Tin Thần Khoa Bảng

Hôm trước, cô Thể Bình của Đài phát thanh Văn Học gọi mình hỏi chuyện. Trong lúc trò chuyện, cô ta xin lỗi, hỏi một câu hơi lỗ mãng; là một kiến trúc sư, tại sao ngày nay mình lại đi làm vườn. Mình có trả lời là theo chủ thuyết Thực Dụng, cái gì làm ra tiền thì làm, chớ ngồi ôm cái bằng để chết đói. Câu hỏi trên đã nói lên sự tôn thờ bằng cấp, tinh thần trọng khoa bảng của xã hội VN từ ngày dựng nước đến nay.
Mấy năm trước, ở quận Cam có một vụ án; con giết mẹ. Một anh sinh viên gốc Việt, bị người mẹ làm áp lực, bắt học y khoa dù không thích. Do bị stress quá, cãi vã chi với bà mẹ, anh chàng vô tình, bóp cổ bà mẹ chết. Mình có quen một gia đình gốc Việt, bắt anh con trai học y khoa, sau khi đỗ bằng y sĩ, anh chàng đem về đưa cho cha mẹ, treo lên tường để cha mẹ có thể hãnh diện với họ hàng, rồi đi làm kỹ sư.
Có lẻ đầu óc dân mình rất lười, không muốn làm gì cả, cứ thích làm quan, để ngồi ăn lại quả hay tham nhũng. Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Đầu óc ưa chuộng khoa bảng, các cô khi xưa hay ca tụng với nhau: "Chẳng tham ruộng cả ao tiền \ Chỉ tham cái bút cái nghiên anh đồ".
Có một ông thầy dạy Pháp Văn ở Văn Học, than với học trò. Dạo thầy đi học thì lương giáo sư rất cao nên tuy đậu vào trường kỹ sư Lâm Nghiệp, thầy chọn học Văn Khoa để đi dạy cho nhàn nhưng không ngờ nay lương ít nên ngoài dạy chính ở trường Trần Hưng Đạo, phải đi dạy thêm Văn Học . Người thầy vào lớp dạy cho học trò tinh thần kẻ sĩ, làm cái nghề gì cho nhàn nhưng có lương bộc cho cao. Với tâm trạng như vậy thì làm sao thầy có tinh thần để truyền đạt cái hay cho học trò hay gieo những mầm mống đội đất vá trời cho tuổi trẻ.
Mình có đọc đâu đó, một tài liệu thời vua Tự Đức về sự thất thoát kinh tế khi xưa của các gia đình nuôi con ăn học. Trước khi đi thi, phải làm heo mời cả làng, cúng thần hoàn, rồi tiền trả cho thằng ôsin, đi theo hầu như trong Lục Vân Tiên kể. Dạo đó đi thi, đã có trò xét lí lịch, muốn được ghi danh vào ứng thí, phải có giấy chứng nhận của làng xã, nên phải cho các ông có chức tước trong làng ăn uống. Nếu rớt thì lại phải đợi, 4 năm kỳ thi sau, rồi lại phải vơ vét, vay mượn để vát lều chỏng đi thi lại. Ông Nguyễn Công Trứ hình như đến 60 tuổi mới đậu. Cứ tưởng tượng, một gia đình nuôi con ăn học đến 60 tuổi, trung bình tốn $30,000.00/ năm chưa kể lạm phát. Con nhà nông mà tên học trò không lao động lại ăn rồi ngủ, gia đình mất đi một đơn vị kinh tế lại ăn hại mấy chục năm.
Nếu dùng số tiền ấy tậu ruộng làm ăn thì có lẻ khá hơn thay vì nợ nần trả đời này sang đời nọ. Con nhà nông mà không cày ruộng thì mất đi một yếu tố lao động, sản xuất lại thêm tốn tiền trả thầy dạy học, ăn uống,.. Có nhiều gia đình khánh tận, chỉ vì muốn được thấy con mình vinh qui bái tổ, có người đến 82 tuổi mới đổ dù đã trượt 21 lần.
Mình có một thằng cháu bên vợ, học UCLA nên không thể gọi ngu dốt. Nó ở xứ khỉ ho cò gáy nơi bố nó làm Bác sĩ, dân Mỹ trắng không muốn về, nên nhà thương nhận ông bố đi thực tập và ở lại làm việc. Khi vào học đại học, sống ở thanh phố lớn Los Angeles vui quá nên quên học. Cuối cùng đến năm thứ 5, mẹ nó bảo phải ra trường vì mẹ hết tiền nên nó chọn phân khoa dân chủng học, để ra trường. Không kiếm được việc làm, người yêu đá đít vì không có tiền đi chơi nên về nhà thương của bố nó, làm nghề lái xe cứu thương, sau khi tốn gần $200,000.00 trả tiền đại học.
Thay vì tốn $200,000.00, Anh chàng có thể dùng số tiền ấy mở một cửa tiệm hay nhiều tiệm nail hay một công ty nào đó. Người mẹ khi xưa, hay khoe con mình học ở ucla, ngày nay không nghe nhắc đến. Bà này cũng buồn về cô con gái, cũng học UCLA, nay đi làm cho một cơ quan bất vụ lợi nên lương bổng khá èo uột, phải xin tiền mẹ thêm.
Với tinh thần khoa bảng thừa hưởng tự ngàn xưa, cha mẹ gốc Việt, ở hải ngoại, dùng tất cả tiền dành dụm hay hưu trí để trả tiền học phí cho con ở đại học. Trong khi người Mỹ, xem học đại học là một vấn đề đầu tư, khi đầu tư thì không biết kết quả ra sao nên nói con họ, mượn tiền chính phủ, đi làm thêm để trả học phí. Vì lí do gì đó, người con bỏ học thì gánh chịu, tự trả tiền học phí đã mượn nên họ không thiếu hụt về quỹ hưu trí.
Tinh thần trọng khoa bảng là một trong những căn bệnh di truyền của Văn hoá Khổng giáo Viêt Nam; chê bai, xem dân làm thương mại là hạng cùng đinh, đáng phỉ nhổ, đề cao kẻ sĩ, người biết đọc nhưng chưa chắc đã thấu triệt Tứ Thư Ngũ Kinh. Xã hội được chia theo thứ tự 4 giai Sĩ Nông Công Thương.
Kẻ sĩ vỗ bụng, tự xưng người quân tử ăn bất cầu no. Ngoài mặt, cho rằng làm tiền, buôn bán là xấu,.. nhưng trong lòng rất thích cho nên mới có nạn tham nhũng. Sự giả dối ấy tạo ra những tục lệ, quái đản, khiến con người sống với hai mặt của một kẻ đạo đức giả. Mình là kẻ sĩ nên không màng đến tiền, chỉ để vợ nhận lại quả. VNCH khi xưa, ai muốn chạy chọt vấn đề gì thì cứ kiếm mấy bà vợ, đi cửa sau.
Thật ra, ông Khổng Khâu đâu có bảo "ưu đạo bất ưu bần", chính ông ta phải tha phương cầu thực, tại quê hương, nước Lỗ của ông không ai mướn, đói nên phải đi xa kiếm ăn. Ông ta cũng muốn giàu sang, đã từng nói " Phú quí mà cầu được thì dù phải làm kẻ cầm roi đánh xe ngựa cũng nhận" (Phú quí nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệt vi chi).
Cuối đời, sau khi lang thang 14 năm, không ai mướn đám thầy trò của ông nên mới trở lại cố hương, mỡ trường dạy học. Tài ông ta không được các vua chúa dùng nên mới nghèo. Cái nghèo bất đắt dĩ chớ không phải tự nguyện thêm đám học trò của ông, đi theo hầu cũng đói. Dù đói nhưng tôi trung chỉ thờ một thầy, nếu không sẽ được gọi là phản đồ, đành ôm gói theo hầu thầy trên 10 năm.
Dạo ấy chỉ có con quan hay vua chúa mới được đi học trong cung ở quốc tử giám, nay ông Khổng Khâu cùng học trò mở trường thì đám giàu có buôn bán mới có thể cho con mình theo học. Nhờ đó mà ông Khổng Khâu thoát được kiếp nghèo vì tiên học phí hậu học văn nên mới thì giờ suy tư thay vì chỉ nghĩ đến trưa nay có ăn hay không.
Khi dạy học, ông ta chỉ kể lại những chuyện nghe từ người này qua người nọ, chớ ông ta không có tư duy đột phá ra những tư tưởng ấy. Các nho sĩ vì đói, để khỏi mất mặt vô hình trung tôn thờ ông ta lên bật thánh, sự thanh bần là một cỏi niết bàn, cần được đạt đến.
Khi xưa học Việt văn, mình bị bắt học thuộc lòng Nhị Thập Tứ Hiếu, khám phá ra 24 ông được xem là có hiếu đều nghèo cả. Vô hình trung đề cao cái nghèo làm gương cho kẻ sĩ. Thằng giàu có tiền phụng dưỡng cha mẹ thì không được xem là có hiếu? Người ta dạy phải hiếu thảo nhưng chỉ đưa cái gương nghèo khổ thay vì kể những chuyện ông nọ nghèo khổ nhưng chí thú làm ăn sau có của ăn của để, phụng sự cha mẹ già giúp thiên hạ nói theo. Đây chỉ đưa những cái gương nghèo mới có hiếu.
Khi Hán Cao Tổ lên ngôi, không tài giỏi như Hạng Võ, lo sợ bị các triều thần không phục, cướp ngôi nên mới cho giết Đơn Hùng Tín,....rồi dùng Luân lí của Khổng giáo, sữa chửa theo ý đồ của mình, nhằm giữ vững ngôi báu. Dần dà, Thiên Hạ tưởng là chính Khổng tử đã dạy tương tự Karl Marx, không bao giờ nghĩ đến hay hô hào "cải cách ruộng đất", thành lập trại cải tạo, tảy não,... Quyết đoán những ai không đồng ý với chính kiến của mình là người bị bệnh tâm thần, cho vào bệnh viện tâm thần hay gulag như Liên Xô khi xưa,...
Nhà vua sợ nhất là nhóm thương gia vì họ giao lưu nhiều, di chuyển đây đó vì buôn bán nên được thông tin, biết suy tính,..., điển hình là Lã Bất Vi, đời nhà Tần, nghe nói ông ta là cha của Tần Thuỷ Hoàng. Người làm thương mại, biết nhìn người tài, chiêu hiền đãi sĩ,..như Mạnh Thường Quân,...vì người tài sẽ giúp họ khuếch trương cửa hiệu, giúp họ giàu thêm. Họ không cần được vua ban ơn, nhận mưa móc như kẻ sĩ, nên không cần phải trung thành với vua. Suốt những triều đại nhà Hán, thương nghiệp không được khuếch trương cho nên xét về mấy trăm năm cai trị của dòng họ này thì không có gì nổi bật so với Thời Xuân Thu Chiến Quốc, bao nhiêu người tài, học thuyết được mọc lên khắp Trung Hoa khi khổng giáo chưa được áp dụng để cái trị.
Trên 1000 năm sau khi thoát khỏi ách nô lệ, xã hội VN bắt đầu hình thành cùng thời với nhà Hán, tiếp thu nền Văn hoá khổng giáo đã bị tồi tệ hoá bởi triều đình Trung Hoa, lại vớ thêm những yếu tố tồi tệ khác như tâm lí khước từ thương nghiệp, không chấp thuận tranh biện,... Đưa đến tình trạng u mê tăm tối dưới thời nhà Nguyễn mới được chấm dứt bằng cuộc đô hộ của người Pháp.
Chúng ta đã thấy thời đại Phục Hưng của Ý, thương mại đã giúp xứ này phát triển nhanh chóng. Kinh tế có khá thì các thương gia, đóng thuế để chính phủ xây dựng các hạ tầng cơ sở. Các nghệ nhân được trả tiền thù lao nên mới có những tác phẩm để đời, xây dựng những toà nhà tráng lệ, đánh dấu thời đại ấy.
Trong Nhị Thập Tứ Hiếu, không thấy nói đến người giàu có, chỉ có 24 ông, cứ đem bản "kiếp nghèo" ra hát tới hát lui; nghèo khó, thương cha mẹ như ngầm nói, nghèo mới có hiếu với cha mẹ. Ca sĩ Trường Vũ nhờ hát bản nhạc này mà tậu được mấy căn nhà. Mấy ông thần có hiếu này, học hết tiền hết bạc của cha mẹ lại không thi đậu nên phải đề cao họ, là những người trung với vua, hiếu với cha mẹ nếu không thầy đồ sẽ bị đói. Làm cho cha mẹ nghèo là một cách trả hiếu?
Giới sĩ phu, thay vì dùng sở học của mình để làm giàu, vì dân có giàu thì nước mới mạnh, lại khinh miệt ngành thương nghiệp, dần dần như người mù quen bóng tối. Đã thích nghi với sự nghèo khó nên kẻ sĩ tìm sự an ủi trong sự nghèo đói. An bần lạc đạo trở thành một triết lí, ru ngủ kẻ sĩ, gần với Lão giáo. Là người có học, may mắn hơn các nông dân, thay vì đem tài, sự hiểu biết để giúp đời thì giới kẻ sĩ lại trốn chạy trách nhiệm của mình. Thay vì xem nghèo khó là một vấn nạn nhất thời, cần tìm cách chấm dứt thì kẻ sĩ tôn xưng sự nghèo đói như một thứ vinh quang, cần phổ biến như 24 Hiếu.
Cái khốn của kẻ sĩ Việt Nam là học thêm mấy cái thuyết Kinh Dịch, Tử Vi để giải phương trình, áp đặt lên nhằm tôn vinh sự nghèo đói của mình; chứng minh sự thanh bần của mình, không thi đổ là sinh ra nhằm ngôi sao xấu, không có Phước Đức của gia tộc,..thay vì chấp nhận mình dốt. Những mê tín dị đoan đã theo đuổi nền Văn hoá Khổng Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước, tạo nên một Văn Hoá nô lệ.
Qua các tài liệu của ngoại quốc thời Nguyễn Hoàng vào Nam, để tránh bị chúa Trịnh tiêu diệt. Có lẻ bỏ vua Lê mà đi nên Chúa Nguyễn nới tay, không kềm kẹp, áp đặt triệt để khổng giáo, cần xây dựng phía nam của Luỹ Thầy. Vì số người lúc đầu giúp chúa Nguyễn rất ít nên phải dùng tất cả nhân lực đi theo mình nên Đào Duy Từ, con nhà "xướng ca vô loại" vẫn được trọng dụng.
Nhờ các con buôn, được trọng dụng, có nơi làm ăn, không bị khinh miệt nên những người nghèo, dân cùng định bỏ trốn vào miền nam để lập nghiệp. Không bao lâu, xứ Đàn Trong, hải cảng Hội An, Phú Xuân rất phồn thịnh, dân tình buôn bán với các thương thuyền ngoại quốc, làm giàu đến khi mấy tên cướp Tây Sơn hợp với đám cướp biển Trung Hoa, vùng Hải Nam vào cướp phá, đốt cháy thì các thương gia Nhật Bản, không muốn trở lại VN.
Khi Gia Long lên ngôi thì sợ loạn Trương Phúc Loan như tổ tiên mình, nên đã áp dụng Khổng Giáo triệt để, thủ cựu, không canh tân, đến khi bị người Tây phương chiếm đóng, đô hộ. Ai có tài liệu về ông Trương Phúc Loan thì cho mình xin. Mình đoán ông này là người lo việc thương mại, kinh tế,...đánh thuế nộp cho Chúa Nguyễn nên không phục nhà vua và đám nịnh thần. Nhà vua sai giết, đổ cho bao tội vì lịch sử do kẻ thắng viết lại.
Hoa Kỳ tuy mới được thành lập trên 200 năm nay nhưng đã là một cường quốc vì họ có tự do, khuyến khích thương mại. Đạo Khổng có nêu lên những điểm hay, giúp con người tu thân, tề gia, trị quốc, bình Thiên Hạ nhưng không may nền văn hoá Khổng Việt, chỉ tiếp thu những cái xấu, cá tính của Khổng Khâu.
Ông ta đã thất bại khi muốn dùng Vương đạo trong chính trị, chứng tỏ ông ta không phải là người tài giỏi, đảm lượt. Theo mình đọc sách của tàu, người nào tài giỏi đều được giới thiệu cho vua chúa cả nhưng nếu không dùng thì giết đi để tránh người tài về đầu quân cho kẻ thù. Ôgn Khổng Minh trốn khi Tào Tháo, Lưu Bị để kiếm vì không muốn theo ông nào cả. Sau 3 lần không gặp, Lưu bị cho người núp ở lại, báo tin khi Không Minh về nhà thì đến thăm. Khổng Minh dù không thích vẫn phải theo Lưu Thị vì nếu không sẽ bị giết.
Một người tài, chắc chắn sẽ được các vua chúa thông minh dùng như Tôn Tẫn khi xưa. Ông ta bị Bàng Quyên ganh tị, chém hai chân nghĩ tình đồng môn nhưng sứ giả nước Tề sang đất Lương, gặp ông ta thì lén đem về nước để vua họ dùng. Ông ta chỉ cần ngồi trong xe mà đánh nước Nguỵ,...
Khổng Tử là một người hẹp hòi, không tranh luận lại được với Thiếu Chính Mão nên vu oan cho ông này là một tham quan, giết để làm gương. Sau này, vua chúa hiểu được lòng của ông nên không dùng. Không được dùng nên đâm ra yếm thế, nói với học trò sống thanh bần, chỉ cần trau dồi tri thức là đạo của người quân tử. người Việt mình bị tiêm nhiểm tinh thần này của ông Khổng Khâu nên không tranh luận được với ai thì chụp mũ là phản động hay Việt Cộng. Chán Mớ Đời
Ông Khổng tử làm quan, được cái chức nhỏ bé, lo về lễ, có trách nhiệm cúng kiến vào các ngày lễ, cho nên ông ta dạy học trò các nghi thức cúng tế, để giúp ông ta tổ chức vô hình trung sau này người ta lại ghép câu: "tiên học lễ, hậu học văn" là Khổng tử viết hay cỏn. Nếu dạy con lễ phép quá, thưa gửi thì khi ra đời chúng quen nể nang những người lớn tuổi mà dốt thì khó đột phá tư duy trong xã hội Hoa Kỳ, một xã hội trọng người tài, không phân biệt màu da, chũng tộc. Đề cao cái Tam Tòng tứ Đức,...để đàn áp người phụ nữ, làm công cụ, máy đẽ cho người đàn ông. Nói chung Văn hoá Khổng Việt đã nô lệ hoá người dân hoàn toàn, định hướng chủ nghĩa ngu dân, hầu cũng cố nền quân chủ chuyên chế.
Trong xã hội VN, không thấy sự tranh luận, chỉ có kẻ trên ra lệnh cho kẻ dưới tuân hành dù có sai. Hồi còn ở VN, học sinh cứ đánh lộn vì không biết tranh luận, cứ dùng tay chân để xem thằng mạnh là thằng giỏi. Ở Mỹ, trong trường học, học sinh, đứng xếp hàng để đợi tới phiên phát biểu.
Tinh thần không tôn trọng Ý kiến kẻ khác đã đeo đuổi người Việt ra Hải ngoại. Ta thấy những thư nặc danh, dèm pha, mạ lị những người không cùng Ý kiến với mình. Ai không bầu cho mình vì theo tử vi mình có mạng đế vương là chụp mũ "VC nằm vùng". Trong số đông thì thường thường được chia làm 3 loại người: một rất nhất trí với mình, một là ghét cay, ghét đắng mình và một thì chả thích chẳng ghét, bàng quang. Trong một cuộc bầu cử, ứng cử viên chỉ chú tâm thuyết phục thành phần thứ 3, bỏ phiếu cho chương trình hành động của mình.
Vợ mình hay mắng vốn mình vì cô con gái dám cãi lại mẹ, kêu con bé mất dạy trong khi mình càng hồ hởi nếu thấy con mình có những tư tưởng phản động. Mình phải giải thích cho mấy đứa con về di sản Văn hoá thừa hưởng của bố mẹ để chúng hiểu lí do mẹ chúng xử sự. Một đứa bé ở bên Mỹ, đi học thầy cô đều tôn trọng Ý kiến riêng tư của mỗi học sinh. Dù chúng có Ý tưởng lạ lùng, vẫn khuyến khích học sinh có tư duy. Mình hay tranh luận với mấy đứa con trong khi vợ mình thì tao là mẹ chúng mày nên tao đúng.
Mình nhớ có đọc bài luận văn của một học sinh ở VN, tả về một con vật mà em yêu thích. Đứa bé viết bài luận Văn rất hay, tả con rận mà nó thích. Cô giáo cho 0 điểm, phê là không thể nào thích con rận, phải yêu chó hay mèo. Cô không thích con rận nhưng cô lại áp đặt chính kiến lên học trò, sẽ biến học trò thành những con vẹt, thụ động, không biết tư duy.
Sau thế chiến thứ 2, VN có hai nhân vật tương tự là ông Ngô Đình Diệm và ông Hồ Chí Minh, cả hai đều là sản phẩm của nền Văn hoá Khổng Việt. Cả hai đều độc thân nên mọi người mường tượng, đều nghĩ họ có tài đức vì có chút học thức, chỉ lo cho dân mà quên việc cá nhân,... Ông Diệm làm quan cho triều đình Huế. Ngày nay, người ta đọc lá thư của ông Hồ gửi cho chính quyền Pháp, xin vào trường bảo hộ để sau này ra làm quan cho chính quyền đô hộ nhưng bị từ chối nên bôn ba ra hải ngoại rồi tình cờ lịch sử đưa đẫy ông ta sang Liên Xô,... Thật ra lịch sử chứng minh, cả hai lãnh tụ chả có tài cán gì cả, được ngoại bang chỉ định sắp xếp, cai trị dân hai miền Nam Bắc.
Theo tài liệu mình đọc thì người Pháp qua trung gian của một vị dân biểu Pháp mà lâu quá, quên tên, đã liên lạc với ông Ngô Đình Nhu, đang sinh sống ở Pháp rồi đưa ông Diệm về VN, tuyên truyền như vị cứu tinh của dân tộc, truất phế ông Bảo Đại, dựng lên đệ nhất Cộng Hoà. Pháp đã mua tướng cướp Bình Xuyên, cho sang Tây ở, để ông Dương Văn Minh, đem quân đội VNCH vào đánh chiếm mấy căn cứ của Đảng cướp do Bảy Viễn cầm đầu, nhằm tạo danh thế cho chính phủ đệ nhất Cộng Hoà. Vì ông DVM và các sĩ quan của quân đội biết tẩy của ông Diệm, không có tài cán, đánh đuổi Ba Cụt hay Bình Xuyên,..chỉ là vở kịch do ngoại bang dựng lên nên sau này mới tham gia đảo chính khi người Mỹ không còn cần hai anh em ông này nữa.
Ở Âu Châu, khi xưa, người ta cho con đi học đại học, để có thời gian suy ngẫm về cuộc đời, thu nhặt kiến thức về nhân văn,.. đến thời đại đế Bismark thì giáo dục được cải thiện, dùng để sản xuất các công cụ giúp phát triển các ngành kỹ nghệ ở Âu Châu. Trong khi xã hội Trung Hoa hay VN, có thành lập các trường quốc tử giám,...để sản xuất những công cụ cho Triều đình nên xã hội không thể ngóc đầu lên đến khi bị các nước Âu Châu đánh bại và đô hộ.
Mình nhớ 20 năm về trước, khi về thăm VN, thăm dự một hội thảo về phát triễn kinh tế VN trong thời kỳ Đổi Mới thì rất ngạc nhiên, ngồi cạnh một bộ trưởng mà ông Nguyễn Đăng Mạnh, có kể trong hồi kí của ông ta về vị này khi gặp ông HCM. Cách phát biểu của vị này thì mình đoán chưa học hết lớp năm tiểu học. Sau này nghe nói vị này, đã đổ bằng tiến sĩ, nhờ có viết 7 bài xã luận, đã được đăng trên báo chí. Có người xấu mồm , bảo vị này mướn ai viết.
Tháng trước đọc báo, nghe nói muốn đổ bằng tiến sĩ y khoa, chỉ cần đưa $10,000.00. Nhiều nhân vật cao cấp có Văn bằng tiến sĩ của các đại học trên mạng Hoa Kỳ dù không biết một câu tiếng Anh. Có tấm hình chụp cặp vợ chồng chủ tịch VN, nghe nói cũng có bằng tiến sĩ, đứng chơi vơi trong một buổi họp mặt , giao lưu với các giới lãnh đạo Á Châu, vì không biết tiếng Anh nên không có ai đến trò chuyện. Cái vui nhất là những người lấy bằng tiến sĩ dỗm, muốn tên mình, được khắc bằng chữ vàng, để thờ ở Văn Miếu, Hà Nội. Không hiểu con cháu họ sẽ nghĩ gì sau này nhìn thấy tên họ trong Văn Miếu, khi biết được sự thật.
Biến cố tháng 4 năm 75 đã đổi đời biết bao nhiêu triệu gia đình miền Nam VN. Nghe giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ở Bỉ kể, có một anh chàng, trước 75 chuyên lo máy điện toán ở Tổng tham mưu, quân lực VNCH, nay đi đạp xích lô, nên ông ta kéo vào sửa máy ibm mà cả đám kỹ sư, cán bộ miền Bắc chưa bao giờ thấy hay nghe đến. Bao nhiêu người có tài đã bỏ mạng trong trại cải tạo, không bao giờ thấy bến bờ tự do khi vượt biển, bị sóng của đại dương cuốn trôi đi. Trong cuốn "Bên thắng cuộc", tác giả có kể trường hợp một học sinh, thi tú tài đậu cao nhưng không được vào học đại học, rồi đổi tên để đi thi lại nhiều lần, ở các tỉnh khác cũng bị đánh rớt mấy lần vì lí lịch gia đình.
Mình không hiểu tại sao anh học sinh kể trên lại cố công, khai tên giả để đi thi lại. Vì muốn được một mảnh bằng? Mảnh bằng là cứu cánh cho cuộc đời? Thế giới ngày nay sẽ ra sao nếu hai ông Bill Gates và Steve Jobs, thay vì bỏ học, mở công ty đeo đuổi mộng ước của mình, vẫn tiếp tục đi học? Tại sao anh học sinh giỏi kia, không dùng trí tuệ của mình đi buôn bán hay làm gì để xây dựng cuộc sống mới? Anh ta cất công đi thi đại học mấy năm, mong muốn học cao, vì xã hội tôn trọng kẻ sĩ, người tài giỏi là người có bằng cao.
Trong cái rủi của đất nước thì theo mình, cái nhìn của xã hội phong kiến về thương nghiệp đã được thay đổi một phần. Vì đói, nên mọi gia đình đều phải tìm cách kiếm ăn, không cậu nệ danh vọng, khoa bảng,...xung phong đi trải nghiệm thực tế, chăn bò,..thay vì đi nghĩa vụ quốc tế.
Vợ mình thuộc gia đình Tôn Thất, cháu ngoại của quan Triều đình khi xưa, mấy đời làm quan, bổng nhiên phải bò ra chợ trời, tìm cách buôn bán. Nghe kể đi mua khoai lang về luộc để bán cho Thiên Hạ. Không quen buôn bán, nghe lời cô bạn nói, để cô ta đem về nhà nấu, rồi bán dùm cho. Bán đâu không thấy, cả nhà cô bạn xúm lại ăn hết mấy kí khoai rồi không có tiền để trả chỉ biết cười trừ. May có người cho mượn vàng, vượt biển để học lấy cái bằng nuôi chồng con.
Lớp di tản 75, đa số là thành phần khoa bảng của VNCH, nên ra hải ngoại, mấy người lớn tuổi không đáp ứng được với cuộc sống mới, chỉ biết buồn tủi khi đi làm nghề không cao sang lắm để nuôi gia đình. Con cháu thì học để trở thành Bác sĩ, kỹ sư,...chấp nhận sự hạn hẹp của lối sống của mình thay vì bay nhảy trong vùng trời kinh doanh tự do của Hoa Kỳ. Khi mới sang Pháp, mình đọc ở đâu, cho rằng số bác sĩ, nha sĩ gốc Việt ở Pháp đông hơn số bác sĩ hành nghề tại Sàigon nhưng chỉ có một tiệm bán thực phẩm VN và vài tiệm ăn. Tỉ lệ Bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ gốc VN ở Bolsa quá đông so với tiêu chuẩn của y tế cộng đồng.
Ngược lại lớp vượt biển thì khi đến định cư ở Mỹ, họ đã quen cuộc sống của thời bao cấp, mánh mung, tuôn ra, đi buôn đi bán, gầy dựng lên Little Saigon,... Nhiều người, không bằng cấp gì cả, tiếng Anh chả rành mà trở thành triệu phú sau một thời gian ngắn chịu khó làm ăn. Mình có anh bạn, có bằng kỹ sư sau mở tiệm sửa chữa xe hơi hay một anh may mắn lấy được Mụ Vợ nấu ăn ngon nên đang điều nghiên để mở tiệm ăn.
Một người mở tiệm sơn móng tay, mướn thêm vài người thợ. Mấy người thợ làm một thời gian, quen tay nghề, chạy ra mở tiệm riêng hay đi tiểu bang khác làm ăn, dần dần người gốc Việt coi như chiếm trọn thị trường ngành nail, tương tự dân Kampuchia chuyên về nghề bán donuts, người Nam Hàn thì tiệm giặt ủi còn ăn uống thì dân gốc Tàu.
Mình hay nghe những người có học, bằng này bằng nọ, nhưng đi làm cho chủ, chê bai các người làm nail, cho rằng mấy người này vô học,.. Vì họ ganh tị với những thành công của giới làm nail, mặc cảm vì ở nhà không khang trang bằng những người lao động chân tay. Những người làm nail, vì muốn thương hiệu mình sống còn, nên phải mĩm cười, phục vụ tận tụy khách hàng. Người Việt hay gọi ông Kỹ sư, bà Bác sĩ nhưng đối với dân lao động thì gọi thằng làm vườn, con làm nail,...
Mở một tiệm nail, tiệm ăn,..là một hành động dũng cảm, vì phải kí giấy tờ, mướn tiệm, cơ sở làm ăn tối thiểu 5 năm. Nếu buôn may bán đắt thì không sao nhưng nếu lỗ thì phải gánh trả nợ như câu nói dân gian "có gan làm giàu". Kẻ sĩ là những người chỉ biết học, con mọt sách, chấp nhận những điều hay lẻ phải từ kẻ khác, một cách Thụ động. Có người ra làm ăn mở công ty nhưng thất bại lần đầu thì quay trở lại làm mướn cho chủ.
Về thăm nhà, gặp mấy người em không được nhà nước cho đi học đại học, ra chợ buôn bán thì mình thấy chúng ăn nói, khôn lanh vì khi làm thương mại, người ta phải biết ăn nói, chìu chuộng khách hàng trong khi mấy đứa út, được nhà nước cho đi học đại học sau thời kỳ Đổi Mới thì ăn nói rất kẻ sĩ. Không bao giờ có lời cám ơn khi ai đó cho quà. Trong lòng rất vui nhưng ngoài mặt thì hững hờ vì mình là kẻ có học. Ai về Vietnam, đều gặp phải vấn đề; không bao giờ nghe một tiếng cám ơn. Vào tiệm ăn, họ biết ngay là người ở nước ngoài về vì dân trong nước, quát tháo, ra lệnh khi kêu món ăn, không bao giờ có từ cám ơn với người phục dịch.
Mình nghe kể có "bún mắng cháo chửi" ở Hà Nội, trả tiền để ăn được bát bún, tô cháo,lại còn bị chửi như thành ngữ "chịu đấm ăn xôi". Văn hoá nô lệ, quen bị vua trên chửi bới nên con người vẫn tươi cười khi bị chửi miễn sao được ăn như vua Gia Long từng nói: "có đói nói mới nghe".
Kẻ sĩ là người được đặt lên hàng đầu trong xã hội VN, nên họ đối đãi với những giới khác không được bình đẳng. Trong làng xã, có vài người biết đọc chữ thánh hiền nên họ được dân làng tôn trọng, khi có lễ tiệc ở đình, họ đều được ăn trên ngồi trốc. Một miếng giữa làng bằng một sàn xó bếp. Lâu ngày họ đâm ra hách dịch xem những người nông dân là dân ngu khu đen.
Thằng con mình đọc Tam Quốc Chí và Thuỷ Hữ bằng tiếng Anh xong thì hỏi tại sao các nhân vật trong truyện gặp nhau là chửi bới, mạt sát, đánh nhau, không tôn trọng địch thủ của mình. Mình nhớ có lần ăn cơm với tướng Bigeard, người sĩ quan Pháp đầu hàng ở trận Điện Biên Phủ, rất mến mộ người đã đánh bại quân đội của ông ta trong khi nhiều người Việt, không đồng quan điểm chính trị với ông tướng này thì viết bài chửi te tua như hàng tôm hàng cá khi ông này từ giả dương thế đi thăm Karl Marx, Lenin,...
Vợ mình hay la mình vì đầu độc tư tưởng mấy đứa con. Vợ mình thuộc dòng khoa bảng, tàn dư của chế độ Khổng giáo Việt Nam, mong con mình thành bác sĩ, kỹ sư,...trong khi mình chỉ khuyến khích chúng làm kinh tế. Dạo ở tiểu học, hai anh em viết rồi vẽ truyện hoạt hoạ, đem lên trường bán cho bạn học. Đồng chí gái dũa mình te tua vì gieo cho chúng những mầm móng phản động, nghĩ làm tiền là cái gì xấu xa. Chúng đi lượm lon, bán ve chai kiếm tiền cũng bị Mụ vợ cấm cản. Chán mớ đời!
Người Mỹ, họ khuyến khích con cháu tư duy, làm thương mại. Xem các chương trình Sharks Tank, thấy nhiều đứa trẻ 11, 12 tuổi đã thành lập các công ty nhỏ, có đứa mới 16 tuổi đã làm trên 1 triệu đồng. Mùa hè, con nít Mỹ, pha nước chanh, đem ra trước cửa nhà bán cho hàng xóm, kiếm thêm tiền. Nước Mỹ giàu có vì tự do thương mại, ai muốn làm gì thì cứ bỏ công ra làm, thực hiện giấc mơ của họ. Giới VN trẻ, học ở Mỹ, thâm nhiễm đầu óc Hoa kỳ nên có nhiều người thành công trên lĩnh vực kinh doanh.
Mình có quen cách đây 27 năm, hai anh chàng học về điện toán; một học ở Boston University và một học UCI. Hai tên gặp nhau trên mạng nên rũ nhau làm Vietnet, để các sinh viên gốc Việt có thể liên lạc với nhau trên mạng. Tên học BU thì xong B.S., đi làm rồi rũ anh chàng ở Cali mở hảng điện tử. Anh chàng ở Cali bị bố mẹ bắt học thêm lấy bằng tiến sĩ.
10 năm sau, anh chàng sinh viên BU, bán cái hãng của anh ta đâu trên 500 triệu đô, nghe nói nay hay về VN, huấn luyện giới trẻ đầu tư, còn anh chàng học UCI, không học xong tiến sĩ. Bố mẹ cấm không cho đi chơi một cô bạn gái, vì không môn đăng hộ đối nên bỏ học tiến sĩ, đi làm cho hãng Sony.
Một anh chàng khác học MIT ra, học thêm MBA ở trường Kellog, sau đó đi làm cho Wall Street mấy năm, để dành tiền qua San Jose, mở công ty với hai tên bạn. 5 năm sau, IBM mua lại công ty của họ với giá 100 triệu. Không biết làm gì nên anh ta bò đi học lại lấy bằng tiến sĩ.
Vợ mình như bao kỹ sư khác, nay trên 50, lo sợ bị sa thải. Cả cuộc đời thanh trẻ của mình trôi qua, lao động quang vinh để làm giàu cho chủ nay về già, lo sợ vì nhà cửa chưa trả hết vì khi đi làm thì chủ chỉ trả lương cho mình đủ để mình không mong tìm việc khác, ngược lại mình chỉ làm việc vừa đủ để khỏi bị chủ sa thải. Có nhiều người lo sợ nên tìm cách khác để tìm thêm nguồn lợi tức thì hay bị dụ vào các chương trình đầu tư, có lợi tức cao rồi bị Thiên Hạ quỵt tiền, mất cả vốn.
Mình có quen thân với một anh Bác sĩ, khi xưa lợi tức rất cao, trên 1/2 triệu mỗi năm. Ngày nay, Bác sĩ ở Little Saigon, đông như quân Nguyên, phải trả tiền cho mấy người cò, đi đến nhà những người già, chở họ ra phòng mạch, nhưng không đủ sở hụi nên đang tính đóng cửa phòng mạch, về hưu, nhà cũng không có, quỹ hưu trí cũng không. Tương lai vào viện dưỡng lão để được nhà nước nuôi.
Cái may cho VN, sự phổ thông hoá, lạm phát các bằng dỗm vô hình trung đã hạ thấp kẻ sĩ, những người có Văn bằng, có thể dần dần cái nạn chuộng khoa bảng của người Vietnam, sẽ bị huỹ diệt vì không ai biết đâu là bằng thật , đâu là bằng giả. Tương tự các bà dành tiền để mua cái ví đẳng cấp LV để rồi thấy những người khác mua hàng nhái, từ từ họ không mua đồ hiệu nữa.
Nền Văn minh Tây phương được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của những hiền triết Hy Lạp hầu tạo nên, gầy dựng hạnh phúc, thịnh vượng cho con người. Tư tưởng của các hiền triết cổ xưa luôn luôn được các thế hệ sau, đặt lại vấn đề vì thời gian và không gian thay đổi. Nhờ đó mà nền Văn mình được phát triển khá xa tuy bị ngắc quảng trong thời trung cổ.
Trong khi Á Châu hay nói riêng Trung Hoa và Việt Nam, chỉ có một nhà Hiền triết, cóp nhặt tư tưởng là Khổng Khâu. Không ai dám đặt lại câu hỏi, những gì ông ta đã diễn thuyết cho học trò có còn hợp thời hay không. Không ai dám phản kháng, tư duy, chỉ đón nhận những tư tưởng của ông ta như là một chân lí tuyệt đối. Người ta học tư tưởng của ông như con vẹt để làm quan vì nếu viết sai Ý của giám khảo thì sẽ bị đánh rớt. Vì muốn có tên trên bảng vàng nên con người đã quên đi việc đi học là để thu nhập các kiến thức để tìm ra một lối nhìn về nhân văn riêng cho chính mình như người thầy khả kính đã nói; Phú quí mà cầu được thì dù phải làm kẻ cầm roi đánh xe ngựa cũng nhận.
Từ khi giáo sư Lưu Tiểu Ba đoạt giải Nobel Hoà Bình, dù đang thi hành lệnh án lao cải. Chính quyền Trung Hoa đã khởi động chương trình định hướng giới trẻ, bị tiêm nhiễm những tư tưởng tự do từ Tây phương. Họ đã đưa học thuyết Khổng Giáo mà họ đã bài bác trong quá khứ vào học đường, thành lập các giải về Khổng Tử, người thầy muôn đời để tiếp tục nô lệ hoá dân chúng lâu dài.
Sơn ngu khu đen
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn