chịu thuế thành tài khoản chịu thuế. Tuy nhiên, có thể biến chính quỹ tín thác thành người thụ hưởng, để các tài khoản này được chuyển trực tiếp cho người được ủy thác của chúng ta.
3/ Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance). Không cần phải đưa khoản này vào quỹ ủy thác có thể hủy ngang. Chỉ cần nêu tên người thụ hưởng (benefiaries) trong hợp đồng bảo hiểm. Hoặc, tạo quỹ ủy thác bảo hiểm nhân thọ không thể hủy ngang (ILIT) để tránh thuế tài sản thừa kế. Vụ này mình bị lúc đầu khi mới làm Living Trust, mình không hiểu rõ nên bỏ tên Benefiary là Living Trust của hai vợ chồng. Nếu một trong hai người chết thì được lãnh $500,000. Thì số tiền $500,000 sẽ được cộng vào di sản (estate) của Living Trust của gia đình nên sau này, mình phải làm giấy tờ đổi tên người thừa hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ là vợ hay chồng và hai đứa con. Dạo đó, nếu di sản có trên 1 triệu đô là bị đóng thuế. Nếu cộng $500,000 vào là có thể trên 1 triệu đô vì khi cộng xe hơi này nọ, nhà cửa,…
Nếu lo lắng về việc những người thân yêu của mình có thể tiếp cận được nguồn tiền để trang trải chi phí tang lễ hoặc các chi phí và khoản nợ khác ngay sau khi chúng ta qua đời, bảo hiểm nhân thọ có thể cung cấp giải pháp linh hoạt để hỗ trợ gia đình mình, cung cấp phạm vi bảo hiểm có khả năng thay thế thu nhập đã mất hoặc giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán trong trường hợp chúng ta qua đời. Tại bỏ trong Living Trust là phải đợi toà xong xuôi mới lãnh được tiền trong khi nếu để tên vợ hay chồng thì khi có giấy chứng nhận tử vong thì công ty bảo hiểm sẽ trả ngay.
4/ Tài sản được nắm giữ ở các quốc gia khác. Điều này trở nên phức tạp vì có thể không được phép đưa tài sản quốc tế vào quỹ ủy thác. Để tìm hiểu xem điều đó có khả thi hay không, chúng ta sẽ cần tham khảo ý kiến của luật sư về bất động sản được cấp phép tại quốc gia nơi bạn có tài sản quốc tế. Cũng như có tài sản ở một tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, vì phải lo ra toà thừa kế tại những tiểu bang mình có tài sản, di sản. Tốt nhất là gom về nơi tiểu bang mình sinh sống cho khoẻ đời con cháu. Không nên mua nhà ở Việt Nam. Khi chết ở Việt Nam, con mình mất công bay về Việt Nam, bán nhưng chưa chắc là đem tiền qua Hoa Kỳ lại,…
5/ Tài khoản vãng lai và tiết kiệm. (Checking and savings Account) Nếu chúng ta sử dụng những tài khoản này để thanh toán các hóa đơn hàng tháng, có thể gặp phải các biến chứng về tài chính trừ khi bạn là người ủy thác và được cấp toàn quyền kiểm soát tài sản ủy thác. Có một cách dễ dàng hơn nhiều: Không đưa những tài khoản này vào quỹ ủy thác.
Mình nghe nói có ông làm ăn, có công ty nhưng đứng tên ông ta vì sợ liên luỵ đến vợ nên trương mục ngân hàng chỉ có mình ông ta có quyền ký tên. Khi ông ta qua đời thì bà vợ phải đợi toà án thừa kế cho phép bà ta thay thế ông ta, mất rất lâu đâu 2 năm thì trong lúc đó, bà ta không có tiền để tiếp tục trả nhân công hay các chi phí của công ty hay tiền nợ ngân hàng nên bị kéo nhà. Do đó nếu ai có công ty thì phải để tên vợ và ít nhất một đứa con có quyền ký tên để lỡ có chuyện gì cho hai vợ chồng thì đứa con có thể ký giấy tờ,…
Bác nào mà làm quỹ tín thác thì nên hỏi cho kỹ luật sư nhé. Kiếm luật sư chuyên về luật gia đình chớ gặp luật sư chuyên về tai nạn xe cộ, họ lại bán cái cho luật sư gia đình và vớt thêm chúng ta tiền cò. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn