Paris có gì lạ không Sơn đen?
Đi Âu châu về thì thiên hạ hỏi mình Paris có gì lạ. Mình chỉ viếng cấp tốc Âu châu, qua 3 nước mình trở lại Paris, Ý Đại Lợi và Slovenia thêm có chạy ngang Thụy Sĩ. Điều nhận thấy đầu tiên là các cửa hàng thức ăn nhanh của Mỹ hiện diện khắp nơi, tuy không nhiều như tại Hoa Kỳ nhưng gia tăng khá nhiều so với thời mình sinh sống tại đây. Tây đầm yêu thích thời trang MK, Nike,… Văn hoá Mỹ hiện diện khắp nơi cho thấy cuộc chống lại sự xâm lăng văn hoá đế quốc Mỹ của cựu bộ trưởng văn hóa pháp Jacques Lang đã rơi vào quên lãng của những người thuộc thế hệ mình trước đây. Ngoài ra nền kinh tế cổ truyền, cha truyền con nối được đóng cửa vì không thể cạnh tranh với các siêu thị, gian hàng lớn như tại Hoa Kỳ trước đây. Đi trên phố mà thấy hàng quán đóng cửa nhiều thì biết địa ốc không lên giá như tại Hoa Kỳ.
Đời sống dân địa phương vẫn như xưa, chỉ có là giới trẻ nay di chuyển bằng xe đạp khá nhiều. Họ tạo dựng các phố đi bộ cấm xe hơi chạy khá hay, ít xe trong thành phố. Nói chuyện với mấy đứa cháu và bạn chúng còn trẻ nhưng tinh thần khác với giới trẻ tại Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ còn thấy nhiều nhóm trẻ bàn chuyện khởi nghiệp, thành lập công ty trong khi ở Âu châu, kiếm được một công việc làm là vui rồi. Rồi tính chuyện đi nghỉ hè.
Về kinh tế thì mình thấy Âu châu bị Hoa Kỳ bỏ rơi xa so với những lần mình về trước đây. Theo thống kê thì 16 năm trước kinh tế liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ ngang ngửa. Ngày nay thì kinh tế Hoa Kỳ lớn hơn 50% liên hiệp Âu châu. Xem như cuộc tự sát kinh tế của Âu châu. Nay mới hiểu brexit mà Anh quốc ngày nay te tua. Họ cho là may mắn đã đào thoát ra khỏi liên hiệp Âu châu với những điều luật cấm cản sự tăng trưởng kinh tế. Nghe nói công ty xe hơi đức bị thu mua, cạnh tranh không nổi. Cô em kể đi chiếc xe hơi to một tị, nhưng nhỏ so với Hoa Kỳ, bị dân chúng đi ngang xì bánh xe này nọ, cho rằng xe to, đại diện cho sự phá hoại môi trường.
Xem các chỉ số về kinh tế:
• US GDP: $25.5 trillion
• EU GDP: $16.6 trillion
Năm 2008 thì gdp của hai bên đều ngang ngửa. Chuyện gì xảy ra từ 16 năm qua. Họ cho rằng Âu châu chọn sự an toàn thay vì gia tăng phát triển trong khi Hoa Kỳ chọn đổi mới thay vì quản lý 28 thành viên. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang nhưng các tiểu bang độc lập về phát triển tuỳ theo địa lý.
Kết quả Hoa Kỳ sản xuất 9,000 ức Mỹ kim qua các công ty (9/10 công ty giàu có nhất thế giới ) trong khi Âu châu là con số không.
Nhân tài của Âu châu rời bỏ đi rất nhiều. Con gái mình học trường kinh tế Bocconi ở Milano, có cô bạn qua Hoa Kỳ học MBA ở đại học Harvard. Cô ta tự xưng là dân giỏi của Ý Đại Lợi nhưng làm chưa đến 40,000 Euro trong khi mới vào đại học Harvard đã được trả $120,000, xem như gấp 3 lần. Nhân tài của âu châu đi Hoa Kỳ hay Á châu để khởi nghiệp các công ty vì đời sống thấp.
Lý do là không thể thành công tại Âu châu. Các doanh nhân được xem là những kẻ khai thác, bốc lột nhân công, những ký sinh trùng tư bản trong khi tại Hoa Kỳ, các doanh nhân khởi đầu các công ty được xem là những kẻ chấp nhận rủi ro sẽ được đền đáp. Thất bại được coi là sự giáo dục, không phải là sự xấu hổ. Ý thức hệ xã hội chủ nghĩa rất nặng nề tại Âu châu. Như vòng kim cô vô hình bảo phủ tinh thần dấn thân giới trẻ.
Người châu Âu đang chìm trong thủ tục hành chính quan liêu rườm rà nhiều hơn tại Hoa Kỳ dù người Mỹ than phiền quá quan liêu. Mình xin phép xây căn nhà phải mất đến 7 tháng để được phép xây cất trong khi chỉ xây căn nhà có 6 tuần lễ. Đó là mình may mắn còn đa số kéo dài:
• Luật lao động khiến việc tuyển dụng/sa thải trở nên bất khả thi. Nghe nói muốn sa thải nhân viên phải mất đến 24 tháng
• Thuế suất đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ
• Chi phí tuân thủ giết chết sự đổi mới
Thành lập một công ty ở Pháp mất 84 ngày. Ở Mỹ? 4 ngày. Ở Tân Gia Ba 1 ngày.
Chính phủ Trump hiểu vấn đề này và đang tìm cách loại bỏ chế độ quan liêu hành Chánh để giảm ngân sách quốc gia và giúp thủ tục hành Chánh nhanh chóng trong thời đại thông minh nhân tạo. Cần phải uyển chuyển để thay đổi. Ở Trung Cộng người ta xây một phi trường quốc tế mất 18 tháng trong khi tại Hoa Kỳ, nội xin phép mất 2, 3 năm. Điển hình là Cali muốn xây một đường xe lửa cao tốc từ nam chí Bắc mà mấy chục năm qua, mất 7 tỷ đô la chỉ để nghiên cứu môi trường vẩn vơ. Muốn xây cất nhà ở Cali, phải tốn mấy chục ngàn cho một tên đến nghiên cứu xem mảnh đất có thằn lằn hay chuột kanguru nào được ghi nhận là loại không được phá môi trường của chúng.
Ngay cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thừa nhận điều này. Khi so sánh châu Âu với thị trường Mỹ và Trung Quốc, ông cho biết: Tư duy phản đổi mới đang giết chết châu Âu.
Ví dụ, khi Elon Musk xây dựng Giga Berlin, người Đức đã phản đối: "Không có chủ nghĩa thực dân công nghệ". Tesla gần như đã hủy bỏ dự án do những rào cản về quy định và sự phản đối của cộng đồng. Điều này cũng xảy ra hàng ngày với các công ty nhỏ hơn.
Văn hóa quản lý của châu Âu đã tạo ra một vòng xoáy kinh tế bi thảm:
• Nhân tài rời đi
• Các công ty tránh đầu tư
• Đổi mới chết
• Nền kinh tế trì trệ
• Nhiều quy định hơn theo sau
Đây là lý do tại sao các vấn nạn như "Europoors" tồn tại. Gặp bạn bè, họ chửi Hoa Kỳ rút ra khỏi accords de Paris về môi trường.
Các con số thật tàn khốc:
• 90% nhân tài công nghệ EU sẽ chuyển đến Hoa Kỳ để có được lợi nhuận phù hợp. Nhớ có ông tiến sĩ ý, quên tên, đoạt giải Nobel về vật lý, chính phủ ý kêu ông ta về xứ để nghiên cứu, kêu sex trang bị phòng ốc, nhà cửa 5 sao cho ông ta, nhưng ông ta từ chối vì ngại viết báo cáo thay vì nghiên cứu vô tư như ở Hoa Kỳ.
• Mức lương công nghệ châu Âu: thấp hơn 50% so với Hoa Kỳ
• Nguồn vốn khởi nghiệp: cao hơn 5 lần ở Hoa Kỳ
Và một số ít thành công công nghệ của châu Âu? Hầu hết trong số họ chuyển đến Mỹ:
Đọc hồi ký cô bạn đầm, làm việc cho một công ty khởi nghiệp pháp, và ông chủ phải dọn qua Mỹ và rất thành công. Sau đây là vài công ty khởi nghiệp tại Âu châu và chuyển qua Hoa Kỳ.
• Spotify (hiện có trụ sở tại NYC)
• Klarna (hoạt động chính tại Hoa Kỳ)
• ARM (được NVIDIA mua lại)
Trong khi Châu Âu tranh luận về đạo đức của AI... Mỹ cũng như Trung Cộng tranh đua xây dựng nó. Trong khi Châu Âu quản lý tiền điện tử... Mỹ đổi mới chúng.
Trong khi Châu Âu bảo vệ các ngành công nghiệp cũ... Mỹ tạo ra những ngành công nghiệp mới.
Giải pháp mà Châu Âu cần phải:
1. Cắt giảm quy định
2. Chấp nhận rủi ro
3. Hỗ trợ các doanh nhân
4. Giảm thuế đối với đổi mới
Sự nghiện ngập các quy định luật lệ về bảo vệ môi trường xanh quá sâu sa. Họ đi xe đạp nhưng họ quên một điều là cái điện thoại của họ còn tàn phá môi trường nhiều hơn trước đây với sự khai thác hầm mỏ các khoáng sản từ lòng đất. Có dạo điện thoại Nokia rất được mua khắp thế giới nhưng nay mất tiêu vì không được cải cách, đổi mới.
Văn hóa chống kinh doanh đã ăn sâu. Như một doanh nhân người Pháp đã nói: "Tôi yêu châu Âu, nhưng tôi không thể xây dựng tương lai của mình ở đây. Hệ thống không cho phép tôi làm vậy". Mình nhớ gặp lại cô bạn đầm khi viếng thăm Hoa Kỳ. Cô ta kể khi xưa mình nói là giấc mơ của mình ngày nào đó sở hữu nhà cho thuê khiến cô ta nghĩ mình điên đến khi sang Hoa Kỳ chơi, gặp lại nhau sau 40 năm thì cô ta mới thấy mình hết điên.
Đây là lý do tại sao nước Mỹ vẫn tiếp tục chiến thắng. Không phải vì người Mỹ thông minh hơn. Mà vì hệ thống của họ có lợi cho những người xây dựng, tiên phong. Mình nhớ khi học khoá MBA ở đại học bách khoa Lausanne, ông thầy mới đi Cali về, kêu ở Silicon Valley thấy họ khai thác về điện tử, khởi nghiệp trong khi tại đây như nghĩa địa. Một Steve Jobs có thể mở một công ty trong một cái garage nhưng ở Âu châu thì không tưởng hình ảnh này.
Châu Âu đã trở thành một viện bảo tàng to lớn gồm 28 thành viên:
• Tuyệt vời trong việc bảo tồn quá khứ. Mình thấy tại Paris có rất nhiều viện bảo tàng mới ra đời, du khách làm đuôi để vào xem. Nói chung Âu châu hướng về quá khứ giàu sang của họ nhưng bỏ lại sau lưng tương lai của thế hệ tiếp theo. Cứ như thời trung cổ khi xưa, còn Hoa Kỳ là thời phục hưng.
• Tệ hại trong việc xây dựng tương lai
Nếu châu Âu không cắt giảm các quy định và chấp nhận rủi ro, khoảng cách ngày càng lớn hơn. Nền văn hóa và lịch sử phong phú. Ẩm thực tuyệt vời. Bạn bè dẫn đi ăn hay nấu cho ăn rất ngon, phải chi Hoa Kỳ có thực phẩm như vậy thì em như thiên đàng. Mỗi năm mà có dịp qua Âu châu ở một tháng, ăn uống nghỉ hè chắc vui hơn.
Nhưng ẩn sau sự đa dạng tuyệt đẹp này là một vấn đề chung: Mọi quốc gia châu Âu đều có chung tư duy phản đối tinh thần khởi nghiệp. ở Berlin, Paris hay Stockholm thì cũng không quan trọng... Hệ thống được thiết kế để kìm hãm những người muốn xây dựng, tiên phong. Không khác gì với giáo điều của nhà thờ đã khiến Âu châu chìm trong thời u mê của thời trung cổ với inquisition. Ai có đầu óc khác thường, tư duy mới như Galileo là cho lên dàn hoả. Hay hồi giáo cũng lâm vào trường hợp này sau một thời gian giúp khoa học phát triển.
Điều này đang buộc một thế hệ người châu Âu phải đưa ra một lựa chọn bất khả thi: Ở lại một nền văn hóa mà chúng ta yêu thích nhưng không thể xây dựng? Hay từ bỏ mọi thứ để theo đuổi cơ hội tại Hoa Kỳ hay Á châu? Câu hỏi không phải là liệu châu Âu có tụt hậu hay không. Nó đã tụt hậu rồi.
Gặp lại bạn bè khi xưa, mình cảm thấy may mắn, cuộc đời đưa đẩy mình qua Hoa Kỳ định cư. Cảm ơn đối tượng một thời đã thúc đẩy mình sang Hoa Kỳ. Có lẻ vì vậy, Âu châu theo dõi cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, gợi cho họ chút gì hy vọng về tương lai. Cứ nhìn họ mua dầu và ga của Nga vì rẻ, nay họ bị chới với khi Putin tấn công Ukraine rồi ông Biden cho phá huỷ đường dẫn dầu ở Bắc hải. Cộng thêm dân số càng ngày càng giảm, xem như Âu châu thêm vài chục năm nữa là ngọng. Chán Mớ Đời
Trên thực tế thì Hoa Kỳ cũng đang theo chân của Âu châu vì nền hành Chánh với ý thức hệ bảo vệ môi trường mà chính các nhà nghiên cứu cho biết là bựa, được các chính khách đưa ra, làm trì trệ sự phát triển về AI trong khi Trung Cộng không bị đình trệ, làm môi trường te tua trong khi ít ai nói đến sự tàn phá môi trường ở Ấn Độ và Pakistan. Xem hình ảnh bầu trời bị ô nhiễm tại Ấn Độ và Pakistan còn hơn cả Bắc Kinh.
Chúng ta sống chung trên trái đất, Âu châu và Hoa Kỳ ra các luật để bảo vệ môi trường nhưng các nước khác như Trung Cộng hay Ấn độ không bảo vệ môi trường thì chúng ta lãnh đủ. Đi Phi luật Tân tháng 5 vừa rồi, họ cho biết chai nhựa, rác rưới từ Nam dương, Việt Nam, và Trung Cộng trôi dạt vào các đảo của họ. Ông thần nào nói đảo Puerto Rico là rác rưởi, khiến phe dân chủ chửi nhưng thực tế thì đúng vì mình sang đó mấy ngày thấy rác rưới rất nhiều, không biết họ tái sinh chai nhựa, đồ nhựa đi đâu, thấy rác trên bãi biển khá nhiều, dập dờ trên đại dương.
Cuộc chiến A.I. rất cam go, ai thua thì xem như bị bỏ lại sau hàng thế kỷ. Nếu Âu châu cũng như Hoa Kỳ không tìm cách giảm thiểu sự nặng nề về hành Chánh quan liêu thì trong tương lai, người ta có thể xem chúng ta đang ở thời trung cổ khi xưa với những giáo điều của nhà thờ. Chúng ta mất tinh thần dấn thân của nền phục hưng của âu châu đã giúp khởi đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ đưa Âu châu thống trị thế giới.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn