Cà phê và đế chế Ottoman

Ngày xưa, đọc báo sách thì nói người Anh Quốc uống trà đủ trò, đến khi mình đi làm ở Luân Đôn thì lại khám phá dân xứ sương mù uống toàn cà phê, trà thì uống khơi khơi, họ bán trà cho du khách, cho thấy sách báo hơi bố láo, toàn là dân chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam, ngồi viết tưởng tượng. Thật ra khi xưa, giới quý tộc có uống trà vì không kiếm được cà phê, cà phê dường như do đế chế Ottoman khống chế.
Cà phê, nghe nói xuất hiện từ xứ Ethiopia. Có anh chàng chăn dê thấy bầy dê của mình ăn mấy quả cây xong thì rất phấn chấn nên anh ta ăn thử rồi giã hạt cà phê trộn với mỡ và bánh mì, đem theo ăn khi chăm dê. Một hôm, anh ta đem mấy hạt cà phê đến tặng một tu viện nhưng mấy cố dạo không chịu ăn, có lẻ vì đắng nên quăn vào bếp lửa thì toả ra một mùi hương nức nở nên mấy ông cố đạo mới lấy hạt rang rồi nấu với nước, tạo ra loại thức uống cà phê. Nghe vậy thôi nhưng có lẻ thiên hạ thêm bớt.
Có lẻ chuyện kể về một giáo phái tên Sufism của hồi giáo ở Yemen, uống hạt cà phê giã nát với nước khi cầu nguyện, để chống buồn ngủ, mệt mõi khi cầu nguyện và nhảy múa khá đặc thù. Đó là loại cà phê mà người ta uống ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày nay chúng ta nghe nói đến cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê Hy Lạp, cà phê Armenia, cà phê Albany,… nhưng ở thế kỷ 16 thì chỉ có “Kahve” (cà phê). Vào thời đại này người dân bị cai trị bởi đế chế Ottoman, từ vùng đông nam Âu châu đến xứ ngàn lẻ đêm, đều yêu thích cà phê. Đến thế kỷ thứ 19, thì đế chế bắt đầu tan vở và cà phê là một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy tàn của đế quốc Ottoman.
Cà phê bắt đầu xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của Sultan Suleiman the Magnificent. Khi một người thổ Nhĩ Kỳ được bổ làm quan thái thú ở vùng Yemen, ngày nay làm quen với loại thức uống được gọi “Qahwah”, có nghĩa là rượu vì đạo hồi không uống rượu mạnh như người tây phương và đem về triều đình ở Constantinople, Istambul ngày nay và được người ở đây yêu mến chuộng ngay.
Hoàng cung có “kahveci usta” (chuyên gia về cà phê) có đến 10 phụ tá đến giúp ông ta nghiền hột cà phê nhỏ mà ngày nay người ta gọi là Espresso. Sau đó họ nấu trong cái nồi nhỏ bằng đồng, được gọi là “Cezves”, mình có một cái ở nhà để nấu sô cô la thay vì cà phê nhưng nếu bạn bè đến thì mình lấy bột cà phê rang rồi nấu cho họ uống.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngoài đường, người ta bán cà phê hàng rong, khá độc đáo. Ai có dịp đi Thổ NHĩ Kỳ thì nên chơi một tăng cà phê này, nhất là ngày đầu vì bị jetlag. Khá đặc biệt. Ở Hy LẠp họ cũng dùng nồi loại này vì bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ mấy trăm năm. Cà phê loại này rất đắng nên hoàng hậu của xứ này thường uống Kahve với một ly nước và cái bánh ngọt, do đó ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta uống kiểu này. Các xứ khác có lẻ khôgn đủ tiền nên bỏ đường vào cà phê hay sữa.
Dần dần cà phê được ưa chuộng trong giới giàu có của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ làm một phòng riêng để uống cà phê. Người ta đi hỏi vợ, được mời uống cà phê do cô dâu tương lai pha chế, để xem có ngon hay không.
Năm 1555, tiệm cà phê đầu tiên được khai trương tại Istanbul bởi 2 thương gia Syria, dần dần các quán cà phê móc đầy các khu đông dân cư rồi lan rộng khắp nơi trên đế quốc. Dần dần cà phê được lan truyền khắp âu châu qua các hải cảng như Venise, Amsterdam, Marseille, Luân Đôn,…
Quán cà phê là nơi đàn ông tụ họp khác với chợ búa, nhà thờ, là nơi để họ xã giao, chuyển thông tin, hát hò và học hỏi. Những trí thức họp mặt để đọc báo, thông tin còn các quân nhân thì toan tính chống lại ông Sultan trong khi giới cần lao thì ngồi nghe. Trong các quán cà phê giới thiệu những tư tưởng chống đối lại nhà cầm quyền.
Quán cà phê trở thành là địa điểm thứ 4 của người sống ở trong đế chế Ottoman, sau Nhà, chỗ làm, nhà thờ. Đúng hơn là nơi xã giao, thông tin của khu phố, thành phố,…
Năm ngoái, mình đi Đông Âu chơi và có ghé lại Vienna của Áo quốc. Mấy tiệm cà phê ở Áo rất nổi tiếng nhất là bánh ngọt. Nghe kể, người Áo biết đến cà phê khi đánh nhau với quân Thổ Nhĩ Kỳ. Khi quân Thổ NHĩ Kỳ, thua bỏ chạy để lại mấy bao cà phê nên lính áo, xay uống, thấy ngon nên ghiền từ đó đến giờ. Mình có thấy vài quán cà phê Starbucks ở thủ đô Wien nhưng phải chạy vào 2 tiệm cà phê nổi tiếng bán bánh Sachertorte mà ngoại trưởng Metternich mê ngày xưa, nhất là quán cà phê Central, nổi tiếng có Hitler, Lenin, Stalin,…hay tụ tập ở đây ngày xưa.
Các giới lãnh đạo tôn giáo chống đối các quán cà phê vì đàn ông hay la cà các chốn này, quên cầu nguyện. Nên nhớ đế chế Ottoman theo Hồi giáo nên mỗi ngày phải cầu nguyện ít nhất 5 lần.
Dần dần, nhà cầm quyền bắt đầu hiểu rằng sự nguy hiểm của các quán cà phê. Họ cho người thám thính trong các quán cà phê để đo lường tình hình nhân dân, đầu thế kỷ 18, Murad IV, muốn đóng cửa các quán cà phê. Nhưng các quán này làm ra tiền nên bỏ lệnh này. Vào thế kỷ 19, các phong trào yêu nước mọc lên như nấm và các quán cà phê là nơi để hội họp như các nhóm của người Hy Lạp, Bảo gia Lợi, Nam Tư,… theo thiên chúa giáo chính thống bị đô hộ bởi đạo Hồi Giáo.
Mỗi quốc gia đều có một cách uống, pha cà phê đặc thù riêng với văn hoá ẩm thực của họ. Năm ngoái, mình sang Ý Đại Lợi thăm con gái, vào một tiệm cà phê, họ pha cà phê nhiều lớp. Mình không rành cà phê, thấy đề sô cô la nên gọi ai ngờ là cà phê nhưng ở dưới đáy họ bỏ một lớp sô cô la. Cái ly cà phê nhỏ xíu như ly để uống tequila nhưng rất đắc.
Ở Ý Đại Lợi, họ làm cà phê ở nhà bằng một cái nồi ngồi dưới cái cốc, người lại cái nồi ngồi trên cái cốc của Việt Nam. Nhưng cái cốc ngồi dưới cái nồi của họ thì được khoá chặt vào nhau. Họ đỗ nước trong phần này rồi khoá lại với một ngăn đựng cà phê rồi cũn gì hóa lại bởi cái nồi. Họ bỏ lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì bốt hơi lên qua lớp cà phê rang, rồi theo cái ống hơi lên trên, đổ qua cái nồi. Mình có một cái ở nhà, hay nấu trà kiểu này. Trà xanh, muốn có hiệu lực thì phải dùng cái này để không cho chất théine thấm vào trà. Rất Độc.
Các xứ độc tài rút kinh nghiệm các quán cà phê ở thời đế chế Ottoman nên quản chế rất kỹ lưỡng những nơi công cộng, là những ổ mầm móng phản động như các bístrot của pháp đã giúp các nhóm chống đối triều đình họp mặt, dẫn đến sự thành công của cách mạng 1789.
Cà phê được nhập cảng vào đế chế Ottoman, khiến giới hoàng tộc yêu thích, tôn thờ, tạo thành một văn hoá đặc thù trong hoàng cung và người dân lại biến thành một nơi để xã giao, họp mặt, hội họp và cũng là nơi dấy lên những phong trào, tổ chức để chống lại nhà cầm quyền.
Ngày nay, quán cà phê là trên mạng xã hội, đủ mọi thông tin, tin giã, tin thiệt, đủ trò. Thiên hạ xeo phì, tự sướng, chụp hình cà phê, cà pháo chi đó rồi tải lên, chẳng nhấm nháp gì được cả. Cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập lần đầu tiên được sử dụng bởi các mạng xã hội. Do đó, các nhà cầm quyền để ý, can thiệp như làm bức tường lửa, cho các dư luận viên theo dò các hội thoại hay tin tức. Đề tài này khá hay, để hôm nào mình kể thêm vụ này.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Xong om

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét