Đà Lạt ngày tháng cũ

 Hôm kia nhận được mấy tấm ảnh trên nhóm Dalat Historic của ông Mỹ, Jerry Berry từng tham chiến tại Đà Lạt, đóng tại phi trường Cam Ly. Xin tải về đây cho những ai từng sinh sống tại Đà Lạt trước 75 xem, làm một cuộc du ngoạn về lại Đà Lạt ngày xưa.

Mình chưa bao giờ vào phi trường Cam ly nên không biết. Chỉ đoán đây là nơi cổng của phi trường 
Đây thì mình không nhớ chỗ nào. Có thể là nhà thương Phương Lan hay trường học nào đó. Có người còm cho biết là ở Cam Ranh
Đây chắc là khung viên nhà thờ nào, thấy có tượng chúa.
Đường này là Yersin , nối tiếp đường HÙng Vương từ Suối Cát Nam Thiên đi lên. Chỗ này khi xưa mình đi qua lại mỗi ngày, đến trường Petit Lycee. Chỗ cái trang thờ ai té xe chết ở ngã 3 Lê Quý Đôn và Yersin. Chỗ cái trang đi đến một chút có con đường mòn, đất đi băng qua vào trường. Chỗ chiếc xe trên đường là khúc quẹo vào trường Petit Lycee bên phải. Chạy lên thì gặp tiểu khu, chỗ đường Pasteur
Đây mình không nhớ chỗ nào vì chắc ít đi ngang, có thể trong phía Cam Ly
Tương tự không biết nơi nào
Chỗ này thì mình nhớ có miếng đất trống, mới được cày, cạnh đường Trần Bình Trọng chạy lên Domaine De Marie, có chút đường Ngô Quyền, chạy lên Số 4. Vườn của ông bà làm vườn, Bắc kỳ, chửi mình khi ăn cắp buồng chuối của họ. Xa xa là Số 4 và số 6. Hình mờ quá nên không nhìn rõ.
Hình mờ quá nên không nhận ra đâu cả
Không biết chỗ nào
Đây là đoán trong phi trường Cam Ly. Ông mỹ nói là lính Mỹ hay gọi là Howard Johnson, tương tự mấy tiệm ăn mang tên này ở Hoa Kỳ khi xưa. Nay mất tiêu
Gần thác Cam Ly
Nhà ông Trần Minh Quang, bên cạnh cổng phi trường Cam Ly. Ông Quang có đất rộng canh tác rau, hoa. Mình nhớ có mấy tấm ảnh chụp chỗ này khi lính Mỹ đến xem khoai Tây, bắp sú, mua đem chở về Phan Rang qua xe lửa trước khi Việt Cộng phá nát.
Thấy quen nhưng hình mờ quá nên không nhận rõ được. Chắc vườn rau của ông Quang
Xem hình này thì mới biết ông Robbie chụp ảnh rõ thật, có tay nghề còn đây chắc máy thường chụp lêu bêu
Nhà ông Quang
Thác Cam ly lâu chưa có mùi thối nhiều.

Hồ Xuân Hương, chỗ bãi đáp trực thăng gần Thuỷ Tạ

Cây xăng Kim Cúc, vòi dầu Diesel, ở ngoài để tránh xe hàng đụng mái che.

Vài tấm ảnh chia sẻ với người Đà Lạt xưa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Mar-a-Lago, trung tâm quyền lực mới của Hoa Kỳ


Dạo này, ông Biden như biến mất, không thấy báo chí nhắc đến ngoại trừ vụ ông ta xá tội thằng con liệt sinh rồi bay qua Phi châu chơi để bà vợ bay qua Paris dự lễ mở cửa lại nhà thờ Đức Bà đã được trùng tu. Còn vài ngày làm tổng thống nên ông ta ra sức hưởng thụ, về hưu thì có tiền nhân dân nuôi để chết, không phải trả tiền bảo hiểm gì cả.


Từ ngày ông Trump đắc cử, biết bao nhiêu người đầy quyền lực khắp thế giới, gọi điện thoại, đến viếng câu lạc bộ “Mar-a-Lago” (từ biển đến hồ) của tập đoàn Trump, để được phỏng vấn vào các chức vụ trong nội các mới cũng như các tổng thống trên thế giới ghé lại chào hỏi như tổng thống Á Căn đình, trước khi ông Trump nhậm chức vào đầu năm tới. Nghe nói hôm qua, ông chủ của Meta, Facebook có đến ăn tối dù đã chi cho bà Harris khá nhiều. Đội ngủ của ông Trump cho biết là điện thoại cháy máy luôn từ khắp 4 phương trời trên thế giới cứ gọi đến. Có thể xem câu lạc bộ Mar-a-Lago là trung tâm quyền lực nhấp thời của Hoa Kỳ hiện nay.

Ít ai biết là địa danh này từng là biệt thự bị ma chê quỷ hờn bao nhiêu năm trời, thậm chí chính phủ cũng chê. Lý do là tiền bảo quản, trùng tu rất đắt đến khi tập đoàn Trump mua lại và biến thành một trung tâm quyền lực và mỗi năm đem về số tiền lãi lên trên 40 triệu đô. Năm tới thì nhiều người muốn đến ở để được cầu cạnh ông Trump.


Ai đầu tư về nhà cửa đều biết đến ông nhà đầu tư địa ốc nổi tiếng ở New York, William Zeckendorf mà cuốn sách cũ ông ta được bán trên eBay có lần đến $1,450. Mình hên mua được trên Amazon đâu mấy chục sau này. Nay đưa cho con đọc. Ông Trump là một đệ tử trung thành của ông Zeckendorf, chỉ khác là ông Trump trở thành tổng thống, còn ông kia bị phá sản khi về già vì tin phụ nữ.

Biệt thự Mar-a-Lago được xây vào thập niên 1920 bởi bà Marjorie Merriweather Post, con gái của ông chủ General Foods Corporation và trở thành di tích lịch sử quốc gia. Tên theo tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “từ biển vào hồ”. Khi bà Post qua đời thì có để trong di chúc, tặng chính phủ nhưng chính phủ từ chối. Lý do là tiểu bang Florida không có ngân sách để bảo quản địa danh này như trường hợp căn nhà của ông đại gia Hearst ở Cali mà mình có kể. Dạo ấy tài sản để lại cho con cháu có thể bị đánh thuế lên đến 50%-65% nên thay vì để lại cho con cháu, các nhà giàu thà cúng dường cho chính phủ để khỏi phải đóng thuế. Vì phải bán rồi đóng thuế cũng vậy. Mất công. Nay thì người Mỹ có tài sản lên đến 11.3 triệu thì không bị đánh thuế. (Luật này được ông Trump ký khi nhậm chức và trên nguyên tắc sẽ hết hạn vào năm tới.) Sau đó thì bị vớt 40-65%. Có lẻ ông Trump lên sẽ gia hạn thêm đạo luật này để sau này khi chết ông ta, con cháu không phải đóng thuế. Tuy nhiên người giàu có cách của họ để lại cho con cháu, không bị thuế. Chỉ những người bình thường không để ý, hiểu thì mới bị.

Căn biệt thự này để bỏ hoang như mấy căn biệt thự ở Đà Lạt từ 50 năm qua. Không ai muốn mua vì tiền trùng tu quá nhiều đến khi tập đoàn Trump nhảy vào. Năm 1985, ông Trump muốn mua nhưng hậu duệ bà Post, đòi giá quá cao nên ông ta dùng chiêu của Zeckendorf, là mua trong bí mật, dưới dạng nhiều công ty khác mua các miếng đất bên cạnh, nghe nói đâu tổng cộng $2 triệu. Lý do là để các đối thủ bỏ cuộc vì muốn phát triển khu vực này cần thêm đất.


Khi công ty Disneyland muốn mua các mảnh đất ở thành phố Anaheim để xây trung tâm giải trí nổi tiếng thì họ phạm một lỗi lầm lớn là đứng tên Disneyland để mua nên thiên hạ biết được nên đòi giá trên trời nhưng họ bắt buộc phải mua. Từ đó họ học được bài học nên khi muốn xây trung tâm giải trí Disneyworld ở Florida, họ tạo dựng những công ty nhỏ, đi mua đất nơi họ muốn xây cất trung tâm giải trí này nên mua đất rẻ. Sau đó nhập lại thành khu vực rộng lớn như ngày nay. Ông Zeckendorf là vua mua đất rẻ, dưới dạng Option ở New York. Cuối cùng các đối thủ của tập đoàn Trump rút lui vì tất cả đất đai xung quanh ngôi biệt thự đều thuộc về tay tập đoàn Trump. Từ đó không ai hỏi mua nên cuối cùng chỉ còn ông Trump mua với giá 7 triệu đô, ngôi biệt thự với 126 phòng.

Mua được là một chuyện, còn giữ được hay không là chuyện khác. Lý do là tiền bảo quản rất nhiều nên cứ phải chi ra, nhưng đồng vô thì không thấy vì trùng tu và quản lý rất cao. Cuối cùng ông Trump có ý khác thường, là biến địa danh này thành một câu lạc bộ riêng tư danh tiếng ở Palm Beach, chỉ cho phép tối đa 500 hội viên với niêm liễm $25,000 lúc ban đầu khiến các tên tài phiệt, năn nỉ đổ vào đây mua thẻ hội viên. Như chung cư của ông ta ở New York, toàn dân giàu trên thế giới bò lại mua để có cái tiếng, sở hữu căn hộ của thương hiệu Trump.

Ông ta cho xây thêm 5 sân quần vợt, Trump Salon & Spa, các phòng đặc biệt cho khách nhà giàu. Địa danh này lời $15.6 triệu mỗi năm, và ngày nay với trung tâm quyền lực mới của Hoa Kỳ vớt độ $40 triệu mỗi năm và chắc chắn trong 4 năm tới sẽ thu hái được nhiều hơn. Thay vì đón tiếp các nguyên thủ quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn, ông cứ dùng tiền của dân để trả với giá tối đa, khi mời mấy thượng khách lại đây nói chuyện chính sự.

Trong các hội viên thấy có tên ông tỷ Phú William Koch, cúng tiền bầu cử cho ông Trump để mở lại ống dẫn dầu Keystone vào đầu năm tới khi nhậm chức. (Ống dẫn dầu này bị Biden ra lệnh đóng cử khi lên nhậm chức ngày đầu tiên) Và nhiều tên tỷ Phú khác đã cúng tiền cho uỷ ban bầu cử của ông Trump. Những tỷ Phú cúng tiền cho bà Harris nay cũng bay qua thăm viếng như Zuckenberg,… nên nhắc lại là sau khi đắc cử tổng thống, là thời gian trả nợ, điển hình ông Bruce Heyman, cúng tiền bầu cử cho ông Obama 3 triệu đô, sau bầu cử, ông này được bổ làm đại sứ tại Gia-nã-đại. Người Mỹ giàu có muốn được tiếng nên cúng vài triệu đô, để đổi lấy chức tước này nọ. Ai muốn tham gia thay đổi chính trị, bỏ tiền ra cúng vài chục nhưng trên thực tế bọn nhà giàu cúng tiền sau đó cai quản xứ này. Chúng ta cứ chửi nhau cho vui giúp truyền thông bán quảng cáo. Khi đắc cử họ quên ngay, chỉ chú ý đến kẻ giàu có. Thói đời!

Hôm qua, thủ tướng Gia-nã-đại phải bay qua Florida để diện kiến ông Trump để bàn vụ ông Trump doạ đánh thuế 25% nếu Gia-nã-đại và Mễ Tây Cơ không hợp tác chặn đứng đưa người di dân và ma tuý vào Hoa Kỳ.


Mình đọc đâu đó cho biết một chương trình trên như ABC, ngày nay chỉ có 83,000 khán giả trong khi một chương trình tương tự của đài cực hữu Fox News, có 181,000 khán giả. Quá ít so với khi xưa. Ngày nay người ta xem Podcast nhiều hơn như chương trình Roadan phỏng vấn ông Trump suốt 3 tiếng có đến 40 triệu người theo dõi. Cho thấy ngày nay, các đài truyền hình không thu hút khán giả người Mỹ nữa.

Tại sao ông Trump bị phá sản nhiều lần, nay lại đắc cử lần thứ 2. Người ta giải thích là vì ông ta xây dựng thương hiệu riêng tư khiến người ta yêu thích. Có người ghét ông ta cũng có người thích ông ta. Ai buồn đời, xem video “the Art of the Insult” trên YouTube, để thấy ông ta chửi đối thủ chính trị của ông ta tàn canh khói lửa nhưng có người vẫn thích ông ta. Có lẻ vì văn hoá thức tĩnh (Woke culture) khiến người Mỹ không được nói những gì họ muốn nói vì sợ bị chỉ trích là kỳ thị, coi thường phụ nữ, phát xít, Hitler nên họ yêu mến ông thần chửi này. Có lẻ vụ Đảng dân chủ khi giới hoá bộ tư pháp để kiện tụng ông Trump cả 100 vụ kiện đã khiến ông ta luôn luôn có trên truyền thông và dân tình bắt đầu chán ngán thêm lạm phát tăng như diều gặp gió.


Phải công nhận thấy Mar-a-Lago đốt tiền về bảo quản mà ông ta có ý tưởng hay để làm giàu. Hình như ông Trump cũng mua lại toà nhà cao ốc ở New York của tên độc tài Ferdinand Marcos. Ông này lấy tiền của dân Phi, chạy qua Hạ Uy Di xong mua toà nhà cao ốc này rồi chết, vợ con không biết quản lý thua lỗ, ông Trump mua lại rẻ như bèo có 1 triệu đô la. Chán Mớ Đời 


Lẻ tự nhiên trên đời :

Thóc ở đâu bồ câu tới đó

Dọc hai bên dòng sông là nơi dân chúng quần cư

Và 

Bần cư náo thị vô nhân vấn

Phú tại sơn lâm hữu khách tầm..


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Màu tím của đồng chí gái

 Màu tím hoa sim


Tháng trước đi viếng villa Pisani ở vùng Veneto, Ý Đại Lợi  thấy có trưng bày cái áo đầm dài lễ hội của bà chủ màu tím khiến mình nhớ đến màu tím mà người Âu châu rất ưa thích khi xưa. Màu tím tiếng anh gọi là “perplexity”, xuất xứ từ tiếng Latin “purpura”, có nghĩa là nhuộm tím. Từ purpura đến từ tiếng hy-Lạp “porphyra”, đồng nghĩa. Muốn nhuộm màu tím , khi xưa người ta phải bắt cả ngàn con sên đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải. (Xem hình dưới).


ÁO CỦA Bà cung phi, màu hơi tím mà giới quý tộc thường bận vì rất hiếm và đắt tiền

Cách nhuộm màu tím khởi đầu rất xưa, mấy ngàn năm về trước nhất là tại thành Tyre, thuốc xứ Liban ngày nay. Từ đó người ta hay gọi màu “Tyrian purple” để chỉ định màu đặc biệt của vùng này. Vì rất đắt tiền để nhuộm màu tím nên chỉ có giai cấp vua chúa mới sử dụng màu này. Họ cho biết trong cựu ước có nói đến vấn đề này.


Các vua chúa bận trang phục màu tím này như đại đế Alexander, và các hoàng đế la mã thủa xưa.

Đến thế 15, khi quân Ottoman chiếm thành Constaninople, thì ngưng nhuộm màu tím khiến các giới lãnh đạo phương Tây ngưng dùng màu tím, tương tự các Hồng y của Vatican cũng ngưng và dùng y phục màu scarlet đến ngày nay. 

Không nhưng ở Tây phương mà ở Á đông, người ta cũng sử dụng màu tím với công nghệ khác như tại Nhật Bản, các lãnh chúa cũng bận y phục màu tím.

Vùng Tyre khi xưa, nơi họ tìm các loại thuỷ sản để làm màu tím


Giới quý tộc Nhật Bản 
Màu tím là “non-spectral color”, không có làm sóng riêng biệt mà luôn luôn là tổng hợp của những màu như đảo và xanh. Sự khác biệt cho thấy các cấu trúc thiên nhiên phản chiếu ánh sáng màu đỏ và xanh nhạt giúp chúng ta nhìn thấy màu tím. 
Do đó màu tím rất hiếm trong thiên nhiên và rất khó để tạo nên khiến người ta yêu thích màu này. Các màu đỏ, xanh, vàng, cam hay những màu bình thường dễ sát nhập. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 

Lạc loài trong giới tính

 Lạc hướng trong xã hội giới tính


Hôm trước, mình có kể về văn hóa thức tĩnh (woke culture) thì có người còm như sau: “I'm one of the parents who suffers when my son from normal, super smart (accomplished private high school with high score) turns into someone (called "They", not "He or She"), who refuses to study hard in college when we, the parents, finance everything ... He no longer respects his parents and only listens to his Trans friends. This situation causes problems to the young people nowadays and there is no future for them .”

Đọc còm này khiến mình thất kinh. Hóa ra vấn đề này nguy hại, văn hóa thức tĩnh phá vỡ gia đình nhiều hơn mình tưởng. Mình tìm thêm tài liệu, đọc cuốn sách của bà bác sĩ tâm thần Miriam Grossman, mang tên “Lost in Trans Nation”, (lạc hướng trong một quốc gia chuyển giới). 


Mình bắt đầu hiểu kết quả cuộc bầu cử vừa qua và sự khởi đầu của chủ nghĩa thức tĩnh từ khi ông Obama lên ngôi đến giờ. Đã thay đổi bộ mặt xã hội Hoa Kỳ khá nhiều. Viếng Âu châu tháng trước cũng thấy có vấn đề văn hoá thức tĩnh khiến người da trắng bắt đầu nổi dậy, bầu cho giới cực hữu. Kêu gọi đuổi người di dân về nước.

Hóa ra chuyển giới tính là một kỹ nghệ bạc tỷ, giúp các nhà thương, bệnh viện, bác sĩ giải phẫu làm giàu. Nhất là thống đốc Cali vừa ký đạo luật, con nít có thể chuyển giới tính không cần báo cho cha mẹ. Con mình thì mình phải nuôi nhưng không có quyền can thiệp dù chúng vị thành niên như các nước theo xã hội chủ nghĩa. 


Người di dân lậu hay đi du lịch sang Cali có thể vào nhà thương chuyển giới tính miễn phí. Lại đọc sách về đời ông Elan Musk, mới hiểu lý do, ông ta ủng hộ viên Đảng Dân CHủ lâu năm, cho Obama tiền tranh cử nay ông ta phò ông Trump. Con ông ta đi học trường danh tiếng, bị đầu độc, cho rằng tư bản là xấu xa, bốc lột người nghèo, xa lánh, không muốn gặp ông ta và chuyển giới tính mà ông ta hay bà vợ không có quyền lên tiếng. Mất luôn đứa con, nhưng vẫn phải nuôi. Kiểu con tố bố mẹ là địa chủ cường hào ác bá trong cải cách ruộng đất. Ông bà nội mình suýt bị chết vì đứa con nuôi đấu tố. Con nuôi thôi còn ông Musk bị chính con ruột đấu tố dù xài tiền của ông ta như Trường Chinh. 


Chủ Nghĩa thức tĩnh còn man rợ hơn chủ nghĩa cộng sản. Cho thấy văn hoá thức tĩnh là hậu duệ của chủ nghĩa xã hội, biến dạng từ đấu tranh, tiêu diệt tư bản qua bảo vệ môi trường xanh, giới tính,… như nhân vật Medusa khi xưa. Ai mà nhìn mặt quái nữ này đều biến thành đá nay đụng chạm đến văn hoá thức tĩnh là bị lên án là phát-xít, Hitler, kỳ thị chủng tộc…


Bà bác sĩ này cho biết bà ta nghiên cứu vấn đề này từ 15 năm qua. Tư tưởng thức tĩnh thâm nhập chậm chậm vào học đường mà ngày nay lên mạng xã hội 92% trẻ em Mỹ mà người ta gọi “blockers”, từ ngữ được dùng qua cuốn phim hài nói về cha mẹ tìm cách ngăn cản con gái hiến dâng cái trinh đáng chữ ngàn vàng cho tên Bồ vào dịp Prom. Vàng nay lên $3,000/ lượng, 1000 cây vàng là 3 triệu đô la mà khơi khơi cho thằng nhóc ranh nào. Mình cứ tiếc nói với đồng chí gái là phải chi đêm ấy anh đừng hiến dâng cái 1000 vàng cho em thì bây giờ có thể bán được 3 triệu, hai vợ chồng đi chơi vòng quanh trái đất tỏng một năm. 92% giới trẻ tại trung học cho rằng họ có vấn đề về định nghĩa giới tính của họ, qua cách giảng dạy của trường học.

Mình xin lượt thuật lại:


“Lost in Trans Nation” được viết dưới dạng một cẩm nang dành cho các bậc cha mẹ, những người cảm thấy bối rối hoặc lo lắng khi con cái mình bày tỏ mong muốn thay đổi giới tính. Miriam Grossman sử dụng sự kết hợp giữa các câu chuyện cá nhân, phân tích nghiên cứu y khoa và bình luận xã hội để làm rõ lập luận của mình. Cho những ai có cháu nội cháu ngoại để ý vì những gì được giảng dạy tại học đường ngày nay cũng như trên mạng, sẽ đưa đến hệ quả khôn lường. Mình chưa có cháu nhưng cũng hơi ngại, tìm hiểu thêm để tránh những tai hại về sau.


Grossman lập luận rằng sự gia tăng số lượng người trẻ nhận diện là người chuyển giới có thể do ảnh hưởng của văn hóa thức tĩnh hơn là bản chất tự nhiên. Bà so sánh xu hướng này với các hiện tượng xã hội trước đây (như rối loạn ăn uống hoặc rối loạn đa nhân cách), vốn cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội.


Grossman chỉ trích cái mà bà gọi là “ý thức hệ giới tính,” (wokism) cho rằng nó phủ nhận thực tế sinh học và gây áp lực cho các bậc cha mẹ và chuyên gia phải chấp nhận giới tính mà con cái tự nhận diện mà không có sự nghi ngờ hay xem xét kỹ lưỡng. Bà ta cho biết khi chúng ta có chromosome Y thì toàn cơ thể phải ứng đáp theo bản năng tự nhiên của cơ thể. Khổng thể cưỡng lại thiên nhiên.

Bà đề cập đến những rủi ro của các can thiệp y tế như thuốc chặn tuổi dậy thì, liệu pháp hormone và phẫu thuật chuyển giới. Grossman nhấn mạnh sự thiếu hụt kết quả nghiên cứu dài hạn về tác động của những biện pháp này và nguy cơ hối hận ở những người đã chuyển giới.


Bà ta đưa ra trường hợp như đứa bé gái 12 tuổi, khi thấy ngực nở thì khó chịu, được bác sĩ cũng như các cố vấn giáo dục trong trường, kêu cô bé không cần có ngực, vì bộ ngực trở thành đối tượng về sinh lý của đàn ông. Tài tử Angelina Jolie tự cắt ngực của mình vì sợ bị bệnh ung thư ngực, chớ đâu có muốn chuyển giới tính nhưng giới truyền thông tuyên truyền như một hành vi can đảm của một người đàn bà anh hùng. Vợ chồng bà ta ly dị chắc cũng vì vụ này. Nếu muốn thì cứ lên bàn mỗ, cắt bỏ. Bác sĩ giải phẫu thì hoan nghênh vì muốn có tiền. 


Trong khi đó, họ không giải thích cho đứa bé, sau này là ngực dùng để cho con bú, tạo giúp hệ thống miễn nhiễm, gây sự gần gửi che chở cho người con khi mới sinh ra đời. Cấu tạo tình mẫu tử thiêng liêng. Tài tử Michelle Yeoh kêu điều bà ta hối hận nhất là không có con nhưng nay đã muộn, chỉ kiếm con nuôi nhưng máu mủ của mình vẫn thiêng liêng hơn.

Câu Chuyện Của Những Người “Detransitioners”: bà Grossman dành nhiều sự chú ý đến những người đã quay lại với giới tính sinh học của họ (“detransitioners”), sử dụng câu chuyện của họ để cảnh báo về những can thiệp y tế không thể đảo ngược. Ai rảnh thì xem cuộc phỏng vấn anh chàng bị thiến trong một phút bồng bột, nghe lời thiến để được bạn bè cho là dân chơi, biến thành công công.


https://youtu.be/tk7NX7iPr9k?si=5oTuj3ssm3zrO4Xn

có xem mấy phỏng vấn nữa nhưng mấy bác xem một đủ rồi. Thích thì YouTube có nhiều lắm.


Cuốn sách cung cấp các cách thức giúp các bậc cha mẹ chống lại áp lực từ xã hội và các tổ chức, khuyến khích họ bảo vệ con cái khỏi những quyết định vội vàng mà sẽ đưa đến sự hối tiếc mai sau.



Grossman đưa ra các luận điểm chính nhằm thách thức mô hình chăm sóc khẳng định giới tính (affirmation model) và nhấn mạnh sự thận trọng cùng việc thăm dò tâm lý sâu sắc hơn. Vụ này hơi nguy hiểm, dần dần giới đồng tính sẽ trở thành con người bình thường trong khi ai tự xem mình là con trai hay con gái là người có vấn đề.

Thống kê cho biết ly dị giữa đàn ông và phụ nữ lên đến 49%, giữa đàn ông với đàn ông là 25%, còn giữa phụ nữ và phụ nữ chuyển giới hay không là 72%. Cho thấy mấy bà đồng tính bỏ nhau nhiều nhất. Có lẻ đa số ly hôn đều từ phụ nữ?

“Lan Truyền Xã Hội” (Social Contagion): Grossman cho rằng sự gia tăng đáng kể số người trẻ, đặc biệt là nữ giới tuổi thiếu niên, tự nhận diện là người chuyển giới có thể liên quan đến “sự lan truyền xã hội.” Bà trích dẫn các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn bè và cộng đồng trực tuyến có thể đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này. Ai buồn đời thì nên đọc sách của bà ta. Bà ta có viết nhiều cuốn nhưng mình đọc một là đủ oải rồi.

Khi xưa, không có Internet, trẻ em có thắc mắc về sinh lý thì hỏi vài người bạn học chung, hay bố mẹ nay thì có thể lên mạng, đọc đủ thứ trên mạng. Nghe nói ở Thuỵ Điển, nay họ cấm trẻ em dưới 16 tuổi lên mạng xã hội. Có lẻ các đại biểu đã thấy nguy cơ, ảnh hưởng dân cư mạng mà giới trẻ chưa có đủ khả năng để hiểu suy nghĩ cho đúng. Xứ này được xem là xứ tự tử nhiều nhất Âu châu.

Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Lý: Grossman lập luận rằng rối loạn giới tính (gender dysphoria) thường là triệu chứng của các vấn đề tâm lý khác, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm, tự kỷ hoặc chấn thương tâm lý. Bà ủng hộ việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ này thông qua liệu pháp tâm lý thay vì chuyển đổi giới tính ngay lập tức.

Phê Phán Mô Hình “Chỉ Khẳng Định” (Affirmation Only): Bà chỉ trích mô hình chăm sóc khẳng định giới tính, cho rằng nó quá đơn giản và có hại vì có thể bỏ qua những khám phá sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý của trẻ. Cái này rất nguy hiểm khi tại trường học, họ giải thích cho con em chúng ta là người ta chỉ định chúng là con trai hay con gái là sai. Chúng có thể là con gái hay trai là tuỳ ý chúng mong muốn. Đó là tự do theo ý thức hệ thức tĩnh. Mình không biết ngày nay khi đứa bé sinh ra đời, họ đề trong khai sinh là trai hay gái hay là LBTGQ.

Đạo Đức Y Khoa và Trách Nhiệm: Grossman cáo buộc các tổ chức y tế ưu tiên ý thức hệ hơn là các phương pháp dựa trên bằng chứng khoa học. Bà chỉ trích các tổ chức như Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Chuyên gia Y tế Chuyển giới Thế giới (WPATH) vì ủng hộ các phương pháp chăm sóc khẳng định giới tính dù thiếu bằng chứng thuyết phục.

Trong một buổi nói chuyện của ứng cử viên Trump, họ có cho một đội bơi nữ sinh lên tuyên bố là không ủng hộ cho người đổi giới tính tham gia các cuộc tranh tài của nữ giới như hiện nay. Thế vận hội vừa qua, có ông hay bà tham gia môn quyền anh nữ, đám bể mũi một đấu thủ thì mấy người đồng tính lên tiếng, cấm ông hay bà tranh tài nhưng họ lại ủng hộ chuyển giới. Chán Mớ Đời 



Chiến Lược Dành Cho Phụ Huynh: Grossman cung cấp lời khuyên thực tế dành cho các bậc cha mẹ đang phải đối mặt với vấn đề này. Một số lời khuyên chính bao gồm:

Dành Thời Gian cho con em và Giữ Bình Tĩnh:

Grossman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không vội vàng đưa ra quyết định. Bà khuyến khích cha mẹ đặt câu hỏi với các chuyên gia y tế và tìm kiếm ý kiến thứ hai.

Tự Giáo Dục: Cuốn sách cung cấp các tài liệu và nghiên cứu mà Grossman cho rằng phụ huynh nên đọc để hiểu các rủi ro của việc can thiệp y tế.

Hành Động Mạnh Mẽ: Grossman khuyến khích phụ huynh phản đối nếu nhà trường hoặc các chuyên gia y tế cố tình loại bỏ họ khỏi quá trình ra quyết định liên quan đến giới tính của con cái. Làm sao chúng ta có thể quyết định chuyển giới khi chưa có kinh nghiệm, hậu quả trong tương lai. Tham gia các buổi họp tại trường học, với phụ huynh.

Tập Trung Vào Thực Tế Sinh Học: Bà khuyên các bậc cha mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở con cái về thực tế sinh học và đưa ra những lời giải thích khác thay vì khuyến khích việc chuyển giới.


Những Chỉ Trích Đối Với Mô Hình Khẳng Định Giới Tính

Cuốn sách của Grossman đặc biệt chỉ trích các cơ sở y tế và giáo dục, nơi mà bà cho rằng đang ưu tiên khẳng định giới tính của trẻ hơn là khám phá các nguyên nhân tâm lý sâu xa. Một số chỉ trích cụ thể bao gồm:

Thuốc Chặn Tuổi Dậy Thì: Grossman lập luận rằng thuốc chặn tuổi dậy thì không hoàn toàn có thể đảo ngược như một số người ủng hộ tuyên bố và có thể gây ra các tác động lâu dài lên mật độ xương, sự phát triển não bộ và khả năng sinh sản.

Phẫu Thuật Trên Vị Thành Niên: Bà bày tỏ lo ngại về các ca phẫu thuật chuyển giới trên thanh thiếu niên, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ ngực, mà bà cho là không thể đảo ngược và được thực hiện quá sớm. Lý do là cơ thể, não bộ tăng trưởng đến độ 25 tuổi mới dừng mà nếu chúng ta giải phẫu đứa bé 12 tuổi thì quá vội vàng.

Thiếu Nghiên Cứu Dài Hạn: Grossman nhấn mạnh sự thiếu hụt về kết quả các nghiên cứu kỹ lưỡng và dài hạn về kết quả của việc chuyển giới y tế, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên.


Cuốn sách “Lost in Trans Nation” của Miriam Grossman đã khơi gợi nhiều tranh cãi và là một tác phẩm quan trọng cho những ai quan tâm đến các cuộc tranh luận về rối loạn giới tính và chăm sóc y tế cho người trẻ. Dù đồng tình hay phản đối quan điểm của bà, cuốn sách này phản ánh những căng thẳng xã hội xung quanh. Cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ em đang gặp khó khăn với các vấn đề về giới tính.

Mình nhớ lần đầu tiên gặp phải trường hợp thắc mắc về giới tính. Trong xóm khi xưa có mình và thằng Đắc, con anh BÌnh là con trai, chơi với toàn một đám con gái cùng lứa. Một hôm chơi 5, 10. Trong khi thằng Đắc úp mặt nơi tường thì con Thuý, dắt mình chạy đi trốn trong khe cửa nhà ông Khoa. Sau đó nó kêu cho nó xem chim mình. Mình như bò đội nón, nói với con Thuý là sau đó nó phải cho mình xem chim nó. Nó nhất trí nên mình tuột quần cho nó xem. Sau đó nó cho mình xem chim của nó. Mình không thấy chim nó đâu hết, hỏi chim mày đâu, ai bẻ rồi.

Lý do là có người cậu bà con, lâu lâu ghé qua nhà gặp mình kêu thằng cu, đưa chim cho cậu coi. Mình tuột quần cho cậu coi xong cậu kêu u châu hay hè, thằng ni sau này gái mê rồi giải bộ bẻ con chim của mình rồi cho mình cục kẹo gừng. Khi xưa người lớn ở Việt Nam hay làm trò này. Nay ở Hoa Kỳ chắc bị bỏ tù.

Con Thuý kêu đồ ngu khiến mình ngu đến giờ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn