Hồi nhỏ, mình hay nghe người ta khen đàn bà đẹp, nào khuynh nước nghiêng thành như Bao Tự, Đắc Kỷ, Tây Thi, Chiêu Quân,..toàn là phụ nữ tàu, còn ra trường tàu Tân Sanh ở Phan Đình Phùng thì mấy Á Xẩm lại xấu kinh hoàng nhưng không nghe ai khen đến những người đàn ông đẹp nào đội đá vá trời. Họ chỉ nhắc đến đàn ông xấu như Trương Chi, Chí Phèo, được cái là họ kêu có tật thì có tài như ông Trương Chi, người lái đò tuy xấu trai nhưng lại có tài thổi sáo đến nổi công nương mê rồi tương tư nhưng khi gặp mặt, mục thị, hiển thị dung nhan của người trong mộng thì cũng đuổi đi. Có tài mà không đẹp trai thì cũng bù trớt.
Khi nói đến một người đàn ông đẹp thì người ta lại dùng cụm từ “đẹp trai” còn phụ nữ thì người ta nói; cô ấy hay bà đó “đẹp” chỉ võn vẹn từ “đẹp”, xem như những gì đẹp của thế gian thuộc về phụ nữ.
Người Việt hay nói đến đẹp thì lại nói cái tai một vần với nhau như ông Nguyễn Du phán đoạn mở đầu của Kim Vân Kiều.
100 năm trong cỏi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...
Người ta đặt tên cho con bằng những cái tên xấu để ma quỷ không bắt đi. Trong văn chương, hội họa chỉ nghe đến đàn bà đẹp như trong Bích Câu Kỳ Ngộ, có bức tranh hình cô gái rất đẹp hay tranh vẽ Nhị Kiều đến nổi Tào Tháo xem, mê mệt, đem quân đi đánh Đông Ngô để xem mặt hai chị em, vợ của Chu Du và Tôn Quyền, bị thảm bại trên dòng sông Xích Bích. Mình có nghe nói đến tranh Tố Nữ là loại Pin Up ngày nay nhưng chưa bao giờ được xem.
Có xem một chương trình của BBC, khi xưa ở Nhật, các Samourai, tặng con gái trước khi đi lấy chồng những bức tranh Tố Nữ, hình ảnh đàn ông và đàn bà trong những bối cảnh phòng the, khá đặc thù còn bạo chỉ hơn Playboy ngày nay,… chỉ đến thời Shogun thì xã hội Nhật mới cấm đoán những bức tranh này, không hiểu lý do. Có thể các hiệp sĩ đạo chỉ nghĩ đến chơi tăng 3 nên sao lãng việc mài kiếm sĩ đạo.
Không những chỉ có Việt Nam mà ngay trong văn chương của Pháp mà mình học hồi nhỏ, Racine nói về Andromaque, vợ của hoàng tử Hector, đẹp lộng lẫy, thổn thức nhìn Achille kéo xác chồng ngoài thành Troie hay hoàng tử Paris, em của Hector mê gái, rũ vợ của Amaggadon đi trốn, gây nên cuộc chiến trứ danh nhất lịch sử Hy Lạp. Leonardo di Vinci vẽ bức tranh La Jocombe hay Boticelli với những bức tranh Vệ Nữ. Trong truyện dân gian thì có "Beauty and the beast" nhưng mà tên này phải trở thành người rồi Belle mới lấy.
Cái lạ là trong văn chương hay hội họa, không thấy ai nói đến đàn bà xấu để đọc giả có thể dùng làm chuẩn, ngoại trừ Chung Vô Diệm. Thị Nở chỉ được nhắc đến để giải thích lý do giai cấp bần nông phải làm cách mạng nhưng họ lại cấm nói đến cái xấu của Trương Chi vì sợ hiểu lầm về Cách Mạng. Xã hội chủ nghĩa tượng trưng cho tiếng sáo của anh chèo đò xấu trai, giai cấp bần cố nông, tấu lên những tiếng sáo vi vu trong đêm trường, tường như nói lên kiếp đoạ đầy của người lao động, đưa người qua sông. Kêu gọi nhân dân, vùng lên lật đổ chế độ phong kiến. Nghe xa thì rất hay nhưng khi diện kiến, đối diện với sự thật thì sợ kinh hoàng. Bản nhạc Trương Chi của Văn Cao bị cấm, không biết sau này, họ có cho hát lại hay không. Cho nên xã hội không có một cái chuẩn để đo lường một cô gái xấu cở hạng thứ A, B, C, Đ,.. Tên Trương Chi xấu như thế nào, có định nghĩa xấu ra sao. Chỉ tuỳ người đối diện, có ác cảm hay không.
Nam Cao tả Thị Nở như một phụ nữ rất xấu đến khi gặp Chí Phèo, một kẻ cùng đinh, nghèo và nghèo nên họ ngủ với nhau, có lẻ họ đến với nhau vì sinh lý hơn là yêu nhau. Có câu "trông xa lại tưởng Thuý Kiều, lại gần mới rõ người yêu Chí Phèo". Thị Nở không bỏ Chí Phèo vì nghĩ lại dù sao đã ngủ với tên cùng đinh rồi. Thêm nữa với văn hoá truyền thống mà những phụ nữ Việt bị nhồi sọ từ bé với những câu chuyện như Chử động tử, nghèo khổ nhưng vì đã thấy công chúa tắm tiên, công chúa buộc lòng phải lấy thằng không có khố. Mình có kể vụ này trước đây.
Trong văn chương tây phương thì có những huyền thoại về phụ nữ như Medusa, ai vô phước nhìn cô gái này thì bị hoá thành đá nhưng cô gái này lại được diễn tả là rất đẹp, bị thần Poséidon hiếp dâm, rồi biến tóc cô nàng thành rắn, sau này bị vị thần Perseus chém đầu, rồi gắn cái đầu nơi cái khiên của nữ thần Athena, tượng trưng cho trinh nữ trong huyền thoại Hy Lạp mà Sigmund Freud có miêu tả trong Das Medusenhaupt, cho là hình ảnh của sự lo sợ về sinh lý,… ngẫm lại cũng có lý, đàn ông khi ngồi bàn nhậu thì nổ bú xua la mua nhưng mỗi lần nghe vợ kêu trả bài là thất kinh, tìm cách để thối thác.
Nói chung là Tây hay Ta đều không có định nghĩa về cái xấu của đàn bà, đàn ông mà khi đã không được định nghĩa rõ ràng thì dễ bị lạm dụng. Người ta nói xấu như ma, nhưng chưa ai đã thấy ma bao giờ để định nghĩa, cứ kêu ma chê quỷ hờn. Không đo lường được cường độ cái xấu của dung nhan.
Người xưa thì bảo cái nết đánh chết cái đẹp nhưng ngày nay biết bao người phụ nữ trẻ đẹp lại thông minh, giàu sang. Trường hợp cô ca sĩ Taylor Swift, cứ mỗi lần cô ta bị thất tình là ra một tập nhạc, kiếm biết bao nhiêu triệu. Ngày nay có thẩm mỹ viện nên đàn bà phụ nữ có xấu như Chung Vô Diệm thì chỉ cần đi tune-up, tân trang lại thì Thị Nở thành hoa hậu chân dài, ai biết được. Phụ nữ ngày nay mê phim Hàn Quốc vì các tài tử nam nữ đều được tân trang toàn diện hay chương trình của Kim Kadashian để xem cô ta bơm ngực, bơm mông ra sao.
Nhớ có lần quen một chị ở vùng Byloxi, qua Cali để tune up, tân trang lại khuôn mặt, thân hình. Có lần mình đi sang vùng Byloxi thì có ghé thăm chị ta và gia đình. Chị dẫn tới giới thiệu một người bạn có tiệm bán tạp hoá. Mới vào thì thấy bà chủ ở xứ khỉ ho cò gáy, được tune up, xem như total rebuilt, son phấn, đẹp không thua gì Phùng Há. Đang đứng nói chuyện thì có một tên, ăn bận lùi xùi đi vào, bà chủ giới thiệu đây là chồng em khiến mình thất kinh. Vợ đẹp như gái xứ Hàn xuất thân từ khu Gangnam, Hán Thành còn ông chồng thì chắc tựa tựa Trương Chi.
Mình hay nghe thiên hạ nói: "vợ đẹp là vợ người ta", khuyên mình không bao giờ lấy vợ đẹp. Sau này lớn lên thì hiểu người ta ví von để thỏa mản cái tự ái, mặc cảm vì đàn bà đẹp thì họ có nhiều lựa chọn, có thể lấy chồng giàu có, thông minh chớ có ai dại gì đi lấy chồng nghèo như mình. Khi mình nghèo thì không bao giờ mơ tưởng đến lấy vợ đẹp cho nên mới có câu "vợ đẹp là vợ người ta".
Mình nhớ dạo sang mỹ đi kiếm vợ thì tiêu chuẩn của người Việt phải là bác sĩ, nha sĩ mới được các cô mang về nhà, giới thiệu cảm tình viên để được bố mẹ nhất trí đưa lên đối tượng đoàn. Các gia đình di tản năm 75, có nhiều tiêu chuẩn đặc thù như ai nói "phi bác sĩ bất thành phu phụ". Mình ế vợ mấy năm liền may là gia đình vợ mới đoàn tụ, bố mẹ vợ mới sang nên chưa hiểu tiêu chuẩn ở hải ngoại. Một ông anh họ vợ chê mình, bảo đồng chí gái để ông ta giới thiệu bác sĩ, một lần dang dỡ.
Đám cưới, ông ta không tham dự, không bao giờ bước chân đến nhà mình khi có kỵ giỗ bên vợ rồi bổng nhiên một ngày đẹp trời, ông ta mời đến nhà ăn cơm rồi hỏi có mấy cái nhà. Mình trả lời không nhớ nữa, chỉ nhớ năm ngoái mua được 8 căn thế khiến ông ta thất kinh, miệng không ngớt kêu U chau U chau, răn mà không nhớ có bao nhiêu cái nhà. Từ đó ông ta đối xử mình như chỗ thân tình dù không phải bác sĩ như ông ta.
Có người hỏi ông Aristote lý do những người đàn bà đẹp đa số lấy chồng chẳng ra gì, cực dốt thì được trả lời không có ai thông minh mà lại đi lấy một người đẹp. Nhà hiền triết của xứ Hy Lạp này gây nhiều ảnh hưởng cho đàn ông Tây Phương về cách đối xử phụ nữ trên 2 thiên niên kỷ. Ông ta cho là phụ nữ chỉ hơn giai cấp nô lệ một bực khác với Plato, khuyến khích phụ nữ được giáo dục, đi học. Còn ông Socrates thì phán một câu: nếu bạn lấy một người vợ tốt thì bạn sẽ hạnh phúc còn nếu bạn lấy người bạn đời cà chớn thì bạn sẽ trở thành triết gia.
Bà Jackie Onassis hay công nương Diana, và những người phụ nữ đẹp và nổi tiếng, sau khi chồng chết hay ly dị, đều lấy chồng giàu sang. Ông tỷ phú Onassis này cũng thuộc loại đại khôn. Sau bao năm chi tiền cho mụ vợ đẹp quý phái, khi chết, ông ta làm giấy tờ là mụ vợ chỉ hưởng đâu mấy triệu đô la, không nhớ rõ, còn bao nhiêu thì để lại cho con cái riêng của ông ta. Tương tự như Mic Jagger, ly dị thì bà vợ đẹp, chỉ nhận được 1 triệu đô la trong khi Paul MacCarney lại ngu ngu, không chịu ký giấy trước hôn thú, cho rằng mất đi tính lãng mạn của cuộc tình nên phải chia gia tài mấy trăm triệu cho bà vợ cũ.
Lý do đàn bà đẹp rất tốn tiền để cung phụng, chỉ có những người đàn ông giàu có mới có khả năng tài chánh để lo cho họ chu đáo như ông tỷ phú gốc Việt, ở hải ngoại kiếm vợ chân dài tới nách, hoa hậu nội y hay ngoại y chi đó ở Việt Nam. Mình có quen một ông mỹ, rên là có cô bồ trẻ tiêu tiền như công tử Bạc Liêu. Một năm tốn trên $100,000 nên sau hai năm là ông ta trốn luôn.
Khổng Minh được đề cao như một người đẹp, thông minh, tài giỏi lại đi lấy một người vợ cực xấu, A Nữu. Ông ta giải thích là vợ ông ta đẹp hơn các cô gái đẹp khác và giải thích như sau:
«Ngồi trong sân vắng vẻ, tách trà như tâm tình của cô gái. Xuân qua thu lại, thế sự như mây. Người đời hay nói : rượu, thuốc lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà » .
«Ngồi trong sân vắng vẻ, tách trà như tâm tình của cô gái. Xuân qua thu lại, thế sự như mây. Người đời hay nói : rượu, thuốc lá, trà là ba báu vật của đàn ông. Tài nữ như thuốc lá, mỹ nữ như rượu nồng, còn phụ nữ xấu chỉ lặng lẽ như trà tỏa hương. So với hương trà man mác, vô luận khói thuốc đắng cay hay men rượu nồng nàn, đều thành dung tục. Song người đời lại say mê sự kích thích của rượu và thuốc lá, ít ai thư thái để tận hưởng vị thanh khiết của trà » .
Có lẻ vì lý do đó, mình không hút thuốc lá, không uống rượu, không uống trà. Chán Mớ Đời
Nhs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét