Chủ nghĩa Phát Xít ở thế kỷ 21

Từ mấy năm nay ở Âu châu và Hoa Kỳ có nhiều biến động, phá vở một trật tự chính trị được tạo dựng từ khi Liên Sô xụp đỗ đến nay. Anh quốc rút ra khỏi Liên Hiệp Âu châu sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, thường được gọi là Brexit mà đến nay vẫn chưa đi tới đâu. Cho thấy lấy nhau thì dễ mà bỏ nhau thì khó vì dính dán đến pháp lý đủ trò. Về thăm Âu châu và theo dõi đám bạn ở Âu châu qua mạng thì thấy họ lo sợ cho một tương lai gần đây, khi họ về hưu, quỹ hưu trí của quốc gia sẽ bị cạn nên một số ca tụng các phong trào đảng phái cực hữu mà người ta hay nhầm lẫn và chụp mũ là Phát Xít.
Người ta, dường như đã quên định nghĩa nguyên thủy của chủ nghĩa Phát xít, ngày nay họ sử dụng trên mạng xã hội từ ngữ “Phát Xít” như một cụm từ để chỉ định về sự lạm dụng khái quát. Họ nhầm lẫn chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc trung trung có thể được xem là một sáng tạo có tính cách nhân bản của nhân loại. Chúng ta không biết hết 90 triệu người Việt ở Việt Nam, nhưng dù có quốc tịch mỹ, chúng ta vẫn đau đáu khi nghe tin tức ở Việt Nam. Một trận bão lụt xẩy ra, chúng ta gửi tiền để giúp những nạn nhân tại quê nhà. Thấy người Việt tại Việt Nam biểu tình, đồng chí gái cũng chắp miệng kêu mất nước rồi….
Ta có thể gọi hành động cứu trợ hay lo ngại cho người Việt là một hành vi yêu nước. Như bài hát “Imagine” của John Lennon, nếu không có chủ nghĩa dân tộc thì thế giới sẽ yên bình nhưng trên thực tế, nếu không có chủ nghĩa dân tộc, con người sẽ sống trong hổn loạn. Khi chúng ta đi thăm viếng các nước tây phương giàu có như Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Phần Lan, Na Uy,… thì sẽ thấy an bình ngược lại với các hình ảnh do các đài truyền hình chiếu mấy cảnh giết nhau như ở Congo, Somalie, … nghèo khó đầy bạo lực. Phụ nữ bị bắt để làm nô lệ tình dục cho đoàn quân của bạo chúa, hay trẻ em bị bắt đi lính…

Chủ nghĩa dân tộc dạy cho ta biết quê hương là chùm khế ngọt, đất nước của mình là độc nhất, ta có bổn phận đối với quốc gia. Ngược lại chủ nghĩa Phát Xít cổ suý cho rằng quốc gia của mình là “tối thượng”, và chúng ta có bổn phận độc nhất dành riêng cho quê cha đất tổ. Trên thực tế, con người có nhiều bản thể và phải trung thành với nhiều nhóm. Điển hình tôi có thể trung thành với nước Hoa Kỳ, có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và nền dân chủ Hoa Kỳ, vẫn yêu mến quê hương Việt Nam, nơi chúng ta sinh ra, mặt khác chúng ta phải giúp đỡ hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp,… ở Hoa Kỳ, do đó đưa đến những xung đột cho chính mỗi cá nhân. Người Mỹ gốc Nhật, Tàu chết rất nhiều trong thế chiến thứ 2 khi đăng quân đi lính mỹ để chiến đấu ở Thái Bình Dương.
Chủ nghĩa phát xít chỉ xuất hiện khi con người cố tình bỏ qua những xung đột, phiền phức để tạo cho họ một cuộc sống dễ dàng cho chính riêng họ. Chủ nghĩa phát xít từ chối mọi bản thể căn cước của cá nhân, và đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối với quốc gia mình, đúng hơn là với chế độ. Khác với khối Liên Sô, kêu gọi tạo dựng một thế giới đại đồng, Đức Quốc Xã của Hitler hay đảng Phát Xít của Mussolini ở Ý, đều có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (Sozialismus) nhưng họ chú trọng vào xây dựng nước Đức hay nước Ý của họ trở nên hùng cường.
Nếu quốc gia đòi hỏi chúng ta phải giết cả triệu người thì chúng ta sẽ tuân lệnh như Adolf Eichmann, đã nghiên cứu để cho vào hoả lò 6 triệu người Do Thái. Nếu đất nước cần chúng ta phản bội lại sự thật, cái đẹp thì chúng ta sẵn sàng từ khước sự tự do sáng tạo vô biên để sáng tác những bài ca, bài viết ca tụng chế độ như nhạc sĩ Tô Hải đã kể trong cuốn” hồi ký thằng hèn” của ông ta. Điển hình nhất là ông Tố Hữu đã bỏ hết những bài thơ ca ngợi tình yêu, được xem là tiểu tư sản để sáng tác những bài ca tụng Stalin,…hay đảng cộng sản.
Chủ nghĩa phát xít cho rằng cái gì giúp chế độ là hay, là tuyệt đẹp, là yêu nước. Chúng ta dạy học sinh những gì để giúp quốc gia, ngoài ra không có gì quan trọng cả như các lực sĩ của Liên Sô, Đông Đức hay Trung Quốc bị khám phá bị doping do lệnh của nhà cầm quyền. Phát xít dạy chúng ta phải hy sinh cho chế độ (quốc gia).
Sau thế chiến thứ 2, người ta khám phá ra những tội ác tày trời của đức quốc xã với các cuộc diệt chũng hay Liên Sô với những trại Gulag, Trung Quốc với cuộc cách mạng văn hoá hay ở Việt Nam các cuộc đấu tố dã man trong chiến dịch Cải cách ruộng đất mà ông bà nội mình là nạn nhân.
Khi người ta nói đến chủ nghĩa phát xít thì họ chỉ nói một cách phiếm diện thay vì phải kể rõ tội ác của chủ nghĩa này tương tự những phim của Hồ Ly Vọng đã thêu dệt những vai ác như Darth Vader trong phim Star war; xấu xí và ác độc. Cay đắng nhất là có nhiều người yêu thích những vai ác này, họ mua áo quần, mặt nạ của Vader nhiều hơn là Yoda,… trên thực tế, sự tà ác không nhất thiết là phải có hình ảnh xấu, có thể rất đẹp. Trong tiểu thuyết Kim Dung có một cô gái được tả là đẹp tên Lý Mạc Sầu thì phải, cô ta thất tình nên sau đó dùng võ công của mình để tàn sát thiên hạ hay những chuyện Thanh Xà Bạch Xà, những cô gái xinh đẹp,…. Trong các bức tranh của Thiên Chúa Giáo, đa số những hình ảnh Satan đều được diễn tả rất đẹp. Do đó người ta khó cưỡng chế chống lại sự cám dỗ như thể người ta biết uống nước ngọt, ăn chè,…là không tốt cho cơ thể nhưng người ta vẫn cứ ăn uống như điên.
Ở thế kỷ 21, chúng ta đang sống trong một thời đại thay đổi quá nhanh chóng, nơi đó công nghệ thông tin được cập nhật hoá từng ngày. Những người có bằng cấp cao nhưng lớn tuổi còn không bắt kịp. Mình có mấy người bạn đến nhà chơi thấy mình dùng Apple TV để coi truyền hình hay Youtube thì họ ngạc nhiên như bò đội nón mà mình thuộc loại ngu lâu dốt sớm, họ cứ nhờ mình update phần mềm cho iphone của họ. Họ không biết mật mã để vào trương mục Apple, mình phải gọi con họ để xin,… đó là những người có 7 năm đại học.
Máy móc, máy điện toán, thông minh nhân tạo,…dần dần sẽ thay thế con người. Người ta kêu Trung Quốc lấy mất công ăn việc làm của nhân công mỹ nhưng đó là mị dân vì thật ra máy móc đang thay thế con người. Các công ty lớn của mỹ đang bỏ Trung Quốc để xây các nhà máy tại Hoa Kỳ, do đó họ cần một người ký sắc luật cho phép họ hồi cư tiền để ở ngoại quốc với thuế có 10%. Người ta đặt câu hỏi sẽ làm gì với số người thất nghiệp khi bị máy móc, rô bô thay thế vì nói theo kinh tế thị trường thì họ không có giá trị vì không phải là đơn vị sản xuất. Mỗi năm Ấn Độ sản xuất 1.8 triệu kỹ sư nhưng chỉ có 200 -300 ngàn tìm được công việc. Ta thấy anh sinh viên tốt nghiệp đại học ở Tunisie tự thiêu vì không có việc làm, phải đi bán hàng rong, còn bị cảnh sát làm khó dễ, khởi đầu cho cuộc cách mạng Mùa Xuân Á Rập.
Ông Mitt Romney, khi vận động bầu cử, nói là 47% dân mỹ là không đáng kể vì họ ăn trợ cấp. Ngày nay, 49% dân mỹ ở Cali hưởng trợ cấp, nghĩa là 49% dân số Cali không sản xuất, không có giá trị về mặt kinh tế sản xuất. 51% còn lại đi làm, đóng thuế nuôi 49% người kia. Trong tương lai, máy móc sẽ thế nhân công thì số người không có giá trị kinh tế sẽ gia tăng nhiều, do đó theo mình những chương trình kế hoạch hoá gia đình ở Hoa Kỳ hay các nước khác, không phải vì thương yêu phụ nữ mà chính phủ tìm cách hạn chế sinh đẻ để tránh số người không có giá trị kinh tế gia tăng. Cứ tưởng tượng 10 năm nữa 30% dân Cali đi làm để nuôi 70% dân số khác hay xa hơn 5% đi làm để nuôi 95% người ăn không ngồi rồi, có thể sinh ra nhiều hệ quả khó lường được.
Khi xưa nhà thờ của Thiên Chúa Giáo đã tìm cách khống chế tư tưởng người dân nhưng không được vì người ta chưa kiểm soát được cảm xúc của con người. Liên Sô cũng cố gắng tìm hiểu con người, tư duy của những nhà chống đối nhưng cũng chịu thua vì họ không hiểu một người tài giỏi như ông Sakharov lại bỏ tất cả những uy quyền, lợi lộc do đảng trao tặng lại quay lại chống lại chế độ. Ngày nay với công nghệ thông tin, người ta có khả năng thay đổi cảm xúc con người qua dữ liệu.
Thí dụ: đồng chí gái đi làm về, mặt hầm hầm, các dữ liệu sẽ nhận là đồng chí gái không vui vì việc gì đó, cái đồng hồ đeo tay sẽ báo cho cái máy điện toán trung tâm ở nhà để thay đổi màu của đèn, giúp cô nàng vui lên. Tự động mở bồn nước để đồng chí gái, mình về nhà không cần phải thuyết phục cô nàng vì đã có máy móc tự động làm và nhắn tin bảo mình đồng chí gái đang quạu, để bố trí tư tưởng trước khi vào nhà,…. Chán mớ đời.
Trong tình huống lo sợ tương lai, người ta có khuynh hướng trở về quá khứ, tìm lại những cơ bản của đất nước, môi trường thân quen. Tình hình chính trị như thể đang lái máy cày để cày bừa, trở về mua trâu để làm nông nghiệp như trường hợp Khờ Me Đỏ đã làm. Chúng ta thấy xuất hiện những khẩu hiệu như “Make America Great Again”, ông Trump hô hào nhưng nếu nhìn kỷ vào lịch sử Hoa Kỳ thì chúng ta phải trở về giai đoạn nào mới gọi là Great America? Giai đoạn mới đánh thắng Anh Quốc? Nơi người da màu bị làm nô lệ, làm việc ngày đêm? Hoa Kỳ ngày nay được xem là nước giàu có nhất thế giới, văn minh, bảo trở về thời đại 200 năm về trước. Ông Rich Dad của mình kể là khi ông ta còn bé, cách đây 65 năm thì nhà ông ta không có cầu tiêu, phải đi ỉa vất, dùng nước giếng,… tình trạng các thanh niên, trở về sống với cha mẹ vì sự thay đổi quá nhiều nên họ tìm về gia đình, để bớt bở ngở lo sợ.
Chúng ta thấy tương tự trong lịch sử loài người những phong trào được gọi là “Fundamentalist”, theo trào lưu chính thống, được khởi dậy khi cuộc cách mạng công nghệ xẩy ra tại Âu châu ở thế kỷ 18, 19. Đức giáo hoàng Pius VIV, không biết giải quyết làm sao khi xã hội đang thay đổi nhanh chóng, kêu ông ta không bao giờ sai, lời nói của ông ta là tuyệt đối hay ở Trung Quốc có cuộc chiến được gọi là Thái Bình Thiên Quốc kéo dài 14 năm mà người ta nói có đến 30-50 triệu người bị sát hại. Có dịp mình kể chuyện này mà trong lịch sử không bao giờ thấy nhắc đến. Tương tự ở các triều đại khác theo hồi Giáo cũng có những biến loạn của những nhóm cực đoan, hô hào trở lại giai đoạn hào nhoáng nhất lịch sử của họ. Tương tự ông Putin kêu gọi trở về thời đại Sa Hoàng, thời đại của Peter the Great, Catherine the Great,…hay các phong trào khác kêu gọi chủ nghĩa dân tuý, dân tộc như Front National của Pháp,…. Nhóm Hồi Giáo cực đoan, lo ngại trước những biến đổi quá nhanh trong xã hội của họ nên kêu gọi trở về thời bắt phụ nữ phục tòng, xem như nô lệ của đàn ông.
Chủ nghĩa Phát Xít, chế độ độc tài có thể trở lại ở các nước tây phương trong tương lai nhưng lần này dưới dạng thái mới, mô phỏng, vận dụng những thực tế về công nghệ hiện nay của thế kỷ 21 làm công cụ cho chế độ. Gần đây Hà Nội đã ra luật an ninh mạng, nhằm khống chế người dân, giam hảm họ trong một vòng kim cô kỹ thuật mới của thế kỷ 21.
Việt Nam mới thông qua luật an ninh mạng. Hà Nội rất khôn, đưa ra hai dự luật an ninh mạng và đặc khu cùng một lúc. Có lẻ họ cổ võ người ta đi biểu tình về đặc khu cho người Tàu mướn để người ta quên vụ an ninh mạng. Thật ra luật về an ninh mạng rất nguy hiểm vì luật này sẽ giúp cộng sản nắm giữ quyền hành lâu dài hơn. Đặc khu thì không cần luật cứ âm thầm cho người Tàu mướn để làm ăn thì cũng bù trớt. Người dân xuống đường biểu tình, cảm thấy vui vẻ khi Hà Nội ra lệnh hoản dời vụ đặc khu kinh tế giúp người dân vui vẻ vè nhà xem đá banh vô hình trung công nhận luật an ninh mạng. Thật ra họ chỉ cần đợi 2 tuần đến mùa đá banh là không có thằng nào xuống đường đòi hỏi chi cả.
Ngày nay, Do Thái là nước dẫn đầu về sử dụng dữ liệu trên thế giới, họ tạo dựng một bộ máy lưu trữ các dữ liệu của vùng Gaza, nơi dân chúng Palestine sinh sống. Họ nghe ngóng, quay hình an ninh trên không trung, đầu đường, nóc nhà để phòng bị các nhóm khủng bố Palestine tấn công họ. Một người Palestine, sáng nào cũng đi tới vườn tưới cây nhưng bổng nhiên hôm ấy đi trễ hay không đi thì máy điện toán trung ương sẽ báo động ngay, để dò xét nhân vật khả nghi. FBI không phá được mật mã của điện thoại iphone của cặp vợ chồng khủng bố ở San Bernardino, đưa cho Mossad thì trong vòng một tiếng được phá vỡ ngay.
Thời xưa, đất đai điền thổ là tài sản quý giá nhất của nhân loại nên chính trị được xem là sự xung đột nhằm kiểm soát đất đai, lãnh thổ. Sự độc tài đồng nghĩa với đất đai, lãnh thổ thuộc về một ông vua hay một nhóm nhỏ cai trị. Đến thời cách mạng công nghệ thì máy móc trở thành quan trọng hơn đất đai, chính trị có nghĩa là kiểm soát máy móc dụng cụ và tài nguyên. Chế độ độc tài đồng nghĩa là tất cả máy móc đều được tập trung vào tay của chính phủ hay một thiểu số tài phiệt.
Ngày nay, data dữ liệu thay thế đất đai, máy móc. Dữ liệu là tài sản quan trọng nhất. Chính trị là cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát các dòng sông dữ kiện. Khi xưa, các thành phố, các quốc gia đều được thành lập bên cạnh các dòng sông, ngày nay quốc gia được hình thành với những dòng sông dữ kiện (data river). Chế độ độc tài đồng nghĩa là quá nhiều dữ kiện tập trung trong tay của chính phủ hay một nhóm nhỏ. Chúng ta thấy qua vụ Wikileaks, Panama Papers, hay ông Snowden báo động cơ quan NSA của Hoa Kỳ, đang xây dựng một trung tâm dự trữ dữ kiện, nghe ngóng khắp thế giới. Ai nói, viết cái gì hơi phản động là sẽ bị gom vào một mã số để họ theo dõi.
Qua cuộc trưng cầu dân ý Brexit và bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, người ta nhận thấy Facebook bán các dữ liệu của hội viên cho các uỷ ban bầu cử Obama, Clinton, Trump,… các uỷ ban bầu cử này sử dụng dữ liệu để tung tin giả rồi sau vài tiếng đồng hồ tự huỷ, nhắm vào các thiểu số, từng vùng thiên hay chống ứng cử viên của họ. Nhờ đó mà ông Trump thắng trên 72 ngàn phiếu ở những địa điểm chưa được bà Clinton thuyết phục nhưng lại thua bà Clinton trên 3 triệu phiếu phổ thông. Gần đây đảng phái ở Á Căn Đình đã mướn công ty Cambridge Analytica, đã giúp uỷ ban bầu cử của ông Trump, để làm việc giúp họ thắng cử lần tới. Nếu muốn Facebook có thể giúp bầu ứng cử viên nào họ thích hay trả tiền nhiều cho họ.
Facebook, Amazon,…biết rất nhiều về mình. Mỗi lần mình vào Amazon.comđể mua đồ là họ thu thập các dữ kiện hết, họ biết mình mua gì thích gì, đọc sách gì,….để giới thiệu thêm những sách tương tự, vật dụng mà mình đã mua. Họ biết mình đọc trên Kindle, ngừng ở đâu hay bỏ không đọc thêm một cuốn sách,…nhờ đó họ hiểu rõ mình hơn là chính mình. Từ 3 tháng nay mình không vào Facebook, có dịp mình sẽ kể lý do. Đồng chí gái có ipad riêng nhưng vì dùng cùng trương mục Apple, IP của modem với mình nên khi mình lên mạng là thấy quảng cáo áo quần phụ nữ như điên. Mình biết mụ vợ đang tìm kiếm loại áo quần gì, son phấn gì, thuốc gội đầu,…
Họ nói trong tương lại, sẽ gắn một cái chip vào con người,… tưởng tượng khi đại hội đảng cộng sản, thí dụ là Bắc Triều Tiên, ai bước vào hội trường phải thấy hình ảnh 3 thế hệ nhà họ Kim treo sừng sực trên tường, ai mà khó chịu thì dữ liệu sẽ báo cho cơ quan quyền lực, an ninh sẽ đến chỗ ngồi, kéo ra pháp trường bắn như trường hợp ông nào ngủ gật khi nghe đại lãnh tụ Ủn nói.
Ngày nay, chúng ta ra đường, có ống kính truyền hình chiếu, theo dõi khắp nơi. Trên Facebook, khi nào bạn bè chụp hình dính mình ở trong, rồi tải lên facebook hay Twitter,… là thấy họ báo cho mình biết, kêu là Tag do đó khi chụp hình đám đông mình rất ngại nên hay quay mặt vì Google biết mình chụp ở đâu, ngày nào, giờ nào, địa chỉ nhà ai…. Trung Quốc là nước có nhiều ống kính an ninh nhất thế giới vì người Tàu cộng sản, họ hiểu và sử dụng triệt để các dữ liệu để kiểm soát người dân của họ hầu củng cố quyền lực của đảng cộng sản.
Cái nguy hiểm nhất mà các nền dân chủ cấp tiến đang gặp phải là công nghệ thông tin sẽ giúp các chế độ độc tài củng cố quyền lực dễ dàng hơn xưa. Ở thế kỷ 20, Dân Chủ và chủ nghĩa tư bản đã đánh xập chủ nghĩa phát xít và cộng sản vì dân chủ có nhiều ưu điểm về thu nhận dữ liệu và lấy quyết định nhanh chóng hơn. Kỹ thuật ở thế kỷ 20, không giúp thanh lọc được các dữ kiện và quyền lực tập trung tại một chỗ. Điển hình một công ty thời trang sản xuất một kiểu áo và tung ra thị trường, nếu khách dùng mua nhiều thì họ tiếp tục sản xuất, còn không thì sẽ ngưng và đổi thời trang khác và tìm cách khuyến mãi số áo quần chưa bán được. Trong các chế độ cộng sản, họ sản xuất theo chỉ tiêu nên gặp nhiều điều quái gở là tháng này chỉ có bán bánh xe, mua rồi đợi tháng sau xem nhà nước sản xuất được gì để mua tiếp rồi rắp lại…. Họ sản xuất theo chỉ tiêu nên có hàng bị thặng dư, hàng thiếu hụt nên cuối cùng chế độ bị xụp đổ.
Ngày nay với công nghệ thông tin, thông minh nhân tạo, người ta có thể trung ương hoá các dữ liệu để thu thập tin tức. Sau vụ tấn công khủng bố 911, chính phủ Hoa Kỳ thành lập một cơ quan trung ương để tổng hợp các cơ quan an ninh như CIA, FBI, NSA,… nhằm kiểm soát và thanh lọc thông tin nhanh chóng vì trước đó có những thông tin mà FBI không chia sẻ với CIA hay NSA và ngược lại. Cái máy này nghe ngóng khắp thế giới, thu thập dữ liệu đủ hết do đó họ mới cấm vận hữu hiệu Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ khám phá ra có 8 ngân hàng của tàu, được sử dụng để buôn bán với bắc Triều Tiên nên ra lệnh cấm 8 ngân hàng này không được chuyễn ngân. Do đó Bắc Triều Tiên phải nghe Trung Quốc đàm phán với Hoa Kỳ.
Gần đây tờ The Economist cho biết Trung Quốc là quốc gia được trang bị hệ thống an ninh tối tân nhất thế giới để kiểm soát người dân. Có kể trường hợp một ông tàu đi mượn tiền ngân hàng nhưng không được vì trên mạng có phát biểu điều chi, bôi xấu lãnh đạo, mất quan điểm lập trường cách mạng. Ở Hoa Kỳ, có 3 công ty chuyên cho điểm người Mỹ về tài chánh để giúp ngân hàng cho họ mượn tiền hay không hay chủ nhà cho mướn nhà. Nếu các công ty này lượm lặt thêm điểm về mặt đạo đức cách mạng như tàu khựa thì xem như hết đường ngót đầu lên.
Một kỹ thuật khác nguy hiểm hơn, đe doạ nền dân chủ là công nghệ sinh học, khi được sử dụng chung với công nghệ thông tin, sẽ tạo ra những toán thuật (Algorithms), hiểu rỏ con người hơn chính họ mà các nhà độc tài có thể vận dụng không những, biết trước những quyết định của người dân, mà còn có thể quản chế tư tưởng, sự cảm nhận của cử tri. Các nền dân chủ khó mà sống sót vì nền dân chủ dựa trên sự cảm nhận của con người thay vì sự hợp lý nhân văn. Khi bầu cử, người ta không hỏi cử tri “bạn nghĩ gì về chương trình của ứng cử viên?” Mà hỏi “bạn cảm nhận gì về ứng cử viên?” Nếu ai kiểm soát được cảm xúc của người dân thì họ sẽ được phiếu. Người ta bầu cho một ứng cử viên vì cảm xúc hơn là suy nghĩ về chương trình của ứng cử viên đưa ra.
Trên TED có một phóng viên nói về Astrotruf, cụm từ dành cho những chương trình hướng dẫn dân trí để mua hàng các công ty trả cho họ. Có thể trong tương lai sẽ không cần lobby các đại biểu quốc hội. Có dịp mình sẽ kể thêm vụ này vì họ sử dụng trong việc bầu cử, quảng cáo thuốc men,… ngày truyền thông tương lai.
Người ta bỏ phiếu cho bà Clinton vì ghét cái bản mặt của ông Trump, điển hình là đồng chí gái cứ kêu cha này nói tùm lum tùm la, nhiều người bạn gửi email hình ảnh ông Trump chu chu cái mồm bên cạnh hình ảnh cái lỗ đít gà…. Do đó nền dân chủ sẽ biến thành một chương trình múa rối. Xin nhắc lại mình bầu cho chương trình của ông Trump đưa ra thay vì cảm xúc, ghét ông ta hay ghét bà Clinton. Con người thường quyết định vì cảm xúc thay vì lý trí. Một phụ nữ đi mua sắm, thấy cái áo lạ lạ, mua về nhưng bận vào thì cảm xúc khi nhìn lần đầu cái áo đã mất, không còn thấy cái áo hấp dẫn nữa nên bỏ không mặc. Lâu lâu gom lại để cho người nghèo, để cảm bớt tội lỗi.
Một công ty như Apple có tất cả dữ liệu thông tin của mình vì mình xài ipad, iphone rồi Icloud. Họ biết mình viết cái gì, email về cái gì, facebook thì họ sẽ cài đặt quảng cáo khi mình lên mạng. Nếu Apple, Google, Yahoo,…biết thì chính phủ cũng biết mà nếu mình sống trong một chế độ độc tài thì khi họ gắn cho mình một cái vòng như cái đồng hồ Apple mình đang đeo thì từ xa họ sẽ có thể kiểm soát mình từ tư tưởng đến thể xác.
Bạn bè hay nói ngày nay họ cứ lên Amazon để mua đồ cho khoẻ, làm thẻ tín dụng của Amazon,…công ty này hay các công ty khác sẽ dùng dữ liệu của họ để quảng cáo tiếp. Khi xưa, người ta nói khách hàng luôn luôn đúng, “customers always right” vì người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng để bỏ phiếu, mua đồ của họ nhưng ngày nay các công ty thu nhập dữ kiện của người tiêu dùng để kiểm soát các hành động mua sắm của họ. Người tiêu dùng sẽ không còn quyền lựa chọn nữa, sẽ bị khống chế bởi sự độc tôn của Amazon, Apple, Google, Yahoo,… cuộc chiến kinh tế ngày nay là cuộc chiến dữ liệu, ai có nhiều dữ liệu sẽ kiểm soát thị trường.
Gần đây công ty ToysRus bị phá sản vì không dự bị trước, họ có lợi thế là bán sản phẩm cho trẻ em nhưng không biết sử dụng dữ liệu để tiếp tục bán hàng khi đứa trẻ lớn lên. Các công ty lớn như Sears, Macy’s, JC Penny ,…cũng sẽ bị phá sản vì không thức thời. Mình nhớ dạo mới sang Cali sống thì nhà bán sách Borders nổi tiếng, có nhiều tiệm sách. Người dân thích vì vào đó đọc sách vui vẻ, uống cà phê nhưng họ không lợi dụng dữ liệu của khách hàng, họ bán cái lại cho một công ty mới thành lập, không có gì để bán, có tên là Amazon. Amazon thầu bán dùm sách cho công ty Borders và ngày nay trở thành công ty giàu nhất thế giới, quan trọng hơn là có nhiều dữ liệu về khách hàng.
Cách đây mấy năm có bộ phim về Bourne Identity, nói về những thí nghiệm của CIA, tuy là giả tưởng nhưng có thể trên thực tế, các chính phủ trên thế giới đã hay đang thử nghiệm những chương trình tương tự hay phim Matrix, cho thấy khi chính phủ đã kiểm soát được tư tưởng của người dân thì họ sẽ cầm quyền lâu dài vì có thể kiểm soát được sự cảm xúc của người dân. Khi đó con người sẽ bị điều khiển không còn tư duy độc lập nữa. Cuộc bầu cử vừa qua ở Hoa Kỳ hay Anh quốc cho thấy, người ta có thể dùng các dữ liệu của cư tri để có thể bắn thông tin ảo, Fake News trong vài giờ đồng hồ để thay đổi sự quyết định của cử tri.
Chán mớ đời
Mấy lâu nay coi đá banh nên quên viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét