Ấn Độ và đế quốc Anh

Vương quốc Anh, nhân danh chủ nghĩa tự do và dương cao ngọn cờ Dân Chủ, đã chiếm đóng Ấn Độ từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20. Trong suốt 2 thế kỷ, Người Anh không ngớt than rằng công cuộc xây dựng Ấn Độ về mặt kinh tế cũng như xã hội và cấu trúc chính trị ngày nay, đã tốn rất nhiều tiền cho đế quốc Anh nên cuối cùng họ phải trao trả lại độc lập và không quên giúp thuộc địa cũ của mình được chia làm 2 nước Ấn Độ và Pakistan với những cuộc tàn sát đẩm máu giữa người theo Ấn Độ Giáo và Hồi giáo, trước đây mấy tuần, đã sống an bình cạnh nhau từ mấy thế kỷ qua.
Gần đây có một nghiên cứu của ông Utsa Patnakik, nói về đế quốc Anh đã cướp biết bao nhiêu tiền bạc của người Ấn Độ từ 1765 đến 1938. Theo bản nghiên cứu con số lên tới 45 ức đôla theo giá hiện nay. $45,000,000,000,000, 12 con số không, 45 triệu triệu đôla. 17 lần số GDP của vương quốc Anh Quốc ngày nay.
Mình chưa có tài liệu về thực dân Pháp cướp tiền ở Việt Nam trong suốt 80 năm đô hộ Việt Nam. Bác nào có tài liệu này thì cho em xin. Mình chỉ biết là nội bán thuốc phiện và rượu cho người Việt, theo tài liệu của người Pháp đã thu nhập đến 37% ngân sách Đông Dương.
Người Anh ăn cướp qua hệ thống mậu dịch, có từ trước khi người Anh chiếm đóng Ấn Độ. Người Anh mua vãi, tơ sợi hay len Cashmere nổi tiếng và gạo của xứ cà ri này và trả họ bằng bạc như họ đã từng làm với các xứ khác.
Năm 1765, công ty East India Company kiểm soát hoàn toàn hệ thống mậu dịch của xứ Ấn Độ. Công ty này thu thuế ở Ấn Độ, dùng 1/3 số tiền thuế thu được để mua những sản phẩm của Ấn Độ để bán cho người Anh tại mẫu quốc. Nói cách khác, họ lấy tiền của người dân ấn độ đóng thuế để trả tiền những sản phẩm mà họ mua.

Vấn đề là người Ấn Độ không hiểu vấn đề này vì người thâu thuế và người mua khác nhau vì người ấn độ có học thức, mê say về nền dân chủ, các tư duy sáng lạng được giảng dạy tại các trường bảo hộ như ông Gandhi đã lầm tưởng hay ông Hồ hay ông Giáp đã bị lọt vào mê cung do thực dân rao bán. Họ hăng hái uống trà hay tập chơi Cricket để được xem mình đã là người Anh, văn minh tột độ. Trên thực tế người Anh Quốc không uống trà nhiều bằng cà phê, họ đóng thuế trà được trồng ở vùng xung quanh rồi bán lại cho dân Ấn Độ.
Những sản phẩm được bán cho người Anh tại vương quốc và đa số được xuất cảng lại, bán cho các quốc gia khác tại Âu châu hay nhập cảng những nguyên liệu mà người Anh cần cho nền kỹ nghệ của họ.
Những sản phẩm của người Ấn độ làm, bị đóng thuế, được mua rẻ rồi bán lại đều vô tay người Anh. Năm 1847, thực dân Anh chơi đòn thuế và thu mua, mọi thứ đều vào tay các ngân hàng ở Anh Quốc qua các luật được gọi Council Bills. Họ cho ra đời các đồng tiền British Crown để sử dụng trong việc mậu dịch, buôn bán.
Mình nghe kể người nông dân Việt Nam không được bán lúa gạo thẳng cho thị trường mà phải qua hợp tác xã hay một công cụ của nhà nước nên giá bán rất bèo, lại phải đóng thuế thu nhập nên cứ nghèo hoài, trong khi hợp tác xã hay cơ quan của chính phủ thu mua, đánh thuế nặng tay rồi bán lại cho các công ty xuất khẩu. Phương thức này tương tự người Anh Quốc đã thực hiện tại các thuộc địa của họ khi xưa. Lời to trong khi nông dân phải cầm thế đất đai để trả nợ thậm chí bị cưỡng chế mà người ta thấy dân kêu oan, lạy các cán bộ như tế sao.
Người Anh Quốc ra luật mậu dịch với các thuộc địa của họ, phải sử dụng tiền British Crown để buôn bán tương tự ngày nay khắp thế giới, buôn bán được trả bằng ngoại tệ là đồng mỹ kim. Chỉ có một cách duy nhất để có tiền British Crown để làm ăn buôn bán, người ta cần phải mua tại Luân Đôn với vàng bạc. Khi người ấn Độ gửi tiền British Crown trong ngân hàng tại xứ họ thì lại được trả bằng tiền Rupee của họ mà người Anh Quốc mới đánh thuế dân sở tại. Xem như họ không được trả tiền gì cả vì đóng thuế rồi được trả lại. Thí dụ: người Anh Quốc đánh thuế 50% số tiền trên các sản phẩm, rồi thu mua hết sản phẩm, đưa lại 50% tiền thuế mới đánh. Coi như có hàng khơi khơi, rồi đem về Anh Quốc hay các nước khác bán giá gấp 10 lần, làm giàu.
Trong khi đó người Ấn Độ không được buôn bán thẳng với các nước lân cận, cần sản phẩm của họ. Người Anh Quốc cũng chơi đòn này với người Mỹ tại Châu Mỹ. Hàng hoá được xuất cảng từ Hoa Kỳ để bán cho nước láng giềng như Mễ Tây Cơ, phải chở đến Luân Đôn để được kiểm soát và đóng thuế, trước khi chở về Mễ, khiến tốn công, thời gian và tiền, dần dần đưa đến sự chống đối và dành độc lập mà mình có kể về sự dành độc lập của Hoa Kỳ vì bị Anh Quốc chơi đòn này.
Hệ thống chơi cha kiểu này đã giúp người Anh Quốc bỏ túi rất nhiều tiền đến thế kỷ 20. Dần dần, có sự chênh lệch cán cân mậu dịch của ấn độ và mẫu quốc. Khiến người Ấn Độ phải mượn tiền của người Anh để mua đồ nhập cảng, dần dần khiến người Ấn Độ vỡ nợ và bị người Anh Quốc đô hộ, không còn lối thoát bởi tiền lời khá nhiều.
Anh Quốc dùng tiền của người Ấn Độ để tấn công Trung Quốc năm 1840 và dẹp bạo loạn ấn độ năm 1857. Điểm hay là họ bắt người ấn độ đóng tiền để trang trải chi phí các cuộc chống lại các lực lượng kháng chiến ấn độ và các cuộc chiến tại các quóc gia mà họ muốn đô hộ như Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi.
Nếu người Anh dùng số tiền của người Ấn Độ để phát triển Ấn Độ thì có lẻ xứ này đã trở thành phú cường và muôn đời nhớ ơn và trung thành với mẫu quốc. Được biết là trong suốt 200 năm đô hộ của người Anh, GDP của mỗi người ấn độ không gia tăng thậm chí cuối thế kỷ 19, lợi tức của người ấn độ bị giảm gấp đôi. Người ấn độ chết sớm hơn từ 1870-1920. Có trên 10 triệu người chết đói bởi các chương trình kinh tế của người Anh Quốc.
Điểm vui là người Anh Quốc, ngày nay đều cho rằng chính nước họ đã giúp phát triển xứ Ấn độ ra khỏi sự sơ khai. Hôm nào mình kể về sự hình thành của thực dân chủ nghĩa, rất độc đáo theo lịch sử loài người.
Trên thực tế, chính ấn độ đã giúp nước Anh Quốc phát triển, trở thành đế quốc số 1, giàu sang đến giữa thế kỷ 20.
Trước khi người Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, những người có học chi biết đọc Tứ Thư Ngũ Kinh, nên không biết hay có khái niệm về tài chánh, kinh tế thêm nữa họ lại xem thương mại là dơ bẩn với tư duy của nho sĩ “Sĩ Nông Công Thương” do đó các người có học, không có khái niệm gì về phát triển kinh tế. Như ông Tú Xương, ngồi nhậu được vợ nuôi 24 năm trời ăn học, rốt cuộc chả làm gì cả để trả ơn của vợ ngoài vài bài thơ vớ vẩn. Thật ra ngày nay, các người có bằng tiến sĩ tây phương, khi nghe nói về tài chánh, tương tự như mình là mặt ngớ ra như bò đội nón.
Mình có quen một bà gốc đức, lấy chồng ở mỹ, làm lụng nuôi ông chồng đậu tiến sĩ. Khi có bằng thì ông ta quay lại thấy mụ vợ già nua nên chạy theo cô thư ký trẻ tuổi. Về già, ông ta mướn một căn hộ tồi tàn với cô vợ trẻ, xin tiền con cái trong khi bà vợ cũ, không học hành gì cả, di cư sang Hoa Kỳ năm lên 19 tuổi, có 25 căn nhà cho thuê, lợi tức hàng tháng $50,000. Nay về già, bà vợ cũ, ghi danh học đại học cộng đồng về văn chương Đức. Chán Mớ Đời
Người có bằng cấp cao, có thể tính vận tốc của phi thuyền bay lên vũ trụ hay khoảng cách từ trái đất lên mặt trời nhưng không biết làm chiết tính tiền chi tiêu và tiền thu nhập cộng thêm thuế má của mình. Đó là hậu quả của chương trình giáo dục đề xuất của Von Bismark mà người tây phương áp dụng, nhằm đào tạo các chuyên viên cho guồng máy sản xuất. Chỉ con cái của giới giàu có mới được học những lớp dạy về tài chánh.
Khi một người muốn xây cất một căn nhà, họ không có tiền, phải mượn ngân hàng tiền để xây cất rồi trả tiền lời cho ngân hàng trong vòng 30 năm hay ngắn hơn tuỳ theo giao kèo.
Một nước như Việt Nam, hay bất cứ nước nghèo nào khác, muốn phát triển thì cần mượn tiền của ngoại quốc, đa số là qua các ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế. Nếu kẹt thì phải mượn mấy ông ba tàu hay Nhật Bản,… có dịp mình kể vụ này, vì sao các xứ tây phương hay Trung Quốc, Nhật Bản có tiền cho vay.
Lấy thí dụ, Liên Hiệp Quốc phái người đến Việt Nam, kêu gọi chính phủ Việt Nam đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người Việt, và giúp phát triển đất nước về các hạ tầng cơ sở như đường xe hoả, chẳng hạn hay xe điện ngầm. (Xem bài Tân Thực Dân của mình, kể rõ hơn).
Vấn đề là họ cho chánh phủ Việt Nam mượn tiền với điều kiện là công ty của xứ họ phải được trúng thầu, viện cớ là muốn kiểm soát tiền của họ. Như vậy tiền của họ cho mượn không lọt vào tay người Việt. Cho dù người Việt có khả năng, chuyên viên để xây dựng các công trình trên, họ viện lý do là để kiểm soát chất lượng. Điển hình khi xưa, người Mỹ viện trợ cho VNCH, nhưng các chương trình đều lọt vào tay của các hãng thầu RMK của mỹ. Họ mướn người Việt để đi hốt rác, lặt vặt cho họ. Tiền đô không lọt vào tay người Việt.
Người tây phương với tiêu chuẩn cao nên lấy giá đắc hơn người Tàu hay Nhật Bản. Người Tàu, họ cho mượn rẻ hơn người tây phương và thầu xây đường xe điện ngầm 70% giá của người tây phương hay mỹ. Khi người Tàu đưa tiền thì cán bộ cao cấp của Việt Nam bỏ túi tuỳ hỷ đại khái 30%, nên phương án chỉ còn 40% số tiền. Người Tàu ký hợp đồng lắc léo, bỏ những điều khoản lạ vào hợp đồng, thêm đưa tiền trà nước cho cán bộ nên khi hết tiền thì họ bỏ mặt đó như trường hợp ở Sàigòn, mấy năm trước.
Mình về Sàigòn thì thấy nhà thầu Tàu đào đường rồi bỏ đó hay đường Đàlạt-Phan Rang, được đào lên rồi bỏ đó khiến giao thông bị tắt nghẽn. Dân chúng chửi bới, cán bộ lớn, đã đớp tiền của nhà thầu nên không thể kêu ca, phải kêu gọi chính phủ mượn thêm tiền để tiếp tục, rốt cuộc mượn thêm 30% hay bằng tổng số tiền mà người Tây phương tính để xây cất. Rốt cuộc Việt Nam chả tiết kiệm gì cả mà kỹ thuật của mấy anh tàu lại dỗm, mới có hiện tượng đường xe hoả ở Hà Nội, nhấp nhô như ngọn sóng hay đường cầu được sử dụng tre để làm bê tông cốt sắc hay vừa xây xong là xụp.
Nhớ dạo Hoa Kỳ xây toà đại sứ ở Mạc Tư Khoa, các nhà thầu Nga được KGB xâm nhập, gắn rất nhiều máy vi âm trong các tường bê tông. Sau khi xây xong, Hoa Kỳ mới phát giác khi các chuyên viên an ninh rà máy, phải đập bỏ và làm lại với chuyên viên người Mỹ. Dạo này, thiên hạ bắt đầu hoảng tiều với tập đoàn Huewei nên chấm dứt các hợp đồng mua thiết bị công nghệ của công ty này vì sợ bị cướp tin tức thông tin.
Tuần rồi, mình qua Phila, nghe người em rể kể, là có đám nào ở xứ nào, hack máy điện toán của công ty và đổi theo một từ khoá đặc biệt, rồi đòi trả chúng $18,000 để được trả lại các data trong máy điện toán. Anh ta phải làm lại từ phần giữ trước ngày bị hack.
Trung Quốc ngày nay, có tiền, họ bắt chước các đế quốc tây phương, áp dụng chủ nghĩa Tân Thực Dân, cho vay tiền rồi ép các nước không đủ tiền trả nợ, cho họ mướn các đặc khu 99 năm để trả nợ. Họ sẽ xây dựng các căn cứ quân sự để bảo vệ các chiến lược của họ trên thế giới. Vụ chiến tranh mậu dịch chỉ là màn khói để che dấu sự thật về cuộc chiến giữa Trung Quốc và các nước tây phương trong công cuộc chiếm giữ tài nguyên, kinh tế của thế giới của thế kỷ 21.
Một anh bạn kể được công ty giao phó thương lượng với một cơ quan an ninh của Việt Nam. Hà Nội biết rất rõ về những gì họ muốn mua vì có các cố vấn á châu. Khi ký hợp đồng thì đối tác Hà Nội kêu phải làm biên lai giá 2 triệu đô, mặc dù hợp đồng chỉ có 1 triệu, cho anh ta cái tài khoản ở Tân Gia Ba để chuyển số tiền 1 triệu dư kia vào. Theo luật Hoa Kỳ thì các công ty tư nhân không được tham dự vào hối lộ và tham nhũng nên không dám ký hợp đồng. Một công ty của người Tàu nhất trí nên mất hợp đồng.
Ông thủ tướng mới của Mã Lai, có bằng tiến sĩ thực thụ nên am hiểu hiểu vấn đề này nên khi mới nhậm chức, ông ta huỷ bỏ hết các hợp đồng mà người tiền nhiệm, đã bỏ túi một số khi đã ký với Trung Quốc những chương trình vay nợ hữu nghị, lên đến mấy tỷ đôla. Nay chính phủ Mã Lai đang tìm cách lấy lại số tiền biển thủ của vị thủ tướng khả ái.
Vị nguyên thủ của xứ thiên đường du lịch Maldives, tháng 8 vừa rồi mới khánh thành chiếc cầu hữu nghị do nhà thầu Trung Quốc thực hiện với tiền của Trung Quốc. Tháng sau, ông ta bị thất cử, bỏ tù vì tham nhũng bỏ tiền vào túi. Người dân xứ này rên là nợ của Trung Quốc lên đến 20% GDP, cả đời trả không hết.
Pakistan cũng lâm vào tình trạng này với những chương trình xây dựng nhà thương thay vì 54 triệu đôla thì người Tàu đôn lên 140 triệu đôla để giới có quyền bỏ túi. Gần đây Hoa Kỳ ở đại hội á châu về thương mại, có tuyên bố là sẽ cho các quốc gia á châu mượn tiền để xây dựng các hệ thống hạ tầng cơ sở nhưng vốn đâu có 1.3 tỷ đôla trong khi người Tàu cho mượn đến trên 2,000 tỷ. Muốn hiểu tiền từ đâu ra, ráng đọc bài Tiền Không Khí của mình.
Người lãnh đạo phải hiểu vấn đề này, liêm chính, có khả năng anh ngữ để thương thảo với các ngân hàng thế giới và biết lobby với quốc hội của âu châu hay Hoa Kỳ để có thể mượn được tiền và được sử dụng các công ty người Việt, xây dựng với giá thành rẻ hơn, để tránh vỡ nợ. Hà Nội gửi toàn những đảng viên không có khả năng anh ngữ ra hải ngoại như mấy cái video chiếu các cán bộ to lớn của Hà Nội nói anh ngữ trước Liên Hiệp Quốc, khiến không có thằng tây con đầm nào hiểu. Mình đoán tiếng tàu hay tiếng nào khác chắc cũng tương tự thì làm sao có thể thương lượng với quốc tế. Chán Mớ Đời
Có thể lúc đầu các công ty Việt Nam không rành thì có thể hợp tác chung với nhà thầu tây phương để học nghề như Trung Quốc đã làm trước đây, để được chuyển giao công nghệ và ngày nay họ có khả năng tự xây lấy.
Xong om